Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tính toán tối ưu tỉ số truyền cho bộ truyền đai ngoài hộp của hệ thống dẫn động cơ khí (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.66 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA ĐỒNG BÀOVÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: ĐH2014-TN06-12

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

THÁI NGUYÊN, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA ĐỒNG BÀOVÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: ĐH2014-TN06-12

Xác nhận của đơn vị chủ trì

Chủ nhiệm đề tài


TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

THÁI NGUYÊN, 2017


i
THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Thành viên tham gia
STT
1
2
3
4

Họ tên, học hàm, học vị
PGS.TS. Trần Chí Thiện
PGS.TS. Đỗ Quang Quý
TS. Phạm Hồng Hải
TS. Nguyễn Thị Thu Thương

STT
5
6
7

Họ tên, học hàm, học vị
ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
ThS. Hoàng Văn Hải
ThS. Triệu Văn Huấn


2. Đơn vị phối hợp chính
- Vụ Các vấn đề xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương
- Sở Y tế các tỉnh vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.


ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc Việt Nam
- Mã số: ĐH2014-TN06-12
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh
- Tổ chức chủ trì: Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Những bằng chứng khoa học về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc Việt Nam được thu thập và phân tích, trên cơ sở đó, một hệ thống giải pháp
thiết thực được đề xuất nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe của người dân vùng dân tộc thiểu số được
nâng cao, chất lượng cuộc sống của họ được từng bước cải thiện, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam được giữ vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc Việt Nam được phản ánh và phân tích.
- Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân
tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu được nhận diện.
- Một số giải pháp thích hợp được đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo
+) Về cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này đã khám phá và chứng minh

nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam theo
một cách tiếp cận nghiên cứu khá toàn diện với 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt
Nam, trong khi các nghiên cứu trước đó mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài nội dung về chăm
sóc sức khỏe của người dân mà chưa bao quát được tất cả các nội dung trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu của Việt Nam.
+) Về lý luận: Nghiên cứu đã hệ thống hóa các tri thức lý luận, các kinh nghiệm đã có để hình
thành nên một cơ sở khoa học của việc nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
+) Về phạm vi nghiên cứu: Khác với các nghiên cứu trước đây, vùng dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc Việt Nam được lựa chọn làm phạm vi không gian của nghiên cứu này, trong khi nhiều nghiên cứu
trước đây thường lựa chọn vùng nghiên cứu hoặc là cả vùng trung du và miền núi phía Bắc, hoặc là vùng
miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung để thực hiện nghiên cứu. Vùng dân tộc thiểu số là một vùng có
những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ học vấn, tình trạng nghèo
đói, bệnh tật, kém phát triển. Những kết quả nghiên cứu riêng về vùng này phản ánh chính xác hơn thực
trạng của vùng, những gợi ý chính sách đặc thù cho vùng này là những đóng góp mới hết sức quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của riêng vùng nghiên cứu cũng như của cả nước nói chung.
4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Vùng nghiên cứu là vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam đã được xác định
một cách khoa học căn cứ vào các tiêu chí trong quy định pháp lý hiện hành của Nhà nước.


iii
- 10 nội dung nghiên cứu đã được xác định để tiếp cận khai thác nhằm phản ánh được nhu cầu
thực tế về chăm sóc sức khỏe của người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc Việt Nam được phản ánh chân thực qua một hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu có mức độ bao
quá khá toàn diện. Các nguyên nhân của thực trạng được luận giải theo góc độ kinh tế - xã hội.
- 4 nhóm giải pháp chung, 10 nhóm giải pháp cụ thể cho 10 nhu cầu chăm sóc sức khỏe đã
được đề xuất dựa trên chính kết quả phân tích thực trạng tại vùng nghiên cứu.

- Mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu, tầm quan trọng và nội dung cụ thể của mỗi
nhóm giải pháp đã được đề cập, trong đó, nhóm giải pháp đáp ứng nhu cầu kiện toàn mạng lưới y
tế (trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế) và nhu cầu giáo dục sức khỏe của đồng bào
vùng dân tộc thiểu số miền núi được đặc biệt coi trọng. Nếu hai nhóm giải pháp này được ưu tiên
đầu tư triển khai thực hiện trong điều kiện các nhóm giải pháp khác cũng được triển khai đồng
bộ, đồng thời, hiệu quả thì sẽ sẽ phát huy tối đa tác dụng và tính khả thi của mỗi giải pháp, tạo ra
được sự chuyển biến rõ nét trong vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
1. Trần Chí Thiện, Bùi Nữ Hoàng Anh (2014), “Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đồng
bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”, Tạp chí Cộng sản, 93, tr.56 - 59.
2. Hoàng Văn Hải (2016), “Nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến tần xuất khám chữa
bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của đồng bào dân tộc thiểu số tại các trạm y tế xã miền núi tỉnh Thái
Nguyên”, Tạp chí Y học Cộng Đồng, 29, tr. 9-14.
3. Bùi Nữ Hoàng Anh, Trần Chí Thiện, Nguyễn Khánh Doanh, Hoàng Văn Hải (2014),
“Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo “Y tế và Kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
qua 30 năm đổi mới”, tr.2 - 50.
4. Trường ĐH Kinh tế và QTKD (2014), Y tế và Kinh tế - xã hội vùng DTTS miền núi phía
Bắc Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Bản kiến nghị chính sách gửi Ban Tuyên giáo Trung ương theo
yêu cầu.
5.2. Sản phẩm đào tạo
1. Đỗ Đắc Bảo (2015), Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Lai Châu, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Quyết định nghiệm thu
số 602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN ngày 15/6/2016.
2. Nguyễn Thị Xuân (2015), Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng bào các dân
tộc thiểu số tại các xã miền núi ở tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
của sinh viên, Quyết định nghiệm thu số 602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN ngày 15/6/2016 (Đề tài
đạt giải Nhì trong Cuộc thi NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2016).
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả

nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:Kết quả nghiên cứu được chuyển giao theo
phương thức kết hợp giữa nhà khoa học (nhóm nghiên cứu), với cơ quan quản lý Nhà nước các cấp
và người dân tại địa phương.
- Địa chỉ ứng dụng:Vụ Các vấn đề xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương; Sở Y tế, Sở Giáo
dục của 11 tỉnh thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Tác động và lợi ích của kết quả nghiên cứu:Kết quả nghiên cứu với những bằng chứng
đảm bảo độ tin cậy tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trước khi
đưa ra các quyết định, ban hành chính sách hay điểu chỉnh các chính sách nhằm nâng cao sức khỏe
cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo về lĩnh vực Kinh tế và Y tế.


iv
RESEARCH FINDINGS INFORMATION
1. General information
- Research topic: Health care needs of people in the mountainous ethnic minority region of
northern Vietnam.
- Code: ĐH2014-TN06-12
- Coordinator: Dr. Bui Nu Hoang Anh
- Administrator: University of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University
- Duration: 2014 - 2016
2. Objectives
2.1. General objective
Scientific evidence on the health care needs of people in ethnic minority region of northern
Vietnam has been collected and analyzed, based on which a suitable system of solutions is
proposed. Ensuring that the health of people living in the ethnic minority region is improved, their
quality of life is gradually improved, the objectives of socio-economic development are assured,
national defense and security in northern mountainous region of Vietnam is held firmly.

2.2. Specific objectives
- Current status of health care needs of people in mountainous ethnic minority region of
northern Vietnam is reflected and analyzed.
- Some factors directly affecting health care needs of people in the study region were identified.
- Some suitable solutions are proposed to better meet the health care needs of people in the
mountainous ethnic minority region in northern Vietnam.
3. Novelty and creativity
+) Research approach and content: This research has explored and demonstrated the health
care needs of people in the mountaninous ethnic minority region of northern Vietnam in a fairly
comprehensive research approach with 10 internal contents of primary health care in Vietnam,
while the previous studies dealt only with one or more of the contents of public health care, it did
not cover all the contents of primary health care in Vietnam.
+) Theoretical findings: The study has systematized theoretical knowledge and experiences
to form a scientific basis for researching the health care needs of people in the mountaninous ethnic
minority region of northern Vietnam.
+) Scope of the study: Unlike previous studies, in this study, the mountainous ethnic minority
region of northern Vietnam was chosen as the spatial extent, whereas many previous studies generally
selected the entire northern midland and mountainous region or the entire northern Vietnam in
general to carry out research. Mountainous ethnic minority region of northern Vietnam is a region
with specific characteristics in terms of natural conditions, customs, education, poverty, disease and
underdevelopment. These separate research findings on the region reflect more accurately the state of
the region; specific policy implications for this region are important new contributions to the
sustainable development of the study region as well as the whole country in general.
4. Research findings
- The study region is a mountainous ethnic minority region of northern Vietnam, which has
been scientifically determined based on the criteria in the current legal regulations of the State.
- 10 research contents have been identified to exploit to reflect the actual needs of health care
for the people in mountainous ethnic minority region of northern Vietnam.
- The current status of health care needs of people in the mountainous ethnic minority region
of northern Vietnam is reflected in a comprehensive system of research indicators. The causes of

the situation are interpreted from a socio-economic point of view.


v
- 4 groups of general solutions, 10 specific solutions for 10 health care needs were proposed
based on the results of the situation analysis in the study region.
- The relationship between research contents, importance andspecific contents of each group
of solutions has been mentioned, in which the group of solutions to meet the needs for
strengthening the health care network (with emphasis on Developing human resources for health)
and the needs for health education of the people in mountainous ethnic minority region is given
special consideration. If these two groups of solutions are prioritized for investment and
implementation in the condition that other groups of solutions are implemented in a synchronous
manner, simultaneously, effectively, they will maximize the effect and feasibility of each one, and
remarkable changes in mountainous ethnic minority region of northern Vietnam will be created.
5. Research products
5.1. Scientific products
1. Tran Chi Thien, Bui Nu Hoang Anh (2014), “Meeting the needs of ethnic minorities in
mountainous region”, Journal ofCommunist, 93, pp.56-59.
2. Hoang Van Hai (2016), “Identifying Factors Affecting the Frequency of Health Care by
Ethnic Minority Health Insurance Cards in Commune Health Centers Mountainous province of
Thai Nguyen”, Journal of Community Medicine, 29, pp. 9-14.
3. Bui Nu Hoang Anh, Tran Chi Thien, Nguyen Khanh Doanh, Hoang Van Hai (2014),
“Health care needs and demand of people in the mountainous ethnic minority region of northern
Vietnam”, Proceedings of the workshop "Health and Socio-economic Development in Ethnic
Minorities Region in Northern Vietnam over 30 Years of Doi Moi", pp. 2-50.
4. University of Economics and Business Administration (2014), Health and Socioeconomic Development in Ethnic Minorities Region in Northern Vietnam over 30 Years of Doi
Moi,A policy recommendation to the Central Propaganda and Training Commission on request.
5.2. Educating products
1. Do Dac Bao (2015), Health care needs and demand of ethnic minorities in Lai Chau
province, Scientific study report of the students which have been accepted with good results,

