Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lý thuyết xã hội học: Thuyết xung đột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.05 KB, 2 trang )

Heghen là người phản ánh một cách rất độc đáo tính chất mâu thuẫn của sự
phát triển của nước Đức ngay trước khi có cuộc Cách mạng Tư sản. Chính
vì vậy mà triết học Heghen mang tính 2 mặt: Một mặt thể hiện sự tiến bộ và
Cách mạng. Mặt khác lại chứa đựng những tư tưởng bảo thủ, phản động và
có phần mang tính không triệt để.
Heghen cho rằng con người về bản tính vốn bất bình đẳng, vì thế trong xã
hội thường xuyên xảy ra những mẫu thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp,
đẳng cấp xã hội khác nhau.
1. Sự đa dạng của các nhóm giai cấp
Luận điểm gốc của thuyết xung đột cho rằng, do có sự khan hiếm các
nguồn lực và do sự phân công lao động và bất bình đẳng trong phân bổ
nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội luôn
nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau vì lợi ích 1.
Có thể thấy những nhóm giai cấp khác nhau luôn xuất hiện những xung
đột. “Giai cấp” theo Lênin là những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
Họ có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ của tập đoàn có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định 2.
Quan hệ giai cấp không phải được tạo ra một cách tự phát và trực tiếp bởi
sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà
diễn ra trên bình diện quan hệ sản xuất giữa người với người trong quá
trình sản xuất đó. Một bên là những người có trong tay tư liệu sản xuất, có
vốn, họ nắm việc tổ chức sản xuất và phân phối sản xuất. Một bên là những
người không có tư liệu sản xuất, họ bán sức lao động để kiếm sống. Thông
qua đó, quan hệ bóc lột chính là căn nguyên của mọi bất bình đẳng.
2. Hệ tư tưởng của Heghen góp phần quan trọng trong việc lưu truyền ý
thức và góp phần củng cố sự bất bình đẳng xã hội.
1
2

Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, (NXB Khoa học xã hội, 2008), 266


Nguyễn Duy Hới, Giáo trình nhập môn xã hội học, (NXB Giáo dục, 2006), 117


Từ xưa tới nay, sự phát triển của xã hội luôn diễn ra trong mâu thuẫn
thường xuyên giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột. Và đấu tranh giai
cấp luôn là nguồn gốc, động lực biến đổi, phát triển lịch sử xã hội loài
người. Đây là đặc điểm của xã hội tư bản, không phải tất cả các chế độ xã
hội đều có sự bất bình đẳng dai dẳng. Mối quan hệ lệ thuộc và thống trị
giữa các giai cấp trong xã hội tư bản như là một cái vốn có, tất yếu sẽ diễn
ra.
Theo quan điểm của Heghen thì mọi sự bất công trong xã hội là hiện tượng
tất yếu xuất phát từ bản tính con người. Trong khi xã hội tồn tại những mẫu
thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội thì cần phải có một đơn
vị chức trách đứng ra nhằm dung hòa các mẫu thuẫn giữa các đẳng cấp
nhằm định hướng sự phát triển của xã hội. Lúc đó, nhà nước đã xuất hiện.
Để xã hội phát triển thì cần phải xóa bỏ bất bình đẳng đồng nghĩa với việc
xoá bỏ phân chia giai cấp. Chính vì vậy thực hiện đấu tranh giai cấp là cần
thiết bởi đấu tranh giai cấp chính là “động lực của phát triển xã hội”.



×