Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Thành lập bản đồ địa chính từ dữ liệu đo của máy toàn dạc điện tử , một số modul tiện ích và các phần mềm đồ họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 85 trang )

Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

LỜI MỞ ĐẦU
Trái đất từ lâu vẫn còn là một điều bí ẩn đối với con người, do đó việc
nghiên cứu và tìm hiểu về Trái đất đã được tiến hành từ rất sớm cùng với sự xuất
hiện của các ngành khoa học về Trái đất như Trắc địa, Địa chất, Mỏ…các ngành
khoa học này có sự liên hệ mật thiết với nhau và mỗi khoa học đều có vị trí rất
quan trọng.
Trắc địa là một trong những ngành khoa học về trái đất, nó chủ yếu nghiên
cứu về hình dạng, kích thước và bề mặt của Trái đất. Đó là các công tác như đo
đạc mặt đất, tính toán xử lý số liệu nhằm đưa ra được hình dạng và kích thước
thực của Trái đất. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành Trắc địa đó là biểu diễn
bề mặt Trái đất lên bản đồ các loại với tỷ lệ khác nhau nhằm phục vụ cho các
ngành như : Xây dựng công trình, quản lý đất đai và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Thiếu bản đồ chúng ta không thể có được cái nhìn tổng thể để xây dựng thành
phố, đường xá, đê đập, hệ thống tưới tiêu, không thể quy hoạch được sự phát
triển của nền kinh tế đất nước.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Trắc địa ngày nay đã có những
công nghệ đo đạc rất hiện đại với các loại máy móc cho độ chính xác cao có khả
năng tự động hoá thu thập số liệu và sử lý kết quả sau đo đạc, tạo điều kiện
thuận lợi hơn trong công tác thành lập bản đồ. Đặc biệt việc ứng dụng hệ thống
định vị toàn cầu GPS, hệ thống thông tin địa lý GIS và các phần mềm chuyên
dụng cho việc thành lập bản đồ số đã mở ra một công nghệ mới cho đo đạc và
thành lập bản đồ ở Việt Nam công nghệ thành lập bản đồ cũng đã phát triển rất
mạnh mẽ, nhiều phần mềm dùng cho việc thành lập bản đồ được áp dụng như
SDR (Mỹ), SURFER (Pháp), AMMS (Nguyễn Thế Thận-Việt Nam ), ITR
( Hungari)… Tuy nhiên việc áp dụng nhiều phần mềm như vậy sẽ tạo ra khó
khăn cho việc quản lý số liệu. Hệ thống phần mềm FAMIS_CADDB dùng cho



Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-1-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trờng Đại học Mỏ Địa Chất
tốt nghiệp

Đồ án

vic thnh lp bn a chớnh v qun lớ h s a chớnh c Tng cc a
chớnh

ban hnh nm 1998 v ỏp dng cho tt c cỏc s a chớnh trong ton quc nhm
thng nht cụng ngh v chun hoỏ s liu thun tin hn trong vic qun lý .

ỏn tt nghip ny bao gm mt s quy trỡnh thnh lp bn a chớnh ang
c s dng nhiu vit Nam, nhng nghiờn cu v cụng ngh thnh lp bn
a chớnh bng phn mm FAMIS v ỏp dng thc t khu vc trng i hc M a Cht.

Do thi gian v kin thc cũn hn ch nờn ỏn ca em khụng trỏnh khi cú
nhng thiu sút. Em rt mong nhn c ý kin úng gúp ca Thy Cụ Giỏo v
cỏc bn.
Qua õy, em xin chõn thnh cm n cỏc thy giỏo, cụ giỏo trong khoa Trc
a ó ch bo giỳp em, c bit l cụ giỏo Ths.Nguyn Th Thu Hng ó
trc tip hng dn em hon thnh tt ỏn tt nghip ny.
Hà Nội, tháng 6 2017

