Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Qui luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 18 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện trọng đại trong
đời sống chính trị của nhân dân ta. Đại hội đã tổng kết tình hình mọi mặt của
đất nước, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những quyết sách lớn nhằm
làm chuyển biến tình hình, đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Một trong những quyết sách đó là chuyển đổi nền kinh tế đất
nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghiã. Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung - quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất
đối với nền kinh tế nước ta trong hiện tại và tương lai. Trải qua mười lăm năm
thăng trầm và biến động, nền kinh tế Việt Nam cũng đã tồn tại và phát sinh
nhiều mâu thuẫn. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, kiên định trong
việc lựa chọn lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
“kim chỉ nam” cho mọi hành động đã từng bước giải quyết được những mâu
thuẫn này, đồng thời lại có kế hoạch, phương hướng giải quyết những mâu
thuẫn mới nảy sinh. Vì thế, dân tộc ta đã từng bước thu được nhiều thành tựu
to lớn về mọi mặt, kinh tế thoát khỏi khủng hoảng triền miên hàng chục năm
và bước đầu thời kỳ phát triển toàn diện và tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên,
cũng cần phải phân tích sâu thêm bản chất, đặc điểm đã được khái quát nói
trên, để có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động. Hiện
nay đứng trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 với nhiều thời cơ và thách thức. Góp
phần cùng Đảng và Nhà nước đưa nền kinh tế phát triển, khẳng định vị trí của
Việt Nam trên thế giới thì nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người dân Việt Nam nói
chung, sinh viên kinh tế nói riêng là phải hiểu rõ nắm bắt được nguồn gốc bên
trong của sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước nhà. Do vậy em xin
chọn đề tài:"Qui luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật với việc phân
tích hệ thống mâu thuẫn của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam" cũng là để phát triển tư duy triết học, tập sự làm một công
trình khoa học nhỏ, đồng thời làm quen với phương pháp học ở bậc đại học,


làm bài viết của mình.
1

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1)Nội dung của qui luật mâu thuẫn:
Qui luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn
gốc bên trong của sự vận động và phát triển. Nắm vững được nội dung của qui
luật này sẽ giúp chúng ta hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất
của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật phát triển.
Qui luật mâu thuẫn có 3 nội dung.
Nhưng để hiểu được nội dung qui luật, trước hết cần nắm được khái
niệm “mặt đối lập”. Khái niệm này trong qui luật mâu thuẫn là sự khái quát
những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng... trái ngược nhau trong
một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng. Ví dụ: điện tích âm và điện tích
dương trong nguyên tử, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết
học v.v...
Cũng không nên nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn
phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo
thành mâu thuẫn, những mặt này phải đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng
buộc nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
Nội dung qui luật:
-Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến:
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng
trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn chẳng những là một
hiện tượng khách quan, mà còn là hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại
khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội
và tư duy của con người. Chẳng những mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự
2
vật, hiện tượng mà còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của
chúng. Không có một sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không

có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không
có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn, Ăng-ghen
chỉ ra rằng, ngay hình thức vận động giản đơn nhất của vật chất-vận động cơ
học đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy
có thể thực hiện được chỉ là vì, một vật trong cùng một lúc vừalà ở nơi này lại
vừa ở nơi khác, vừa ở trong cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó.
Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng
bao hàm mâu thuẫn. Ăng-ghen viết:”Nếu bản thân sự di động một cách máy
móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn,thì tất nhiên những hình thức vận động
cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống
hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn, như vậy... Sự sống trước hết
chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa lại là một cái
khác. Như vậy sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự
vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn
đã hết thì sự sống cũng không còn nữa vì cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta
đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi
mâu thuẫn; chẳng hạn như năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của con
người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con ngưòi bị hạn
chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức,
- mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp
đó ít ra đối với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, - và được giải quyết trong sự
vận động đi lên vô tận”.
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
3
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với
nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Trong một mâu thuẫn, có quan hệ thống nhất với nhau. Khái niệm
“thống nhất” trong qui luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với
nhau, ràng buộc nhau và qui định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề

