Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUAN ĐIỂM NHÂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.45 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM NHÂN HỌC
1.1. NHÂN HỌC LÀ GÌ?
Nhân học là một ngành học về bản chất con người, xã hội con người, và quá
khứ của con người. Đây là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con
người theo một nghĩa rộng nhất có thể có được.
1.2. KHÁI NIỆM VĂN HÓA


Văn hóa là tập hợp những hành vi và quan niệm mà con người học hỏi
được với tư cách là thành viên của xã hội.  Là khái niệm trung tâm trong



nhân học.
Đa số các nhà nhân học cho rằng con người là một chủng loài sinh vật –



văn hóa, có thể sáng tạo và sử dụng văn hóa.
Văn hóa (Culture): Khả năng học hỏi và sáng tạo những hành vi và quan
niệm > < Những nền văn hóa (cultures): Những truyền thống khác nhau
(gồm những hành vi và quan niệm) mà những tập thể người học hỏi được.

1.3. MỘT BỘ MÔN LIÊN NGÀNH
1.3.1. Nhân học hình thể (Nhân học sinh vật)


Vấn đề quan tâm chính là con người với tư cách là một cơ thể sinh vật,
mục đích là khám phá những điểm tương đồng và dị biệt giữa con người




với các loài động vật khác.
Thời kỳ đầu: Các nhà nhân học hình thể đã giúp vào việc phát triển
những lý thuyết có thể dùng để biện minh cho chủ nghĩa phân biệt chủng



tộc.
Đến đầu TK XX: Nhiều nhà nhân học hiện đại đã bác bỏ lối suy nghĩ
mang màu sắc chủng tộc của TK XIX, quan tâm đến những dạng thức dị
biệt của loài người nói chung  quan điểm toàn diện.


1.3.2. Nhân học văn hóa: Nghiên cứu sự đa dạng của nhân loại bằng cách tập
trung vào những hành vi và ý tưởng mà con người học hỏi được với tư cách là
thành viên của các xã hội khác nhau.
1.3.3. Nhân học ngôn ngữ:


Tìm cách hiểu ngôn ngữ một cách toàn diện trong tương quan với bối



cảnh rộng lớn gồm văn hóa, lịch sử và sinh học.
Nghiên cứu điền dã: Thu thập tài liệu qua một thời kỳ dài giao tiếp mật
thiết với những người có ngôn ngữ hoặc nếp sống mà họ quan tâm nghiên
cứu. Những người chia sẻ thông tin văn hóa và ngôn ngữ của họ với nhà
nhân học từ trước đến nay thường được gọi là người thông tin.

1.3.4. Khảo cổ học: Là một ngành nhân học văn hóa về quá khứ con người, sử

dụng phương pháp phân tích các di tích vật chất. Thông qua khảo cổ học, các
nhà nhân học khám phá nhiều điều về lịch sử con người, đặc biệt là thời kỳ tiền
sử, quãng thời gian dài trước khi có chữ viết.
1.3.5. Nhân học ứng dụng: Sử dụng thông tin thu thập được từ những chuyên
ngành nhân học khác để giải quyết những vấn đề thực tiễn có tính chất liên văn
hóa, VD: y tế, nông nghiệp, môi trường…
1.4. NHÂN HỌC, KHOA HỌC VÀ TRUYỆN
Nghiên cứu nhân học mang tính khoa học. Việc xây dựng những lý thuyết khoa
học là một hình thức kể chuyện đặc biệt. Để một lời phát biểu mang tính khoa
học, chúng ta phải đi vào thế giới bên ngoài và thẩm định xem thực sự lời phát
biểu này phù hợp với những quan sát của chúng ta về vũ trụ đến mức nào.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC CHỦ YẾU


Giả định: Là những hiểu biết ở mức độ cơ bản mà ta không hề thắc mắc
về sự vận hành của thế giới.