Sinh viên thực
hiện
Nguyn ng Vit
L

Sinh Viờn : Nguyn ng Vit

-2-

p : Trc a C K57

Lp: Trc a C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

§å ¸n

-3-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n


CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH
I.1 . KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên nghành về đất đai được thành lập trên
phạm vi rộng lớn theo đơn vị hành chính cơ sở từ xã, phường, thị trấn đến các
thành phố lớn trong cả nước với các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10000, 1:25000. Trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và
một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng đơn vị hành chính địa
phương nhất định. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kĩ thuật và công
nghệ ngày càng hiện đại, nó luôn đảm bảo cung cấp thông tin không gian của
đất đai, phục vụ công tác quản lý đất.
Bản đồ địa chính cơ sở: Đó là tên gọi chung cho bản đồ gốc đo vẽ bằng các
phương pháp đo vẽ ngoài thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh
hàng không kết hợp với đo vẽ bổ xung ngoài thực địa hay được thành lập trên
cơ sở biên tập, biên vẽ từ tờ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Bản đồ địa chính cơ sở
được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính : Đó là tên gọi của bản đồ biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa
chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã) được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định các loại đất theo
chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong từng mản bản đồ và được hoàn
chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn
quốc và thường xuyên được cập nhật những sự kiện biến động hợp pháp của
đất, cho ta cập nhật hàng ngày hoặc định kì.

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-4-


Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

I.2 . MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Trong xã hội hiện đại việc quản lý đất đai đóng một vai trò vô cùng quan
trọng vì nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng đất sao cho có hiệu quả nhất.
Việc thành lập các bản đồ địa chính dựa trên những mục đích cơ bản sau:
- Phục vụ cho công tác giao đất, thu hồi đất và kiểm tra nhà nước về đất
đai. Giúp công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phục vụ công tác xác định và thu các loại thuế có liên quan tới đất: thuế
sử dụng đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất...
- Bản đồ địa chính giúp việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo
đất, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, dân cư, công cộng... Và còn là tài liệu pháp
lý và giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng như việc mua bán
chuyển nhượng, kế thừa, thuế chấp cho thuê quyền sử dụng đất..
I.3. NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
I.3.1- Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ địa chính thể hiện đầy đủ các điểm khống chế mặt bằng và độ
cao nhà nước, lưới địa chính cấp I, II và các điểm mốc lưới khống chế đo vẽ.
Các điểm này phải được thể hiện với độ chính xác 0.1 mm trên bản đồ.
I.3.2- Địa giới hành chính các cấp
Thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh,
Huyện, Xã, các mốc giới hành chính. Các đường địa giới đều phù hợp với hồ sơ
địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan nhà nước.
I.3.3- Ranh giới thửa đất

Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được
thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc
đường cong.Vị trí thửa đất được đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng của thửa
như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Mỗi thửa được thể
hiện đủ ba yếu tố là số thứ tự của thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích
sử dụng

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-5-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

I.3.4- Loại đất
Có năm loại đất chính được phân loại đến từng thửa, từng loại chi tiết là nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng.
I.3.5- Công trình sử dụng trên đất
Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn thì trên từng thửa đất còn thể hiện chính xác ranh
giới, tính chất của các công trình xây dựng cố định có trên thửa như nhà ở,
trường học…Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài.
Trên vị trí công trình còn thể hiện tính chất của công trình như gạch, gỗ, nhà
nhiều tầng…
I.3.6- Ranh giới sử dụng đất
Trên bản đồ thể hiện rõ ranh giới của các khu dân cư, lãnh thổ sử dụng đất

của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, của từng hộ cá nhân
I.3.7- Hệ thống giao thông
Bản đồ địa chính thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường làng,
đường phố… Đo vẽ chính xác vị trí tim đường mặt đường, chỉ giới đường, các
công trình có trên đường và tính chất của con đường. Giới hạn thể hiện hệ thống
giao thông là chân đường
I.3.8- Mạng lưới thuỷ văn
Hệ thống ao, mương, sông ngòi…được đo vẽ theo mức nước cao nhất hay
mức nước tại thời điểm đo. Trong khu dân cư được thể hiện chính xác các rãnh
thoát nước công cộng, sông ngòi được ghi chú tên riêng và hướng dòng nước
chảy. Mương lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ được vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn
0.5mm trên bản đồ thì vẽ theo đường tim của nó.
I.3.9- Địa vật quan trọng
Trên bản đồ thể hiện đầy đủ các địa vật quan trọng mang ý nghĩa định
hướng.
I.3.10- Mốc quy hoạch

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-6-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

