Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

“ Xử lý, giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường tại đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô để họp chợ tự phát”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.75 KB, 19 trang )

Trường chính trị tỉnh Kon Tum

LỜI NÓI ĐẦU
Đăk Tô là huyện miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, cách
trung tâm Thành phố Kon Tum khoảng 42 Km. Huyện có diện tích tự nhiên là
50.640,47 ha , với dân số 36.965 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 46,8%. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
cùng sự chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh và các Sở, Ban, Ngành địa phương, Đảng bộ,
Chính quyền nhân dân huyện Đăk Tô đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn
đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, gắn với an ninh quốc phòng, trên tất cả
các mặt đều đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XVI với mục tiêu xây dựng
thị trấn Đắk Tô đến năm 2020 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại IV. Trong
những năm qua, huyện đã tập trung các nguồn lực hiện có để tập trung từng
bước đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị trấn Đắk Tô và triển khai thực hiện
công tác vận động nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn để huy động thêm
nguồn lực phục vụ cho công tác chỉnh trang đô thị như: đầu tư các tuyến đường
hẻm, ngõ xóm, kêu gọi vận động nhân dân hiến đất, vật kiến trúc trên đất để xây
dựng công trình công cộng (đường, khu văn hóa thể thao, trường học, chợ...),
xây dựng các tuyến đường điện ngõ xóm.....
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, UBND huyện đã tăng cường công tác
chỉ đạo lập lại trật tự đô thị, công tác quản lý đô thị từng bước đi vào nề nếp và
có nhiều chuyển biến về nếp sống văn minh nơi công cộng. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tình trạng lấn chiếm lòng lề
đường để buôn bán, kinh doanh, họp chợ trái phép; tình trạng xây dựng nhà
không phép; tình trạng người dân vi phạm trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi
trường còn diễn ra nhiều nơi.
Đặc biệt trong thời gian qua, một số người ngang nhiên lấn chiếm lòng, lề
đường để làm nơi buôn bán, tổ chức họp chợ tại đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36


1


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
Đắk Tô, khiến cho việc lưu thông của các phương tiện giao thông qua lại trên
tuyến đường này và các hộ dân sinh sống ở khu vực này gặp nhiều khó khăn
nhất là vào buổi chiều. Mặc dù trong thời gian qua, các ngành chức năng của
huyện đã thường xuyên triển khai thực hiện việc kiểm tra, xử lý tình trạng lấn
chiếm lòng, lề đường tại khu vực này để xử lý dứt điểm tình trạng họp chợ tự
phát tại đây để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông, đảm bảo mỹ quan
đô thị và vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
Tuy nhiên, sau các đợt ra quân tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để họp chợ tự
phát lại vẫn tiếp diễn và với quy mô ngày càng lớn hơn. Do đó, để xử lý dứt
điểm tình trạng này đòi hỏi nhiều cơ quan, Ban ngành cùng tham gia giải quyết
và cần nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc hỗ trợ thực hiện các giải pháp. Đây là một vấn đề cần thiết cần phải
giải quyết.
Qua thời gian được học tập lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
(QLNN) ngạch chuyên viên, khóa 36 tại trường chính trị tỉnh Kon Tum. Với
những kiến thức, những kỹ năng, sự hiểu biết về chính sách nhà nước, những
văn bản quy phạm pháp luật được trang bị ở lớp học, tôi chọn đề tài “ Xử lý, giải
quyết tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường tại đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn
Đắk Tô để họp chợ tự phát” để làm tiểu luận tình huống cuối khóa học của
mình.

