Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm nhận bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.43 KB, 2 trang )

Mỗi người phụ nữ, một số phận khác nhau, một nỗi đau riêng nhưng nỗi đau chung nhất vẫn là
những bất hạnh trong chuyện tình duyên. Mềm yếu, đa sầu, đa cảm và cả đa đoan đã khiến
người phụ nữ luôn rất nhạy cảm với những bất hạnh của mình dù họ sống trong xã hội nào.
Đặc biệt trong xã hội cũ, khi người đàn ông có quyền được lấy “năm thê bảy thiếp”, thì họ phải
sống trong cảnh “Chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai”. Các thi nhân xưa với niềm cảm thông
sâu sắc của mình đã cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho những
người phụ nữ. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài Tự tình (bài II) của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương.
Mở đầu bài thơ là không gian yên ắng và lạnh lùng của ban đêm:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Trong không gian sâu lắng ấy, ta thấy vang lên âm thanh văng vẳng của tiếng trống canh dồn.
Thời gian của đất trời trôi chảy vần xoay theo một quy luật bất biến thế nhưng ở đây thời gian
trong cảm nhận của nhân vật trữ tình lại như đang trôi qua rất nhanh, gấp gáp. Chỉ một chữ
"dồn" đã cực tả tâm trạng thảng thốt xót xa của con người khi trực diện với dòng chảy của thời
gian. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn, của một tâm
trạng rối bời. Màn đêm buông xuống vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn
trăn trở thao thức với tâm sự riêng. Đêm khuya giờ đây đã trở thành thời gian của tâm trạng nỗi
niềm, là lúc con người thường đối diện với chính bản thân mình, để tự vấn , tự tình. Hồng nhan
là chỉ phận má hồng, đồng thời cũng để người đàn bà đẹp. Nhưng lại gọi với ý mĩa mai là cái
hổng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao
là xót xa, hờn tủi trong cách gọi ấy! Giữa cái mênh mông của vũ trụ, cái hồng nhan kia thật nhỏ
bé thật trơ trọi lẻ loi. Đồng thời đặt trong sự tương phản với nước non, ta còn thấy được sự bản
lĩnh, sự thách thức.
Chán ngán nghịc cảnh, người phụ nữ mượn rượu để quên đi:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Chén rượu cũng như miếng trầu là những thứ không làm cho người ta no nê nhưng nhiều lúc
khiến người ta vui sướng, bớt buồn, quên đời. Thế mà,chén rượu ở đây lại không giúp được
điều đó, bởi hương đưa say lại tỉnh. Nâng li rượu sầu, cạn chén đơn côi nhưng ngẫm ra sầu
đâu được giải, nỗi buồn nào có vơi? Dường như chén rượu kia chẳng thể nào khỏa lấp nỗi tủi


hổ, nỗi cô đơn của nhà thơ. Cái vòng luẩn quẩn say lại tỉnh, quên rồi nhớ ấy càng làm ta cảm
thấy rã rời, chán chường. Vầng trăng tròn xưa nay vốn biểu trưng cho sự đoàn viên, sự tròn
vẹn trong tình yêu. Chẳng phải thế mà khi viết về cuộc chia li giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh,
Nguyễn Du cũng đã tạo dựng hình ảnh vầng trăng xẻ nửa như hàm chứa một sự dự báo:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nữa soi dặm đường
Giữa trăng với người có sự đồng nhất, trăng sắp tàn (bong xế) mà vẫn khuyết chưa tròn cũng
như tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.
Mạch suy tư của nữ sĩ bất chợt rẽ sang một hướng khác:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Xé toạc chan mây đá mấy hòn


Hình ảnh trong bài thơ không có gì là cao xa, khó hiểu mà vô cùng gần gũi nhưng vẫn chứa
đựng ý nghĩa hàm súc và thâm thúy. Rêu nhỏ bé, yếu ớt là thế mà vẫn cố hết sức xiên ngang
mặt đất, vươn lên đầy sức sống. Đá lầm lì là vậy mà đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện
diện của mình. Hồ Xuân Hương tỏ ra rất táo bạo và sáng tạo trong việc đảo ngược cấu trúc
thông thường của câu thơ, nhằm thể hiện tới mức cao nhất ý mình muốn nói. Sức sống mạnh
mẽ như đánh thức người đọc ra khỏi tâm trạng u uẩn của người phụ nữ cô đơn trong bóng
đêm, hướng người đọc đến sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó khăn, bất hạnh ở phút
hiện tại. Với hai câu thơ này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được
thể hiện vô cùng quyết liệt
Hia câu cuối bài thơ, tác giả trực tiếp bộc bạch tâm trạng xót xa, buồn chán của mình:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Chữ ngán đặt ở phần cuối bài thơ như một sự dồn tụ cảm xúc. Điệp khúc xuân đi xuân lại lại
khẳng định quy luật của tạo hóa là không thể đổi thay. Tuổi xuân của con người một đi không
bao giờ trở lại trong khi mùa xuân của đất trời vẫn tuần hoàn miên viễn. Cuộc đời con người
hữu hạn mà thời gian của đất trời thì vô hạn. Nhà thơ Xuân Diệu thật đúng khi viết:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Tuổi trẻ tuổi thanh xuân là vô cùng hiếm hoi và quý giá vì thế cho nên Xuân Diệu, Xuân Hương
hay chính chúng ta đều giữ gìn nó muốn nó mãi mãi. Thế nhưng với những người bóng xế mà
hạnh phúc chưa tròn thì nỗi buồn tuổi xuân ra đi càng lớn hơn. Cuộc đời đáng chán , đáng
buồn như thế thì cái sự xuân tới ,xuân qua nào có gì đáng nói ? Nó lặp đi lặp lại buồn tẻ đến
mức người ta phải ngán ngẩm. Nó như trêu ngươi khiến mình càng thêm buồn, thêm tủi. Ở câu
cuối, với nghệ thuật tăng tiến, các từ mảnh tình- san sẻ- tí con con làm cho chút chút tình của
người phụ nữ đã bé lại càng bé hơn. Nỗi đau đầy chua xót, tái tê riêng Qua đó ta thấy được
xã hội cũ đã trà đạp lên hạnh phúc và tinh thần người phụ nữ như thế nào.T hân phận của
họ luôn bị xem nhẹ, coi thường, bị ràng buộc bởi đạo đức khắt khe, bị áp chế bởi luật lệ bất
công.
Sự lên tiếng đầy uất ức của nữ sĩ Hồ Xuân hương về nỗi cô đơn, chán ngán đã cho thấy khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ được giáo giáo
dục tinh thần cam chịu, chấp nhận, im lặng nhưng giờ đây họ đã ý thức mạnh mẽ về quyền
sống



×