Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.31 KB, 5 trang )

CHƯƠNG IV: NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
1. Cấu trúc của ngôn ngữ
Việc nghiên cứu một ngôn ngữ được thực hiện qua những giai đoạn phân tích có
quan hệ với nhau bao gồm: Âm vị học, Hình thái học, Từ vựng và Cú pháp.



Âm vị học: nghiên cứu các yếu tố âm thanh trong lời nói (theo nghĩa rộng).
Hình thái học: nghiên cứu các hình thái kết hợp của các âm thanh để tạo ra



hình vị - từ và các yếu tố cấu thành có nghĩa của nó.
Từ vựng: là cuốn từ điển chứa đựng tất cả các hình vị của ngôn ngữ đó và ý



nghĩa của chúng.
Cú pháp: là trật tự sắp xếp các từ trong ngữ và câu.



Âm vị và âm tố


Ngữ âm học là ngành nghiên cứu âm thanh của lời nói, những gì mà con người
thực sự nói trong các ngôn ngữ khác nhau. Âm vị học (theo nghĩa hẹp) tìm
hiểu các yếu tố âm thanh có nghĩa khu biệt (âm vị) của một ngôn ngữ cụ thể.




Âm vị là đơn vị âm thanh nhỏ nhất có ý nghĩa khu biệt trong một ngôn ngữ.
Trong bất cứ ngôn ngữ nào, một âm vị nào đó sẽ có một phạm vi ngữ âm nhất



định.
Số lượng các âm vị thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác – từ 15 cho
đến 60, trung bình từ khoảng 30 đến 40. Số lượng âm vị cũng khác nhau giữa



các phương ngữ của cùng một ngôn ngữ.
Việc con người phát âm khác nhau một âm vị nào đó trong tiếng mẹ đẻ rất
quan trọng đối với sự tiến hóa của ngôn ngữ. Không có sự thay đổi trong phát
âm sẽ không thể có sự biến đổi ngôn ngữ.

2. Ngôn ngữ, tư duy và văn hóa


Giả thuyết Sapir – Whorf: Các ngôn ngữ khác nhau đưa các chủ thể ngôn ngữ
đến chỗ tư duy về sự vật theo những cách khác nhau.
2.1. Lớp từ vựng trọng tâm




Lớp từ vựng trọng tâm là những loại thuật ngữ và những nét khu biệt giữa
chúng đặc biệt quan trọng đối với một nhóm cư dân nhất định (những nhóm
kinh nghiệm sống hay các hoạt động trong đời sống có một tầm quan trọng đặc




biệt).
Những từ vựng mới cùng với những sự phân biệt, khi cần, chúng sẽ xuất hiện



và trở nên phổ biến.
Ngôn ngữ, văn hóa và tư duy tác động lẫn nhau. Nếu nói những biến đổi văn
hóa dẫn đến những biến đổi trong ngôn ngữ và tư duy thì chính điều ngược lại
mới nhiều hơn.
2.2. Ngữ nghĩa



Ngữ nghĩa hay học tộc người nghiên cứu các hệ thống phân loại về các bộ
thuật ngữ hay về các kinh nghiệm và nhận thức của các chủ thể ngôn ngữ trong
các ngôn ngữ khác nhau. Ngữ nghĩa học tộc người được nghiên cứu kĩ bao



gồm hệ thống thuật ngữ chỉ quan hệ thân tộc và màu sắc.
Những cách thức phân chia thế giới của con người – những nét tương phản tạo
nghĩa, phản ánh kinh nghiệm của con người. Địa hạt từ vựng nhất định và các
mục từ vựng phát triển theo một trật tự có chủ đích.

3. Ngôn ngữ học xã hội


Dụng ngôn (điều mà một người thực sự nói) chính là vấn đề quan tâm của

ngôn ngữ học xã hội. Lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội tìm hiểu các mối quan hệ
giữa xã hội và ngôn ngữ trong những bối cảnh khác nhau, hay là ngôn ngữ



trong bối cảnh xã hội của nó.
Theo nguyên tắc của thuyết đồng nhất ngôn ngữ, các đẳng lực, với sự tác động
liên tục, đã tạo ra những biến đổi ngôn ngữ trên quy mô lớn qua hàng thế kỷ,
vẫn đang hoạt động và người ta có thể quan sát thấy trong các sự kiện ngôn
ngữ hiện đang diễn ra. Quá trình biến đổi ngôn ngữ không diễn ra tách biệt với
xã hội. Chỉ khi những cách nói mới có kết hợp với các yếu tố xã hội thì chúng
mới có thể được bắt chước, được lan truyền và đóng một vai trò trong sự biến
đổi ngôn ngữ.


4. Lịch sử ngôn ngữ học


Lịch sử ngôn ngữ học tập trung vào quá trình biến đổi dài hạn của ngôn ngữ.
Các nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ học có thể dựng lại những đặc điểm của
các ngôn ngữ trong quá khứ bằng cách nghiên cứu các “nhánh ngôn ngữ con”
đương thời. Đây là những ngôn ngữ được sinh ra từ cùng một ngôn ngữ gốc và
đã biến đổi qua hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn năm. Chúng ta gọi ngôn



ngữ gốc của nhiều nhánh ngôn ngữ là “tiền ngôn ngữ”.
Ngôn ngữ biến đổi qua thời gian, chia ra thành các nhóm nhỏ. Các phương ngữ




của một ngôn ngữ gốc trở thành các ngôn ngữ con khác biệt.
Mối quan hệ gần gũi giữa các ngôn ngữ không nhất thiết có nghĩa là những
người sử dụng chúng có quan hệ gần gũi với nhau về mặt sinh học hay văn hóa



vì người ta có thể tiếp nhận các ngôn ngữ mới.
Kiến thức về các mối quan hệ ngôn ngữ thường có giá trị đối với các nhà nhân
chủng học nghiên cứu lịch sử. Các bằng chứng ngôn ngữ học có thể khẳng
định sự tiếp xúc văn hóa và quá trình vay mượn khi ta thiếu các văn bản lịch
sử. Khi khảo cứu lớp từ vựng vay mượn, chúng ta có thể suy ra bản chất của
sự tiếp xúc đó.

5. Mạng thông tin: một thế giới giao tiếp mới mẻ.


AIT (công nghệ thông tin tiên tiến) kết nối con người với nhau trong cả mạng



lưới rộng lẫn mạng lưới hẹp.
Mặc dù AIT kết nối toàn thế giới, nhưng sự tiếp cận nguồn thông tin của nó lại
không đồng đều giữa các quốc gia cũng như ngay trong một quốc gia. Các
nhóm người bị hạn chế trong sự tiếp cận AIT bao gồm các dân tộc ít người,



người nghèo, phụ nữ, người già và các nước kém phát triển.
Giao tiếp qua AIT chưa xóa bỏ được các thành kiến giai tầng, dù cho giao tiếp

trên mạng thông tin mang đặc trưng dân chủ hóa. Ngoài sự cách biệt dựa trên



giai tầng, thuyết ưu đẳng cũng tác động đến mạng thông tin trên nhiều mặt.
Vai trò chính của AIT sẽ là thiết lập và duy trì các mối liên kết giữa những
người có nhiều và sẽ càng nhiều điểm chung hơn nhưng lại ở những nơi cách
xa nhau.



THẾ NÀO LÀ GIẢ THUYẾT SAPIR – WHORF?
1. Bối cảnh lịch sử
2. Các truyền thống nghiên cứu thực nghiệm
3. Thiết kế của thí nghiệm 1
4. Các kích thích
5.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×