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

2



Trường chính trị tỉnh Kon Tum

I. Mô tả tình huống:
Trước năm 2008, trên địa bàn thị trấn Đắk Tô có 02 chợ dân sinh nằm tại
khối 4 và khối 8 thị trấn Đắk Tô. Tuy nhiên đến năm 2008, thực hiện quy hoạch
điều chỉnh chung xây dựng thị trấn Đắk Tô giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn đến
năm 2020 trên địa bàn thị trấn chỉ còn 01 chợ tại khối 8 và chợ khối 4 sẽ di dời
để xây dựng siêu thị. Đến giữa năm 2009, chợ khối 8 thị trấn Đắk Tô được
UBND huyện đầu tư xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng và giao cho Trung
tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện chịu trách nhiệm quản lý, khai thác chợ,
đồng thời UBND huyện đã triển khai thực hiện công tác di dời các hộ kinh
doanh tại chợ khối 4 về buôn bán tại chợ khối 8 đảm bảo đúng quy định và
không có khiếu kiện. Đến nay nhìn chung tình hình kinh doanh, buôn bán của
các hộ tương đối ổn định. Tuy nhiên, sau khi di dời các hộ tiểu thương tại chợ
khối 4 về chợ khối 8 thì lại nảy sinh một vấn đề đó là dân cư trên địa bàn thị trấn
chủ yếu nằm trải dài theo tuyến đường trục chính (đường Hùng Vương và
đường Lê Duẩn), nên với các hộ dân tại khu vực khối 1, 2, 3 khi có nhu cầu đi
chợ hoặc các hộ tự sản xuất các mặt hàng nông sản như rau quả...phải di chuyển
xuống chợ khối 8 khá xa (khoảng trên 5km) nên thường nảy sinh tâm lý ngại đi
xa. Mặt khác, trong thời gian đầu chợ khối 8 đi vào hoạt động các hộ tiểu
thương chủ yếu bán được hàng vào buổi sáng nên một số hộ buổi chiều lại quay
về khu vực vỉa hè trước chợ khối 4 cũ để buôn bán làm ảnh hưởng đến trật tự an
toàn giao thông, làm mất mỹ quan đô thị và làm ảnh hưởng đến môi trường. Do
đó, UBND huyện đã chỉ đạo UBND thị trấn Đắk Tô phối hợp với các ngành
chức năng tiến hành tuyên truyền, vận động giải thích cho các hộ hiểu chủ
trương chung về buôn bán tại chợ khối 8 và không lấn chiếm lòng, lề đường
trước khu vực chợ khối 4, nhưng các hộ không chấp hành mà tiếp tục có xu
hướng tăng số hộ và số người mua bán vào các buổi chiều. UBND thị trấn Đắk
Tô phối hợp với các ngành tiến hành kiểm tra, xử lý các hộ buôn bán lấn chiếm
lòng, lề đường tại đây. Trong thời gian đầu các hộ chấp hành và quay về chợ

khối 8 để tiếp tục buôn bán. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi các đợt ra quân
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

3


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
của UBND thị trấn Đắk Tô lắng xuống, một số hộ kinh doanh tại chợ khối 8 và
một số hộ dân ở tại khối 2, 3 lại tiếp tục lấn chiếm lòng, lề đường tại khu vực
đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô để buôn bán, họp chợ tự phát, ban đầu
chợ chỉ họp vào buổi chiều, nhưng sau đó có một số hộ chuyển sang buôn bán
cả ngày. Đến đầu năm 2010, số người mua bán tại điểm này ngày càng nhiều,
nên thường xuyên gây mất trật tự giao thông, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi
trường và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
UBND thị trấn Đắk Tô đã nhiều lần ra quân xử lý các hộ kinh doanh, buôn bán
tại đây tuy nhiên vẫn không xử lý dứt điểm được tình trạng này. Việc không xử
lý dứt điểm được khu vực chợ tạm này đã làm cho việc kinh doanh của các hộ
tiểu thương tại khối 8 ngày càng ế ẩm và một số tiểu thương ở chợ mới đã bỏ
chợ để ra khu chợ tự phát buôn bán. Bên cạnh đó, do là chợ tự phát không có
người quản lý nên sau mỗi buổi chợ rác rưởi, mùi hôi thối do chất thải từ các hộ
bán thực phẩm từ khu vực này không được thu gom xử lý nên đã làm ảnh hưởng
nặng nề đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực chợ tự phát
làm người dân sống tại khu vực này hết sức bức xúc.
Với những bức xúc trên, các hộ dân sinh sống gần khu vực chợ tự phát đã
nhiều lần kiến nghị lên đại biểu HĐND huyện và viết đơn kiến nghị UBND
huyện, UBND thị trấn giải tỏa, xử lý dứt điểm khu chợ tự phát này. UBND thị
trấn cũng đã tăng cường cử lực lượng chức năng thực hiện việc giải tỏa, kiểm tra
xử lý các hộ kinh doanh vi phạm nhưng đến nay vẫn chưa giải tỏa được chợ tự
phát này. Các hộ dân sinh sống tại khu vực chợ tự phát và Trung tâm môi trường
và dịch vụ đô thị huyện đơn vị quản lý, khai thác chợ khối 8 đại diện cho các hộ

tiểu thương đang kinh doanh buôn bán ở đây tiếp tục kiến nghị UBND huyện có
hướng xử lý dứt điểm chợ tạm tự phát này.
Nhận thấy đây là yêu cầu chính đáng của người dân và các hộ buôn bán
chấp hành tại chợ khối 8, lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo giao cho Phòng
Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với UBND thị trấn, Ban an toàn giao thông
huyện và các ngành có liên quan tham mưu giải quyết.
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

