ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
1. Tên gọi của đường mòn Hồ Chí Minh
Cách đây 55 năm về trước, trước yêu cầu bức thiết của cách mạng, ngày 19/5/1959 Bộ
Chính trị , Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở con đường
chiến lược với tên gọi đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, để chi viện cho chiến
trường miền Nam. Đó là một quyết định lịch sử, thể hiện quyết tâm cao độ và ý chí sắt đá
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự
do”, lòng dũng cảm phi thường, trí thông minh sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, ác liệt của chiến tranh, đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn trở thành tuyến vận
tải chiến lược vĩ đại như một huyền thoại, một kỳ tích của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Tuy nhiên không phải ngay từ đầu đã có tên gọi “Đường mòn Hồ Chí Minh”. Theo các
nhà nghiên cứu lịch sử, cái tên “Đường mòn Hồ Chí Minh” xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1961 trong báo cáo của tướng Taylor gửi Tổng thống Mỹ Kenedy. Taylor đã gọi
tuyến giao liên vận tải của ta là “Ho Chi Minh trail” (Đường mòn Hồ Chí Minh). Dù vậy,
cái tên đó thực sự được cả thế giới biết đến trước hết là nhờ cuốn sách nổi tiếng “La piste
Ho Chi Minh” (Đường mòn Hồ Chí Minh) của nhà báo người Bỉ, Jean Pierre Van Geirt,
viết bằng tiếng Pháp, được xuất bản năm 1971. Cũng trong năm này, ở nước ta xuất hiện
cuốn tiểu thuyết “Con đường mòn ấy” của Nhà văn Đào Vũ. Từ đó, tên gọi “Đường mòn
Hồ Chí Minh” mới được lan tuyền phổ biến cả ở trong nước và trên thế giới. Như vậy, cái
tên “Đường mòn Hồ Chí Minh” hiểu cho đúng là tên gọi của đường Trường Sơn - đường
Hồ Chí Minh, gắn với một thời kỳ kháng chiến oanh liệt để bảo vệ nền độc lập, tự do của
dân tộc.
2. Lịch sử hình thành và mục đích hình thành đường mòn Hồ Chí Minh
2.1.
Hoàn cảnh mở tuyến đường mòn Hồ Chí Minh
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) mở
rộng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, họp tại Hà Nội, xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của
cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam, phương pháp cách mạng và phương thức
đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, trước
mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thiết
lập chính quyền cách mạng”.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tổng Quân ủy Trung
ương, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng quân đội cách mạng chính quy, từng bước hiện
đại trên miền Bắc, Bác Hồ, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến
đường chiến lược vận tải quân sự từ miền Bắc xuyên qua dãy núi Trường Sơn trùng điệp
và hùng vĩ để chi viện binh lực cho cách mạng miền Nam.
2.2.
Quá trình hình thành của đường mòn Hồ Chí Minh
Ngày 5/5/1959, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Uỷ ban thống nhất Trung ương, thừa lệnh Bộ Chính Trị trực
tiếp giao cho Thượng tá Võ Bẩm, trưởng tổ chức “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm
nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng quân sự vào chiến trường, tổ chức đưa đón bộ đội,
cán bộ, chuyển công văn, tài liệu từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.
Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân uỷ triệu tập Ban cán sự, chính thức giao nhiệm
vụ cho Đoàn mở đường Trường Sơn (Đoàn 559) chi viện cho chiến trường miền Nam,
vận chuyển gấp một số hàng quân sự theo yêu cầu của Liên khu 5, tổ chức đảm bảo cho
500 cán bộ hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực. Với
chiến lược bí mật, chủ động tiến công, Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ yêu cầu Đoàn tuyệt
đối giữ bí mật, không để đối phương biết được sự chi viện của miền Bắc đối với miền
Nam, dù chỉ là một hoạt động nhỏ lẻ, đây là vấn đề có tính nguyên tắc.
Mùa hạ năm 1959, từ Khe Hó, phía Tây Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Tiểu đoàn 301 – đơn
vị đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn, bí mật xuất quân, mở đường giao liên vận tải. Trong
khi tuyến giao liên vận tải quân sự từ miền Bắc dọc theo dãy Trường Sơn tiến dần vào
phía Nam, thì ở các tỉnh Trung Bộ, như Hà Tĩnh, Quảng Trị…, các con đường giao liên
được mở tiếp vào các khu căn cứ; từ miền Đông Nam Bộ, các đội vũ trang tuyên truyền
cũng tiến hành soi đường ra Bắc.
Tròn 18 tháng, Đoàn vận tải quân sự chiến lược 559 đã giành được những thắng lợi bước
đầu quan trọng trên con đường chiến lược Bắc – Nam, thiết lập được tuyến hành lang
giao liên vận tải quân sự dài hàng trăm ki-lô-mét trong điều kiện địa hình bị chia cắt và
kẻ thù ngăn chặn quyết liệt.