Decision No. 602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN dated 15/6/2016.
2. Nguyen Thi Xuan (2015), Factors affecting the health of ethnic minority people in
mountainous communes of Thai Nguyen province, Scientific study report of the students which
have been accepted with good results, Decision No.602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN dated
15/6/2016. Has won the Second Prize in the Scientificresearch contest held by the Ministry of
Education and Training in 2016.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of the study findings
- Study findingstransfer alternatives: The results of the study were transferred in a
collaborative manner between scientists (research groups), state management agencies at all levels
and local people.
- Application institutions: Department of Social Affairs - Central Propagandaand Training
Commission; Department of Health, Department of Education and Training of 11 provinces in the
mountainous ethnic minority region of northern Vietnam.
- Impacts and benefits of the study findings: Results of the study with reliable evidence are
useful references for state management agencies to study before making decisions, issuing or
adjusting policies which aim to improve the health of people in the mountainous ethnic minority
region of northern Vietnam.
Research results can be applied in teaching and scientific research at universities, colleges,
vocational school training in Economics and Health.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ nhiều năm nay, CSSK cho đồng bào vùng DTTS luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. CSSK cho đồng bào vùng DTTS là
một vấn đề có phạm vi khá rộng, liên quan đến nhiều chủ thể và nhiều nguồn lực khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, kết quả CSSK cho đồng bào vùng DTTS ở
vùng miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy vấn đề này vẫn đang tồn tại nhiều điểm yếu. Theo Bộ Y tế
Việt Nam, ước tính mỗi năm, ở nước ta vẫn còn khoảng từ 580 đến 600 trường hợp tử vong mẹ khi

sinh, trong đó có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền núi và khu dân cư. Tại các tỉnh miền núi, chỉ
số này gấp ba lần so với vùng đồng bằng, riêng vùng Tây Bắc, tỷ lệ này cao nhất cả nước (13,4%). Số
trường hợp tử vong cao nhất thường gặp ở những bà mẹ mù chữ, không nghề nghiệp và sống trong tình
trạng thu nhập thấp, phụ nữ DTTS có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với phụ nữ dân tộc Kinh.
Nghèo đói và dịch - bệnh và kém phát triển thường gắn liền với nhau. Theo cách tiếp cận nghèo
đa chiều, có thể thấy, không chỉ phải đương đầu với đói nghèo, đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc
Việt Nam còn đang phải gánh chịu nhiều vất vả, đau khổ do ít khả năng tiếp cận với các DV CSSK.
Thực tế cho thấy, nhu cầu và khả năng tiếp cận các DV CSSK ở mức thấp hoặc thậm chí không có nhu
cầu CSSK là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt hệ lụy như: tình trạng gia tăng
bệnh tật, tử vong, chất lượng dân số thấp, năng suất lao động giảm, của cải và thu nhập ít hơn, nghèo
đói và dịch bệnh gia tăng, mất ổn định an ninh - chính trị, cộng đồng kém phát triển ở khu vực này.
Vậy thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt
Nam ra sao? Những giải pháp nào cần thực thi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của người dân
vùng DTTS trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa
chiều, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và giữ vững an ninh - chính trị, ngăn chặn sự
tụt hậu xa hơn của một vùng lãnh thổ có vị trí đặc biệt quan trọng nhưng còn đang nghèo khổ đó?
Đề tài “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt
Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Những bằng chứng khoa học về nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc
Việt Nam được thu thập và phân tích, trên cơ sở đó, một hệ thống giải pháp thiết thực được đề xuất
nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe của người dân vùng DTTS được nâng cao, chất lượng cuộc sống
của họ được từng bước cải thiện, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đảm bảo, quốc phòng
- an ninh ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam được giữ vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam được
phản ánh và phân tích.
- Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS tại địa bàn
nghiên cứu được nhận diện.

- Một số giải pháp thích hợp được đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của đồng
bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:Nghiên cứu này được thực hiện đối với vùng DTTS, theo đó, phạm vi
không gian được xác định bao gồm 11 tỉnh thuộc hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc.
Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Vùng Đông Bắc bao
gồm 7 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái.


2
* Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích bằng phương pháp thống kê
mô tả được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2016; dữ liệu sơ cấp để nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lai
Châu được thu thập trong giai đoạn năm 2015. Các giải pháp được gợi ý cho giai đoạn 2017 - 2025.
* Phạm vi nội dung
- Trong nghiên cứu này, nhu cầu về CSSK không bao gồm nhu cầu về các DV chăm sóc tâm lý,
sinh lý, tâm linh và các DV khác liên quan đến sức khỏe của một con người. Điều đó có nghĩa là nghiên
cứu chỉ tập trung vào nhu cầu về DV y tế - đối tượng được chọn làm đại diện cho nhu cầu về CSSK.
- DV Y tế hay còn được hiểu là DV CSSK trong nghiên cứu này là DV CSSK ban đầu.
- Số liệu thu thập chủ yếu từ các cơ sở y tế công lập vì tại địa bàn nghiên cứu, mô hình cơ sở y
tế tư nhân chưa phát triển và phổ biến trong giai đoạn nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của đề tài
Một hệ thống giải pháp toàn diện đối với cả bên có nhu cầu và bên cung cấp DV CSSK nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam là những đóng
góp mới, quan trọng, có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc trong công tác hoạch định chính sách và
kế hoạch đầu tư phát triển toàn diện hệ thống y tế cơ sở tại vùng DTTS được nghiên cứu cũng như
tham khảo cho các vùng DTTS khác của cả nước hiện tại và trong tương lai.
5. Kết cấu Báo cáo

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi
phía Bắc Việt Nam
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Chương 4. Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của đồng bào DTTS miền
núi phía Bắc Việt Nam
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam
1.1.1.1. Dân tộc thiểu số
Căn cứ vào khái niệm tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
công tác dân tộc, "Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo số liệu thống kê năm 2014,
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân
trên 14 triệu người (chiếm 15,03%). Như vậy, khái niệm DTTS được sử dụng để chỉ những dân tộc
có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về dân số của một quốc gia đa dân tộc.
1.1.1.2. Vùng dân tộc thiểu số
Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2011 về Công
tác dân tộc, “vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định
thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
1.1.1.3. Miền núi phía Bắc Việt Nam
Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2008,miền núi phía Bắc Việt Nam
bao gồm 14 tỉnh chia thành hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Vùng Tây Bắc bao gồm 4
tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Vùng Đông Bắc bao gồm 10 tỉnh: Bắc Giang, Bắc
Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.
Với những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, vùng DTTS là địa bàn không gian của nghiên

cứu này bao gồm 11 tỉnh thuộc hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Vùng Tây Bắc bao
gồm 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Vùng Đông Bắc bao gồm 7 tỉnh: Bắc Kạn,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái.


3
1.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
1.1.2.1. Chăm sóc sức khỏe
1.1.2.2. Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
1.1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
1.1.3.1. Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu CSSK, trong nghiên cứu này, được hiểu là nhu cầu về DV CSSK hay chính là nhu
cầu về CSSK ban đầu.
1.1.3.2. Đặc điểm của dịch vụ CSSK
(*) Người sử dụng DV khó biết trước được hết toàn bộ chi phí.
(*) Việc sử dụng phụ thuộc nhiều vào phía người cung cấp
1.1.4. Đặc điểm của thị trường dịch vụ Y tế
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK, lý thuyết của Peter Zweifel and Friedrich
Breyerđã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK của người dân, đó là: Nhân tố hệ thống
(đáng chú ý nhất là tuổi tác và giới tính); niềm tin; lời khuyên của bên cung ứng; thu nhập; giá cả
dịch vụ CSSK; chi phí thời gian[43].
Các nghiên cứu khác còn chỉ ra những yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK, cụ thể
là:Điều kiện kinh tế; Tình trạng tham gia bảo hiểm y tế; Chi phí khám chữa bệnh; Chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh; Điều kiện địa lý; Trình độ văn hóa và nhận thức của người dân; Tuổi và giới
tính; Văn hóa cộng đồng.
1.1.6. Nội dung nghiên cứu
Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, nhu cầu về CSSK được đề cập đến trong nghiên
cứu này là nhu cầu CSSK ban đầu bao gồm 10 nội dung cụ thể là: (i) nhu cầu về giáo dục sức khoẻ
(Education); (ii) nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch tại địa phương (Local disease control); (iii) nhu

cầu về tiêm chủng (Immunization); (iv) nhu cầu về Bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình
(Maternal - child health and family planing); (v) nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu (Essential
drugs); (vi) nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn (Nutrition and food supply);
(vii) nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh (Treatment and prevention); (viii) nhu cầu về nước
an toàn và vệ sinh môi trường (Safe water supply and sanitation); (ix) nhu cầu về quản lý sức khoẻ;
(x) nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan một số chính sách của Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu CSSK cho đồng
bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Đảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều chính sách đảm bảo CSSK cho đồng bào vùng DTTS
nói chung và tại khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian qua,
chính sách y tế, CSSK cho người nghèo, đồng bào DTTS được thực hiện theo 3 nhóm: (i) Ưu tiên
giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS; (ii) Tăng cường khả năng tiếp
cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ đồng bào; (iii) Giảm gánh nặng chi phí
CSSK cho người nghèo và đồng bào DTTS. Nhờ đó, người nghèo, đồng bào DTTS, trẻ em dưới 6
tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng.
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn tại một số quốc gia châu Á
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhu cầu về CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía
Bắc Việt Nam được đáp ứng tốt hơn trong thời gian tới. Do hạn chế về cơ sở dữ liệu trong nước, để
đảm bảo đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả nghiên cứu thực tiễn đáp ứng CSSK từ các quốc gia
có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu
CSSK đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam(Thực tiễn tại Nhật Bản; Thực tiễn tại
Philippines; Thực tiễn tại Indonesia; Thực tiễn tại Malaysia).


4
1.2.3. Bài học kinh nghiệm
- Cần tập trung ưu tiên đáp ứng nhu cầu về các DV CSSK ban đầu và bắt đầu từ việc CSSK
bà mẹ, trẻ em.

- Trong quá trình nghiên cứu và hoạch định các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK, cần quan
tâm đến sự khác biệt và chênh lệch vùng miền, giàu nghèo và các dân tộc (kinh nghiệm từ Philippines).
- Cần thực thi đồng bộ các chính sách can thiệp của Nhà nước vào bộ phận dân cư khó khăn như
ở vùng hải đảo và vùng DTTS
- Quan tâm phát triển mô hình CSSK dựa vào cộng đồng, mô hình “cô đỡ thôn bản”, “bác sĩ
gia đình”, mô hình “đội y tế lưu động”.
- Đa dạng hóa các hình thức cung ứng DV CSSK.
1.2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.4.2.Nghiên cứu trong nước
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam như thế nào?
- Có sự khác biệt ra sao giữa nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc với
nhu cầu và cầu về DV CSSK của người dân ở những vùng khác của Việt Nam?
- Giải pháp nào cần được thực thi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của đồng bào vùng
DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam?
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng hai cách tiếp cận để nghiên cứu các vấn đề về nhu cầu CSSK của
đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam: tiếp cận kinh tế vĩ mô và tiếp cận vi mô.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin(Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp)
2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình địa bàn nghiên cứu
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhu cầu CSSK
2.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhu cầu về giáo dục sức khoẻ
2.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch tại địa phương

2.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về tiêm chủng
2.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình
2.4.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu
2.4.2.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn
2.4.2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh
2.4.2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường
2.4.2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu về quản lý sức khoẻ
2.4.2.10. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng DTTS gồm 11 tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ DTTS chiếm đa số. Vùng có điều kiện
tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp, tạo
ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao lưu đi lại khó khăn. Trong vùng thường hay xảy
ra thiên tai như lũ quét, lở đất,…tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.