Trên bản đồ địa chính thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch,

hành lang đường giao thông…
I.4. TỶ LỆ CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10000, 1:25000. Việc lựa chọn tỷ lệ cho tờ bản đồ địa chính căn cứ vào các
yếu tố cơ bản sau.
- Khu vực đo vẽ, điều kiện tự nhiên, mức đọ khó khăn địa hình, tính chất
quy hoạch của vùng đất và tạp quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa
đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể.
- Mật độ thửa trên một ha: Mật độ càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn hơn.
- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ.
Muốn thể hiện được chính xác diện tích đến 0.1m2 thì phải vẽ ở tỷ lệ 1:5000.
- Khả năng kinh tế kĩ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì khi đo vẽ tỷ
lệ càng lớn thì chi phí càng lớn hơn.
- Yêu cầu của công tác quản lý, trình đọ quản lý và sử dụng đất của mỗi đại
phương.
Cơ bản cho việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ:
Loại đất

Khu vực đo vẽ

Tỷ lệ bản đồ

Đất ở

Đô thị lớn, thị xã, thị trấn

1/200, 1/500,

Đất nông nghiệp


Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ

1/1000, 1/2000, 1/5000

Đất lâm nghiệp

Đồi núi

1/5000, 1/10000

Đất chưa sử dụng

Núi cao

1/10000, 1/25000

I.5. CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
I.5.1 Phép chiếu và hệ toạ độ địa chính:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin
đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ, phải là một hệ thống, thống nhất về cơ
Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-7-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp


§å ¸n

sở toán học và độ chính xác. Vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn hệ
quy chiếu giảm ảnh hưởng tối thiểu các sai số khi thành lập bản đồ. Trước năm
2000 chúng ta sử dụng phép chiếu Gauss-Kruger với hệ toạ độ và độ cao nhà nước.
Để liên kết tư liệu với quốc tế và ứng dụng triệt để ưu thế của công nghệ GPS,
Tổng cục Địa Chính đã xây dựng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN - 2000 và
đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 15-7-2000.
I.5.2 Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính:
Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi thời kì khác nhau đã đưa ra nhiều
phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính, mỗi địa phương khác nhau
chưa thống nhất trên toàn quốc. Hiện theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ban
hành tháng 3 năm 2000 ta có hai phương pháp chia mảnh đánh số bản đồ địa
chính:
* Phương pháp chia mảnh đánh số bản đồ địa chính theo ô hình vuông toạ
độ thẳng góc.
* Phương pháp chia mảnh đánh số bản đồ địa chính theo toạ độ dịa lý.

Các tờ bản đồ tỷ lệ lớn sẽ được phân bố nhỏ từ tờ bản đồ tỷ lệ 1:25000.

- Bản đồ 1:25000:
Dựa theo hình chữa nhật giới hạn khu đo và kinh tuyến trục của tỉnh chia khu đo
thành các ô vuông có kích thước thực tế 12x12 Km đường chia mảnh có toạ độ
X chia hết cho 3. Kích thước bản vẽ là 48x48 cm tương ứng với diện tích đo vẽ
là 14400 ha. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:25000 gồm 8 chữ số: Hai số đầu là 25, tiếp
theo gạch ngang (-), ba số tiếp theo là số chẵn km toạ độ X, ba số sau cùng là
chẵn toạ độ Y của điểm góc Tây- Bắc của tờ bản đồ.
- Bản đồ 1:10000:
Lấy tờ bản đồ 1:25000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông có kích thước thực tế
6x6 Km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong

của tờ bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích đo vẽ là 3600 ha. Số hiệu tờ
bản đồ tỷ lệ 1:10000 đánh theo nguyên tắc của tờ 1:25000 thay số 25 thành số
10.
- Bản đồ 1:5000:

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-8-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

Lấy tờ bản đồ 1:10000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông có kích thước thực tế
3x3 Km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong
của tờ bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích đo vẽ là 900 ha. Số hiệu tờ
bản đồ tỷ lệ 1:5000 chỉ có sáu số đó là toạ độ chẵn Km của góc Tây- Bắc của tờ
bản đồ tỉ lệ 1:5000.
- Bản đồ 1:2000:
Lấy tờ bản đồ 1:5000 làm cơ sở chia thành 9 ô vuông có kích thước thực tế
1x1 Km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong
của tờ bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích đo vẽ là 100 ha.
Các ô vuông được đánh số bằng chữ số ảrập từ 1-9 theo nguyên tắc từ trái
sang phải từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 là số hiệu của tờ
bản đồ tỷ lệ 1:5000 thêm gạch ngang (-) và số hiệu ô vuông.
- Bản đồ 1:1000:

Lấy tờ bản đồ 1:2000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông có kích thước thực tế
500x500 m tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung
trong của tờ bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích đo vẽ là 50 ha.
Các ô vuông được đánh số bằng chữ các chữ cái a, b, c... theo nguyên tắc từ
trái sang phải từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000 là số hiệu của
tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 thêm gạch ngang (-) và số hiệu ô vuông.
- Bản đồ 1:500:
Lấy tờ bản đồ 1:2000 làm cơ sở chia thành 16 ô vuông có kích thước thực tế
250x250 m tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong
của tờ bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích đo vẽ là 6.25 ha.
Các ô vuông được đánh số bằng chữ số ảrập từ 1-16 theo nguyên tắc từ trái
sang phải từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:500 là số hiệu của tờ bản
đồ tỷ lệ 1:2000 thêm gạch ngang (-) và số hiệu ô vuông trong ngoặc đơn.
Trong trường hợp đặc biệt cần đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:200 thì lấy tờ bản đồ
1:2000 làm cơ sở chia thành 100 ô vuông đánh số ảrập từ 1-100 theo nguyên
Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-9-

Lớp: Trắc địa C-K57


Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

tắctừ trái sang phải từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:200 là số
hiệu của tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000 thêm gạch ngang (-) và số hiệu ô vuông.


I.6. YÊU CẦU ĐỘ CHÍNH XÁC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tích
các thửa đất. Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính. Độ
chính xác các yếu tố này phụ thuộc vào kết quả đo, độ chính xác thể hiện bản đồ
và độ chính xác khi tính diện tích bản đồ. Nên trong hệ thống bản đồ người ta
phải nghiên cứu những quy định, hạn sai cơ bản của bản đồ gọi là độ chính xác
khi thành lập bản đồ:
I.6.1 Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ:
Khi đo vẽ bản đồ đại chính theo phương pháp đo trực tiếp ngoài thực địa
phải xây dựng lưới khống chế đo vẽ thực địa, còn khi sử dụng ảnh hàng không
phải tăng dày khống chế ảnh.
Trong quy phạm ban hành tháng 3-2000 quy định "sai số trung phương vị trí
mặt bằng của điểm đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế nhà nước gần nhất
không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập".
- ở vùng ẩn khuất sai số quy định không vượt quá 0,15 mm.
- ở vùng đô thị sai số quy định không vượt quá 6 mm.
Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai với điểm
độ cao mhà nước gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ
cơ bản.
I.6.2 Độ chính xác điểm chi tiết:
Về độ chính xác đo vẽ chi tiết, quy phạm quy định như sau:
" Sai số trung bình vị trí mặt bằng của các điểm lưới khống chế đo vẽ gần
nhất không được lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ, đối với các địa vật còn lại không
vượt quá 0,7 mm"

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-10-

Lớp: Trắc địa C-K57



Trêng §¹i häc Má §Þa ChÊt
tèt nghiÖp

§å ¸n

" Sai số tương hỗ giữa các ranh giới thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh
giới thửa đất, sai số độ dài cạnh thửa đất không vượt quá 0,4 mm trên bản đồ"
I.6.3 Độ chính xác tính diện tích:
Diện tích thửa đất được tính chính xác đến mét vuông, khu vực đô thị tính
chính xác đến 0,1m2. Diện tích thửa đất được tính hai lần, độ chênh kết quả tính
diện tích phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và diện tích thửa.