Chứng cớ: Chỉ những điều chúng ta có thể thấy khi chúng ta xem xét
cẩn thận một phần nào đó của thế giới. Có 2 loại: chứng cớ vật chất và



chứng cớ suy diễn.
Giả thuyết: Là những lời phát biểu khẳng định một mối tương quan nào
đó giữa sự kiện và lời diễn giải hoặc là những tiên đoán về dữ kiện




tương lai dựa trên những dữ kiện đã có trong tay.
Tính khả chứng: Kiểm chứng giả thuyết với thực tại để xem nó sẽ được
xác nhận hay bị bác bỏ. Nếu giả thuyết đúng  nó được xem là giả



thuyết khoa học.
Lý thuyết: Là nhiều giả thuyết có thể kiểm chứng được để giải thích một



khối lượng chứng cứ vật chất được nối kết với nhau một cách mạch lạc.
Tính khách quan: Tách việc quan sát và tường thuật ra khỏi ý muốn
của người nghiên cứu.

1.6. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NGÀNH NHÂN HỌC


Có sự hiểu biết về cách cư xử trước những nền văn hóa khác nhau, chuẩn



bị tinh thần trước những cú sốc văn hóa.
Tiếp xúc với cái xa lạ vừa có tác dụng giải phóng mình, nhưng cũng có
thể là mối đe dọa.

CHƯƠNG 11: VĂN HÓA VÀ TÌNH TRẠNG NHÂN SINH
11.1. TÌNH TRẠNG SINH SỐNG CỦA CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA





Văn hóa là yếu tố phân biệt tình trạng sinh sống của con người với tình
trạng sinh sống của các loài sinh vật khác. Sự lệ thuộc của con người vào



văn hóa là một sự lệ thuộc toàn diện.
Tính chất của văn hóa: do học hỏi mà có, cùng chia sẻ với người khác, có




thể thích ứng được với hoàn cảnh, có tính biểu tượng.
Thuyết nhị nguyên: Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm.
Quan điểm duy vật lịch sử: Tiến bộ vẫn còn có thể có được và không thể
tránh được khi tất yếu lịch sử xuất hiện. Những cái cũ và cái xấu phải bị



lật đổ bằng bạo lực để dọn đường cho cái mới và cái tốt hơn.
Quyết định luận văn hóa: Chính những quan niệm, ý nghĩa, tín điều và
giá trị mà người ta học được với tư cách là thành viên của xã hội trở
thành những tác nhân quy định tình trạng sinh tồn của họ.

11.2. QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
Lý thuyết về bản chất con người
Định
Nhị nguyên

Toàn diện
Định
hướng về Bản chất con người có 2 phần
Không phân chia rõ rệt mà cho hướng
bản chất là tinh thần và thể chất.
rằng tinh thần và thể chất (cơ
khác
con
thể và môi trường v.v.) tác
người
động lẫn nhau và thậm chí quy
định lẫn nhau.
Tương
Giản đơn hóa
Biện chứng
quan
Là nỗ lực giải thích một điều gì Là một mạng lưới những
nhân quả phức tạp bằng cách cho rằng sự nguyên nhân và kết quả, trong
giữa các phức tạp đó không có gì khác
đó nhiều nguyên nhân và kết
thành
hơn là hậu quả của những
quả tác động lẫn nhau.
phần
nguyên nhân đơn giản hơn
Tên gọi
Duy vật: Giản Duy tâm:
Toàn diện biện chứng
các lý
lược bản chất Giản lược bản Được đặt cơ sở trên nhận thức

thuyết
con người
chất con người rằng con người là một hệ
thành các gen, thành những ý thống mở, và thế giới xung
các chất nội
tưởng hay trí
quanh hay môi trường cũng
tiết, các yếu tố óc đã tạo ra
mở ngỏ cho sự thay đổi do
sinh học
chúng.
những vật thể (kể cả con
(Quyết định
người) có mặt trong đó tạo ra.
luận sinh vật,
quyết định
luận môi


trường)

11.3. NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA


Chủ nghĩa vị tộc: Chỉ quan niệm cho rằng cách sống của chính mình là
đúng và hợp tự nhiên, hoặc hơn nữa, là cách sống duy nhất phù hợp với



một con người thực sự.