5
Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng với nhiều lợi thế phát triển nông,
lâm nghiệp, thủy điện, công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác mỏ, du lịch… Khu vực cũng là nơi
có lợi thế về giao thương với Trung Quốc và Lào do có đường biên giới trải dài từ Đông sang Tây.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Qua nghiên cứu những nét cơ bản về vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam, có thể dễ
dàng nhận thấy, nhiều đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng có ảnh hưởng đáng kể đến nhu
cầu CSSK và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của người DTTS sinh sống trong vùng theo nhiều biểu
hiện và mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung là những khó khăn nhiều hơn là thuận lợi
3.2. Nhu cầu CSSK của ngƣời dân vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam và khả năng đáp ứng
Trong phần này, thực trạng nhu cầu CSSK và khả năng đáp ứng được phản ánh qua một hệ

thống các chỉ tiêu phân theo từng nội dung nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu được xác định,
CSSK trong nghiên cứu này được hiểu là CSSK ban đầu, nhóm nghiên cứu bám sát 10 nội dung
CSSK ban đầu tại Việt Nam. Theo đó, nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của đồng bào
vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam được thể hiện qua những khía cạnh cụ thể sau:
3.2.1. Nhu cầu về giáo dục sức khoẻ
3.2.1.1. Thực trạng nhu cầu
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ của từng tỉnh và cả vùng, do những hạn chế về thời
gianvà kinh phí nghiên cứu, việc thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra trong vùng chưa được
thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tìm kiếm bằng
chứng về nhu cầu được giáo dục sức khỏe của người dân trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
bộ phận dân cư thành thị và có việc làm tại các cơ sở kinh tế, văn hóa, chính trị có nhu cầu cao hơn về
các hoạt động giáo dục sức khỏe so với bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa và không có việc làm.
3.2.1.2. Thực trạng đáp ứng nhu cầu
(*) Chính sách
Các chính sách tác động trực tiếp đến nhu cầu giáo dục về CSSK bao gồm: Chương hành
động truyền thông gáo dục sức khỏe của Bộ Y tế giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình mục tiêu
quốc gia về sức khỏe năm 2011 và giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình và Kế hoạch phối hợp về
bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012 - 2020 (Chương trình số 993/CTr-BYT-BGDĐT và Kế
hoạch số 997/KH-BYT-BGDĐT). Các chính sách dưới hình thức các Chương trình đó được thực
hiện đã từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực trong giáo dục sức khỏe trong trong vùng.
(*) Kết quả đạt được
Đến năm 2015, mạng lưới truyền thông về CSSK đã bao phủ toàn vùng với 100% số tỉnh,
thành phố có Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; 100% số huyện có tổ hoặc phòng truyền
thông. Công tác y tế trường học tại các tỉnh trong vùng đã có những sự thay đổi theo hướng tích
cực hơn từ khi được Chính phủ phê duyệt đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia.
Đến năm 2015, đã có hơn 50% số tỉnh trong vùng thành lập được Ban chỉ đạo y tế trường
học do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, gần 50% số trường học trong vùng đã thành
lập được Ban CSSK học sinh (tăng 26% so với năm 2010); tỷ lệ trường học khối phổ thông có
phòng y tế đã tăng từ 28,9% (năm 2010) lên 59,6% (năm 2015).

(*) Tồn tại, yếu kém
Bên cạnh những kết quả thể hiện sự chuyển biến tích cực về giáo dục sức khỏe trong vùng,
còn có một số hạn chế và nhiều chỉ số về hành vi nguy cơ gia tăng, không giảm hoặc giảm chậm.
Mặc dù đã có luật Phòng chống hút thuốc lá, nhưng tỷ lệ người hút thuốc lá trong vùng vẫn ở
mức cao và giảm chậm, ước tính chỉ giảm 0,5%/ năm.
Cơ sở vật chất một số trạm y tế quá chật hẹp nên khó khăn trong bố trí góc truyền thông giáo
dục sức khỏe; nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục sức khỏe còn hạn hẹp, sự phối kết hợp giữa
các ban, ngành, đoàn thể chưa cao.
(*) Nguyên nhân
- Những khó khăn, thách thức do đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.
- Hoạt động giáo dục sức khỏe còn thiếu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai
một cách hệ thống.


6
- Phương thức truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng ở một số địa phương còn chưa
phù hợp và linh hoạt, chưa tạo ra những phong trào thi đua rộng khắp về giữ gìn vệ sinh, nâng cao
sức khoẻ. Việc phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng còn hạn chế và bị động.
- Điều kiện vệ sinh trường học nhiều nơi nhất là ở khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, xa
chưa đáp ứng yêu cầu.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục còn thiếu, yếu và thường
xuyên biến động do có nhiều cán bộ không có chuyên môn y hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác này.
- Ngành Y tế và Ngành Giáo dục chưa dành sự quan tâm thỏa đáng để xây dựng các chương
trình phối hợp nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục sức khỏe cho người dân trong vùng DTTS.
- Thiếu sự phối hợp liên ngành của các ngành khác ngoài Y tế và Giáo dục, thiếu những
chính sách, can thiệp mạnh mẽ ngoài lĩnh vực y tế để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
- Ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia của người dân trong vùng
còn chưa cao, công tác truyền thông vận động thực hiện chính sách tại vùng còn kém hiệu quả.
3.2.2. Nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch và nguy cơ tử vong trẻ em
3.2.2.1. Nhu cầu kiểm soát bệnh lao

Phân tích số liệu thống kê về tình hình người dân trong vùng nghiên cứu bị mắc bệnh lao
cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đăng ký khám và điều trị được chưa khỏi đạt từ 75% trở lên. Điều đó
cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh này tại vùng nghiên cứu chưa cao trong khi
bệnh lao không phải là căn bệnh nan y trong điều kiện trình độ phát triển y học của Việt Nam
hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân đăng ký khám và điều trị trong vùng còn thấp. Tỷ lệ bệnh nhân được
điều trị nhưng vẫn bị chết do bệnh ở mức 3,1% trong toàn vùng, cao hơn tỷ lệ này của toàn
quốc (2,7%). Hai tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân chết sau điều trị bệnh lao cao nhất trong cả vùng là
Bắc Kạn và Lào Cai.
3.2.2.2. Nhu cầu kiểm soát bệnh sốt rét
Số người bị bệnh sốt rét và tỷ lệ mắc căn bệnh này trên 100 nghìn dân tại các tỉnh thuộc vùng
DTTS miền núi phía Bắc được thể hiện trong bảng 3.7.
Năm 2015, toàn vùng có 5.211 người bị sốt rét, chiếm tỷ lệ 14,71% tổng số người bị mắc
trên toàn quốc. Tỷ lệ người bị mắc sốt rét trên 100 nghìn dân của toàn vùng là 84,06, cao hơn tỷ lệ
này của toàn quốc (39,47%). Như vậy, có thể thấy bệnh sốt rét vẫn đang là một trong những căn
bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát tại các tỉnh thuộc vùng DTTS này.
3.2.2.3. Nhu cầu kiểm soát HIV/AIDS
Tình trạng nhiễm HIV/AIDS tại các tỉnh vùng DTTS miền núi phía Bắc đang rất đáng lo
ngại tại vùng nghiên cứu. Một vùng nghèo của cả nước, nhưng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS lại khá cao.
Về tỷ lệ mắc bệnh/100 nghìn dân, trong toàn vùng có 7/11 tỉnh có tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung của
cả nước. Cá biệt có tỉnh Điện Biên, tỷ lệ này cao gấp hơn 3,5 lần tỷ lệ chung của cả nước, tỉnh Sơn
La có tỷ lệ này cao gấp gần 2,5 lần tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn có
nguyên nhân chủ yếu từ hành vi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, một tỷ lệ rất
nhỏ lây truyền từ mẹ sang con và những tai nạn y khoa.
Về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên tổng dân số, trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 0,24% thì tỷ
lệ chung của toàn vùng DTTS miền núi phía Bắc là 0,35%. Sơn La và Điện Biên vẫn là những tỉnh
có tỷ lệ nhiễm cao nhất, sau đó đến Bắc Kạn, Lai Châu. Tuyên Quang là tỉnh có tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS trên tổng dân số thấp nhất trong vùng. Số liệu trên cho thấy, những tỉnh miền núi càng
cao, sát biên giới thường là những vùng có tỷ nhiễm HIV/AIDS cao, tỉnh nằm trong khu vực thấp
của vùng có tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Tỷ lệ người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS trong toàn vùng là 38,5% số người bị nhiễm

HIV, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước. Hòa Bình và Điện Biên là những tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân
chuyển sang giai đoạn AIDS cao nhất trong vùng, sau đó đến Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang.
Về tỷ lệ tử vong do căn bệnh này, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên là những tỉnh
có tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao. Trong khi tỷ lệ tử vong chung của cả nước là 39,26% số ca mắc
bệnh thì tỷ lệ này tại các tỉnh trên từ khoảng trên 50 - 90% số ca mắc bệnh. Những con số này cho
thấy nhu cầu được CSSK và kiểm soát căn bệnh “thế kỷ” HIV/AIDS tại vùng DTTS miền núi phía
Bắc Việt Nam đang ở mức rất cao, cần có giải pháp đồng bộ cả về kinh tế, xã hội để đảm bảo đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của nhóm bệnh nhân này, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.