Sinh Viên : Nguyễn Đăng Việt

-11-

Lớp: Trắc địa C-K57


I.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
• Sơ đồ công nghệ :
Xây dựng phương án đo đạc
thành lập bản đồ địa chính

Thành lập lưới địa
chính các cấp

Chuẩn bị bản vẽ và các

tư liệu liên quan

Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp
Tu chỉnh tiếp biên bản vẽ
Lên mực bản đồ địa chính
gốc ,đánh số thửa ,tính diện

Lập hồ sơ kỹ thuật thửa
đất

Giao diện tích thửa đất
cho các chủ sử dụng

Biên tập bản đồ
địa chính

In ,nhân bản

Đăng ký thống kê,cấp giấy
chứng nhận QSDĐ

Hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa

chính ,ký công nhận
Lưu trữ ,sử dụng

Từ quy trình trên ta thấy các công đoạn từ lập lưới khống chế địa chính, lưới
khống chế đo vẽ chi tiết, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất đến biên tập bản đồ địa chính
gốc được thực hiện chủ yếu ngoài thực địa.



Các công đoạn từ biên tập bản đồ địa chính, in bản đồ sẽ được thực hiện
trong các xí nghiệp bản đồ.
Công việc đăng ký thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh
sửa và lưu giữ hồ sơ địa chính là do những người làm công tác quản lý địa chính
thực hiện.
Bản đồ địa chính là bộ bản đồ đã được biên tập từ bộ bản đồ gốc đo vẽ. Để
tiến hành thành lập bộ bản đồ gốc đo vẽ cần tiến hành đo đạc ngoài thực địa hiện
nay ở Việt Nam ta đang áp dụng một số phương pháp chính như :
- Phương pháp bàn đạc.
- Phương pháp toàn đạc.
- Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ ở thực địa.
- Phương pháp sử dụng công nghệ số.

I.7.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc.
Phương pháp toàn đạc là phương pháp cơ bản dùng đo vẽ bản đồ địa chính
tỷ lệ lớn khu vực dân cư đô thị đông đúc thửa đất nhỏ bị che khuất nhiều. Bản
chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết so với
điểm khống chế đo vẽ bằng máy kinh vĩ thông thường hay các máy toàn đạc


điện tử. Phương pháp toàn đạc có nhược điểm là đòi hỏi điểm khống chế phải
trải đều trên toàn bộ khu đo với mật độ dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn thì mật
độ điểm càng tăng .

• Sơ đồ công nghệ :
Thành lập lưới tọa độ địa chính cơ sở

Thành lập lưới tọa độ địa chính cấp I, II


Lập lưới khống chế đo vẽ

Đo vẽ chi tiết ở thực địa

Biên vẽ bản đồ gốc địa chính

Tính diện tích và lập hồ sơ kỹ thuật thửa

I.7.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh phối hợp
Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ, trung bình và tỷ lệ lớn bằng phương
pháp ảnh phối hợp trong những năm gần đây đã tỏ ra có hiệu quả và được sử
dụng rộng rãi, giúp ta thu thập nhanh chóng thông tin về địa vật, địa hình. ở
vùng đất thoáng, ít bị địa vật che khuất thì các đường biên, bờ ruộng thể hiện
khá rõ trên ảnh. Do yêu cầu độ chính xác mặt phẳng của bản đồ địa chính cao


hơn so với bản đồ địa hình nên phương pháp ảnh phối hợp chỉ thích hợp cho
những vùng bằng phẳng, có độ chênh cao không lớn để đảm bảo không chịu
nhiều ảnh hưởng của sai số vị trí điểm. ảnh được sử dụng là các ảnh nắn đã được
xử lý sai số vị trí điểm do ảnh nghiêng gây ra, dùng ảnh làm tư liệu xác định vị
trí mặt phẳng của các nội dung địa vật. Nội dung địa vật sẽ được đo bằng
phương pháp trắc địa ngoại nghiệp. Những tiến bộ của thiết bị và kỹ thuật đo
ảnh cho phép giảm đáng kể số lượng điểm khống chế ngoại nghiệp. Lưới tọa độ
địa chính các cấp chỉ đóng vai trò điểm cơ sở trong các phương án đo nối khối
tăng dày và kiểm tra kết quả tăng dày đồng thời phục vụ cho đo vẽ bổ xung
ngoại nghiệp khi cần. Nếu chỉ cần cho tăng dày thì không cần xây dựng lưới địa
chính cấp I, II trải đều trên toàn khu đo mà có thể sử dụng các điểm hạng III làm
gốc để đo GPS xác định tọa độ điểm đo nối các khối tam giác ảnh không gian.
Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh phối hợp có hai quy
trình :