Mối quan hệ liên văn hóa: Quan điểm toàn diện xem những mối liên hệ
liên văn hóa về cơ bản không khác với những mối quan hệ bên trong một
nền văn hóa. Nó tác động đến tất cả những phía có liên quan, làm cho con



người thay đổi trong khi học hỏi lẫn nhau.
Thuyết tương đối văn hóa: Là một nỗ lực tìm hiểu một nền văn hóa khác
bằng chính nó, với một sự cảm thông cần thiết để thấy nền văn hóa đó là
một thiết kế có ý nghĩa và nhất quán. Mục tiêu của thuyết này là làm thế
nào để hiểu được một nền văn hóa khác.

11.4. VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI


Lịch sử là một khía cạnh quan trọng trong sự hiện hữu của con người, bởi
tình trạng sinh tồn của con người có nguồn gốc lịch sử và được định hình



bởi lịch sử.
Văn hóa cũng có tính chất lịch sử, được sáng tạo và truyền từ thế hệ này



sang thế hệ khác.
Con người với tư cách là những tác nhân đóng một vai trò hết sức quan
trọng khi họ làm việc để diễn giải hành vi của người khác và để tạo dựng
hành vi của chính mình. Sự liên tục của xã hội và văn hóa tùy thuộc vào
những cá nhân năng động về tinh thần và thể chất (một cách toàn diện)

như thế.

11.5. SỰ HỨA HẸN CỦA QUAN ĐIỂM NHÂN HỌC


Quan điểm nhân học có thể đem đến một hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất con
người và thế giới cũng như về văn hóa và lịch sử, giúp tìm ra những phương
cách tốt hơn và thực tế hơn để đối mặt với những tình huống phức tạp.

CHƯƠNG 12: ĐIỀN DÃ DÂN TỘC HỌC
12.1. CUỘC GẶP GỠ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA


Cú sốc văn hóa: Cảm giác bất ngờ khó chịu thường xảy ra khi ta tiếp xúc
với những tập tục văn hóa xa lạ. Nghiên cứu điền dã đã thể chế hóa
những cú sốc văn hóa, đưa con người từ nhiều truyền thống văn hóa khác
nhau lại với nhau một cách có chủ ý.




Phương pháp quan sát – tham dự: Là cách thu thập dữ kiện bằng cách
sống gần gũi trong một thời gian dài với những thành viên của một xã hội
khác. Kinh nghiệm điền dã do phương pháp này đem lại một sự hiểu biết
theo quan điểm toàn diện về văn hóa và tình trạng sinh sống của con
người.

12.2. PHƯƠNG THỨC NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ
Phương pháp quan sát – tham dự, đòi hỏi phải sống càng gần những người có
nền văn hóa mà ta muốn nghiên cứu càng tốt.

12.3. CÓ THỂ NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ MỘT CÁCH KHOA HỌC
KHÔNG?




Quan điểm thực chứng luận:
+ Chúng ta chỉ có thể nhận biết được thực tại thông qua 5 giác quan.
+ Tách sự kiện khỏi những phán đoán giá trị.
+ Tin rằng có một phương pháp khoa học duy nhất có thể dùng để
nghiên cứu bất cứ lĩnh vực nào của thực tại.
Áp dụng phương pháp thực chứng luận vào nhân học:
+ Những dữ kiện với độ chính xác cao được thu thập một cách có hệ
thống tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các nhà nhân học theo
quan điểm thực chứng luận bị lên án là vô cảm đối với tính nhân
+



bản của đối tượng nghiên cứu của họ.
Sự ảnh hưởng bởi khung cảnh và những giả định văn hóa được

xem như sự ô nhiễm của dữ kiện.
Tư duy phản thân: Nhà nhân học phải suy nghĩ về cái cách mà họ nghĩ
về các nền văn hóa khác. Để cho nghiên cứu điền dã được thành công,
cần có những người thông tin cũng biết suy nghĩ về cái cách mà họ nghĩ
và cố gắng truyền đạt những hiểu biết của họ đến nhà nhân học.