4


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
Tình huống này với yêu cầu đảm bảo lợi ích giữa tiểu thương kinh doanh,
buôn bán tại chợ khối 8 và các hộ buôn bán tại khu vực chợ tự phát; đảm bảo vệ
sinh môi trường, an ninh trật tự khu vực chợ tự phát.
Vấn đề đặt ra ở đây liên quan đến bốn đối tượng:
- Các tiểu thương trong chợ mới thực hiện đúng theo chủ trương, đường
lối về phát triển thương mại, nếp sống văn minh đô thị, kinh doanh hợp pháp
nhưng lại ế ẩm, giảm doanh thu, thiệt hại về kinh tế và thu nhập.
- Các tiểu thương kinh doanh khu vực chợ tự phát có nhu cầu kinh doanh,
phục vụ cuộc sống mưu sinh của mình, kinh doanh khá tấp nập. Nhưng lại kinh
doanh không hợp pháp, một số hộ không có giấy phép đang ký kinh doanh, kinh
doanh không đúng nơi quy định, không đúng nội dung đăng ký, lấn chiếm lòng
lề đường, hành lang đường bộ, gây mất trật tự, mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ sảy
ra tai nạn giao thông.
- Các hộ dân sinh sống gần khu vực chợ tự phát bị ảnh hưởng do ô nhiễm
môi trường từ chợ tự phát.
- UBND thị trấn đã thực hiện kiểm tra xử lý các hộ kinh doanh khu vực
chợ tự phát. Nhưng có thể do các nguyên nhân khách quan, chủ quan mà thị trấn
đã chưa giải quyết một cách triệt để gây bức xúc cho dư luận.

Để giải quyết một cách triệt để vấn đề này, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và
các ngành chức năng có liên quan cần phải tham mưu cho UBND huyện một hệ
thống các giải pháp tích cực, đồng bộ, triệt để trên cơ sở khách quan, nhằm đảm
bảo lợi ích giữa các bên nhưng phải đúng thẩm quyền, chủ trương, đường lối và
quy định của pháp luật, để từ đó từng bước tăng cường năng lực quản lý nhà
nước về kinh tế của cơ quan chính quyền địa phương, cũng như tạo niềm tin của
người dân và giữ vững vai trò, vị trí của các cơ quan thẩm quyền trong xã hội.
Việc này đòi hỏi phải nhiều cơ quan, ban ngành cùng tham mưu giải quyết. Các
giải pháp chỉ khả thi khi chúng được thực hiện đồng bộ và cần nhấn mạnh vai

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

5


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
trò đặc biệt quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ thực
hiện các giải pháp.

II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả:
1.Nguyên nhân:
Theo tôi những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại chợ tự phát tại đường
Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô là do nguyên nhân chủ quan từ tiện ích của chợ
tự phát và các nguyên nhân khách quan trong công tác phối hợp quản lý nhà
nước và ý thức của một số người liên quan. Cụ thể:
- Về nguyên nhân chủ quan:
+ Ít ai có thể phủ nhận tiện ích của chợ tự phát, song cái tiện của nó được
chấp nhận bởi chính thói quen có phần tùy tiện của người dân, đó là ở đâu cũng
có thể hình thành chợ và họp ở bất cứ đâu cũng có khách hàng mua.
+ Kinh doanh ở chợ tự phát còn có thể trốn thuế, không thuê sạp, không

có sợ quản lý của nhà nước.
+ Do tầm nhìn của cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai thực hiện quy
hoạch chung xây dựng thị trấn.
- Về nguyên nhân khách quan:
+ Về quản lý: Mua bán ở đây, ít bị các cơ quan chức năng kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm và nếu có xử lý thì không xử lý cương quyết, triệt để do
người bán không có địa điểm kinh doanh cố định.
+ Về nhu cầu cuộc sống, do một số khối nằm quá xa chợ mới, nên một số
người dân ở các khối xa và cán bộ công chức ở các xã phía bắc của huyện và
của huyện Tu Mơ Rông chiều đi làm về muộn có thể tranh thủ tạt ngang qua chợ
tự phát ngay bên đường thuận tiện, không phải đi xuống chợ chính để mua bán
nên chợ tự phát vẫn tồn tại và phát triển.
+ Về tình hình kinh doanh khó khăn của các tiểu thương trong chợ mới:
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