Từ năm 1960, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đường vận tải
phía Đông Trường Sơn (Việt Nam) bị địch đánh phá ác liệt. Được sự đồng ý của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, từ năm 1961, Đoàn 559 đã chuyển hướng mở đường vận
chuyển sang phía Tây Trường Sơn (Lào).
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng “Dồn sức cho miền Nam, chuẩn bị phát triển
phương thức vận tải cơ giới”, ngày 17/6/1964, Trung đoàn 98 công binh, thuộc Đoàn 559
nhận lá cờ mang 4 chữ: “Mở đường thống nhất” hành quân đi mở đường cơ giới ở
Trường Sơn. Ngày 9/8/1964, Trung đoàn 98 chính thức “bổ nhát cuốc” đầu tiên xây dựng
tuyến đường từ sông Sê Pôn đi sông Bạc.
Năm 1965, đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một hệ thống đường chiến lược cơ
giới, gồm ba tuyến liên hoàn, đảm bảo vận chuyển suốt bốn mùa, kể cả mùa mưa.
2.3.
Mục đích mở đường Trường Sơn
Mở đường Trường Sơn để miền Bắc chi viện sức người, của cải, hàng hóa,… cho
miền Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.
3. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc
a. Hệ thống đường giao liên đi các hướng
Hệ thống đường giao liên từ 52 trạm ban đầu, lên tới 67 trạm vào năm 1966, 76 trạm vào
năm 1970 và 15 trạm cơ giới năm 1972. Từ năm 1973 đến 1975, bỏ hẳn giao liên bộ, thay
thế bằng các Trung đoàn giao liên cơ giới.
Trên các tuyến đường Trường Sơn, có hàng chục binh trạm, hàng trăm bến bãi, hàng
nghìn nơi dấu quân, dấu xe, dấu hàng. Ở những nơi đó có các lực lượng giao liên, thanh
niên xung phong, công binh mở đường. Lực lượng phòng không, thông tin, bảo vệ có khả
năng hiệp đồng chiến đấu đảm bảo tuyến đường vận tải thông suốt, bất chấp cuộc chiến
tranh ngăn chặn ngày càng ác liệt của không quân Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Macnamara nói: “Mọi người vẫn thấy một khối lượng lớn
người và của vẫn tuôn chảy từ miền Bắc vào miền Nam, thế nhưng không thể làm thế nào
ngăn chặn được nó”.
b. Hệ thống đường ô tô vượt Trường Sơn
Trong suốt 10 năm chiến đấu kiên cường (1965 - 1975), bộ đội Trường Sơn đã mở được
mạng đường đa tuyến liên hoàn có tổng chiều dài gần 20.000km, với 5 trục dọc, 21 trục
ngang.
- Từ năm 1961 đến 1964, mở đường 129 từ ngã ba Lằng Khằng tới mường Phìn (Lào).
- Năm 1965 - 1972, mở tiếp đường 128 tới Bạc rồi tới Phi Hà (Lào), mở thêm 3 trục vượt
khẩu: đường 20, đường 18, đường 16 và đường C4 ở Campuchia.
- Năm 1973 - 1975, hình thành 3 trục song song xuống phía Nam để cơ động các quân
đoàn chủ lực:
+ Trục Đông Trường Sơn: từ Tân Kỳ (Nghệ An), đến Chơn Thành (Bình Phước) dài
1.200km.
+ Trục Tây Trường Sơn: từ đường 16 (phía Nam Lào) tới Bù Gia Mập (Bình Phước).
+ Trục duyên hải quốc lộ 1: từ sông Bến Hải (Quảng Trị) đến bờ sông Sài Gòn, dài
1.286km.
- Trục ngang: từ các trục dọc có 21 trục ngang xuất phát từ 5 cửa khẩu của 5 tuyến
đường, đó là: đường 8, đường 12, đường 20, đường 18, đường 16,… tạo thành mạng
đường liên hoàn đến tất cả các hướng chiến trường.
c. Đường ống xăng dầu
Từ năm 1968, Bộ đội Trường Sơn bắt đầu xây dựng đường ống xăng dầu từ Nam Đàn
(Nghệ An), đến năm 1973, dòng xăng đã bơm tới Bù Gia Mập (Bình Phước). Hệ thống
đường ống xăng dầu với 1.400km đường ống, 113 trạm bơm, 33 trạm cấp phát xăng dầu
lớn, nhỏ, đưa dòng xăng từ miền Bắc đến các chiến trường chỉ cách Sài Gòn hơn 100km.
d. Đường ngụy trang kín
Từ mùa khô 1971 - 1972, để đối phó với máy bay AC.130 được trang bị hồng ngoại, có
khả năng phát hiện mục tiêu ban đêm, Bộ đội Trường Sơn đã mở con đường ở những
cánh rừng lớn có cây che phủ; ở những nơi không đủ cây che phủ, bộ đội ta chặt cành cây
hoặc làm giàn phong lan ngụy trang kín đường cho xe chạy ban ngày, nâng tốc độ vận
chuyển lên gấp 2 đến 3 lần so với tốc độ đi trong đêm tối. Con đường đặc biệt này dài tới
3.000km.