tồn tại của mình. Ví dụ: Trong sinh vật, hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá
thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ chết v.v... Lê-nin
viết: “ Sự thống nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh
hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá
trình của giới tự nhiên ... Phép biện chứng còn vạch ra rằng những mặt đối lập
làm thế nào mà có thể chuyển hoá lẫn nhau, - trong những điều kiện nào
chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hoá lẫn nhau - tại sao lý trí con người
không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có
điều kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau”.
Như vậy, theo quan điểm của phép biện chứng, sự đồng nhất không tách
rời với sự khác nhau, sự đối lập. Mỗi sự vật vừa là bản thân nó, vừa là một cái
khác với bản thân nó. Trong sự đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, sự đối
lập. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự
đấu tranh giữa chúng. Bởi vì, đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Hai
mặt đối lập này không nằm yên bên nhau, mà chúng luôn đấu tranh với nhau.
Khái niệm “ đấu tranh” giữa các mặt đối lập trong qui luật mâu thuẫn có
nghĩa là các mặt đối bài trừ nhau, phủ định nhau. Sự bài trừ, phủ định nhau
trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạng rất khác nhau. Ví dụ:
Sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản được diễn ra dưới dạng
xung đột với nhau về mọi mặt rất gay gắt và quyết liệt chỉ có thể thông qua
cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được
4
mâu thuẫn này một cách căn bản. Sự đấu tranh giữa hai mặt đồng hoá và dị
hoá, sức hút và sức đẩy, vi phân và tích phân v.v... thì lại diễn ra dưới dạng tác
động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau v.v...
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy
có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng của
nó. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của
hai mặt. Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu
thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh

thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, thì mới hình thành bước
đầu của mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn sự khác nhau đó
biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau
gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập
cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với
mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại triển khai, phát triển và lại được giải
quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Sự đấu tranh
giữa hai mặt đối lập đã làm cho các sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh
viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực bên
trong của mọi sự vận động và phát triển. Với ý nghĩa đó Lê-nin viết: “ Phát
triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính
chất tạm thời, tương đối, nghĩa nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối
của các sự vật và hiện tượng. Còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính
chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về vật
chất của các sự vật và hiện tượng. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt
đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không
5
ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất. Về mối quan hệ
giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lê-nin viết:”Sự thống nhất
của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển,
sự vận động là tuyệt đối”.
-Sự chuyển hóa của các mặt đối lập:
Về sự chuyển hóa của các mặt đối lập Lê-nin viết:”Không phải chỉ là sự
thống nhất của các mặt đối lập, mà còn là những chuyển hóa của mỗi qui định,
chất, đặc trưng, mặt thuộc tính sang mỗi cái khác” Do đó, ta không nên hiểu
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập một cách đơn giản, máy móc, chỉ
căn cứ vào hình thức bên ngoài, chỉ nói về sự chuyển hóa của chúng. Sự vật

và hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự chuyển hóa của
các mặt đối lập cũng rất khác nhau. Ăng-ghen đã khái quát rằng, những mặt
đối lập của mâu thuẫn “thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng từ
mặt đối lập này thành một đối lập kia, hoặc lên những hình thức cao hơn, đã
qui định sự sống của giới tự nhiên”.
Như vậy phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của
các mặt đối lập. Ý kiến của Ăng-ghen có nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hóa
lẫn nhau, hoặc cả hai chuyển thành những chất mới.
2)Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
Nền kinh tế ở nước ta hiện nay: “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước” [ Văn kiện đại hội VII (trang 21) ]
6
Vậy kinh tế hàng hóa là gì ? Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế
- xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm
để bán, để trao đổi trên thị trường. Và kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển
cao của kinh tế hàng hóa trong đó thị trường là một quá trình mà người bán và
người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Thông
thường kinh tế thị trường phải trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ
nhất, là giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị
trường. Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự do, nhà
nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn
kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là nhà nước can thiệp
vào kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Như vậy,
nền kinh tế nước ta đã không trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và
giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường
hiện đại. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một nền
kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội xã hội chủ
nghĩa). Nhà nước ta quản lý thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có

nghĩa là nhà nước tham gia vào quá trình kinh tế thông qua việc xây dựng các
hình thức sở hữu nhà nước, các chương trình khuyến khích đầu tư và tiêu
dùng, cùng với việc sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tín dụng, tiền
tệ... để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Sự phối hợp giữa chính phủ và thị
trường trong một nền kinh tế hỗn hợp nhằm bảo đảm sự phát triển có hiệu quả,
cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Nền kinh tế của
chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hoá, nền
kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu.
Thế nhưng, nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị
7

×