12.4. TÍNH BIỆN CHỨNG CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ: DIỄN GIẢI
VÀ DIỄN DỊCH





Diễn giải những hành động và quan niệm: Hiểu cái tôi văn hóa hay bản
ngã văn hóa của chính mình bằng con đường vòng là tìm hiểu cái tha
nhân văn hóa. Khi chúng ta nắm bắt được ý nghĩa cái tôi văn hóa của
người khác, thì đồng thời chúng ta cũng học được một cái gì đó về ý



nghĩa của chính văn hóa của chúng ta.
Diễn dịch: Cả nhà nhân học lẫn người thông tin đều cố gắng tìm hiểu
điều mà bên kia muốn nói, qua thời gian và qua việc rút kinh nghiệm, khả



năng truyền đạt của mọi người sẽ tăng lên.
Tiến trình biện chứng giữa ta và tha nhân: Từ hoạt động diễn dịch qua
lại mà cả nhà nhân học và người thông tin thu nhận được kiến thức về
văn hóa của người thông tin, loại kiến thức có ý nghĩa cho cả nhà nhân
học lần người thông tin – Đó là kiên thức mới. Người thông tin cũng
tham gia vào cuộc đối thoại này như nhà nhân học và rốt cuộc có thể biết
về nhà nhân học cũng nhiều hoặc nhiều hơn nhà nhân học biết về họ.

12.5. TRUYỀN ĐẠT TRONG NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ: TẠO LẬP Ý
NGHĨA
Ý nghĩa trong văn hóa không bao giờ là hoàn toàn rõ ràng, chúng được tạo dựng
bởi những người sử dụng chúng và được bàn bạc giữa họ với nhau, đôi khi với
một sự khó khăn rất lớn. Tính chất khó khăn này thể hiện rất rõ ràng trong

nghiên cứu điền dã dân tộc học.
12.6. ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ TỚI NGƯỜI THÔNG
TIN
Trong một số trường hợp, phải một thời gian lâu sau khi nhà nhân học trở về
nhà mới có thể thẩm định được những tác động của nghiên cứu điền dã đối với
người thông tin. Trong những trường hợp khác, ngay trong quá trình thực hiện
nghiên cứu điền dã, sự hiện diện và những câu hỏi của nhà nhân học đã làm cho
người thông tin ý thức về văn hóa của chính họ theo một cách mới vừa gây ngạc
nhiên vừa làm họ khó chịu.


12.7. ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ TỚI NGƯỜI
NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu điền dã làm thay đổi cả người thông tin lẫn nhà nhân học. Sự rạn
nứt trong giao tiếp giữa nhà nhân học và những người thông tin của họ có thể là
một điều nguy hiểm, nhưng cũng có thể đưa đến một hiểu biết sâu sắc hơn.
12.8. ẢNH HƯỞNG NHÂN BẢN HÓA CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ
Người nghiên cứu điền dã có được cơ hội hiểu biết về người khác, nhận thấy
mình ít muốn phân biệt giữa người quan sát với người được quan sát, giữa
“chúng ta” và “họ” hơn. Bài học có ý nghĩa nhất mà nghiên cứu điền dã dạy
chúng ta là sự nhận thức, trong trí não cũng như trong trái tim, rằng “hiện nay
không có tình trạng hay con người nguyên thủy. Chỉ có những [người] khác
sống những cuộc sống khác”.
12.9. SỰ KIỆN TRONG NHÂN HỌC


Sự kiện trong nhân học được sáng tạo và tái tạo ở thực địa, khi người
người nghiên cứu điền dã trở về nhà xem xét lại những ghi chép điền dã
và sống lại kinh nghiệm thực tế, và khi người nghiên cứu điền dã thảo




luận những kinh nghiệm của mình với các nhà nhân học khác.
Sự kiện chỉ “nói” khi được diễn giải và được đặt vào trong một khung



cảnh ý nghĩa khiến chúng có thể trở nên hiểu được.
Sự kiện nhân học mang tính chất liên văn hóa.

12.10. KIẾN THỨC NHÂN HỌC LÀ KIẾN THỨC MỞ
Con người là những hệ thống mở; lịch sử con người vẫn tiếp tục, có những vấn
đề cũng như những giải pháp có thể có sẽ thay đổi theo thời gian  Kiến thức
dân tộc học không có và không thể có giới hạn.Có thể chúng ta k hông bao giờ
biết tất cả mọi thứ, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không học hỏi
được gì cả bằng những cố gắng của mình.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×