Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HỮU HIỆP

LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HỮU HIỆP

LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
2. PGS.TS Nguyễn Văn Sánh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trần Hữu Hiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... ..1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT VÙNG VÀ
AN NINH LƯƠNG THỰC .................................................................................….16
1.1. Phát triển vùng và liên kết vùng ........................................................................... 16
1.2. An ninh lương thực .............................................................................................. 24
1.3. Một số lý thuyết có liên quan đề tài ..................................................................... 33
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 38
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT
VÙNG ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC ................................................................. 41
2.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 41
2.2. Tác động của liên kết vùng đến đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ............... 51
Chương 3: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG, THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG
LÚA GẠO VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............. 56
3.1. Nguồn lực phát triển vùng .................................................................................... 56

3.2. Thực trạng ngành hàng lúa gạo ........................................................................... 71
3.3. Thực trạng liên kết vùng ĐBSCL ......................................................................... 80
3.4. Đánh giá các nguồn lực, thực trạng liên kết vùng ĐBSCL .................................. 100
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG, ĐẢM BẢO AN
NINH LƯƠNG THỰC .............................................................................................. 114
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................................ 114
4.2. Phương hướng, giải pháp liên kết vùng, đảm bảo an ninh lương thực ................ 117
4.3. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................................. 144
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 161
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 143


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ANLT

: An ninh lương thực

BCĐ

: Ban Chỉ đạo

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CĐL

: Cánh đồng lớn


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN

: Doanh nghiệp

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

LKV

: Liên kết vùng


NBD

: Nước biển dâng

PTBV

: Phát triển bền vững

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

Vùng KTTĐ : Vùng Kinh tế trọng điểm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ADB

: Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á).

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á).

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc).


FDI

: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài).

GIZ

: Gesellschaft Internationale Zusammenarbeit (Tổ chức Hợp
tác quốc tế Đức).

IUCN

: International Unionfor Conservation of Nature (Tổ chức Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế).

MDEC

: Mekong Delta Conference (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL).

MDP

: Mekong Delta Plan (Kế hoạch ĐBSCL)

UNDP

: United Nations Development Programme (Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc)

SWOT

: Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats (điểm mạnh

điểm yếu - cơ hội - thách thức)

WB

: World Bank (Ngân hàng Thế giới).

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mức độ đồng ý về khung pháp lý, chính sách liên kết vùng ................... 53
Bảng 2.2. Cảm nhận rào cản chi phí tham gia liên kết ............................................ 54
Bảng 3.1. Thời gian đi lại trung bình bằng ô tô TP. HCM - Cần Thơ (170 km) ..... 63
Bảng 3.2. Sản lượng điện thương phẩm vùng ĐBSCL ............................................. 67
Bảng 3.3. Xếp hạng PCI các tỉnh, thành vùng ĐBSCL ............................................ 68
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số, lao động vùng ĐBSCL .................. 69
Bảng 3.5. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị gạo hàng hóa vùng ĐBSCL ...... 74
Bảng 3.6. Tỉ trọng (theo khối lượng) của 10 DN XK gạo lớn nhất VN 2012 .......... 77
Bảng 3.7. Cảm nhận của chuyên gia vùng và chính quyền địa phương Về vai trò của
BCĐ Tây Nam Bộ trong thúc đẩy liên kết vùng ....................................................... 84
Bảng 3.8. Cảm nhận của địa phương về vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ ................. 84
Bảng 3.9. Cảm nhận của các đối tượng về vai trò của BCĐ điều phối các vùng KTTĐ
trong thúc đẩy liên kết vùng ..................................................................................... 88

DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 3.1. GS.TS. Võ Tòng Xuân (1) ......................................................................... 76

Hộp 3.2. GS.TS. Võ Tòng Xuân (2) ......................................................................... 112
Hộp 4.1. Thông điệp đầu năm 2014 của nguyên TTg CP Nguyễn Tấn Dũng .......... 118
Hộp 4.2. Việt Nam tiếp nhận Kế hoạch phát triển ĐBSCL (MDP) ......................... 121
Hộp 4.3. Tuyên bố chung của các đối tác phát triển về điều phối vùng tại VN ....... 139


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ĐBSCL ........................................ 62
Biểu đồ 3.2. Sản lượng lúa các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2015 .................................. 72
Biểu đồ 3.3. Nhà máy xay xát và lau bóng ở ĐBSCL .............................................. 75
Biểu đồ 3.5. Tỉ trọng đóng góp vào tổng GTSX của các lĩnh vực kinh tế của các vùng
trong cả nước năm 2013 ............................................................................................ 103

