Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIỚI – TÓM TẮT TÌNH HÌNH GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.43 KB, 8 trang )

GIỚI – TÓM TẮT TÌNH HÌNH GIỚI
1. Thuật ngữ giới
 Giới tính và giới:
− Giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ những khác biệt sinh học giữa phụ nữ nam
giới.
− Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới.
 Vai trò giới: Là những hành vi được học trong bất cứ một cộng đồng/ xã hội
nào hay một nhóm mà quy định những hoạt động, nhiệm vụ và trách nhiệm
cho nam giới và phụ nữ. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, chủng
tộc, dân tộc, tín ngưỡng, môi trường địa lý, kinh tế, chính trị. Những thay đổi
trong vai trò giới thường xảy ra tương ứng với những thay đổi kinh tế, các điều
kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả những hoạt động phát triển.
− Vai trò tái sản xuất
− Vai trò sản xuất
− Quản lý cộng đồng
− Vai trò lãnh đạo cộng đồng
− Vai trò kép/nhiều gánh nặng
 Nhu cầu giới: Do phụ nữ và nam giới thực hiện các vai trò giới khác nhau nên
họ cũng có những nhu cầu giới khác nhau. Những nhu cầu này có thể được
phân loại thành nhu cầu chiến lược hoặc nhu cầu thực tế.
− Nhu cầu giới thực tế
− Các nhu cầu giới chiến lược
 Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực:
 Hòa nhập giới: Là quá trình nhằm đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới bình
đẳng trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, lợi ích từ phát triển và ra quyết
định, trong tất cả các giai đoạn của phát triển.
 Phân tích giới: Là quá trình phân tích thông tin nhằm đảm bảo rằng các lợi ích
phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và
công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời lường trước và tránh được các
tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối với phụ nữ hoặc đối với
mối quan hệ giới.


 Lập kế hoạch giới: Là quá trình lập kế hoạch các chương trình và dự án phát
triển có tính nhạy cảm giới và tính đến tác động của các vai trò giới và nhu cầu


giới khác nhau của phụ nữ và nam giới trong khu vực dự án. Lập kế hoạch giới
bao gồm việc lựa chọn các tiếp cận phù hợp nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu
thực tế của phụ nữ và nam giới mà còn xác định các điểm mấu chốt để thay đổi
các quan hệ bất bình đẳng (hay nhu cầu giới chiến lược).
 Số liệu tách biệt giới: Để tiến hành phân tích giới tất cả các số liệu phải được
tách biệt theo giới tính cho phép đo đếm tác động khác nhau đối với phụ nữ và
nam giới.
 Một số hậu quả của việc không chú ý đến phụ nữ:
− Tăng gánh nặng của phụ nữ.
− Sự thất bại của nhiều dự án phát triển và sự lãng phí các nguồn lực dành cho
phát triển cộng đồng và quốc gia.
− Tăng các vấn đề về môi trường.
− Hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất và việc làm, làm
giảm khả năng cung cấp thực phẩm và thu nhập cho gia đình của họ.
− Loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi quá trình phát
triển của địa phương và quốc gia.
− Tác động tiêu cực đến sức khỏe và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em.
− Củng cố vai trò giới và các ứng xử truyền thống không có lợi mà xâm phạm
nhân quyền phụ nữ.
2. Khái quát các vấn đề về phụ nữ và giới ở Việt Nam
− Việt Nam có một lịch sử lâu dài về bình đẳng giới. Với sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, đường lối xã hội chủ nghĩa đã đưa nguyên tắc bình đẳng giới vào
Hiến pháp và nhiều chính sách của Chính phủ.
− Việt Nam là một đất nước mà các vai trò của giới đang trong giai đoạn chuyển
tiếp.
− Việt Nam có tỉ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất trong khu vực châu Á, và cao

hơn hoặc tương đương với nhiều nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên việc
đảm bảo phụ nữ được tham gia vào các quá trình quyết định vẫn còn là thách
thức.
− Nhiều chính sách đang được thực hiện để bảo vệ và phát huy quyền của người
phụ nữ.
3. Các mối quan hệ giới trong lịch sử