6


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
Họ phải nộp các khoản thuế, phí, tiền thuê sạp cao và cũng do chợ tự
phát lấy hết khách hàng nên kinh doanh thường ế ẩm, thua lỗ. Đây là khu chợ
được xây dựng theo quy hoạch của nhà nước nên họ bị kiểm soát, quản lý gắt
gao, thường xuyên bị kiểm tra về điều kiện kinh doanh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, tiêu chuẩn chất lượng nên hàng hóa giá cao so thị trường, so chợ tự phát.
Từ những nguyên trên, nên tình trạng họp chợ tự phát tại đường Lê Duẩn,
khối 3, thị trấn Đắk Tô vẫn tồn tại và tiếp diễn khá phức tạp. Nó đã gây ra những
hậu quả ảnh hưởng đến tình hình đời sống xã hội, gây thiệt hại về kinh tế cho
nhà nước và các tiểu thương trong chợ mới. Đồng thời giảm sút lòng tin của
nhân dân vào địa phương chính quyền, các cơ quan chức năng, gây mâu thuẫn,
bất bình trong nhân dân, làm giảm sút việc thực thi pháp chế xã hội chủ nghĩa..

2. Hậu quả:
+ Họp chợ trên đường gây cản trở giao thông do những quầy hàng, những
xe đạp thồ cồng kềnh, ăn theo là các quán cắm trên vĩa hè rất nhếch nhác, lộn
xộn, xe người bán, người mua, người tham gia giao thông rất phức tạp dễ gây tai
nạn giao thông.
+ Thực phẩm bán ở đây luôn trong tình trạng không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, đe dọa tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.
+ Gây ô nhiễm vệ sinh môi trường: Do hàng quán nhếch nhác, tạm bợ, ý
thức giữ gìn vệ sinh kém, đối tượng mua bán thường thay đổi không cố định,
thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng.
+ Gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và hoạt động của
chợ xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thị trấn. Một số tiểu thương nghỉ buôn
bán hoặc là bỏ chợ ra ngoài kinh doanh, bán ở lòng lề đường, chợ tự phát.
+ Chợ tự phát hoạt động không có một cơ quan chức năng nào quản lý,
không đóng tiền thuế, phí vệ sinh……đã làm thất thu ngân sách nhà nước một
khoản tiền khá lớn.
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

7


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
+ Vấn nạn chợ tự phát tạo bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng đến niềm
tin của người dân đối với cơ quan, chính quyền địa phương vể trách nhiệm quản
lý, dễ gây ra tình trạng khiếu nại tập thể do mâu thuẫn lợi ích nhóm. Đồng thời,
chợ tự phát gây mất trật tự an ninh khu vực, mất mỹ quan, ảnh hưởng không tốt,
cản trở quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị, gây khó khăn trong việc
quản lý của cơ quan chức năng đối với địa bàn.
Qua những nguyên nhân phân tích và hậu quả ở trên, ta thấy rằng tình
trạng chợ tự phát gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, ảnh hưởng không tốt đến việc

duy trì quản lý, phát triển xã hội. Nếu các cấp chính quyền địa phương không xử
lý dứt điểm, không quản lý chặt chẽ thì tình hình chợ tự phát sẽ phát triển tràn
lan, mất kiểm soát, phức tạp, gây mất trật tự trong phát triển thương mại dịch
vụ. Từ đó, sẽ làm giảm, mất đi năng lực quản lý của cơ quan nhà nước về kinh
tế và giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội sẽ khó khăn. Trong tình huống này,
các ngành chức năng cần phải tham mưu cho UBND huyện các biện pháp và các
phương án giải quyết.

III. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Qua việc tình huống trên nếu UBND huyện Đắk Tô giải quyết tốt việc
giải tỏa chợ tự phát tại đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô thì sẽ dẫn đến
các kết quả sau:
- Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước. Giải tỏa chợ tự
phát tại đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô. Sau đó bàn giao lại cho UBND
thị trấn quản lý địa bàn, tiếp tục giám sát, kiểm tra xử lý không để tái diễn.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của các tiểu thương kinh doanh buôn bán tại
chợ khối 8. Tăng cường nhận thức, ý thức của tiểu thương, người tiêu dùng,
người dân về văn minh thương mại và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thực
hiện tốt các vấn đề về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, về an toàn
vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng, ý thức bảo vệ môi
trường.
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