7
3.2.2.4. Nhu cầu kiểm soát bệnh tâm thần
So với tỷ lệ chung trong cả nước, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt
và động kinh tại vùng DTTS miền núi phía Bắc cũng ở mức cao hơn. Trong khi tỷ lệ bênh nhân
mắc bệnh tâm thần phân liệt/100 nghìn dân của cả nước ở mức 111,6 thì tỷ lệ trung bình trong toàn
vùng nghiên cứu là 165,8. Bốn tỉnh trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh này ở mức cao là Cao Bằng, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Bắc Kạn, trong đó tỉnh Cao Bằng có tỷ lệ mắc cao nhất là 302,4, cao gấp hơn 2,7
lần tỷ lệ chung của cả nước.
Tỷ lệ người mắc bệnh động kinh/ 100 nghìn dân chung trong toàn vùng cũng cao hơn so với
tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ của cả nước là 89,5, còn tỷ lệ chung trong toàn vùng là 97,9/100
nghìn dân. trong các vùng của cả nước. Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang là những tỉnh có tỷ lệ
mắc bệnh này cao, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ mắc căn bệnh này thấp nhất trong vùng và thấp hơn
nhiều lần so với tỷ lệ chung của cả nước.
3.2.2.5. Nhu cầu kiểm soát tai nạn, thương tích
Nhu cầu của đồng bào về tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tư vấn cho người dân cách
phòng tránh và cách xử lý khi bị tai nạn, thương tích rất lớn, nhưng chủ yếu là nhu cầu chuẩn mực
do các cán bộ y tế hoặc các tổ chức xã hội đề xuất, người dân chưa chủ động hình thành nhu cầu
cảm thấy về điều này, do vậy còn chủ quan và chưa quan tâm đến biện pháp phòng ngừa.
3.3.3. Nhu cầu về tiêm chủng
Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy, tổng số trẻ em ở độ tuổi dưới 1 trong toàn

vùng DTTS được nghiên cứu năm 2016 là 164.660 trẻ, chiếm hơn 9,2% tổng số trẻ ở độ tuổi này
của cả nước. Dù quan sát các chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ được tiêm chủng ở tất cả các loại vắc xin có thể
thấy khoảng cách giữa các con số của vùng DTTS và các vùng khác hay cả nước không quá lớn.
3.3.4. Nhu cầu về chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình
3.3.4.1. Nhu cầu về chăm sóc trẻ em
(*) Nhu cầu của trẻ về dinh dưỡng: Về nhu cầu CSSK thể hiện qua chế độ dinh dưỡng, ở vào
độ tuổi này, khả năng đề xuất nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ đã dần được hình thành, song, đó chỉ
đơn giản là nhu cầu cảm thấy mang tính bản năng như mong muốn được ăn, được uống. Để đảm
bảo cho sự phát triển tốt về thể lực của trẻ, người chăm sóc cần biết được những nhóm thực phẩm
nào cần được cung cấp cho trẻ, dưới hình thức nào, vào thời gian nào, liều lượng là bao
nhiêu,…Những thông tin đó chỉ có thể được thể hiện bằng nhu cầu chuẩn mực do cán bộ y tế đề
xuất, người chăm sóc trẻ là người phải thực hiện. Nhóm người thực hiện bao gồm cả người thân
trong gia đình và đội ngũ giáo viên mầm non. Thực tế nghiên cứu tại vùng DTTS miền núi phía
Bắc, hầu hết tất cả những nhân tố được đề cập đến ở trên đều ở mức hạn chế và yếu kém do chưa
được quan tâm dành nguồn lực thỏa đáng từ cả phía Nhà nước và cộng đồng người dân. Do vậy, tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong vùng vẫn còn cao.
(*) Nhu cầu được bú sữa mẹ giờ đầu và tiêm Vitamin K1
Trong 2 chỉ tiêu phân tích ở bảng trên, đáng mừng là tỷ lệ trẻ em được bú mẹ giờ đầu tại các
tỉnh trong vùng nghiên cứu cao hơn tỷ lệ này ở các vùng đối chứng và cao hơn của cả nước. Thực
tế này được lý giải bởi thói quen mang tính tập quán của người phụ nữ vùng DTTS. Bên cạnh đó,
nếu không có sữa ngay sau khi sinh thì họ cũng cho con bú sữa mẹ của những bà mẹ khác sẵn sàng
chia sẻ chứ họ không cho con sử dụng sữa đóng hộp. Giá sữa đóng hộp dành cho trẻ sơ sinh quá
cao so với thu nhập của họ và sự không sẵn có của mặt hàng này tại các địa phương vùng cao nơi
đồng bào DTTS sinh sống là những lý do được cho là có sức thuyết phục để lý giải cho thực tế này.
Ngược lại với tình hình trẻ được bú sữa mẹ sau khi sinh, tỷ lệ trẻ em được tiêm Vitamin K 1 ở
vùng nghiên cứu lại thấp hơn nhiều so với hai vùng đối chứng và so với tỷ lệ này của cả nước. Tỷ
lệ này của hai vùng đối chứng và của cả nước đạt trên 90%, trong khi đó, tỷ lệ này tại vùng DTTS
được nghiên cứu chỉ đạt trên 68%.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do tập quán sinh con tại nhà còn khá phổ biến tại
vùng nghiên cứu, việc chăm sóc trẻ ngay sau khi được sinh ra chưa được thực hiện một cách khoa

học bởi người tham gia công việc đỡ đẻ, hộ sinh chưa được đào tạo chuyên nghiệp, mô hình “cô đỡ
thôn bản” hay “bác sĩ gia đình” còn chưa phát triển. Tỷ lệ trẻ đã được tiêm Vitamin K 1 chủ yếu là
những trẻ được sinh tại các trạm y tế của địa phương.


8
(*) Nhu cầu kiểm soát nguy cơ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi
Phân tích số liệu thống kê về tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, kết quả cho thấy, xét trong
từng năm và trong cả giai đoạn 2013 - 2015, tỷ suất trẻ em chết dưới 1 tuổi trung bình trong toàn
vùng DTTS miền núi phía Bắc cao hơn nhiều so với tỷ suất của hai vùng đối chứng và cao hơn tỷ
suất trung bình của cả nước. Cá biệt có tỉnh Lai Châu, mật độ dân số thưa nhất trong cả nước,
nhưng tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi lại cao nhất trong toàn vùng và cao gấp gần 2,9 lần so với tỷ
suất trung bình của cả nước trong từng năm cũng như trong cả giai đoạn. Tỷ suát này có chiều
hướng giảm dần theo thời gian, nhưng mức độ giảm rất thấp, thể hiện sự chuyển biến không đáng
kể trong việc cải thiện sức khỏe cho trẻ dưới 1 tuổi và nhu cầu được CSSK của trẻ ở lứa tuổi này
trong vùng nghiên cứu còn rất lớn, chưa được đáp ứng tốt so với các vùng khác được đối sánh.
Nghiên cứu thêm tỷ suất chết ở trẻ em dưới 5 tuổi để củng cố thêm bằng chứng về nhu cầu
CSSK của trẻ em, thực trạng cũng tương tự, thậm chí còn ở mức đáng báo động hơn. Qua đánh giá
phân tích cho thấy: Tỷ suất chết ở trẻ em dưới 5 tại các tỉnh trong vùng ở vùng nghiên cứu ở mức
khá cao, đặc biệt là ở tỉnh Lai Châu và Điện Biên. So với tỷ suất chết ở trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất ở
trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn khá nhiều. Theo thời gian, tỷ suất này có chiều hướng giảm, song mức
độ giảm vẫn rất thấp.
3.3.4.2. Nhu cầu chăm sóc bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình
(*) Nhu cầu khám phụ khoa và phá thai
Nhu cầu khám phụ khoa và phá thai của các bà mẹ trong vùng nghiên cứu được thể hiện: tất
cả các chỉ tiêu của vùng DTTS được nghiên cứu đều thấp hơn rất đáng kể so với hai vùng đối
chứng và thấp hơn chỉ tiêu đó của cả nước. Vấn đề này cần phải được phân tích và luận giải theo cả
hai mặt của một vấn đề.
Trước hết là về số lượt khám phụ khoa. Số lượt khám phụ khoa tại vùng nghiên cứu trong
năm 2016 chỉ là 795.761 lượt, chỉ bằng ¼ số lượt khám phụ khoa tại vùng đồng bằng Sông Hồng,

bằng 1/3 số lượt khám tại vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, bằng 1/17 số lượt khám
trong cả nước. Về số lượt chữa phụ khoa, trong năm 2016, số lượt chữa bệnh phụ khoa của đồng
bào vùng nghiên cứu là 265.367 lượt, con số này bằng 1/5 số lượt chữa bệnh phụ khoa tại vùng
đồng bằng Sông Hồng, bằng gần 1/4 số lượt khám tại vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung,
bằng 1/21 số lượt khám trong cả nước.
Về số trường hợp phá thai, ở cả hai chỉ tiêu là số trường hợp phá thai dưới 7 tuần và trên 7
tuần, số trường hợp tại các vùng đối chứng và của cả nước cao hơn gấp vài lần cho đến hàng chục,
hàng trăm lần so với tại vùng DTTS miền núi phía Bắc. Phụ nữ ở vùng DTTS miền núi phía Bắc ít
phá thai hơn. Thực tế này còn cho thấy, nhu cầu của phụ nữ DTTS về tư vấn CSSK, về các biện
pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng đầy đủ.
(*) Nhu cầu thực hiện biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình
Tình hình chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình tại vùng
nghiên cứu được thể hiện: Xét về số tuyệt đối, số trường hợp chấp nhận thực hiện từng biện pháp
tránh thai và kế hoạch hóa gia đình tại vùng nghiên cứu ở hầu hết các loại biện pháp và tổng số
trường hợp chấp nhận thực hiện các biện pháp đều thấp hơn so với tại hai vùng đối chứng. Chỉ có
chỉ tiêu số trường hợp chấp nhận triệt sản và sử dụng thuốc tại vùng nghiên cứu là cao hơn tại vùng
đồng bằng Sông Hồng. Số trường hợp sử dụng từng loại biện pháp cũng có sự khác biệt đáng kể
giữa các tỉnh trong vùng. Tỉnh Sơn La có số trường hợp chấp nhận sử dụng ở hầu hết các biện pháp
đạt mức cao nhất, trong khi đó, Bắc Cạn là tỉnh có số trường hợp chấp nhận sử dụng hầu hết các
biện pháp đạt mức thấp nhất trong vùng. Việc đánh giá sẽ là chính xác hơn khi tính toán các chỉ
tiêu trên trong mối quan hệ với số dân trong độ tuổi sinh sản của từng tỉnh trong vùng.
Để thấy rõ hơn về quy mô, nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích số tuyệt đối với số tương đối.
Kết quả tính toán tỷ lệ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình của
vùng DTTS miền núi phía Bắc so với hai vùng đối chứng và cả nước được thể hiện: Xét về số
tương đối, tỷ lệ chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình tại vùng
nghiên cứu thể hiện một thực trạng tốt. Điều đó thể hiện rằng nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh
thai và kế hoạch hóa gia đình - một nhu cầu mà trước kia không dễ được bộc lộ trong vùng DTTS
thì nay đã được bộ lộ thành nhu cầu cảm thấy và đã được đáp ứng khá tốt.