Quy trình I:
Quy trình này sử dụng các ảnh nắn đơn để điều vẽ và đo vẽ ngoại nghiệp.
Do đó tốc độ đo vẽ sẽ rất nhanh vì đồng thời trên cùng một mảnh bản đồ có thể
có nhiều tổ công tác. Tuy nhiên việc vạch ranh giới điều vẽ và kế hoạch công tác
cho các tổ phải chú ý đặc biệt để tránh làm chồng lên nhau. Nhưng quy trình này
cũng gặp phải khó khăn là do có nhiều tổ công tác làm trên các tấm ảnh đơn
khác nhau nên khi tiếp biên giữa các tấm ảnh sẽ gây ra sai số tiếp biên.


Công tác bay chụp hoặc

tư liệu ảnh hàng không
Công tác đo nối khống
chế ảnh
Công tác tăng dầy khống
chế bản

Công tác điều vẽ và đo vẽ
ngoại nghiệp
Thành lập bản đồ ảnh
Kiểm tra thanh vẽ và chế
in bản đồ

Quy Trình II:
Quy trình này sử dụng các tấm ảnh đã nắn và ghép chúng lại với nhau theo
từng mảnh bản đồ tạo thành một bình đồ ảnh, dùng làm tư liệu cho điều vẽ và đo
vẽ ngoại nghiệp. Tuy nhiên năng suất lao động của quy trình này sẽ không cao vì
trên cùng một mảnh bản đồ thì chỉ có một tổ công tác tiến hành điều vẽ và đo vẽ
ngoại nghiệp lần lượt từng tấm ảnh một nên sẽ giảm được ảnh hưởng của sai số

tiếp biên giữa các tấm ảnh.

Công tác bay chụp hoặc tư liệu
ảnh hàng không đã có


Công tác đo nối khống chế ảnh

Công tác tăng dầy khống chế

Công tác nắn ảnh

Thành lập bình đồ ảnh


I.7.3 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh toàn năng
Khảo sát thiết kế
Chụp ảnh hàng không
Đo nối khống chế
Điều vẽ đối soát thống kê
các yếu tố địa chính

Tăng dầy TGAKG

Đo vẽ trên máy toàn năng
Tính toán diện tích
Thanh vẽ lập hồ sơ địa chính

Trong quy trình trên công tác điều vẽ ngoại nghiệp được thực hiện cùng
với đối soát thống kê các yếu tố địa chính. Để tính diện tích phải thông qua việc

số hoá bản đồ do vậy sẽ làm giảm độ chính xác của bản đồ.


CHNG II GII THIU V MY TON C IN T
PHN MM FAMIS
II.1.GII THIU V MY TON C
INT
Giới thiệu về máy dùng trong đo đạc

Giới thiệu chung về máy Topcom GTS 235N dùng trong
đo đạc:
* Cấu tạo chức năng:

Hỡnh 2.1 : Mỏy GTS 235N

Carrying handle locking screw

: c gi tay cm .

Carrying handle

: Tay cm.

Objective lens

: Kớnh vt.

Sighting collimator

: ng ngm s b.


Instrument center mark

: Du tõm mỏy.

Horizontal motion clamp

: Khúa bn ngang.

Horizontal tangent screw

: Vớt vi ng ngang.

Diplay unit

: Hin th.

Circular level

: Bt thy trũn

Circular level adjusting screw

: c iu chnh bt thy trũn.

Optical plummet telescope

: Di tõm quang hc.

Leveling screw


: c ly thng bng.

Tribrach fixing lever

: Khúa c nh mỏy.

Base

: mỏy.

Telescope focusing knob

: Nỳm iu chnh tiờu c.

V


Telescope grip

: Vòng chỉnh ống kính.

Telescope eyepiece

: Mắt kính ống kính.

Vertical motion clamp

: Khóa bàn độ đứng.


Vertical tangent screw

: Ốc vi động đứng.

Power supply connector

: Đầu cắm.

Battery locking lever

: Lấy khóa pin

Battery BT-52QA

: Pin BT- 52QA.