8


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, anh ninh trật tự cho các hộ dân
sinh sống gần khu vực chợ tự phát.
- Tăng cường về sự liên kết, phối hợp: giữa các cơ quan địa phương các

cấp, các ban ngành, chính quyền với người dân để giải quyết tốt nhất một vần đề
phát sinh trong xã hội nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói
riêng.
- Cuối cùng, là nâng cao kiến thức bản thân: xử lý tốt tình huống này,
bản thân tôi sẽ có thêm điều kiện kiểm nghiệm, đưa những lý thuyết đã học, sự
hiểu biết về các chủ trương, chính sách các quy định của pháp luật để giải quyết
các vấn đề trong quản lý nhà nước phát sinh trên địa bàn. Tuy nhiên, để có thể
đề ra giải pháp hay, phương án giải quyết tình huống tốt, giải quyết có hiệu quả
dứt điểm tình trạng chợ tự phát như trên, theo tôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây
ra chợ tự phát gây ra và hậu quả mà nó gây ra cho địa phương, cho xã hội.

IV. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình
huống:
1. Xây dựng phương án giải quyết:
Qua sự việc, vấn đề của tình huống trên, để giải quyết có hiệu quả, dứt
điểm chợ tự phát, theo cá nhân tôi xin đề ra ba phương án để giải quyết như sau:
Phương án 1: chỉ đạo UBND thị trấn phối hợp với các ngành tiến hành tổ
chức tuyên truyền và cử lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý, đẩy đuổi các
hộ kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ tạm để giải tỏa dứt điểm khu chợ tạm
này.
Phương án 2: UBND huyện thành lập tổ công tác liên ngành triển khai
thực hiện ra quân giải tỏa chợ tự phát đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô,
thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý, phạt hành chính các hộ, tiểu thương kinh
doanh chợ tự phát vi phạm, yêu cầu các tiểu thương vừa buôn bán tại chợ chính
vừa buôn bán tại chợ tự phát cam kết không buôn bán tại chợ tự phát, nếu phát
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

9



Trường chính trị tỉnh Kon Tum
hiện sẽ yêu cầu Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện tiến hành thanh
lý hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh tại chợ. UBND thị trấn, phối hợp với
Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện và các ngành có liên quan tiến
hành vận động thuyết phục về chủ trương, đường lối, nếp sống văn minh đô thị,
phát triển thương mại- dịch vụ, về pháp luật kinh doanh, ý thức mua bán, tiêu
dùng cho các tiểu thương, người tiêu dùng ở khu vực chợ tự phát hiểu và cam
kết thực hiện. Sau đó, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm môi trường và dịch vụ
đô thị huyện tổ chức bố trí, sắp xếp các tiểu thương hiện đang buôn ban tại chợ
tạm nếu có nhu cầu vào buôn bán tại chợ khối 8 thì sẽ được sắp xếp địa điểm để
kinh doanh.
Phương án 3: Trên cơ sở nhu cầu thực tế của người dân và để đáp ứng nhu
cầu phát triển của thị trấn trong thời gian đến (định hướng đến năm 2020 cơ bản
đạt các tiêu chí đô thị loại 4). Trước mắt, giao UBND thị trấn Đắk Tô chủ trì,
phối hợp với Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện, Phòng Kinh tế - Hạ
tầng, bố trí tạm các hộ hiện đang buôn bán ở chợ tạm khối 3 vào khu sân kho
lương thực cũ của Công ty cổ phần thương mại Kon Tum (hiện không còn nhu
cầu sử dụng), cách vị trí chợ tạm cũ khoảng 100m và không làm ảnh hưởng đến
trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường Lê Duẩn để quản lý và quy định thời
gian được phép buôn bán tại khu vực mới này từ 15h30 đến 19h hàng ngày, các
hộ không được dựng lều, quán, phải chấp hành nộp các khoản thuế, phí theo quy
định của nhà nước. Trước mắt, chợ tạm này giao cho UBND thị trấn trực tiếp
quản lý; Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện chịu trách nhiệm dọn
dẹp vệ sinh theo quy định; Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với các
đơn vị có liên quan trên cơ sở nhu cầu thực tế của người dân tham mưu UBND
huyện rà soát, xác định vị trí về lâu dài có thể đầu tư, xây dựng mới 01 chợ tại
khu vực khối 3 và tham mưu UBND huyện trình Sở Công thương, UBND tỉnh
bổ sung thêm 01 chợ cho thị trấn Đắk Tô vào giai đoạn tới.