9
Trong 5 chỉ tiêu nghiên cứu, có 03 chỉ tiêu có tỷ lệ cao hơn chỉ tiêu của cả nước (chấp nhận đặt
vòng, triệt sản và sử dụng thuốc tránh thai), 01 chỉ tiêu bằng chỉ tiêu của cả nước (sử dụng các biện
pháp khác). Chỉ có 01 chỉ tiêu có tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là chấp nhận sử dụng bao
cao su. Những số liệu thống kê và tính toán đó đã cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức của người dân do công tác giáo dục, tuyên truyền về CSSK sinh sản và bảo vệ sức khỏe cho bà
mẹ tại vùng DTTS miền núi phía Bắc. Việc lựa chọn biện pháp cụ thể nào có ý nghĩa quan trọng đến
kết quả sử dụng và những vấn đề liên quan như phong tục, tập quán, thói quen sử dụng và chi phí. Sử
dụng bao cao su để vừa đảm bảo mục đích tránh thai vừa đảm bảo tình dục an toàn trong bối cảnh tỷ
lệ người nhiễm HIV/AIDS cao là một giải pháp cần được phổ biến rộng rãi hơn.
(*) Nhu cầu kiểm soát các tai biến sản khoa
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 tai biến sản khoa thường gặp để phản ánh nhu cầu này của
đồng bào vùng DTTS. Thực trạng 5 tai biến sản khoa xảy ra với bà mẹ vùng DTTS được thể hiện:
số tai biến sản khoa là 425 trường hợp. Tất cả các tỉnh trong vùng đều có trường hợp tai biến sản
khoa. Xét về tổng số các trường hợp theo các loại tai biến, băng huyết là loại tai biến có số trường
hợp mắc và chết nhiều nhất với 224 trường hợp mắc và 35 trường hợp chết, sau đó đến sản giật và
nhiễm trùng. Xét về tổng số trường hợp theo tỉnh, tỉnh Điện Biên có số trường hợp mắc cao nhất
trong vùng, sau đó đến Lạng Sơn, Sơn La. Tổng số trường hợp chết do tai biến sản khoa nhiều nhất
tại tỉnh Sơn La với 11 trường hợp, sau đó đến tỉnh Điện Biên.
So với toàn quốc, tại thời điểm nghiên cứu, mặc dù vùng DTTS miền núi phía Bắc chỉ chiếm
có 8,2% dân số cả nước, song, số trường hợp mắc và chết do từng loại và tổng số trường hợp mắc,
chết do tai biến sản khoa của vùng ở mức khá cao so với cả nước. Chiếm tỷ lệ cao nhất là số tường
hợp chết do uốn ván (chiếm tới 93,3%) số trường hợp chết do tại biến này của cả nước trong năm
nghiên cứu; tiếp theo là số trường hợp chết do nhiễm trùng (chiếm tới 58,3%); chết do vỡ tử cung
(chiếm 42,9%); chết do băng huyết (39,3%). Số trường hợp mắc các tai biến sản khoa tại vùng
nghiên cứu chỉ chiếm 5,6% số trường hợp của cả nước, nhưng số bị chết thì chiếm tới 46,1% số
trường hợp chết do mắc tai biến sản khoa của cả nước.
(*) Nhu cầu của bà mẹ được CSSK trước, trong và sau sinh
So sánh với hai vùng đối chứng và cả nước, số liệu trong bảng cho thấy, tất cả các chỉ tiêu
nghiên cứu của vùng DTTS miền núi phía Bắc đều đạt được ở mức thấp hơn so với hai vùng đối

chứng và cả nước. Thực tế này chứng tỏ, nhu cầu được CSSK trước, trong và sau khi sinh của bà
mẹ vùng nghiên cứu chưa được đáp ứng tốt bằng ở các vùng khác và trong cả nước.
3.3.5. Nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu
Thực trạng nhu cầu về thuốc thiết yếu tại vùng DTTS miền núi phía Bắc được phản ánh qua
một số nội dung như: số mặt hàng thuốc thiết yếu tại quầy thuốc trạm y tế xã; thuốc tiền thuốc
trung bình/lượt cấp cho bệnh nhân tham gia BHYT và cho trẻ em dưới 6 tuổi; phân tích các chỉ số
kê đơn cho bệnh nhân tham gia BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi; lựa chọn nơi mua thuốc của các hộ
gia đình; tiền thuốc trung bình 1 lần điều trị.
Có thể thấy, tỷ lệ các loại thuốc thiết yếu trong danh mục theo quy định tại vùng nghiên cứu
cũng như các vùng đối chứng còn thấp. Xét các chỉ tiêu trong nội bộ các tỉnh Đông Bắc thuộc vùng
DTTS được nghiên cứu, tỷ lệ thuốc tiêm là cao nhất (15,5% trong số các loại thuốc tại trạm y tế
xã), sau đó đến thuốc Y học cổ truyển (chiếm 14,5%), thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ thấp (8,9%) và
thuốc nhập ngoại chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%).
So sánh với hai vùng đối chứng, xét một cách tổng thể, hầu hết các chỉ tiêu về các loại thuốc
thiết yếu của vùng nghiên cứu thấp hơn tại các vùng đối chứng, chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ thuốc Y học cổ
truyền của vùng là cao hơn của hai vùng đối chứng.
Số mặt hàng thuốc thiết yếu và số tiền thuốc được cấp cho bệnh nhân có thẻ BHYT và trẻ em
dưới 6 tuổi: Xét về số thuốc thiết yếu được cấp, trong số 433 loại thuốc thiết yếu trong danh mục
thuốc cho cộng đồng hiện hành, tại cả 3 vùng đều chỉ có rất ít loại thuốc được cấp cho các đối
tượng tại trạm y tế xã. Tại vùng nghiên cứu, chỉ có 22 loại được cấp cho bệnh nhân BHYT và 9
loại được cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Xét về số tiền thuốc trung bình/lượt cấp, tại vùng nghiên cứu là vùng DTTS miền núi phía
Bắc, số tiền thuốc trung bình/lượt cấp cao hơn hai vùng đối chứng. Nguyên nhân của thực trạng
này là do kết quả của các chương trình, dự án hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.


10
Số thuốc trung bình được cấp và tỷ lệ một số loại thuốc thiết yếu trong đơn được thể hiện:
Nhu cầu về thuốc thiết yếu của đồng bào vùng nghiên cứu chủ yếu là nhu cầu chuẩn mực vì người
bệnh không thể tự biết mình cần thuốc gì mà việc cần sử dụng loại thuốc nào, với số lượng là bao

nhiêu là do các cán bộ y tế đề xuất. Cũng có một vài trường hợp có nhu cầu cảm thấy về thuốc thiết
yếu, song tỷ lệ này rất itsm ở mức không đáng kể.
So với hai vùng đối chứng, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhu cầu về thuốc thiết yếu của
vùng nghiên cứu không đến mức lo ngại, trừ chỉ tiêu đơn thuốc có Vi tamin và thuốc bổ. Chỉ tiêu
này của vùng ở mức rất thấp và thấp hơn nhiều so với của hai vùng đối chứng. Các loại thuốc
thiết yếu được kê trong đơn mới chỉ chiếm từ trên 60% đến trên 80%. Thực trạng trên cho thấy,
các chương trình hỗ trợ về thuốc thiết yếu trong cả nước nói riêng và vùng DTTS miền núi phía
Bắc nói riêng vấn cần tiếp tục được triển khai thực hiện. Tỷ lệ đơn thuốc có Vitamin và thuốc bổ
cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ chiếm 37,6%. Tỷ lệ này đạt mức quá thấp, trẻ em ở đọ tuổi này không
thể tự bộc lộ nhu cầu cảm thấy về thuốc bổ và Vitamin, nhưng trong giai đoạn phát triển đặc biệt
quan trọng này, thuốc bổ và các loại Vitamnin lại rất cần thiết đối với trẻ.
Để có bằng chứng cụ thể hơn, nhóm sử dụng kết hợp với kết quả điều tra được tại xã Mường
Tè thuộc huyện Mường Tè (huyện phía Tây của tỉnh Lai Châu) và xã Căn Co thuộc huyện Sìn Hồ
(huyện phía Đông của tỉnh Lai Châu). Kết quả điều tra về thuốc thiết yếu tại các xã này được thể
hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 3.25. Thuốc thiết yếu đƣợc cấp tại các trạm y tế của các xã điều tra tại tỉnh Lai Châu
thuộc vùng nghiên cứu
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu
Xã Căn Co
Xã Mƣờng Tè
Tỷ lệ thuốc thiết yếu tại trạm y tế xã theo danh mục quy định
21,6
23,2
Tỷ lệ thuốc cho bệnh nhân BHYT
10,8
15,5
Tỷ lệ thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi
7,2
8,2

(Nguồn: Số liệu điều tra 2015)
Số liệu trong bảng cho thấy, tỷ lệ thuốc thiết yếu tại trạm y tế của cả 2 xã đều thấp (chỉ đạt
mức trên 20% so với quy định); tỷ lệ thuôc thiết yếu ở danh mục thuốc dành cho các đối tượng
BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi ở xã thuộc huyện phía Tây lại cao hơn tại xã thuộc huyện phía Đông
của tỉnh Lai Châu, nhưng tại cả 2 xã các tỷ lệ này đều đạt ở mức rất thấp, chỉ đạt mức trên 7%
đến trên 15%. Số liệu minh họa tại các xã điều tra cũng nhất quán với các số liệu của cả cùng
nghiên cứu trong việc phản ánh nhu cầu về thuốc thiết yếu của đồng bào là có những chưa được
đáp ứng đầy đủ.
3.3.6. Nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn
3.3.6.1. Nhu cầu về số lượng
Qua phân tích thực trạng có thể thấy, nhu cầu về lương thực - thực phẩm của đồng bào vùng
DTTS được nghiên cứu bao gồm cả nhu cầu cảm thấy và nhu cầu chuẩn mực đều chưa được đáp
ứng hoàn toàn. Các nguyên nhân đã được chỉ rõ. Để cải thiện tình hình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho người dân trong vùng cần có rất nhiều giải pháp, trong đó việc phối hợp
của các cấp chính quyền với người dân, với hợp giữa ngành Y tế, Nông nghiệp,…để phát triển kinh
tế hộ gia đình, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lương thực, thực phẩm để
đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết.
3.3.6.2. Nhu cầu về lương thực - thực phẩm an toàn
Toàn vùng trong năm nghiên cứu xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm với 910 người bị ngộ độc,
trong đó có 25 người chết. Để thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, nhóm nghiên
cứu so sánh tình hình ngộ độc của vùng nghiên cứu với hai vùng đối chứng và cả nước.
Số liệu tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy, về dân số, số dân vùng DTTS được
nghiên cứu chỉ bằng 36,7% vùng ĐB Sông Hồng, bằng 38,7% dân số vùng Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung và bằng 8,2% dân số cả nước. Nhưng xét về số vụ ngộ độc thực phẩm, số
vụ xảy ra tại vùng DTTS được nghiên cứu trong năm 2016 cao gấp hơn 2 lần số vụ xảy ra tại
vùng ĐB Sông Hồng, gấp 1,15 lần vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và bằng 35,7%
tổng số vụ xảy ra trong toàn quốc. Xét về số người mắc, số người bị ngộ độc tại vùng DTTS
trong năm nghiên cứu cao gấp hơn 2 lần so với số người mắc tại vùng ĐB Sông Hồng, bằng



