Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tính toán tối ưu nhu cầu nước cho cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.89 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
⎯⎯⎯⎯
CƠ SỞ 2
⎯⎯⎯⎯


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÍNH TOÁN TỐI ƯU NHU CẦU NƯỚC
CHO CÂY TRỒNG


GVHD :

TS. Dương Văn Viện
KS.
Đỗ Tiến Khoa

Sinh Viên : Triệu Ánh Ngọc
Nguyễn Thị Kim Oanh
Lê Minh Tuấn (B)
Đặng Hữu Phượng

Lớp S4-43N





Thành phố Hồ Chí Minh 06/ 2006


BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
1

Mục lục

Mục lục.................................................................................................................. 1
LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................. 3
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................................... 4
NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 5
1.1. Sự cần thiết của đề tài.............................................................................. 5
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 5
1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................... 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................. 5
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................... 7
2.1. Lý thuyết về lượng bốc hơi mặt ruộng.................................................... 7
2.2. Các phương pháp tính lượng bốc hơi mặt ruộng..................................... 7
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng:........................................................................... 8
2.4. Các phương pháp tính lượng bốc hơi mặt ruộng: ................................... 9
2.4.1. Công thức Cốtchiacốp: .................................................................... 9
2.4.2. Công thức Ca-Pốp : ....................................................................... 10
2.4.3. Công thức Sarol .............................................................................. 10
2.4.4. Công thức Stoyko ........................................................................... 11
2.4.5. Công thức Thornwthwaite (1948): ................................................. 11
2.4.6. Công thức Blaney- Kriddler: .......................................................... 12
2.4.7. Công thức Penman-Monteith : ....................................................... 12
2.5. Tính toán lượng bốc hơi tiêu chuẩn....................................................... 15
2.5.1. Cơ sở tính toán................................................................................ 15
2.5.2. Tính toán lượng bốc thoát hơi nước tiêu chuẩn ............................. 15

2.6. Kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật các định lượng bốc thoát hơi mặt
ruộng
16
2.6.1. Phương pháp xác định lượng bốc thoát hơi mặt ruộng .................. 16
2.6.2. Hệ số cây trồng Kc ......................................................................... 16
2.6.3. Kết quả tính toán ET
c
thông qua hệ số Kc ..................................... 17
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
2

2.7. Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng .................................................. 17
2.7.1. Xác định công thức tưới thích hợp cho cây trồng .......................... 17
2.7.2. Tính toán lượng mưa hữu ích ......................................................... 18
2.8. Tính toánh nhu cầu nước cho cây trồng:............................................... 18
2.8.1. Giới thiệu phần mềm Cropwat 4.3 ................................................. 18
2.8.2. Kết quả tính toán bằng phần mền Cropwat như sau: ..................... 27
2.9. So sánh kết luận, kiến nghị.................................................................... 30
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN CHUNG .............................................................. 31
I. Kết luận .................................................................................................... 31
II. Một số vấn đề tồn tại và kiến nghị........................................................... 31
PHỤ LỤC............................................................................................................ 32



















BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
3

LỜI GIỚI THIỆU

Đề tài: “Tính toán tối ưu nhu cầu nước cho cây trồng” đề cập đến các kiến
thức trong lĩnh vực thuỷ nông- cải tạo đất đang được ứng dụng trong tính toán
xây dựng và quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Đề tài bao gồm các phần chính sau:
▪ Giới thiệu về đề tài.
▪ Các phương pháp tính bốc hơi mặt ruộng
▪ Phân tích chọn hệ số cây trồng Kc

Tính toán tối ưu nhu cầu nước
Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên và những người
quan tâm các kiến thức cần thiết trong ngành thuỷ nông và có được phương
pháp tính toán hiệu quả trong việc xác định nhu cầu dùng nước cho cây trồng.
Đề tài đã được xem xét, mô tả, phân tích theo các chỉ tiêu, chất lượng và các

phương pháp khác nhau trong tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng và nhu cầu
dùng nước cho cây trồng.
Đề tài đưa ra từ các phươ
ng pháp tính toán khác nhau. Qua đó ta có thể hiểu
thêm về các cách tính toán kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực thuỷ nông phục
vụ cho quản lý, thiết kế các công trình thuỷ lợi.
Hy vọng là đề tài này sẽ có ích cho các sinh viên và những người quan tâm
trong học tập, nghiên cứu khoa học và tính toán trong thuỷ lợi.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Khoa Học Công Nghệ, thầy cô, bạn bè
đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài này. Do thời
gian ngắn, khuôn kh
ổ chương trình hẹp, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế,
nên đề tài này chắc chắn còn nhiều sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự
chỉ bảo của thầy cô, ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn sinh viên và những
người quan tâm để đề tài dần được hoàn thiện, phục vụ hữu ích hơn cho công
tác nghiên cứu và ứng dụng sau này.
Các ý kiến đóng góp xin gửi về Lớp S4_43N Trường Đại Học Thuỷ L
ợi-Cơ
sở 2.


BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
4

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “ Tính toán tối ưu nhu cầu nước cho cây trồng”
2. Mục tiêu nghiên cứu khoa học

Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, tăng khả năng ứng dụng các phần

mềm hiện đại phục vụ quá trình học tập trong trường cũng như sau khi tốt
nghiệp ra trường.
3. Giáo viên hướng dẫn:

- TS. Dương Văn Viện
- KS. Đỗ Tiến Khoa
4. Sinh viên thực hiện:

- Triệu Ánh Ngọc
- Nguyễn Thị Kim Oanh
- Lê Minh Tuấn
- Đặng Hữu Phượng
Lớp S4_43N - Trường Đại Học Thuỷ Lợi – Cơ Sở II
5. Thời gian thực hiện
: 3 tháng từ 04/02/06 đến 05/05/06
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
5

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Để tính toán chu cầu dùng nước cho cây trồng được chính xác và
hiệu quả thì ta quan tâm đến hai hệ số là lượng bốc hơi mặt ruộng và hệ số
cây trồng Kc.
Hiện nay ở nước ta đã sử dụng rất nhiều công thức khác nhau để xác
định lượng bốc hơi mặt ruộng, nhưng chưa đề cập một cách chính xác
những mặt ưu nhược trong những điều kiện khí hậu cụ
thể của các công
thức làm cho một số công thức tính toán không được phù hợp với thực tế

nước ta hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi đã thu tập phân tích các phương
pháp tính lượng bốc hơi mặt ruộng và hệ số cây trồng Kc nhằm tối ưu
trong tính toán nhu cầu nước cho cây trồng.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong sinh viên tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận các vấn đề khoa học, biết vận
dụng, bổ sung, nâng cao các kiến thức đã được học trong nhà trường..
- Nhằm đưa ra một công thức tính toán tối ưu trong tính toán nhu cầu
dùng nước cho cây trồng ở nước ta nói chung và khu vực Dầu Tiếng nói
riêng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
-Thu thập lý thuyết về tất cả các phương pháp xác định lượng bốc hơi
mặt ruộng và hệ số cây trồng Kc đang được sử dụng ở nước ta hiện nay.
-So sánh, lựa chọn trong số các phương pháp đó một phương pháp
cho là tốt nhất, từ đó tính toán tối ưu nhu cầu nước cho cây trồng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các
phương pháp tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng và thu thập hệ số cây
trồng Kc đã sử dụng ở nước ta.
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
6

- So sánh đối chiếu các phương pháp tính toán, nhận xét ưu nhược
điểm của từng phương pháp và chọn ra phương pháp tối ưu.
- Tính toán tối ưu nhu cầu nước cho cây trồng và so sánh với kết quả
đã tính từ các phương pháp khác, qua đó rút ra kết luận.
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
7


CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về lượng bốc hơi mặt ruộng
Lượng bốc hơi mặt ruộng bao gồm lượng bốc hơi khoảng trống và lượng
nước do cây trồng hút lên (gồm có lượng nước tạo thành thân lá và lượng
bốc hơi mặt lá).
Trong đó lượng bốc hơi mặt lá chiếm phần lớn còn lượng nước để tạo
thành thân và lá thì chỉ chiếm khoảng 0,2% lượng nước mà cây hút lên.
Trong thực tế, rất khó tách hai đại lượng trên ra riêng biệt vì bản chất củ
a
hai hiện tượng có khác nhau, một bên mang bản chất vật lý còn bên kia
mang bản chất sinh lý. Do đó trong thực tế người ta gộp hai đại lượng trên
thành một.
Lượng bốc hơi khoảng trống chiếm 1 tỷ lệ lớn trong lượng bốc hơi lượng
bốc hơi măt ruộng và có liên quan chặt chẽ với lượng bốc hơi mặt lá.
2.2. Các phương pháp tính lượng bốc hơi mặt ruộng
Lượng bốc thoát hơi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thể xác định
cần phải phân tích, xem xét từ đó chọn phương pháp hợp lý.
Xem xét trên mặt ruộng:
- Lượng nước đi: + Bốc hơi mặt ruộng (khoảng trống và bốc hơi mặt nước).
(Lượng nước cây trồng cần để tạo thân, lá).
+ Lượng nước ngấm.
+ Lượng rò rỉ.
- Lượ
ng nước đến: + Mưa.
Theo yêu cầu của cây trồng trong từng thời đoạn sinh trưởng
ĐẾN – ĐI > 0 Î THÁO
ĐẾN – ĐI < 0 Î TƯỚI
Ở đây chỉ xét tưới. Gọi m _ là lượng nước cần bổ xung cho 1 ha (mức
tưới m