Plate level

: Bọt ống thủy dài .
Chỉ tiêu kỹ thuật

Ống kính
Độ phóng đại

30x

Góc đo nhỏ nhất

1''/5''


Đường kính kính vật

45 m m

Chiều dài

150 m m

Đo khoảng cách ngắn
nhất

1,3 m

Trường nhìn

1 độ 30' 26m/1km

Bộ nhớ

24.000 điểm

Lưới chữ thập

chiếu sáng

Hệ thống bù nghiêng

cân bằng 2 trục

Màn hình

Số lượng

2

Kiểu

tinh thể lỏng lcd

Đo góc
Độ chính xác đo góc

5''

Phương pháp

số đọc tuyệt đối

Hệ thống nhận diện

h : 2 mặt v : 1 mặt

Khả năng đo góc nhỏ
nhất

1''/5''


Thời gian đo góc

> 0,3s


Đường kính bàn độ

71mm

Đo khoảng cách ngắn
nhất
Tầm nhìn xa 20 km

đo tới gương đơn mini : 1.000m
đo tới gương đơn 3.000m
đo tới gương chùm 3 : 4000m
đo tới gương chùm 9 : 5.000m

Tầm nhìn xa 40 km

đo tới gương đơn : 3.5000 m
đo tới gương chùm 3 : 4.700m
đo tới gương chùm 9 : 5.800m
đo tới gương giấy : 100m
độ chính xác đo cạnh : ± (2mm+2ppmxD)

Khả năng hiển thị cạnh
nhỏ nhất
chế độ đo chính xác (Fine): 1mm /0,2mm
Chế độ đo thô(Coarse): 10mm/1 mm
Chế độ đo đuổi (Tracking): 10 mm/1mm
Thời gian đo cạnh

độ phóng đại : 3x

độ chính xác 1mm : 1,2s ( cả lưu bộ nhớ 4s)
Đo chính xác 0,2mm: 2,8s ( cả lưu bộ nhớ 5s)
Đo thô 10mm: 0,7s (cả lưu bộ nhớ 3s )
Đo nhanh: 0,4s (cả lưu bộ nhớ 3s)

Dọi tâm quang học
độ phóng đại : 3x

Điều chỉnh tiêu cự: 0,5m đến vô cực
ảnh thuận
Nguồn pin
Bộ sạc pin BC-27CR: Thời gian nạp pin: 1,8h
Pin BT-52QA:Thời gian làm việc 10 h liên tục,
thời gian chờ 45 h
Thông số khác
trọng lượng máy và pin : 4,9 kg


Biên độ làm việc của con lắc: ± 3’
Đơn vị hiệu chỉnh: 1"
Bọt thuỷ tròn: 10’/2mm
Môi trường hoạt động
Biên độ làm việc: -20°C đến +50°C
Biên độ chịu đựng: -35° C đến +50° C
Tiêu chuẩn kín nước: IP66

* Ký hiệu hiển thị
Hiển thị

Nội dung


Hiển thị

Nội dung

V

Góc đứng

N

Toạ độ N

HR

Góc ngang phải

E

Tọa độ e

HL

Góc ngang trái

Z

Tọa độ z

HD


Khoảng cách ngang

*

Đang đo khoảng cách

VD

Độ cao tương đối

m

Đơn vị met

SD

Khoảng cách nghiêng

ft

Đơn vị fit

fi

Đơn vị fit v inch

* Phím chức năng

Phím


Tên Phím

Chức năng

Phím đo tọa độ

Mode đo tọa độ

Phím đo xa

Mode đo xa

ANG

Phím đo góc

Mode đo góc

MENU

Phím thực đơn

Chuyển mode menu và mode bình thường để thiết lập


phép đo ứng dụng và điều chỉnh trong mode menu

ESC


Phím thoát

Quay về mode đo hoặc mode trước đó kể từ mode đặt

Là mode thu thập số liệu hoặc mode layout

trực tiếp từ mode đo bình thường
Có thể sử dụng nó như là nút nhớ trong mode đo thông
thường
POWER

Phím nguồn điện

Tắt mở (ON/ OF) nguồn điện

F1-F4

Phím mền

Tương ứng với thông tin được hiển thị

*Phím chức năng (phím mềm)
Thông tin về các phím được hiển thị ở dòng dưới cùng của màn hình.
Chức năng theo thông tin được hiển thị.