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36


10


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
2. Phân tích- lựa chọn phương án giải quyết:
- Về phương án 1: Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, xử lý giải tỏa chợ tự
phát.
+ Ưu điểm: Giải quyết nhanh chóng mục tiêu giải toả chợ tự phát đã đề
ra, giảm bớt áp lực từ dư luận xã hội. Xử lý vụ việc đúng trên cơ sở pháp lý theo
quy định của pháp luật. Nếu làm tốt, được sự ủng hộ của người dân sống trong
khu vực.
+ Nhược điểm: Chỉ đáp ứng được một mục tiêu “giải tỏa chợ tự phát”, chỉ
giải quyết tạm thời sự vụ, chỉ ngăn chặn được hành vi vi phạm. Sau khi giải tỏa
vẫn còn khả năng tái diễn Chợ tự phát rất cao. Tình hình kinh doanh buôn bán
của các hộ tại khu vực chợ khối 8 vẫn gặp khó khăn vì đẩy đuổi khu vực này,
các đối tượng tại chợ tạm lại tụ tập chỗ khác. Nguồn kinh phí để duy trì lực
lượng làm nhiệm vụ đẩy đuổi, giải tỏa chợ tạm là rất lớn (vì phải thực hiện duy
trì thời gian dài) gây áp lực lên nguồn kinh phí của thị trấn.
Từ những phân tích trên cho ta thấy, nếu lựa chọn phương án 1 thì chỉ giải
quyết được mối quan hệ bên ngoài, ngăn chặn được hành vi vi phạm của các
tiểu thương chợ tự phát; giải quyết nhu cầu bức xúc của các tiểu thương ở chợ
khối 8 và của các hộ dân sống gần khu vực chợ tạm; chưa giải quyết được bản
chất của vấn đề vụ việc. Hơn nữa, nếu UBND thị trấn Đắk Tô không xử lý dứt
điểm, quản lý không chặt chẽ để tái diễn sẽ gây khiếu kiện tập thể và kéo dài (từ
các hộ dân sinh sống gần chợ tạm và các hộ tiểu thương buôn bán kinh doanh ở
chợ khối 8).
- Về phương án 2: Bên cạnh kiểm tra, xử phạt, giải tỏa dứt điểm chợ tự
phát, Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện sắp xếp, bố trí các tiểu
thương kinh doanh chợ tự phát có nhu cầu vào chợ khối 8 để kinh doanh.

+ Về ưu điểm: Phương án này đáp ứng giải quyết được đồng thời hai
mục tiêu lớn. Bên cạnh việc giải tỏa dứt điểm chợ tự phát, bảo đảm tăng cường

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

11


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
pháp chế, kỷ cương phép nước. Đồng thời, nó bảo vệ lợi ích chính đáng của các
tiểu thương kinh doanh trong chợ khối 8, chợ tự phát.
+ Về nhược điểm: Cần nhiều thời gian và phải có sự phối hợp tốt giữa các
cấp, các ngành. Về dài hạn, khả năng chợ tự phát còn có thể tái diễn. Hiệu quả
kinh doanh ở chợ khối 8 chưa chắc ổn định, đảm bảo.
Như vậy, nếu lựa chọn phương án 2, sau khi giải tỏa, xử lý chợ tự phát và
tiến hành sắp xếp các hộ kinh doanh chợ tự phát vào chợ khối 8 là rất khó khăn
trong quá trình bố trí, ổn định. Do ý thức của các tiểu thương chợ tự phát, ý thức
người tiêu dùng chưa thay đổi nhận thức tích cực trong thời gian ngắn. Trong
khi ở tình huống này, người tiêu dùng và tiểu thương là trung tâm của sự việc.
- Về phương án 3: Bố trí các hộ tiểu thương buôn bán tại chợ tạm lấn
chiếm lòng, lề đường để buôn bán vào buôn bán tại khu chợ tạm mới có sự quản
lý của cơ quan quản lý nhà nước và thu các loại thuế, phí theo quy định, đảm
bảo sự công bằng đối với các tiểu thương buôn bán tại chợ khối 8. Đồng thời về
lâu dài, trên cơ sở nhu cầu của người dân và định hướng phát triển chung của thị
trấn lựa chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư xây dựng mới thêm 01 chợ mới vừa
đảm bảo nhu cầu của các hộ tiểu thương và nhu cầu mua bán của người dân.
+ Ưu điểm: Phương án này đáp ứng được nhiều mục tiêu đặt ra. Giải
quyết vấn đề một cách tận gốc, bản chất của vấn đề. Tính khả thi của phương án
rất cao. Giải quyết vấn đề một cách căn cơ, hợp tình, hợp lý, hài hòa lợi ích của
nhiều đối tượng và phù hợp với định hướng phát triển của thị trấn trong tương