11
62,1% số người mắc tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và bằng 22% tổng số
người mắc trong toàn quốc. Đặc biệt, đáng lo ngại là xét về số người chết do ngộ độc thực phẩm,
số người chết tại vùng DTTS được nghiên cứu cao gấp hơn 4 lần so với số người chết tại vùng
ĐB Sông Hồng, cao gấp hơn 2,7 lần số người chết tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung và cao gấp hơn 2 lần tổng số người chết trong toàn quốc năm 2015.
3.3.7. Nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh
Nghiên cứu số liệu thống kê năm 2015 về cơ cấu bệnh tật trong vùng nghiên cứu thấy, ba
bệnh có tỷ lệ trường hợp mắc cao nhất trong vùng là bệnh hệ hô hấp (21,67%), sau đó đến bệnh
liên quan đến chửa đẻ và sau đẻ (13,65%), đứng thứ ba là bệnh hệ tiêu hóa (9,84%). Ba bệnh có tỷ
lệ người tử vong do mắc bệnh cao nhất trong vùng là: bệnh hô hấp (18,85%); bệnh hệ
tuầnhoàn(16,06%)và một số bệnh phát trongthờikỳ chu sinh (14,31%).
Nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh còn được thể hiện qua số liệu thống kê 10 bệnh có
tỷ lệ mắc cao nhất và 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong vùng.
Kết quả phân tích số liệu thống kê về tình hình bệnh tật và tử vong cho thấy, để đảm bảo sức
khỏe cho đồng bào, nhu cầu khám chữa bệnh và phòng các bệnh có nguy cơ mắc và nguy cơ tử
vong cao luôn tồn tại và rất cần được đáp ứng.
Thực trạng đáp ứng các nhu cầu này được thể hiện qua số liệu phản ánh hoạt động khám chữa
bệnh tại các tỉnh trong vùng: Số liệu ở tất cả các chỉ tiêu của vùng nghiên cứu đều thấp hơn ở hai vùng
đối chứng. Đó không phải là kết quả đáng mừng mà thực chất của vấn đề là nhu cầu cảm thấy của đồng
bào về khám chữa bệnh và điều trị của đồng bào vùng DTTS được nghiên cứu ở mức thấp hơn so với
mức cần thiết ngay cả khi có nhu cầu chuẩn mực (tức là khi bệnh tật ở mức đáng phải đi khám bệnh và
điều trị theo yêu cầu của cán bộ y tế). Đồng bào ở vùng nghiên cứu ít đi khám bệnh và điều trị tại các cơ
sở y tế hơn mức nhu cầu cần thiết và ít hơn ở các vùng khác vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do về
khoảng cách địa lý từ nhà tới các cơ sở y tế, lý do thiếu tiền để mua thuốc và điều trị và cả lý do thuộc
về hạn chế trong nhận thức và tập quán tự chữa bệnh ở nhà của đồng bào DTTS.
Khi bị ốm, đồng bào vùng DTTS có nhu cầu khám chữa bệnh theo những cách thức khác
nhau, hay nói một cách khác là có ứng xử y tế khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tại cả hai xã
điều tra, phương thức tự mua thuốc chữa chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại xã Căn Co của huyện Sìn Hồ,
phương thức khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân chiếm tỷ lệ cao thứ hai (32,4%), chỉ có

14,5% số người được điều tra tới khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã khi bị ốm. Tỷ lệ điều trị nội
trú ở xã này rất thấp, chỉ có 1,5% số người được điều tra lựa chọn phương thức này khi bị ốm. Có
1,3% không điều trị hoặc tự chữa theo kinh nghiệm dân gian. Tại xã Mường Tè của huyện Mường
Tè, phương thức được nhiều người lựa chọn thứ hai sau phương thức tự mua thuốc chữa là tới trạm
y tế xã (21,2%). Thực tế cho thấy, ở vùng DTTS, càng ở vùng sâu, vùng xa càng có ít sự lựa chọn
để ứng xử khi bị ốm. Ít cơ sở y tế tư nhân, không có tiền, hoạt động của trạm y tế xã được tăng
cường là những lý do cơ bản lý giải cho thực trạng trên.
Tiền chi trả cho việc khám chữa bệnh và mua thuốc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng lớn đến quyết định sử dụng DVY tế của người vân để đáp ứng nhu cầu CSSK. Nguồn tiền
để chi trả cho khám chữa bệnh và mua thuốc của đồng bào ở các xã điều tra trong vùng nghiên cứu
được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 3.37. Nguồn tiền để chi trả cho khám chữa bệnh và mua thuốc tại các xã điều tra thuộc
tỉnh Lai Châu trong vùng nghiên cứu
(ĐVT: %)
Nguồn tiền
Xã Căn Co
Xã Mƣờng Tè
Sẵn có
85,0
81,9
Vay mượn
5,6
7,3
Bán sản phẩm, đồ đạc
4,4
5,7
BHYT
8,4
9,6
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Trong số các hộ điều tra tại hai xã của tỉnh Lai Châu, hơn 80% số người được điều tra sử
dụng khoản tiền sẵn có để chi trả cho khám chữa bệnh và mua thuốc. Mà khoản tiền sẵn có của
người dân lại không nhiều, đó chính là lý do mà tỷ lệ người dân sử dụng các DV Y tế còn thấp.
Khoảng 8,4% đến 9,6% số người được điều tra sử dụng các DV Y tế được BHYT chi trả. Tỷ lệ này


12
còn ở mức rất thấp so với khả năng thực tế của quỹ BHYT và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng quỹ
BHYT của nhiều tỉnh trong vùng DTTS có kết dư quỹ BHYT. Có khoảng từ 5,6% đến 7,3% số
người sử dụng khoản tiền vay để chi trả, khoảng 4,4 - 5,7% sử dụng tiền thu được từ bán sản phẩm
do họ sản xuất hoặc bán đồ đạc trong nhà.
Khi phải vay tiền để chi trả, gánh nặng về kinh tế không đơn giản, đặc biệt là khi người ốm
là lao động chính và bị mắc các bệnh hiểm nghèo có chi phí ở mức cao (chi phí thảm họa) như ung
thư, tim mạch, bệnh thận,…Kết quả điều tra tại các xã về giải pháp để trang trải cho khoản nợ vay
để chi trả cho khám chữa bệnh và mua thuốc: khoảng 65 - 75% người được điều tra tiếp tục bán sản
phẩm để trang trải cho các khoản vay chi cho khám chữa bệnh và mua thuốc. Giải pháp tiếp theo
được nhiều người lựa chọn là cắt giảm chi tiêu (31,8 - 40,3%); tiếp theo là cho con thôi học hoặc đi
làm thuê. Đây là một giải pháp có hậu quả rất đáng lo ngại. Hàng loạt các vấn đề về xã hội như lạm
dụng lao động trẻ em, xâm hại tình dục, buôn bán trẻ em, tái mù chữ, nghèo đói,…và phát triển
không bền vững sẽ là hậu quả của sự lựa chọn giải pháp tình thế trước mắt này.
Tóm lại, kết quả phân tích thực trạng cho thấy, nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh
của đồng bào vùng DTTS còn ở mức cao, bao gồm cả nhu cầu cảm thấy và nhu cầu chuẩn mực do
các cán bộ y tế đề xuất. Có những nhu cầu là của cá nhân nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khỏe
chung của cả cộng đồng. các nhu cầu này mới được đáp ứng ở mức thấp vì nhiều lý do khác nhau.
3.3.8. Nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường
Qua phân tích các thông tin thu thập được, có thể thấy, nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh
môi trường ở các tỉnh trong vùng DTTS miền núi phía Bắc là rất đáng kể, còn nhiều hộ gia đình
trong vùng chưa được sử dụng nước an toàn và chưa được sống trong môi trường đảm bảo vệ sinh,
do vậy nguy cơ lây truyền bệnh - dịch ở mức rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và
cộng đồng. Chỉ một bộ phận nhỏ dân cư trong vùng có đầy đủ nhận thức và hành động bộc lộ nhu

cầu cảm thấy về nước an toàn và vệ sinh môi trường. Phần lớn người dân chỉ có nhu cầu chuẩn
mực đối với nước an toàn và vệ sinh môi trường, tức là nhu cầu đối với chính họ nhưng phải do cán
bộ y tế hoặc người khác phát hiện và đề xuất và yêu cầu, vận động họ thực hiện các hoạt động để
các nhu cầu cần thiết đó được đáp ứng.
3.3.9. Nhu cầu về quản lý sức khoẻ
Xét trên một số chỉ tiêu về quản lý sức khỏe, tại địa bàn nghiên cứu, chỉ có khoảng 25%
người dân có sổ y bạ, mặc dù có tới 95% người dân có thẻ BHYT, nhưng rất ít người sử dụng thẻ
để đi khám sức khỏe định kỳ, do vậy kết dư quỹ BHYT tại các tỉnh trong vùng ở mức cao; còn
50% số tỉnh trong vùng chưa thành lập được Ban chỉ đạo y tế trường học và chưa có Ban CSSK
học sinh. Về nhận thức, chỉ có khoảng 15 - 20% số dân có nhận thức về tầm quan trọng của việc
phòng bệnh, phòng chống tai nạn và có ý thức thể hiện nhận thức đó bằng những hành động cụ thể
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (đảm bảo chế độ ăn uống; giữ ấm cơ thể; không sử dụng nhiều
đồ uống có cồn, không hút thuốc lào, thuốc lá; khám sức khỏe và tẩy giun sán định kỳ; tham gia
giao thông an toàn; kiểm soát các nguy cơ gây chấn thương hoặc điện giật chính tại hộ gia đình;
dựng chuồng trại chăn nuôi cách nơi ăn ở một khoảng cách hợp lý;…), chỉ có khoảng 25 - 30% số
dân có hiểu biết về tác hại khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng. Về kinh phí chi cho quản lý
sức khỏe, số tiền bình quân chi cho các DV Y tế/ một lần khám bệnh và điều trị ngoại trú tại các
bệnh viện chỉ từ 100 - 200 nghìn VND/người; số tiền bình quân chi cho một lần điều trị nội trú cao
nhất là khoảng 2 triệu VND/người; số tiền bình quân chi cho các DV Y tế và thuốc/ một lần ốm
theo các phương thức ứng xử y tế khác ngoài các bệnh viện chỉ ở mức 18.000 - 40.000VND/người.
Ngay cả khi được cấp thẻ BHYT miễn phí tức là chi phí khám chữa và được cung cấp miễn phí
một số thuốc trong danh mục thì người dân vẫn không đi khám sức khỏe định kỳ.
3.3.10. Nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế
Thực trạng các vấn đề trên được phản ánh qua số liệu thống kê được thu thập. Kết quả phân
tích số liệu thống kê cho thấy, xét trong nội bộ vùng, Yên Bái là tỉnh có nhiều cơ sở y tế và giường
bệnh tuyến tỉnh nhất, Cao Bằng, Bắc Kạn là các tỉnh có ít cơ sở y tế và giường bệnh nhất trong
vùng. So sánh với hai vùng đối chứng, số cơ sở y tế và số giường bệnh tuyến tỉnh trong vùng
nghiên cứu ở hầu hết các loại cơ sở y tế đều thấp hơn tại hai vùng đối chứng, trừ số lượng các cơ sở
y tế khác của vùng là cao hơn vùng đồng bằng Sông Hồng.