Đường sông
Từ những năm đầu, Bộ đội Trường Sơn đã tận dụng các sông, suối để vận chuyển hàng
bằng thuyền, bè, hoặc thả hàng trôi sông để trạm phía dưới đón nhận. Đặc biệt, đã sử
dụng công binh để chinh phục những dòng thác dữ, sử dụng vận chuyển cơ giới (thuyền
máy) trên sông. Chiều dài của hệ thống đường sông gần 500km.
e. Hệ thống thông tin
Để đảm bảo sự chỉ huy thông suốt trên toàn địa bàn rộng tới 132.000km2, bộ đội Trường
Sơn đã xây dựng được hệ thống thông tin tải ba dọc theo đường Đông - Tây Trường Sơn,
kéo dài tới Lộc Ninh, phối hợp với mạng thông tin tiếp sức được triển khai trên toàn
tuyến. Ngoài ra, còn có mạng vô tuyến điện báo và hệ thống thông tin dây bọc ở tất cả
các đơn vị.
Mạng lưới thông tin này đã đảm bảo sự chỉ huy thống nhất trực tiếp từ Tổng hành dinh
Bộ Quốc phòng tới Bộ Tư lệnh Trường Sơn và các đơn vị trên toàn mặt trận, đảm bảo
thông suốt, bí mật, kịp thời, bất chấp bom đạn của kẻ thù đánh phá ác liệt. Đặc biệt, mệnh
lệnh Tổng tiến công chiến dịch Hồ Chí Minh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mùa Xuân
năm 1975, đã truyền qua thông tin tải ba Trường Sơn đến các Quân đoàn, các đơn vị:
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc
tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và quyết thắng” (ngày 7/4/ 1975).
4. Miền Bắc chi viện cho miền Nam những gì?
Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ
thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ
khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của
địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền
Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến
1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng
gấp nhiều lần.
Miền Bắc đã tổ chức chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Năm 1959, miền Bắc
đưa vào miền Nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn 17.000 người.
Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực
động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước.
Năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 xấp xỉ 153.000 người, năm 1975 là 117.000
người. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, đảm bảo giao thông,
mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gần hàng chục vạn người cũng được động viên
từ miền Bắc.
Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc còn tiếp nhận
hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, con em miền Nam tập kết; đón tiếp gần 310.000 thương
bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập...
5. Nguyên tắc, phương châm, quy chế, phương thức vận chuyển
Nguyên tắc của việc mở đường đã được Trung ương căn dặn: “Việc mở đường
không ai được biết… không để lọt vào tay địch một người, một hiện vật. mỗi mẩu
thuốc lá cũng có thể tạo nên một tang chứng…”
Phương châm mở đường: “xuyên sơn mà đi, cứ đỉnh núi mà soi, không được trùng
với lối mòn cũ.”
Những quy chế phải tuyệt đối tuân thủ tuyệt đối khi vận chuyển hàng, đưa người
-
vào viện trợ cho miền nam.
Tuyệt đối không để lộ khói, không đi ra chỗ trống, rừng thưa.
Chỗ ở của từng đội không cố định. Ngủ, nghỉ không tập trung quá ba người. Nấu
ăn ban ngày vào lúc chạng vạng, không được để bốc khói. Đêm tối không được có
-
ánh lửa.
Khi vượt sông, trạm giao liên đã kết sẵn những thân cây chuối làm bè chở hàng,
người thì lần dây, người thì đẩy bè qua sông. Vượt song phải dỡ bè, cất ở một nơi
-
bí mật.
Trên đường đi không được bẻ cây, vặt lá, không để lộ bất cứ một dấu vết gì. Người
đi sau phải khỏa cây, lấp lối. không được hút thuốc, nói chuyện. Khi cần trao đổi
-
phải rỉ tai, hoặc ra hiệu, kết hợp với cách nói chuyện không thành tiếng.
Trong việc giao nhận hàng giữa các trạm, dù ban ngày cũng phải dùng tín hiệu,
mật khẩu. dù quen biết nhau thì khi làm việc cũng phải theo quy định. Tín hiệu,
mật khẩu luôn thay đổi.
- ….
Phương thức vận chuyển
- Ban đầu, Đoàn 559 phải thực hiện hai tuyến vận tải bộ và thủy, với các phương
tiện thô sơ, sản lượng vận chuyển thấp. Đến tháng 6-1961, Đoàn 559 khai thác
tuyến đường vận chuyển phía Tây Trường Sơn, tổ chức vận chuyển cơ giới chi
-
viện chiến trường miền Nam.