− Dưới thời Bắc thuộc, theo các tín điều Nho giáo, Nam giới là bề trên, phụ nữ là
bề dưới. Phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào cha, chồng, con trai cả và vua. Sự cai
trị gia trưởng đàn ông cũng được phản ánh ở vai trò về giới và ở sự phân công
lao động trong xã hội.
− Tuy vậy, ảnh hưởng của Nho giáo giảm đi nhiều ở miền Nam Việt Nam. Và
mặc dù Nho giáo giới hạn các hoạt động của phụ nữ trong phạm vi gia đình,
phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẫn tự do hơn phụ nữ Trung Hoa. Bộ luật Hồng
Đức ban hành năm 1483 thời Hậu Lê khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ
trong thừa kế, có quyền ly hôn, được bảo vệ không bị đánh đập xâm hại.
 Chủ nghĩa thực dân Pháp:
− Dưới thời Pháp thuộc là giai đoạn lịch sử khắc nghiệt đối với cả phụ nữ và
nam giới. Phụ nữ mù chữ, bị đánh đập tàn bạo, phải chịu những đối xử hà
khắc,…
− Chế độ thực dân Pháp góp phần khơi dậy các cuộc tranh luận về vấn đề giải
phóng phụ nữ và các vấn đề của phụ nữ dù vấp phải sự phản đối của xã hội.
− Hơn một triệu phụ nữ Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến
chống Pháp.
− Sau khi giành được độc lập, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền bình đẳng
giữa phụ nữ và nam giới được ghi nhận.
 Chính sách xã hội chủ nghĩa:
− Năm 1930, chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Hiệp hội hành động Giải phóng
phụ nữ (nay là Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam). Người coi bình đẳng giới là 1

trong 10 nhiệm vụ chính của Cách mạng Việt Nam.
− Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tiến bộ của phụ
nữ, mang đến sự hậu thuẫn trong khung pháp lý và hỗ trợ tài chính để giải
quyết các vấn đề của phụ nữ.
− Ngày nay cùng với sự đổi mới theo cơ chế thị trường, một số quyền ưu tiên
cho phụ nữ đã bị mất đi, chẳng hạn chế độ nghỉ đẻ được trả lương ở khối
doanh nghiệp tư nhân.
 Chiến tranh chống Mỹ: Phụ nữ đã đảm đương những trách nhiệm trong chính
phủ mà trước đây thường do nam giới gánh vác.
 Đoàn kết quốc tế: Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phụ
nữ Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ từ phụ nữ từ nhiều nước trên thế giới.


4. Việc làm và địa vị kinh tế của phụ nữ
− Ở Việt Nam, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia lao động, chiếm
52% so với nam giới.
− Phụ nữ chỉ tập trung ở một số ngành nghề nhất định (nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ, dịch vụ xã hội), trong các ngành nghề này đa số vị trí lãnh đạo lại
là nam giới.
− Số phụ nữ làm việc trong các ngành có địa vị kinh tế cao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả lương.
− Sau đổi mới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa đến hệ quả là
nhiều phụ nữ bị chuyển từ những công việc được đảm bảo và được trả lương
sang những công việc bấp bênh hơn trong gia đình và trong thành phần phi
chính thức.
− Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy phụ nữ ở tất cả các độ
tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới. Hậu quả: Phụ nữ
gặp nhiều vấn đề sức khỏe, không có thời gian cho các hoạt động xã hội và
học tập trao đổi kinh nghiệm, không thể tham gia vào các buổi họp của thôn
xóm và các dịp ra quyết định.

− Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng sự đóng góp của nam giới
vào việc nhà và chăm sóc con cái tăng rất chậm so với sự đóng góp của phụ nữ
vào kinh tế gia đình.
− Sự tiếp cận với tín dụng của phụ nữ: Việc vay mượn ở nông thôn chủ yếu là
thông qua khu vực tư nhân với lãi suất cao, trong khi hệ thống tín dụng chính
thức của nhà nước mới chỉ cho vay được khoảng 10% số vốn. Về lâu dài để có
một hệ thống tín dụng và tiết kiệm bền vững, Hội Phụ nữ không thể đóng vai
trò trung gian mà phải xem xét để thay thế bằng hệ thống ngân hàng chuyên
môn.
− Sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực cơ bản sẽ làm giảm bớt gánh nặng
công việc và cải thiện kinh tế của họ. Hiện nay, trong khuôn khổ Chương trình
Quốc gia Xóa đói giảm nghèo, một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ
để hỗ trợ các xã nghèo (Chương trình 135) đang được thực hiện.
5. Vấn đề giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn


 Phát triển nông thôn ở Việt Nam
− ¾ dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn, 2/3 trong số họ sống phụ thuộc vào
nghề nông.
− Sự bấp bênh về lương thực và tỉ lệ cao những người nghèo ở nông thôn vẫn
còn tồn tại.
− Vấn đề vai trò của phụ nữ ở các vùng nông thôn cần được xem xét một cách
đầy đủ.
 Địa vị của phụ nữ ở nông thôn
− Phụ nữ nông thôn thường không hiểu rõ các quyền về mặt pháp lý của mình do
trình độ học vấn của họ còn thấp và thiếu thông tin.
− Họ phải làm việc trung bình 12,5 giờ/ ngày, thậm chí 16 giờ/ ngày.
− Phụ nữ thường không được coi là nông dân.
 Vai trò của giới trong nông nghiệp: Phụ nữ hoàn toàn chiếm ưu thế trong lĩnh
vực nâng cao thu nhập trong sản xuất ở nông thôn thông qua các công việc sản

xuất, chế biến và bán lương thực, kinh doanh, sản xuất hàng thủ công và lao
động được trả lương.
 Các vấn đề giới trong sở hữu đất đai
Phụ nữ được coi là phụ thuộc vào gia đình của họ hoặc gia đình nhà chồng
trong việc tiếp cận với đất đai. Việc chỉ có tên người chồng được ghi nhận
trong quyền sử dụng đất vẫn là phổ biến nhất. Điều này gây ra nhiều khó khăn
cho phụ nữ trong việc chứng minh tài sản thế chấp để vay vốn, ly hôn,…
 Những vấn đề giới trong việc di cư từ nông thôn ra thành thị: Đàn ông
thường di cư đến những thành phố lớn để kiếm việc làm, phụ nữ thường phải ở
lại nông thôn và phải gánh vác toàn bộ gia đình.
6. Vấn đề giới trong giáo dục
− Dưới thời phong kiến, quyền được học tập chỉ dành cho nam giới.
− Dưới thời Pháp thuộc, phụ nữ được phép đi học nhưng trong thực tế chỉ có một
số ít phụ nữ ở các thành phố có cơ hội đi học.
− Năm 1945, sau khi giành được độc lập, phụ nữ được khuyến khích tham gia
vào các lớp xóa mù chữ và các trình độ cao hơn. Năm 1946, Hiến pháp khẳng
định sự tiếp cận bình đẳng với học tập và đào tạo giữa phụ nữ và nam giới.


− Trong những năm đầu ngay sau đổi mới, do việc xóa bỏ bao cấp trong giáo dục
mà tỉ lệ đi học giảm và tỉ lệ bỏ học tăng. Nhờ sự nỗ lực của Chính phủ và các
tổ chức quốc tế, hiện tượng này đã nhanh chóng chấm dứt.
− Đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc mở rộng tiếp cận giáo dục phổ thông
cho cả trẻ em trai và trẻ em gái. Tuy nhiên mặc dù tỉ lệ đi học tiểu học của
quốc gia đã lên tới 90% nhưng ở các vùng núi cao, miền Trung, đồng bằng
sông Cửu Long vẫn còn một tỉ lệ đáng kể trẻ em không đến trường. Khoảng
cách giới trong tỉ lệ đến trường còn khá lớn, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số. Tỉ
lệ đến trường của trẻ em gái vẫn thấp hơn trẻ em trai. Trẻ em gái ở các gia đình
nghèo ít có điều kiện đến trường hơn.
− Ở cấp giáo dục cơ sở, vẫn tồn tại nhiều vẫn đề như việc sử dụng sách giáo

