BÀI TẬP GIỮA KỲ
Họ và tên: Nguyễn Đặng Kỳ Duyên – MSSV: 10030119
Hoàng Thị Liên – MSSV: 10030432
Lớp: K55-Xã hội học
Số điện thoại liên lạc: Duyên: 0986108922
Liên: 0985751593
Thuyết tinh hoa
MỤC LỤC
I.
II.
III.
Mở đầu
Nội dung chính
1. Thuyết tinh hoa theo quan điểm của các nhà Xã hội học
2. Phân tích và ví dụ minh họa
Kết luận
Bài làm
I.
Mở đầu
Trong tiến trình phát triển của loài người, xã hội đã biến đổi qua rất nhiều
những hình thái khác nhau. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì những mâu
thuần giữa giai cấp, xung đột giữa con người càng tăng lên bấy nhiêu. Để giải
thích về mâu thuẫn trong xã hội, rất nhiều nhà xã hội học đã nghiên cứu về vấn
đề này. Những người đặt nền móng xây dựng chủ thuyết mâu thuẫn (còn gọi là
thuyết xung đột) trong xã hội học hiên đại là Karl Marx và Fridrich Engels.
Trong khi thuyết chức năng nhấn mạnh sự ổn định, trật tự, cân bằng, thì thuyết
mâu thuẫn nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội. Sự căng
thẳng xã hội, sự phân hóa xã hội cùng với sự mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột,
đấu tranh, biến đổi xã hội là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của các lý thuyết
mâu thuẫn trong xã hội học.
II.
Nội dung chính
1. Thuyết tinh hoa theo quan điểm của các nhà Xã hội học
Nhận thấy rõ mẫu thuẫn về lợi ích và quyền lực là tất yếu trong xã hội một
số tác giả là V.Pareto, G.Mosca, R.Michels cho rằng: chỉ một nhóm ít người là
có khả năng nắm giữ vị thế và quyền lực lãnh đạo những người khác trong xã
hội. Nhóm người đó được gọi là nhóm tinh hoa trong xã hội và của tổ chức xã
hội.
Đặc trưng của nhóm tinh hoa là các thành viên của nó cũng chiếm giữ và
cùng ra sức bảo vệ địa vị lãnh đạo, quản lý cũng như cùng chia sẻ lợi ích,
quyền lực và những ưu thế gắn liền với vị trí của họ.
Tuy nhiên mỗi tác giả của thuyết tinh hoa nhấn mạnh một khía cạnh của
mối quan hệ mâu thuẫn giữa nhóm thống trị và nhóm bị trị.
Bảng thuyết tinh hoa theo quan điểm của các nhà Xã hội học
Tác giả
Quan hệ mâu thuẫn trong xã hội
Nhóm thống trị
Nhóm bị trị
Pareto
Người có địa vị thống trị
Người bị trị
G. Mosca
Người lao động, quản lý
Người bị lao động, quản
lý
R. Michels
Giới cầm quyền (thủ lĩnh
hoạt động vì mục đích
của họ)
Người bị trị
2. Phân tích ví dụ minh họa
Ví dụ:
Xã hội phong kiến là một điển hình của cấu trúc quyền lực. Trong đó, giai
cấp thống trị hay nhóm thống trị được coi như nhóm tinh hoa quyền lực của xã
hội. Họ chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng sở hữu số lượng của cải rất lớn và chính
số của cải đó đã duy trì quyền lực cho nhóm này.
Nhóm thống trị có quyền lực cưỡng chế, khả năng bắt người khác phải
tuân theo, làm theo ý chí và nguyện vọng của mình. Địa chủ phong kiến, giai
cấp tư sản chính là những đại diện của nhóm thống trị trong xã hội phong kiến.
Họ có thể cai trị và bóc lột những tầng lớp dưới của mình.
Bên cạnh đó nhóm thống trị còn củng cố quyền lực của mình bằng cách
giao lưu với những người cùng tầng lớp, trao đổi của cải, quyền vị, chức năng
cai trị nhằm đạt được mục đích.
Nhóm thống trị (nhóm tinh hoa) trong xã hội phong kiến không nhất thiết
phải là nhóm có tri thức cao nhất nhưng phải là nhóm có địa vị và quyền lực
cao nhất. Nhóm này có quyền quyết định mọi việc trong xã hội, có quyền
thống trị và lãnh đạo các nhóm khác.
III.
Kết luận
Thuyết tinh hoa rất giống với quan niệm của Marx khi cho rằng xã hội có
phân chia giai cấp là một thể thống nhất của các mặt đối lập, trong đó một
thiểu số người thống trị đa số những người khác. Tuy nhiên, lý thuyết tinh hoa
chủ yếu xem xét các đặc điểm của cơ chế vận hành và duy trì cấu trúc mâu
thuẫn mà ít tập trung vào phân tích nền tảng kinh tế của cấu trúc đó.
Những người cùng chia sẻ với nhau trên nền tảng cùng văn hoá lớn hơn
được tổ chức để bảo vệ địa vị và lợi ích của bản thân. Lợi ích cá nhân và bản
chất bất bình đẳng quyền lực là động cơ chủ yếu tạo ra xung đột xã hội.