3
/ha)
M =f (E,R,P)
E : bốc hơi mặt ruộng
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
8

R : bốc hơi mưa
P : bốc hơi mưa
E phụ thuộc: + Cây trồng
+ Thổ nhưỡng
+ Địa chất thủy văn
+ Khí hậu (t,e)
+ Kỹ thu ật tưới.
R: +Thổ nhưỡng
+ Địa chất thủy văn.
P: + Lượng mưa có thể lợi dụng được.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng:
Lượng bốc hơi mặt ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí
hậu, loại cây trồng, mật độ gieo trồng, độ ẩm của đất( biện pháp và kỹ thuật
tưới ).
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng nước cần của cây trồng:
+ Nhân tố khí hậu:
Lượng nước cần tăng lên khi: + Nhiệt độ tăng cao
+ Độ chi
ếu sáng lớn
+ Tốc độ gió lớn
+ Độ ẩm không khí nhỏ

+ Bốc hơi mạnh.
+ Nhân tố cây trồng, kĩ thuật:
- Loại cây trồng Æ độ che phủ Æ mức độ bốc hơi
- Kỹ thuật nông nghiệp: mật độ gieo trồng, chế độ bón phân.
+ Phương pháp và kỹ thuật tưới:
- Tưới dãi bốc hơi nhiều hơn tưới ngập.
- Tưới nông bốc h
ơi nhiều hơn tưới sâu.
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
9

+ Nhân tố thổ nhưỡng và địa chất thủy văn.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm xác định nhu
cầu nước của cây trồng dựa vào các mối quan hệ khác nhau như:
▪ Quan hệ bốc thoát hơi nước và năng suất cây trồng.
▪ Quan hệ bốc thoát hơi nước và bốc hơi tự do.
▪ Quan hệ bốc thoát hơi nước và nhiệt độ không khí.
▪ Quan hệ b
ốc thoát hơi nước và nhiệt độ, độ ẩm không khí.
▪ Quan hệ bốc thoát hơi nước và nhiệt độ không khí, cường độ ánh
sáng.
▪ Quan hệ bốc thoát hơi nước và nhiều yếu tố khí hậu tổng hợp.
2.4. Các phương pháp tính lượng bốc hơi mặt ruộng:
2.4.1. Công thức Cốtchiacốp:
Công thức:
YKE .=

Trong đó: K : hệ số cần nước (m
3

/tấn)
Y: năng suất cây trồng (tấn/ha)
Đường quan hệ có dạng
n
c
YcET .=

ET
c
tỷ lệ thuận với Y
c, n : hệ số xác định bằng thí nghiệm, nó thay đổi tuỳ theo yếu tố ngoại
cảnh :
+ Khí hậu
+ Loại cây
+ Thổ nhưỡng
+ Địa chất thủy văn
Qua thí nghiệm của trường ĐHNN 1 HN thì việc dùng phương pháp này
sai số với thực tế -4,5%
÷
+11,3%.
Với lúa mùa năng suất 5 ÷ 5,4 T/ha thì K = 970
÷
1200 m
3
/T
Những kết quả thực đo cho thấy K = 910
÷
2280 m
3
/T

Lúa nước ở Trung Quốc: K = 850
÷
2650 m
3
/T
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
10

Lúa nước ở Nga: K = 1270
÷
2030 m
3
/T
Nhận xét :
- Ưu điểm : đơn giản, nêu được mối tương quan giữa lượng nước và sản
lượng cây trồng.
- Nhược điểm : mức độ chính xác không cao vì hệ số K phụ thuộc nhiều
yếu tố, phạm vi biến thiên rộng.
Do nhưng hạn chế trên, khi sử dụng công thức này cần có nhiều tài liệu
quan trắc.
2.4.2. Công thức Ca-Pốp :
Công thức :
0
.
EE
α
=