khoa phản ánh các khuôn mẫu giới truyền thống. Do những khuôn mẫu giới
truyền thống trong việc lựa chọn ngành học và phân công lao động xã hội theo
giới, nữ sinh viên thường tập trung chủ yếu trong các ngành xã hội như sư
phạm và khoa học xã hội. Điều này có thể hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với
những lĩnh vực đa dạng của giáo dục và đào tạo dẫn đến nhiều cơ hội có việc
làm và thu nhập trong thị trường lao động.
7. Vấn đề giới trong văn hóa các dân tộc thiểu số
 Các vấn đề pháp lý:
− Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã được nêu trong khung
hỗ trợ đối với sự phát triển của dân tộc thiểu số.
− Tuy nhiên người ta cho rằng phụ nữ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các chương trình
học bổng nhằm nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật của các dân tộc thiểu số.
 Văn hóa:
− Tỉ lệ mù chữ cao, cho dù tỉ lệ này có dấu hiệu giảm đi trong thập kỷ trước.
− Trẻ em gái dân tộc thiểu số có tỉ lệ đến trường thấp. Nguyên nhân: Do nghèo
đói, do nhu cầu lao động ở nhà, do quan niệm của cha mẹ, trường quá xa và sử
dụng tiếng Kinh làm hạn chế khả năng hiểu bài.
 Y tế:
− Các vấn đề lớn về sức khỏe đối với phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình họ là
bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn đường hô hấp và phụ khoa.


− Nguyên nhân: Bị cô lập về địa lý, thiếu nước sạch, thiếu cơ sở hạ tầng, tỉ lệ
sinh đẻ cao, thiếu lương thực, các cơ sở y tế ở cộng đồng chưa đáp ứng được
yêu cầu.
 Truyền thống mẫu hệ:
Chế độ gia trưởng phụ quyền là chủ yếu ở đa số các nhóm dân tộc. Tuy nhiên
chế độ thừa kế tài sản theo họ ngoại vẫn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số như
Gia Rai, Êđê,…
8. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ

 Thành tựu
− Sau khi giành độc lập năm 1945: Chính phủ có những nỗ lực to lớn để xây
dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với sự quan tâm đặc biệt đến
phụ nữ và trẻ em.
− Từ khi đổi mới và thực hiện cải cách trong hệ thống chăm sóc sức khỏe từ đầu
những năm 1990, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong
phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia.
− So với nhiều nước đang phát triển trong khu vực, Việt Nam có tuổi thọ trung
bình khá cao và tỉ lệ tử vong mẹ thấp.
− Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
 Hạn chế
− Không phải tất cả các vùng và tất cả các nhóm xã hội đều được hưởng lợi từ
cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe. Phụ nữ, đặc biệt là những người thuộc
nhóm nghèo, dân tộc thiểu số và những người sống ở các vùng sâu vùng xa
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
− Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ còn
hạn chế.
− HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác đang trở thành vấn
đề nghiêm trọng cho phụ nữ.
− Bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm buôn bán phụ nữ, bóc lột phụ nữ thông qua
việc cưỡng ép họ làm mại dâm, hiếp dâm và bạo lực trong gia đình) cũng là
một vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ.
9. Phụ nữ trong lãnh đạo và ra quyết định


− Hiện nay, so với nhiều nước đang phát triển và một số nước phát triển, Việt
Nam có tỉ lệ khá cao phụ nữ tham gia trong bộ máy lãnh đạo nhà nước các cấp.
− Tuy nhiên, con đường của phụ nữ tới quyền lãnh đạo chính trị không hề dễ
dàng:

+ Ngay trong Quốc hội dường như sự phân công lao động theo giới vẫn
tồn tại.
+ Tỉ lệ phần trăm của phụ nữ trong bộ máy quản lý nhà nước còn rất thấp
ở tất cả các cấp.



×