13
Xét trong nội bộ khu vực, theo chỉ tiêu cả về số lượng bệnh viện và giường bệnh tuyến huyện,
Hà Giang và Hòa Bình là hai tỉnh có số bệnh viện và giường bệnh tuyến huyện cao nhất trong vùng,
Bắc Cạn là tỉnh có số bệnh viện và số giường bệnh tuyến huyện thấp nhất trong vùng, chỉ với 8 bệnh
viện và 480 giường bệnh. Về loại hình Phòng khám đa khoa khu vực, Lào Cai là tỉnh có nhiều cơ sở
y tế loại này nhất vùng với 36 phòng khám, 420 giường bệnh, Bắc Kạn vẫn là tỉnh có số phòng khám
đa khoa khu vực và số giường bệnh thuộc loại hình này thấp nhất trong vùng, chỉ với 2 phòng khám,
15 giường bệnh. Xét về trạm y tế xã, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều trạm y tế tuyến xã nhất trong vùng
(226 trạm), tỉnh Điện Biên có diện tích rộng lớn, mật độ dân cư thưa, nhưng số trạm y tế tuyến xã ít
nhất trong vùng (112 trạm). Xét về số giường bệnh tại trạm y tế xã, tỉnh Sơn La có nhiều giường bệnh
tuyến xã nhất trong vùng, Điện Biên vẫn là tỉnh có số giường bệnh tuyến xã ít nhất trong vùng. Điều
rất đáng lo ngại là trong toàn vùng không có một nhà hộ sinh khu vực nào. Thực trạng này nhất quán
với các kết quả nghiên cứu về nhu cầu CSSK của bà mẹ, trẻ em thể hiện qua các chỉ tiêu về các tai
biến sản khoa và CSSK bà mẹ trước, trong và sau khi sinh.
So sánh với các vùng đối chứng, chỉ có các chỉ tiêu về phòng khám đa khoa khu vực của
vùng nghiên cứu đạt mức cao hơn, điều này do đặc thù của vùng nghiên cứu. Các chỉ tiêu khác đều
ở mức thấp hơn.
Số liệu về số lượng bệnh viên tư và bệnh viện bán công trong vùng nghiên cứu cho thấy sự
tham gia của khu vực tư nhân vào việc đáp ứng nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền
núi phía Bắc còn rất hạn chế. Cả vùng chỉ có 4 bệnh viện tư nhân với 245 giường bệnh. So với
hai vùng đối chứng, số lượng bệnh viện tư nhân và giường bệnh ít hơn rất nhiều. Thực trạng này
dễ được lý giải bởi lý do kinh tế. Rõ ràng là, khác với khu vực công, hoạt động CSSK cho người
dân của khu vực tư nhân là một hoạt động kinh doanh, mục tiêu của hoạt động này là lợi nhuận.
Tình hình y tế xã tại các tỉnh trong vùng nghiên cứu được thể hiện qua số liệu thống kê năm
2015.Xét trong nội bộ vùng nghiên cứu, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ xã có bác sĩ thấp nhất trong toàn
vùng (chỉ có 20% số xã trong tỉnh có bác sĩ), cao nhất là tỉnh Hà Giang, có đến 85% số xã có bác
sĩ. Về tỷ lệ xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hòa Bình là ba tỉnh có
100% số xã có đội ngũ cán bộ y tế này, tỷ lệ này của cả vùng đạt mức khá cao, cao hơn cả tỷ lệ của
vùng đồng bằng Sông Hồng. Xét tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, Bắc

Cạn là tỉnh có tỷ lệ số xã đạt cao nhất trong vùng (63,9%) và Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ này thấp
nhất (10,5%). Tỷ lệ số xã có cơ sở trạm y tế của vùng đạt mức cao (96,5%), gần bằng tỷ lệ tại các
vùng đối chứng và cả nước. Trong vùng có 5/11 tỉnh đạt tỷ lệ 100% số xã có cơ sở trạm y tế.
Phân tích tình hình y tế thôn bản của các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu qua số liệu thống kê cho
thấy, xét về số thôn/bản/tổ dân phố trong nội bộ vùng nghiên cứu, tỉnh Sơn La có nhiều thôn/bản/tổ dân
phố nhất vùng, Lai Châu là tỉnh có ít thôn/bản/tổ dân phố nhất. Xét về tỷ lệ xã có nhân viên y tế hoạt
động, mặc dù có tỷ lệ thấp hơn so với hai vùng đối chứng và tỷ lệ trung bình của cả nước, song, tỷ lệ
cũng khá cao (đạt 93,9%). Bình quân toàn vùng chỉ có 0,9 nhân viên y tế trên một thôn/bản/tổ dân phố.
Nhưng đó là con số phần trăm và con số trung bình, nếu xét con số tuyệt đối thì thấy rất đáng lo ngại,
toàn vùng có tới 1281 thôn/bản/tổ dân phố chưa có nhân viên y tế hoạt động. Nhu cầu về đội ngũ này là
rất cao bởi vì đồng bào trong một cộng đồng cấp thôn/bản/tổ dân phố thường xuyên có nhu cầu CSSK
dưới nhiều hình thức khác nhau, tình trạng “trắng về nhân viên y tế” ảnh hưởng tiêu cực rất rõ đến kết
quả đáp ứng nhu cầu CSSK của đồng bào trong vùng.
Về đội ngũ cán bộ y tế, thực trạng đội ngũ này được phản ánh qua số liệu thống kê cho thấy,
tổng số lao động y tế trong vùng nghiên cứu ở mức thấp, chỉ bằng 59,2% so với vùng đồng bằng
Sông Hồng, bằng 42,4% so với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, bằng 11,9% số lao
động y tế của cả nước. Số liệu thống kê cũng cho thấy lao động có trình độ sau đại học rất ít, chiếm
đa số là lao động có trình độ đại học trở xuống. Nghiên cứu số liệu thống kê theo tuyến, nhóm
nghiên cứu nhận thấy, lao động có trình độ cao tập trung nhiều ở tuyến tỉnh, ở tuyến huyện và
tuyến xã là những tuyến có vai trò rất quan trọng trong CSSK ban đầu và y tế dự phòng, trong vùng
nghiên cứu lao động ở các tuyến này vừa ít về số lượng vừa có trình độ thấp về chuyên môn, có
nhiều huyện, xã vẫn còn tình trạng « trắng » về bác sỹ, thạc sỹ y dược và các kỹ thuật viên, điều
dưỡng, hộ sinh có trình độ đại học.
Tình trạng trên cho thấy, nhu cầu về kiện toàn mạng lưới y tế tại vùng nghiên cứu, đặc biệt là nhu
cầu về cán bộ y tế còn rất lớn và cần được khẩn trương đáp ứng để đảm bảo sức khỏe cho người dân trong
bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nguy cơ bệnh - dịch cao như hiện nay.


14
3.4. Đánh giá chung

Kết quả nghiên cứu 10 nội dung về nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS (nhu cầu về
giáo dục sức khoẻ; nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch và tử vong do tai nạn, thương tích; nhu cầu về
tiêm chủng; nhu cầu về chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; nhu cầu về các loại thuốc
thiết yếu; nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn; nhu cầu về khám chữa bệnh và
phòng bệnh; nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường; nhu cầu về quản lý sức khoẻ; nhu cầu
kiện toàn mạng lưới y tế) cho thấy, nhu cầu về CSSK của đồng bào vùng DTTS rất lớn và đa dạng,
được thể hiện dưới nhiều hình thức trên nhiều phương diện khác nhau, ở những mức độ khác nhau,
song, đó là 10 nhu cầu quan trọng hàng đầu và bao quát tất cả các nội dung về CSSK ban đầu. Các
nhu cầu đó tại vùng nghiên cứu có quan hệ mật thiết với nhau, bởi vậy rất cần có một hệ thống giải
pháp đồng bộ và được thực hiện đồng thời tại vùng nghiên cứu.
Số liệu thống kê và phân tích thực trạng cho thấy, thời gian qua, nhu cầu về CSSK của đồng bào
vùng DTTS được đáp ứng theo 3 nhóm: Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào vùng
DTTS; Tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ đồng bào;
Giảm gánh nặng chi phí CSSK cho đồng bào vùng DTTS. Nhờ đó, đồng bào vùng DTTS, trẻ em dưới 6
tuổi ngày càng có nhiều cơ hội được đáp ứng nhu cầu về DV CSSK với mức chất lượng ngày càng cao.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong việc đáp ứng nhu cầu của đồng bào về CSSK. Cụ thể là: tất
cả 10 nội dung về nhu cầu CSSK rất lớn nhưng chưa được đáp ứng tốt ở mức cần thiết; tồn tại sự bất bình
đẳng trong đáp ứng nhu cầu về CSSK giữa các địa phương trong vùng; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế
thiếu và chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên sâu thiếu trầm trọng, nhất là cán bộ người địa
phương; kinh phí cho đáp ứng nhu cầu CSK còn quá ít; do thiếu thông tin về chính sách BHYT nên tần
suất khám chữa bệnh dùng thẻ BHYT của đồng bào thấp, kết dư quỹ bảo hiểm y tế lớn trong khi người
dân lại chưa được tiếp cận đầy đủ các DV kỹ thuật trong CSSK ban đầu; …
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía đồng bào là người có nhu
cầu và cả nguyên nhân khách quan bao gồm cả điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của
vùng và nguồn lực của ngành Y tế. Sự phối hợp chưa đạt được hiệu quả cao giữa các Bộ, ngành và
các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng là một nguyên nhân hết sức cơ bản cần có giải pháp đồng
bộ để khắc phục, đảm bảo nhu cầu về CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt
Nam được đáp ứng ở mức cao hơn.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ CHĂM SÓC SỨC

KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
4.1. Quan điểm của Đảng về CSSK cho nhân dân và đồng bào vùng DTTS
1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch
vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản
chất tốt đẹp của xã hội.
2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát
triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi,
các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các
nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng.
3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia
đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò
nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.
4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn
lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.
5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ
trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.
6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa
phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.


