Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thuyết mâu thuẫn của ralf dahrendorf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.48 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÀI TẬP GIỮA KÌ MÔN:
CÁC LÍ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

Hà Thị Đào
Lê Thị Ngọc Oanh

1


Đề bài: Chọn và trình bày bằng sơ đồ và ví dụ một lý thuyết xã hội học hiện đại.

Lí thuyết của Ralf Dahrendorf về mâu thuẫn:
Ralf Dahrendorf sinh năm 1929 ở Đức. Ông từng làm khoa học ở Đức, Anh
và Mỹ. Năm 1974, ông là giám đốc Trường ĐH Kinh Tế Luân Đôn. Năm 1984,
ông trở về Đức và làm giáo sư xã hội học ở Trường ĐH Tổng Hợp Constance.
Tác phẩm chính của ông là: “Giai cấp và mâu thuãn giai cấp trong xã hội
công nghiệp” (1959), “Xã hội và nền dân chủ ở Đức” (1967), “Tự do mới” (1975)

Theo Dahrendorf, sự phân chia quyền lực là một nhân tố quyết định quan
trọng đối với cấu trúc xã hội và quyền lực là nguồn gốc của mâu thuẫn. Sự khác
nhau về sự thống trị, về quyền thế giữa các nhóm là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn
xã hội. Ông là người đầu tiên nói rằng mâu thuẫn và xung đột là hai khía cạnh hoàn
toàn khác nhau. Mâu thuẫn xã hội có trở thành xung đột và có bùng nổ thành
những hành động biến đổi xã hội hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Ông chỉ ra bốn loại yếu tố chính là yếu tố kĩ thuật, yếu tố chính trị, yếu tố xã hội và
yếu tố tâm lí. Các yếu tố này thường thương tác với nhau, kết quả là làm cho mâu
thuẫn xã hội bùng lên, xẹp đi hay giữ được trạng thái ổn định, trật tự.


Không phải mâu thuẫn nào cũng là xung đột, nó chỉ là xung đột khi có sự tác
động của cả bốn yếu tố: kĩ thuật, chính trị, xã hội và tâm lí. Xung đột chỉ là một
trạng thái cực đoan.

2


Sơ đồ các yếu tố tác động đến mâu thuẫn để tạo thành xung đột:

Kĩ thuật

Chính trị
Xung đột
Mâu thuẫn
Xã hội

Tâm lí

Ví dụ:
Trong một doanh nghiệp, nếu chủ doanh nghiệp là những người độc đoán,
duy lí, trả lương thấp nhưng luôn muốn công nhân làm thêm giờ, không khuyến
khích thậm chí là đẩy xa công nhân ra khỏi các hoạt động xã hội, đề ra các quy
định khắt khe trong công việc khiến áp lực công việc cao, không bao giờ lắng nghe
ý kiến, đề xuất của công nhân… Đồng thời trang thiết bị, máy móc kĩ thuật không
được sửa chữa, thay mới kịp thời khiến quá trình lao động của công nhân gặp khó
khăn nhưng lại trừ lương khi công nhân không hoàn thành công việc đúng thời hạn
3


quy định… Điều này sẽ dẫn đến sự bất bình, phản đối của công nhân, nếu tình

trạng kéo dài sẽ khiến cho công nhân không muốn làm việc, hay nổi dậy đấu tranh
đòi quyền lợi, hoặc bỏ việc hàng loạt…Bãi công là một hình thức bộc lộ sự chống
đối của công nhân đối với giới chủ về điều kiện làm việc, môi trường làm việc
hoặc lương, chính sách… điều này có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của mâu
thuẫn giữa công nhân với giới chủ một cách đáng kể vì người công nhân đã “thể
hiện, bộc lộ” sự búc xúc của mình ra bên ngoài, bên cạnh đó dưới áp lực của cuộc
bãi công với quy mô lớn, người chủ doanh nghiệp tất phải có những thay đổi trong
chính sách quản lí cũng như đưa ra những điều chỉnh về công việc cho công nhân.

4



×