Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình tượng Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.47 KB, 3 trang )

Người ta thường nói:“Im lặng là vàng”. Nhưng im lặng ngắm nhìn cái ác quanh
mình mà không dám đứng lên đấu tranh thì thật đáng hổ thẹn, phê phán. Có thể bạn
sẽ chịu thiệt thòi trước mắt, nhưng rốt cuộc bạn sẽ là một trong những người vươn
cao nhất để hướng tới bầu trời bao la. Cùng với suy nghĩ trên, với nghệ thuật kể
chuyện hấp dẫn, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên hình tượng người nho sĩ lý tưởng Ngô
Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với một tinh thần dũng cảm,
chính trực, dám chống lại thế lực độc ác đến cùng
Ngay đầu tác phẩm, nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp
truyền thống trong văn học cổ, bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình:“Ngô Tử Văn
tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái, nóng
nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một
người cương trực”
Trước hết, ta nhận thấy Ngô Tử Văn là một nho sĩ áo vải khí phách cứng cỏi, yêu
chuộng lẽ phải, giàu tinh thần nghĩa hiệp. Minh chứng rõ ràng cho điều này là hành
động đốt đền tà đầy bản lĩnh của chàng. Bất bình trước thái độ nhiễu nhương, tác oai
tác quái của hồn ma Bách hộ họ Thôi, Tử Văn quyết không làm ngơ. Một hôm
chàng “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”. Là người thấu hiểu đạo lý,
Ngô Tử Văn đã thực hiện nghi lễ trang nghiêm mong trời đất chứng giám, ủng hộ.
Đồng thời thể hiện nghĩa cử cao đẹp dám đơn phương độc mã tiêu diệt cái ác mặc
cho nguy hiểm có thể đến bất cứ khi nào. Trước sự việc “kinh thiên động địa” ấy, ai
nấy “đều lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ”. Trái lại Tử Văn vẫn tự tin, không hề mảy may kinh
hãi. Bởi chàng hiểu rõ đốt đền tà không phải là hành động liều lĩnh nhất thời mà là
xuất phát từ mục đích cao đẹp: diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân. Sự tức giận của
chàng không phải cho riêng mình mà là cho tất cả bách tính đang bị hồn ma quấy
nhiễu. Vì thế việc làm đốt đền tà của Ngô Tử Văn rất đáng ca ngợi và khâm phục!
Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn được bộ lộ qua thái độ của chàng
khi bị hồn ma tên tướng giặc đe dọa. Trước những lời uy hiếp gay gắt, Tử Văn vẫn
điềm nhiêm, mặc kệ, không một chút run sợ. Hành động “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng
tự nhiên” của chàng không phải là một việc làm bất cần mà là hành động của một
người nắm rõ chính nghĩa trong tay. Chàng tin việc làm của minh là đúng. Tên tướng
giặc kia khi sống là kẻ xâm lược nước ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp


yếu. Hắn bị chàng đốt đền là đáng đời!


Tính tình kiên định và niềm tin mãnh liệt vào công lý của Ngô Tử Văn được thể hiên
cụ thể qua cuộc chiến không khoan nhượng dưới Minh Ty. Bị lôi xuống địa phủ, bị
kết tội oan, tình thế của chàng ngày một nguy hiểm hơn. Hồn ma tên tướng giặc
quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương. Phần thắng tưởng chừng
nghiêng về phía tên giặc gian xảo, hiểm ác kia. Nhưng Tử Văn dễ gì bị khuất phục.
Không hề nao núng, chàng trả lời rành rọt, một mực minh oan, đấu tranh đến cùng
cho lẽ phải. Điều này khiến Diêm Vương sinh nghi. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của
Thổ công và sự xét xử công bằng công minh của Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần
hết bản chất xấu xa, độc ác của hồn ma. Cuộc chiến giữa chàng và tên tướng giặc đã
cho thấy một chân lý: Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Người tốt được tôn
vinh, kẻ xấu bị trừng trị
“Ở hiền thì gặp lành”. Kết thúc cuộc chiến với tên yêu ma và dành phần thắng, Tử
Văn nhận lời Thổ công nhận chức phán sự đền Tản Viên. Đây quả là một phần
thưởng rất xứng đáng. “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải.Vì cứng cỏi mà dám đốt
đền tà, chống lại yêu ma đã làm một việc hơn cả thần và người”. Vì thế rất phù hợp
làm người nắm giữ cán cân công lý
Ngô Tử Văn trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã trở thành một biểu
tương, một tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất chính trực, thẳng thấn, dũng cảm
chống lại cái ác trừ hại cho dân. Qua đó, tác giả còn gửi gắm những thông điệp kín
đáo về khát vọng công lý, chính nghĩa. Đồng thời chĩa mũi nhọn tố cáo bọn xâm
lược và vạch trần mặt trái xã hội

Trong cuộc sống, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người. Đấy là
một trong những đức tính quan trọng tạo nên một con người chân chính
Trung thực là tôn trọng sự that, tôn trọng lẽ phải chân lý, làthật thà, ngay
thẳng
Trong cuộc sống ngày nay trung thực được biểu hiện





×