15
4.2. Định hƣớng các hoạt động đáp ứng nhu cầu về CSSK cho đồng bào vùng DTTS miền núi
phía Bắc Việt Nam
1- Hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà mẹ có thai và trẻ em suy dinh dưỡng nặng tại những
gia đình có hoàn cảnh khó khăn cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào dân tộc thiểu số;
2- Triển khai thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc rất ít người…;
3- Chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn vùng dân tộc,

miền núi;
4- Phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong xây
dựng, triển khai các chính sách y tế liên quan đến vùng DTTS, miền núi;
6- Tập trung tăng cường các nhóm chính sách: tài chính; đầu tư; đào tạo cán bộ, phát triển
nguồn nhân lực ngành y tế vùng DTTS miền núi phía Bắc; ban hành chính sách đặc thù đối với
CSSK, dân số và kế hoạch hóa gia đình vùng DTTS miền núi và vùng đặc biết khó khăn đến 2020.
7- Đảm bảo các nguyên tắc khi đáp ứng các nhu cầu về CSSK của đồng bào, cụ thể là:Tính
chính xác; Tính linh hoạt; Tính hiệu quả; Tính kịp thời; Tính minh bạch.
4.3. Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về CSSK cho đồng bào vùng DTTS miền
núi phía Bắc
4.3.1. Các nhóm giải pháp chungbao gồm các giải pháp sau: Công tác thông tin- tuyên truyền và
nâng cao nhận thức;Huy động các nguồn lực trong xã hội và từ ngân sách Nhà nước; Đối với người
DTTS miền núi;Mở rộng hợp tác quốc tế.
4.3.2. Giải pháp theo nhu cầu CSSKbao gồm các nhóm giải pháp nhằm đáp ứng 10 nhóm nhu cầu
CSSK cụ thể là: Giải pháp đáp ứng nhu cầu về giáo dục sức khỏe; Giải pháp đáp ứng nhu cầu về
kiểm soát bệnh - dịch và tử vong do tai nạn, thương tích;Giải pháp đáp ứng nhu cầu về tiêm chủng;
Giải pháp đáp ứng nhu cầu về chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; Giải pháp đáp ứng
nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu; Giải pháp đáp ứng nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải
thiện bữa ăn; Giải pháp đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh; Giải pháp đáp ứng
nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường;Giải pháp đáp ứng nhu cầu về quản lý sức khoẻ;
Giải pháp đáp ứng nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu để đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu về CSSK của đồng bào DTTS miền núi phía
Bắc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch - bệnh đang đặt các địa phương nghèo trong vùng DTTS
miền núi phía Bắc Việt Nam trước nhiều thách thức. Để vượt qua được thách thức và nắm bắt được những
cơ hội phát triển lĩnh vực CSSK, cần nắm rõ về nhu cầu CSSK của người dân trong vùng.
Nghiên cứu này được thực hiện đã góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận về nhu cầu
CSSK cho đồng bào vùng DTTS; phân tích được thực trạng nhu cầu về CSSK tại các tỉnh thuộc
vùng DTTS miền núi phía Bắc một cách khá toàn diện thông qua một hệ thống chỉ tiêu nghiên

cứu và thông tin hết sức phong phú, đa chiều kết hợp bởi cả nguồn thông tin thứ cấp trong các
báo cáo thống kê và cả nguồn thông tin sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra thực địa của
nhóm nghiên cứu tại huyện Sìn Hồ và huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu - một tỉnh khó khăn
nhất của vùng. Nghiên cứu đã chỉ ra được những tồn tại trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu
CSSK của đồng bào trong vùng nghiên cứu, luận giải nguyên nhân của các tồn tại.
Ngoài 4 nhóm giải pháp chung, 10 nhóm giải pháp cụ thể theo từng nhu cầu CSSK đã
được đề xuất từ chính kết quả phân tích thực trạng nhu cầu CSSK tại vùng nghiên cứu. Nhóm
giải pháp nào cũng có vai trò quan trọng riêng, trong đó, nhóm nghiên cứu đặc biệt coi trọng
nhóm giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế và nhu cầu giáo dục sức khỏe.
Hai nhóm giải pháp này được thực thi sẽ góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về con người cả
bên có nhu cầu và cả bên đáp ứng nhu cầu, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của các giải
pháp còn lại. Các nhóm giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vậy cần phải được thực
hiện một cách có hệ thống, đồng bộ và đồng thời để phát huy tối đa tác dụng và tính khả thi của
mỗi giải pháp, tạo sự chuyển biến đồng bộ trong vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam.
Hạn chế về cơ sở dữ liệu của vùng khiến cho một số chỉ tiêu chưa được phân tích theo chuỗi
thời gian để thấy rõ hơn sự biến động theo thời gian của hiện tượng. Đó chính là hạn chế lớn nhất
của nghiên cứu này. Hạn chế sẽ được khắc phục khi có thêm thời gian, kinh phí nghiên cứu và cơ
sở dữ liệu của vùng một cách đầy đủ hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Actionaid Vietnam (2009), Tiếp cận của người nghèo đến DVYT và giáo dục trong bối cảnh
xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu.

2.

Bộ Giáo dục, Bộ Y tế (2015), Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc
gia (CTMTYTQG) 2015.


3.

Bộ Lao động (2015), Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm
người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

4.

Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, NXB Y học, Hà Nội.

5.

Bộ Y tế (2010), Kết quả điều tra về thực trạng tử vong mẹ và trẻ sơ sinh tại các tỉnh miền núi
phía Bắc.

6.

Bộ Y tế (2010), Báo cáo Kết quả chương trình “Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh”.

7.

Bộ Y tế (2012), Báo cáo về tình hình phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

8.

Bộ Y tế, Thống kê hàng năm từ 1976 - 2012.

9.

Bộ Y tế, Thống kê 2012.


10.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm
2011 về Công tác dân tộc

11.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Một số chế độ đặc thù hỗ trợ CSSK cho phụ nữ
nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào DTTS thực hiện sinh con đúng chính sách dân
số, trừ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

12.

Đàm Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân vấn đề
và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.28.

13.

Lê Quang Cường (2014), “Chăm sóc sức khỏe và thị trường Y tế”,Tạp chí Y tế công cộng, 2
(11), tr. 31.

14.

Vũ Kim Dũng (2012), Giáo trình Kinh tế học vi mô - Phần 1, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội

15.

Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc

(UNDP) (2015), “Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số 2015” ngày 09/12/2015.

16.

Phạm Thái Hưng, Lê Đăng Trung và Nguyễn Việt Cường (2011), Báo cáoNghèo của Dân
tộc thiểu số ở Việt Nam - Hiện trạng và Thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 Giai
đoan II.

17.

Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương, Đỗ Thị Minh Thùy, Nguyễn Phương Lan (2014),
“Dự báo nhu cầu KCB của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin bất đối xứng trên
thị trường BHYT”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 205, tháng 7/2014, tr. 37-43.

18.

Ngân hàng Thế giới và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) (2011), Báo cáo kết
quả nghiên cứu của Dự án Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

19.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA (2011), Báo cáo Các dân tộc Việt Nam: Phân
tích các chỉ tiêu chính từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.

20.

Tiểu ban Giám sát dự án phòng chống HIV/AIDS (2014), “Tình hình dịch HIV/AIDS năm 2013
ở Việt Nam”, Bản tin được công bố trên Tạp chí Y học dự phòng, phụ bản số 2/2014,
/>
21.


Nguyễn Cao Thịnh (2016), “Có tới 21,8% tỷ lệ người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, viết
tiếng phổ thông”,Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số tháng 4/2017, />

22.

Trần Thị Thoa, Trương Việt Dũng, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Thị Thu (2008), Thực trạng sử
dụng thuốc thiết yếu qua hồi cứu đơn thuốc tại 12 xã thuộc hai huyện Thiệu Hóa và Cẩm
Thủy tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Y học Thực hành, 643, tr. 31-36.

23.

Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2008 về
việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh
vùng tring du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

24.

Bùi Quang Toản (2014), Báo cáo tổng kết nghiên cứuCác giải pháp đảm bảo an ninh lương
thực ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc ít người.

25.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1978), Tuyên ngôn Alma Ata ngày 12/9/1978.

26.

Tổng Cục dân số (2015), Tài liệu hỏi - đáp về dân số - Kế hoạch hóa gia đình dành cho
người cung cấp dịch vụ.


27.

Tổng Cục thống kê (2009), Số liệu Tổng điều tra Dân số năm 2009.

28.

Tổng Cục Thống kê (2010), Một số kết quả chủ yếu từ khảo sát mức sống dân cư năm 2010.

29.

Trần Thiện Thuần, Đặng Hải Nguyên, Lê Hoàng Ninh, Nguyễn Hồng Hoa (2007), “Khảo sát
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa năm
2006”,Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,1 (11), tr 17-22.

30.

Triệu Nguyên Trung (2014), Báo cáo kết quả nghiên cứuVùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn
liền với đói nghèo và dịch bệnh.

31.

Trung tâm Nghiên cứu dân số & Sức khỏe nông thôn (Trường đại học Y Thái Bình) và Ban
chủ nhiệm Chương trình giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh Trung ương (2010), Kết quả nghiên
cứu về thực trạng tử vong mẹ và trẻ sơ sinh tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

32.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Báo cáo số: 660/BCUBTVQH13 về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai
đoạn 2005 - 2012” ngày 19/5/2014.


33.

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2014), Phân tích tỷ lệ hưởng lợi từ Điều tra mức sống
dân cư Việt Nam 2012.

Tài liệu tiếng Anh
34.

Barros P.P., Machado M & Sanz-de-Galdeano (2008), “Moral hazard and the demand for
health services: a matching estimator approach”,Journal of Health Economics,
27(4),pp.1006-1025.

35.

Dale Huntington, Eduardo Banzon & Zenaida Dy Recidoro (2011), Report on A systems
approach to improving maternal health in the Philippines.

36.

Finlayson GS, Stewart D, Tate, RB, MacWilliam L, Roos N (2004), “Antecipating change:
how many acte care hospital beds will Manibota regions need in 2020?”,Canadian Journal
on Aging, [Cambridge], Vol.24, pp.133-140, Sep.2004. Suppl. 1.

37.

Ian Anderson (ADB), Steve Atwood (UNICEF), Henrik Axelson (PMNCH), Stan Bernstein
(UNFPA), Flavia Bustreo (PMNCH), Andres de Francisco (PMNCH), Rudolf Knippenberg
(UNICEF) and Karin Stenberg (WHO)(2006), Report onInvesting in Maternal, Newborn and
Child Health - The Case for Asia and the Pacific.


38.

Jowett M., Anil Deolalikar & Peter Martinsson (2004), “Health insurance and treatment
seeking behavior: evidence from a low-income country”, Health Economics, Vol.13, pp.845857.

39.

Keane. M, Olena Stavrunova (2010), Adverse Selection, Moral Hazard and the Demand for
Medigap Insurance, HEDG Working Paper 10/14.


40.

Liu X., Nestic D.& Vukina T. (2011), “Adverse selection and moral hazard effects with
hospital invoices data in a government controlled Estimating health care system”,Health
Economics, Published online in Wiley Online Library (wileyonlinelibrary.com). DOI:
10.1002/hec.1756.

41.

Nguyen Thi Minh, Hoang Bich Phuong, Nguyen Thi Thao (2012), “The Impact of
Asymmetric Information in Vietnam’s Health Insurance: An Empirical Analysis”, Journal of
Economics and Development, Vol.14, No.3, December 2012, pp.5-21.

42.

N.V. Toan, L.N. Trong, B. Höjer, L.A. Persson (2002), Public health services use in a mountainous
area, Vietnam: implications for health policy,DOI: 10.1177/14034948020300020201 Scand J
Public Health April 2002 Vol. 30, No. 2, pp. 86-93.


43.

Peter Zweifel and Friedrich Breyer (1997), Health Economics, Oxford University Press,
pp.87-98.

44.

William C. Hsiao (1995), Abnormal Economics in the health sector.


×