0

ET
ET
c
=
α

ET
0
là lượng bốc hơi mặt nước tự do trong điều kiện phải đạt được sản
lượng cao.
Theo thí nghiệm của trường ĐHNN 1 đối với vụ mùa :

α
toàn vụ
= 1,96 ;
α
cây đẻ nhánh
= 1,46;
α
dòng_trổ bông
= 2,64 ;
Kết quả cho thấy sai số so với thực tế là khá lớn: -11,7%
÷
35,3%.
Nhận xét :
- Ưu điểm: phương pháp đơn giản, dễ xác định, tài liệu ET
0
dễ thí nghiệm
được, các điều kiện phi khí hậu thay đổi ít, con người có thể khống chế
được. H ệ s ố

α
do vậy tương đối ổn định.
- Nhược điểm: ET
c
là nhân tố vừa có tính chất vật lý, tính chất sinh lý.
Còng ET
0
là hiện tượng hoàn toàn vật lý. Do vậy mà cơ sở lý luận chưa
hợp lý. Công thức chưa nói lên nước quan hệ giữa sản lượng và lượng
nước.
Do vậy khi sử dụng công thức này cần có sự hiệu chỉnh
α
với các điều
kiện khí hậu và năng suất cây trồng.
2.4.3. Công thức Sarol
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
11

E = e.


với e : lượng nước cần cho 1
o
C


: tổng tích trong thời kỳ sinh trưởng
2.4.4. Công thức Stoyko
E

1
=
1
1
1
)
100
1,0( t
a
t
o
c
Σ−

E
2
=
[ ]
2
1
2
)
100
1(1,0 t
a
t
o
c
Σ−−


a
1
,a
2
: độ ẩm không khí bình quân từng thời kỳ.
o
c
t
1
o
c
t
2
: nhiệt độ không khí bình quân trong từng thời kỳ.
1

2

: tổng tích trong thời kỳ tính toán
2.4.5.

Công thức Thornwthwaite (1948):
ET = 16xK
c
a
I
t
)
.10
(


(mm)
I =

=
=
12
1
n
i
i
n
i
n
- Chỉ số nhiệt độ của năm tính toán.
i
n
= (t/5)
1.514
.Chỉ số nhiệt tháng tính toán với to bình quân tháng
(
o
C).
Kc - Hệ số cây trồng, phụ thuộc vào cây trồng và yếu tố khí hậu hệ
số phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình năm .
a - Hệ số kinh nghiệm,được xác định như sau:
a = x3- x2+ 2x+0,5 khi I > 80.
a = (1,6/100)I +0,5 khi I < 80.
x = (8,8I/1000).
Nhận xét:

- Ưu điểm : Kết quả tính toán theo công thức này có xu hướng thiên bé
tiết kiệm được nước .
- Nhược điểm: Công thức này không sử dụng được cho nhiều vùng, chỉ

phù hợp với vùng ẩm. Vì kết quả thiên bé nên không đảm bảo an toàn.

BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
12

2.4.6. Công thức Blaney- Kriddler:
Công thức đã thiết lập được mối quan hệ giữa lượng bốc hơi mặt ruộng với
các yếu tố khí tượng chủ yếu là nhiệt độ, số giờ chiếu sáng trong ngày ,
với điều kiện cây trồng . Đây là dạng công thức phổ biến, có độ tin cậy cao
.
Công thức có dạng sau:
Ec = 0,457K
c
.PC(t
c
+17,8), (mm/ngày)
Trong đó
ETo - Lượng bốc hơi mặt ruộng đối với tháng được xem xét.
(mm/ngày)
T- nhiệt độ trung bình ngày ( oC ) của tháng được xem xét.
P - tỷ lệ phần trăm số giờ chiếu sáng trung bình ngày của tháng so với
tổng số giờ chiếu sáng trong năm.
C - hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào độ ẩm, số giờ chiếu sáng và điều
kiện gió ban ngày.
Kc -hệ số cây trồng