*Mode đo góc
V : 90 10’ 20’’
HR :120 30’40’’
OSET HOLD HSET P1
TILT REP V% P2

h-bz r/l cmps

p3

[F1] [F2] [F3] [F4]

*Phím mềm
Mode đo góc


Trang
1

Phần mềm

Hiển thị

Chức năng

F1

OSET

Góc ngang được đặt đến 0°00' 00''

F2

HOLD

Giữ góc ngang


F3

HSET

Đặt góc ngang yêu cầu bằng cách nhập số liệu

F4

P1

Chức năng của các phím được giới thiệu
trên trang tiếp theo
Đặt sửa độ nghiêng . Nếu on màn hiển thị

2

3

F1

TILT

giá trị sửa độ nghiêng

F2

REP

Mode đo góc lặp


F3

V%

Mode tỉ lệ % góc đứng

F4

P2

F1

H-BZ

Đặt còi kêu cho mỗi khi góc ngang 90°

F2

R/L

Công tác đo góc ngang phải trái

F3

CMPS

Công tác (ON/ OF) la bàn của góc đứng

F4


P3

Chức năng của các phím được giới thiệu trên trang tiếp
theo

Chức năng của các phím được giới thiệu
trên trang tiếp theo

*Mode đo xa
F1

MEAS

` F2

MODE

F3

S/A

F4

P1

F1

OFSET


F2

S.O

Chọn mode đo đưa điểm ra hiện trường

F3

m/f/i

Chọn đơn vị đo : met , fit , hoặc inch

F4

P2

1

2

Bắt đầu đo
Đặt mode đo , đo chính xác / đo tiêu
chuẩn /
đo nhanh
Chọn đặt mode , audio ( âm thanh )
Chức năng của các phím được giới
thiệu trên trang tiếptheo
Chọn mode đo ofset (đo khoảng cách
thẳng
góc với đường chính )


Chức năng của các phím được giới thiệu
tiếp theo

*Mode đo tọa độ
1

F1

MEAS

F2

MODE

F3

S/A

Bắt đầu đo
Đặt mode đo , đo chính xác / đo tiêu chuẩn /
đo nhanh
Chọn đặt mode , audio ( âm thanh )


2

3

F4


P1

F1

RHT

Chức năng của các phím được giới thiệu trên
trang tiếp theo
Đặt độ cao gương bằng cách nhập số liệu

F2

INSHT

Đặt độ cao máy bằng cách nhập số liệu

F3

OCC

F4

P2

F1

OFFSET

F3


m/f/i

F4

P3

Đặt tọa độ trạm máy bằng cách nhập số liệu
Chức năng của các phím được giới thiệu trên
trang tiếp theo
Chọn mode đo khoảng cách thẳng góc với
đường chính (off-set )
Công tác chọn đơn vị mét,fit ,inch
Chức năng của các phím được giới thiệu trên
trang tiếp theo

Cổng nối máy tính RS-232C đầu cắm tín hiệu nối tiếp để nối mode seri GTS235N với máy tính hoặc bộ thu số liệu TOCOM .Máy tính PC có thể nhận số liệu đo từ
GTS-235N seri hoặc truyền số liệu trước của góc ngang tới máy.
*Các số liệu sau có thể đưa ra mỗi mode
Mode

Lối ra

Mode đo góc ( đứng , ngang , phải hoặc trái)

V, H hoặc HL

( đứng phần trăm ) (V, H hoặc HL)
Mode đo xa ngang ( HR, HD, VD)


V, HR, HD, VD

Mode đo khoảng cách nghiêng (V,HR, SD)

V ,HR, SD, HD

Mode đo tọa độ

N, E, Z, (hoặc V, H, SD, N, E, Z)

Hiển thị và đưa ra ở mode tiêu chuẩn cũng giống như nội dung phía trên.
Lối ra ở mode đo hanh được hiển thị chỉ như hiển thị số liệu đo xa .

II.2 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM FAMIS
II.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm
Để hỗ trợ công việc thu thập dữ liệu ban đầu và thành lập bản đồ địa chính,
Tổng cục Địa chính đã ban hành bộ phần mềm chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu
Bản đồ và Hồ sơ địa chính ban đầu gồm 2 phần mềm cơ bản là FAMIS và
CADDB.


×