lai.
+ Nhược điểm: Phương án cần phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của
UBND thị trấn để không xảy ra tình trạng các hộ tiểu thương buôn bán tại khu
vực chợ tạm được bố trí tại vị trí mới có sự quản lý của các cơ quan nhà nước
quay lại lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán, kinh doanh; cần sự phối hợp
nhịp nhàng, đồng bộ của nhiều cơ quan tổ chức, đơn vị trong việc lựa chọn vị trí

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

12


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
chợ mới để định hướng cho việc đầu tư, xây dựng chợ trong thời gian đến.
Nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng chợ mới sẽ tốn kém.
Qua ba phương án trên, theo tôi chọn phương án 3 là tối ưu nhất. Vì giải
quyết được tận gốc vấn đề đó là nhu cầu của người mua, người bán và đảm bảo
được định hướng phát triển của thị trấn trong thời gian đến.

V. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa
chọn:
Để tổ chức thực hiện phương án 3, cần phải chấp hành thực hiện nghiêm
túc các bước sau:
Bước 1: Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với UBND thị trấn
Đắk Tô tiến hành kiểm tra, khảo sát và lắng nghe nguyện vọng của các hộ tiểu
thương đang buôn bán tại khu vực chợ tạm, cũng như nhu cầu của người dân
trong khu vực. Đồng thời khảo sát vị trí thuận lợi có thể bố trí chợ tạm có sự
quản lý của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất UBND
huyện cho phép bố trí chợ tạm tại vị trí mới có sự quản lý của nhà nước và
không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, không ảnh hưởng đến môi

trường sống của các hộ dân sinh sống trong khu vực.
Bước 2: Trên cơ sở văn bản thống nhất của UBND huyện, UBND thị trấn
tổ chức mời các hộ tiểu thương đang buôn bán, kinh doanh tại khu chợ tạm lấn
chiếm lòng, lề đường Lê Duẩn để tuyên truyền và phổ biến chủ trương của
UBND huyện về bố trí các hộ vào kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ tạm
mới (khu sân khu kho lương thực cũ của Công ty cổ phần thương mại Kon Tum)
có sự quản lý của nhà nước và phải chấp hành các quy định của nhà nước như:
quy định thời gian được phép buôn bán tại khu vực mới này từ 15h30 đến 19h
hàng ngày; các hộ không được dựng lều, quán, phải chấp hành nộp các khoản
thuế, phí theo quy định của nhà nước và không được lấn chiếm lòng, lề đường
để buôn bán. Đồng thời tổ chức di dời các hộ vào khu chợ tạm mới theo quy
định.
Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

13


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
Trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị huyện tổ chức dọn dẹp vệ sinh tại
khu vực chợ tạm mới hàng ngày để đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Bước 3: UBND thị trấn trong thời gian đầu thường xuyên cử lực lượng
tuần tra, xử lý các trường hợp không chấp hành buôn bán trong khu vực chợ tạm
theo quy định.
Bước 4: Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì, phối hợp với các ngành có liên
quan nghiên cứu, lựa chọn vị trí để xây dựng chợ mới và tham mưu UBND
huyện có văn bản đề nghị Sở Công thương và UBND tỉnh Kon Tum bổ sung vào
quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn thị trấn Đắk Tô thêm 01 chợ tại khu vực
khối 3, thị trấn Đắk Tô để phù hợp với nhu cầu thực tế và định hướng phát triển
của thị trấn trong thời gian đến.