Nhận xét :
- Ưu điểm : đã xét 2 yếu tố khí hậu là nhiệt độ và ánh sáng, công thức có
thể áp dụng tính toán cho 2 vùng ẩm và vùng khô hạn. Công thức
Blaney - Kriddle đã được ứng dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới,
trong đó có các nước vùng Đông Nam Á tương tự như ở Việt Nam.
- Nhược điểm : khó khăn trong việc xác định hệ số hiệu chỉnh, chưa đề
cập sâu vào các yếu t
ố khí hậu khác.
2.4.7. Công thức Penman-Monteith :
ET
o
= C{W.R
n
+(1- W).f(ϕ)(e
a
– e
d
)} ; (mm/ngày)
Trong đó:
W: Hệ số có quan hệ với nhiệt độ và độ cao khu tưới, tra bảng (II-5).
R
n
: Chênh lệch giữa bức xạ tăng và giảm.
R
n
= R
ns
– R
nl
Với R

ns
= R
s
.R
a

Theo FAO α = 0,25
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
13

)1)(5,025,0(
α
−+=
N
n
R
s

R
a
: Tra bảng ( II – 9 ) quan hệ với vĩ độ và tháng
R
ns
: Bức xạ mặt trời được giữ lại sau khi phản xạ đối với mặt ruộng
R
nl
: Bức xạ được tỏa ra bởi năng lượng hút được ban đầu
R
nl

= f(t).f(e
d
).f(n/N).
f(t)- Hàm hiệu chỉnh về hiệu quả của nhiệt độ đối với bức xạ sóng dài.
L
t
L
T
tf
k
944
10.)273(118.
)(

+
==
τ

Với L = 59,7 – 0,055t
τ : Là hằng số Stefan ; τ = 1,19.10
-7
cal/cm
2
/ ngày
T
k
: Là nhiệt độ Kelvin: T
k
0
=

0
C + 273
Giá trị của f(t) có thể tra theo bảng tính sẵn.
f(n/N): Là hàm hiệu chỉnh về hiệu quả của giờ chiếu sáng của mặt trời thực
tế với giờ chiếu sáng max đối với bức xạ sóng dài , N tra theo bảng (II – 6)
f(n/N) = 0,1 + 0,9(n/N)
f(e
d
) – Hàm hiệu chỉnh về hiệu quả của áp suất hơi thực tế đối với bức xạ
sóng dài
f(e
d
) = 0,34 – 0,044
d
e

f(v) – Hàm quan hệ với tốc độ gió
f(v) = 0,35(1+0,54v)
v: Tốc độ gió trung bình ở độ cao 2 m ( m/s)
C: Hệ số hiệu chỉnh về sự bù trừ đối với tốc độ gió ban ngày và ban đêm
cũng như sự thay đổi bức xạ mặt trời, tra theo bảng ( II – 7 GTBTTN )
(e
a
- e
d
) – Chênh lệch giữa áp xuất hơi bão hòa ở nhiệt độ trung bình của
không khí và áp xuất hơi thực tế đo được
e
a
: Hàm số quan hệ với nhiệt độ, tra bảng ( II – 10 GTBTTN )

e
d
: Được xác định theo công thức
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2006
Tính toán tối ưu nhu cầu dùng nước cho cây trồng Trang
14

100
.
r
ad
H
ee =

H
r
: Độ ẩm trung bình không khí (%)
Qua tài liệu nghiên cứu nhiều năm của Viện nghiên cứu khoa học thuỷ lợi
Nam Bộ thì :
Lúa sạ:
Vụ Đông Xuân K = 1264 m
3
/T
Vụ Hè Thu K = 882 m
3
/T
Vụ Mùa K = 1298 m
3
/T
Lúa cấy:

Vụ Đông Xuân K = 1230 m
3
/T
Vụ Hè Thu K = 1080 m
3
/T
Vụ Mùa K = 1403 m
3
/T
Sự sai khác về nhu cầu nước của lúa sạ và lúa cấy: Vụ Đông Xuân là ±10%
và vụ Mùa là ± 2,8%
Nhận xét:
Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học trong nước và
trên thế giới đã khẳng định phương pháp Penman -Monteith xác định nhu
cầu nước của cây trồng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa bốc thoát hơi và
nhiều yếu tố khí hậu là cho kết quả phù hợ
p nhất. Do vậy công thức được
sử dụng nhiều trên thế giới. Đặc biệt là với Việt Nam nói chung và khu vực
hồ Dầu Tiếng nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, biên độ nhiệt
thay đổi rất lớn giữa các mùa (Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được
là 14
o
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37
o
C), (Vào mùa mưa độ ẩm cao
nhất đạt 90%, vào mùa khô độ ẩm đạt 65%). Lượng bốc hơi phụ thuộc rất
lớn vào các yếu tố khí hậu. Hơn nữa phương pháp này đã được nhiều nhà
nghiên cứu hiệu chỉnh cho phù hợp và tổ chức nông nghiệp và lương thực
thế giới (FAO) đã chọn phương pháp Penman-Monteith do Doorenbos và
Pruitt hiệu chỉnh.



×