Với phương thức vận tải cơ giới là chủ yếu, Đoàn 559 tổ chức đường vận chuyển
thành 3 tuyến:
+ Tuyến I từ Khe Ve (đường số 12) đến đường số 9
+ Tuyến II từ làng Ho (Quảng Bình) đến Bạc (Lào) và B45 từ La Hạp đến Trị-Thiên
+ Tuyến III từ Bạc đến Tà Xẻng (Lào) và Tà Ngâu (biên giới Cam-pu-chia).
Bằng hình thức vận chuyển cơ giới theo 3 tuyến, Đoàn 559 đã hoàn thành nhiệm vụ
đưa một khối lượng lớn hàng quân sự và các nhu yếu phẩm khác vào chiến trường
miền Nam.
-
Để nâng cao hiệu quả vận chuyển cơ giới hơn nữa, tháng 2-1966, Đoàn 559 giải
thể 3 tuyến I, II, III và tổ chức thành 7 binh trạm. Việc điều chỉnh hình thức vận
chuyển cơ giới từ 3 tuyến thành 7 binh trạm nhằm bảo đảm an toàn trên từng cung
đoạn, hạn chế thiệt hại khi vận chuyển do địch đánh phá. Quá trình vận chuyển, từ
7 binh trạm ban đầu tiếp tục được chấn chỉnh phát triển tăng lên 9 binh trạm
-
(1967), 17 binh trạm (1969) và 30 binh trạm (1970).
Về hình thức vận chuyển cơ giới trên tuyến đường Trường Sơn phát triển không
ngừng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ hình thức tiểu đoàn xe trực thuộc binh
trạm đến trung đoàn xe cơ giới trực thuộc Bộ tư lệnh khu vực rồi phát triển lên hai
sư đoàn ô tô và một số trung đoàn ô tô độc lập trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn,
trang bị 6000 xe vận tải, đáp ứng yêu cầu chi viện lớn cho chiến trường miền
Nam.
6. Sự hi sinh, cống hiến
6.1.
10 cô gái Ngã ba Đồng Lập
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc,
Hà Tĩnh. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua ngã ba Đồng Lộc.
Đây được xem như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác
nhau đi vào Nam. Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục
đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân, dân ta chi viện
cho chiến trường miền Nam.
Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ
tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường
trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để
không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội hoạt
động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.
Với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không
bao giờ tắt”
Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 được lệnh san lấp hố bom sau khi máy bay Mỹ liên
tục ném bom phá nát tuyến đường vận tải để nhanh chóng thông đường cho xe qua.
16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống
ngay sát miệng hầm - nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom, tất cả
các chị đã hy sinh.
10 cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần (24 tuổi, Tiểu đội
trưởng), Hồ Thị Cúc (24 tuổi, Tiểu đội phó), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị
Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19
tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi).
6.2.
Nguyễn Viết Sinh – thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn
Anh hùng Nguyễn Viết Sinh, SN 1940 tại xã Nam Yên, nay là xã Xuân Hòa, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1961, khi nghe đài phát thanh của xã tuyển quân vào
một đơn vị đặc biệt, ông lập tức xin tòng quân. Ông được bổ sung vào Tiểu đoàn bộ
binh 301, nhận nhiệm vụ tải hàng vào chiến trường miền Nam. Lúc này, để vận
chuyển súng đạn, thực phẩm tiếp viện cho miền Nam chỉ bằng cách gùi thồ bằng sức
người.
Thành tích của Nguyễn Viết Sinh: Năm 1962: gùi 13.553kg hàng trên đoạn đường
10.196km; Năm 1963: gùi 9.365kg hàng và khiêng 23 cáng thương; Năm 1964: mang
vác 11.445kg, thồ 8.230kg, khiêng 62 ca thương binh trên đoạn đường 10.982km...
Trong vòng 1.089 ngày làm việc, ông đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi
qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km, quãng đường ông đi làm nhiệm vụ gùi
hàng được tính chiều dài bằng một vòng trái đất.
???? câu 1: tại sao lại chọn mở đường qua dãy múi trường sơn
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
(Các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 trinh sát vạch
tuyến mở đường Trường Sơn, năm 1960)
(Con đường chiến lược Trường Sơn 1959-1964.)
(Xe tải trên đường vào Nam)
(Nguyễn Viết Sinh – thời trẻ)
(10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc)
/> />PHPSESSID=np7vupmf52o67u05lfp2oc0tc0&topic=11941.10
-
(s/education/5-duong-mon-ho-chi-minh.html) -(cuốn “5 con đường
Hồ Chí Minh”)
/>