VI. Kết luận và kiến nghị:
1.Kết luận:
Những nội dung giải pháp thực hiện phương án 3 có thể giải quyết dứt
điểm, triệt để, hiệu quả chợ tự phát trên đường Lê Duẩn, khối 3, thị trấn Đắk Tô.
Đây là một hệ thống các giải pháp hoàn thiện, cơ bản đầy đủ. Giải quyết tình
huống rất phù hợp vừa nguyên tắc vừa linh hoạt. Đảm bảo lợi ích cho tiểu
thương, người dân, người tiêu dùng, địa phương một cách đầy đủ nhất và phù
hợp với thực tế, nhu cầu phát triển của thị trấn Đắk Tô trong thời gian đến. Với
sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương cấp trên, cấp dưới, giữa các phòng ban
chức năng với nhau và xác định rõ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người
dân, hộ tiểu thương buôn bán, kinh doanh để đề ra các giải pháp phù hợp với
yêu cầu thực tiễn. Đây là tiền đề quan trọng để cho các giải pháp và phương án 3
sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát trên địa bàn thị trấn Đắk Tô. Góp
phần phát triển kinh tế, xã hội ổn định, an ninh chính trị cho địa phương.
2. Kiến nghị: Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng thực
hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của huyện trong việc xử lý tình trạng lấn

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

14


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
chiếm lòng, lề đường để buôn bán kinh doanh và họp chợ trái phép trên địa bàn
thị trấn. Đồng thời sớm có văn bản đề xuất Sở Công thương và UBND tỉnh Kon
Tum xem xét, bổ sung thêm cho thị trấn Đắk Tô 01 chợ để có kế hoạch đầu tư,
xây dựng trong thời gian đến để giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng, lề
đường để họp chợ trái phép và phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển của
thị trấn Đắk Tô trong thời gian đến.


Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

15


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG
Phần mở đầu

TRANG
1

Phần nội dung
I
II
1
2
III
IV
1
2
V

Mô tả tình huống
Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân
Hậu quả

Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Xây dựng phương án lựa chọn phương án giải quyết
Xây dựng phương án giải quyết
Phân tích- lựa chọn phương án giải quyết
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa
chọn:

3
6
6
7
8
9
9
11
13

VI
1
2

Kết luận và kiến nghị

14
14
14

Kết luận
Kiến nghị
Bảng xác nhận đánh giá của Hội đồng chấm khóa luận


Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

16


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
GIẢNG VIÊN CHẤM TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Họ và tên học viên:……………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………..
Hệ đào tạo:…………………………….; Khóa học:……………………
TT

1
2
3
4
5

Nội dung
Phần mở đầu
Phần nội dung
Mô tả tình huống
Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Xây dựng phân tích lựa chọn phương
án giải quyết tình huống
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án đã lựa chọn

Kết luận và kiến nghị
Hình thức

Kết quả
Điểm tối đa Điểm thực tế
0,5
1,5
2,0
1,5
2,0
1,0
1,0
0,5

* Nhận xét:
+Ưu điểm:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
+Hạn chế :…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Điểm bằng số:…………….; Điểm bằng chữ:………………
Kon Tum, ngày …. tháng…. năm….
Chữ ký và ghi rõ họ tên
(Giảng viên chấm thứ 1)

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36


17


Trường chính trị tỉnh Kon Tum
BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
GIẢNG VIÊN CHẤM TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Họ và tên học viên:……………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………..
Hệ đào tạo:…………………………….; Khóa học:……………………
TT

1
2
3
4
5

Nội dung
Phần mở đầu
Phần nội dung
Mô tả tình huống
Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Xây dựng phân tích lựa chọn phương án giải
quyết tình huống
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
đã lựa chọn
Kết luận và kiến nghị
Hình thức


Kết quả
Điểm tối đa Điểm thực tế
0,5
1,5
2,0
1,5
2,0
1,0
1,0
0,5

* Nhận xét:
+Ưu điểm:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
+Hạn chế :………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Điểm bằng số:…………….; Điểm bằng chữ:…………………
Kon Tum, ngày …. tháng…. năm….
Chữ ký và ghi rõ họ tên
(Giảng viên chấm thứ 2)

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

18



Trường chính trị tỉnh Kon Tum
BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG CHẤM TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Họ và tên học viên:……………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………..
Hệ đào tạo:…………………………….; Khóa học:……………………
TT

1
2
3
4
5

Nội dung
Phần mở đầu
Phần nội dung
Mô tả tình huống
Phân tích nguyên nhân và hậu quả
Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Xây dựng phân tích lựa chọn phương án giải
quyết tình huống
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
đã lựa chọn
Kết luận và kiến nghị
Hình thức

Kết quả
Điểm tối đa Điểm thực tế
0,5

1,5
2,0
1,5
2,0
1,0
1,0
0,5

* Kết luận Hội đồng:....................................................................................
…………..…………………………………………………………………
Điểm bằng số:………….; Điểm bằng chữ:……………
Kon Tum, ngày …. tháng…. năm….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

THƯ KÝ

Tiểu luận cuối khóa lớp BDCV K36

19



×