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án .............................................................. .15
Sơ đồ 3.1. Tổ chức Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.......................................................... 82
Sơ đồ 3.2. Tổ chức Diễn đàn Hợp Kác kinh tế ĐBSCL – MDEC ............................ 85
Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức điều phối tại các vùng KTTĐ ......................................... 87
Sơ đồ 3.4. Vai trò của các bên trong “liên kết bốn nhà” ........................................... 91
Sơ đồ 3.5. “Cánh đồng lớn” mô phỏng theo mô hình của AGPPS ........................... 95
Sơ đồ 3.6. Chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL ................................................................... 100
Sơ đồ 4.1. Định hướng điều chỉnh QH tổng thể KT-XH vùng ĐBSCL ................... 124
Sơ đồ 4.2. Hội đồng Vùng ĐBSCL ........................................................................... 136
Sơ đồ 4.3. Mô hình tổ chức điều phối liên kết PT ngành hàng lúa gạo ĐBSCL ...... 143


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1.

Mô hình phát triển bền vững..........…………………………

37

Hình 2.2.

Các mức độ ứng dụng chuỗi giá trị .........................................

38

Hình 2.3.

6 vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam…………………………..

44

Hình 3.1.

Vị trí vùng ĐBSCL…………………………………………

57

Hình 3.2.

Vùng dự án thí điểm “canh tác lúa giảm khí thải”………….

98


Hình 4.1.

Tiếp cận vùng theo lợi thế sinh thái các tiểu vùng………….

122


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết vùng (LKV) và an ninh lương thực (ANLT) là những vấn đề quan trọng
được nhiều học giả trong, ngoài nước nghiên cứu, là chủ đề được trao đổi, bàn luận
tại nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Các kết quả nghiên cứu
vấn đề này đã có những đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn, khẳng định yêu cầu
tăng cường liên kết vùng, vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ đảm bảo ANLT
quốc gia và trên thế giới.
Ở Việt Nam, ANLT luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sản
xuất lúa gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo ANLT quốc gia mà còn
đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực những năm 80, trở thành một trong những
quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ những năm 90 đến nay. Hệ thống lưu
thông đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận lương
thực. Thị trường lương thực nội địa chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, tham gia vào chuỗi cung ứng lúa gạo
toàn cầu. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đinh Tuấn Minh (2015), “Thị trường
lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập – Cách tiếp cận cấu trúc thị trường”, NXB.
Hồng Đức [71], thì xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 18 - 20% thị phần gạo
xuất khẩu của thế giới. “Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23-12-2009 của Chính phủ về
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” ghi nhận, cùng với sự gia tăng sản lượng và
xuất khẩu gạo, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân cũng được cải thiện đáng kể
[18].

Số liệu của Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê 2015, NXB.
Thống kê [92] cho thấy, ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế to lớn về nông nghiệp với hơn
2,607 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 64,3% cơ cấu sử dụng đất trong vùng và 25,5%
diện tích đất nông nghiệp cả nước. ĐBSCL là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước với
diện tích cả năm hơn 4,308 triệu ha, chiếm gần 55% tổng diện tích trồng lúa (7,835

1


triệu ha), chiếm 56,8% sản lượng lúa quốc gia (45,215 triệu tấn) và luôn chiếm hơn
90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua. Số hộ trồng lúa của vùng
này tuy chỉ chiếm 16% trong tổng số hộ trồng lúa, nhưng sản xuất hơn một nửa tổng
sản lượng lúa quốc gia. Vào năm 1990, sản lượng lương thực của vùng chỉ đạt 9,48
triệu tấn, đã tăng lên 16,7 triệu tấn vào năm 2000, đạt 19,24 triệu tấn vào năm 2005
và 25,7 triệu tấn vào năm 2015.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản BĐKH ở Việt
Nam [14], thì vùng này đang đứng trước nhiều thách thức. ĐBSCL là một trong ba
đồng bằng trên thế giới bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển
dâng (NBD). Mặt trái của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng tạo ra áp lực
mạnh mẽ đối với ngành sản xuất lúa. Trong khi đó, ANLT chưa được nhận thức một
cách đầy đủ trong tiến trình hoạch định và thực thi các cơ chế, chính sách có liên quan
trong việc lựa chọn, bố trí và sử dụng các nguồn lực như điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên thuận lợi vốn là lợi thế so sánh của ngành sản xuất lúa gạo ĐBSCL. Thực
trạng này thường dẫn đến xu hướng, sản xuất lúa gạo chạy theo sản lượng, xem nhẹ
vai trò của ngành trồng lúa, hoặc là tạo ra gánh nặng cho người nông dân với nhiệm
vụ đảm bảo ANLT quốc gia.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, hậu cần logistics, dịch vụ nông nghiệp vùng
ĐBSCL cùng với các vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu lương thực
còn nhiều yếu kém, bất cập. Thu nhập của người trồng lúa thấp, bấp bênh. Đặc biệt,
thời gian gần đây nổi lên yêu cầu cần tiếp cận đa ngành, theo vùng, liên vùng; phải

tăng cường LKV, liên kết doanh nghiệp (DN) - nông dân, các chủ thể kinh doanh và
các bên liên quan theo chuỗi giá trị lúa gạo, càng bộc lộ thêm điểm yếu đó. “Liên kết
bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, DN, nhà khoa học) được đề cập nhiều và triển khai
trong thực tế từ sau Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng
Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng [91],
nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25-10-2013 của
Thủ tướng Chính phủ V/v Chính sách khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ

2


nông sản, xây dựng cánh đồng lớn [82] đã có những đóng góp nhất định trong việc
thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
lúa gạo theo quy mô sản xuất lớn hơn. Song, cũng bộc lộ những bất cập trong thực
tiễn cần được tháo gỡ và hoàn thiện.
Cùng với ANLT, phát triển vùng và liên kết kinh tế vùng là những vấn đề quan
trọng. Việt Nam được chia thành 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vùng
ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và
Cà Mau. Việc tổ chức chính quyền Trung ương và địa phương, phân bổ ngân sách
được thực hiện theo các cấp hành chính đó mà không có tổ chức bộ máy hành chính
cấp vùng. Cấp tỉnh ngày càng được trao quyền nhiều hơn, đã giúp chính quyền địa
phương chủ động, sáng tạo hơn trong việc ra quyết định. Song, nó cũng tạo ra sự chia
cắt “không gian kinh tế vùng”, cùng với các thách thức về BĐKH, NBD, quản lý, sử
dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông, thách thức trước hội nhập, cạnh tranh,
đặt ra yêu cầu bức thiết cần tăng cường liên kết vùng.
Thời gian qua, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, ở cấp độ khác nhau đều có đề cập đến “phát triển vùng lãnh thổ” và “liên
kết vùng”. Liên tục trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X và
XI đều có nội dung “phát triển vùng, lãnh thổ”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XII (2016-2020) [25] cũng đưa ra vấn đề “phát triển kinh tế vùng, liên vùng”, xác
định nhiệm vụ “sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng” thành
nội dung quan trọng trong việc “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế;
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (CNH, HĐH)”. Đặc biệt, điều 52
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng”. Đây là khung pháp
lý cao nhất cho đến nay về vấn đề này, rất cần được cụ thể hóa bằng cơ chế pháp lý
cụ thể trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, kiểm nghiệm và
phát triển lý luận về vùng và LKV ở Việt Nam.

3


Nhìn ở góc độ vùng ĐBSCL, thì yêu cầu bức xúc cũng đang nổi lên là cần
tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng để khắc phục tình trạng không gian kinh tế
vùng bị chia cắt theo địa giới hành chính tỉnh, cạnh tranh cục bộ giữa các địa phương.
LKV để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng; tạo ra
năng lực cạnh tranh tốt hơn cho ĐBSCL, chủ động ứng phó BĐKH, NBD, hội nhập,
cạnh tranh khu vực và quốc tế. Liên kết để phát huy thế mạnh của vùng trọng điểm
sản xuất lúa gạo lớn nhất nước, không chỉ góp phần đảm bảo ANLT quốc gia, mà
quan trọng hơn là nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của người trồng lúa, cư dân nông
thôn, xây dựng nông thôn mới thực chất và bền vững.
Thực tế đang nổi lên một số vấn đề liên quan đến LKV và đảm bảo ANLT cần
được nghiên cứu làm rõ:
- Một là, vấn đề ANLT chưa được nhận thức một cách đầy đủ trước yêu cầu
phát triển bền vững (PTBV), cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Sản xuất lúa gạo ở
ĐBSCL đang nổi lên trước các thách thức lớn của thị trường, BĐKH, NBD, ngập lụt,
khô hạn, xâm nhập mặn … đòi hỏi cần phải tiếp cận và giải quyết theo vùng, không
thể riêng lẻ từng tỉnh. Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đang rất cần động lực từ thể chế,
cơ chế, chính sách LKV, liên kết thực chất giữa DN, nông dân và các bên liên quan,
đảm bảo ANLT quốc gia và PTBV.

- Hai là, LKV được đề cập nhiều, nhưng cho đến nay, khái niệm vùng, phân
vùng còn nhập nhằng (vùng nằm trong vùng), dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng,
hoạch định hệ thống cơ chế, chính sách vùng. Chưa rõ chủ thể cấp vùng là chủ thể
nào so với chủ thể “Trung ương” (Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành) và “địa phương”
(Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) đã được xác định rõ ràng trong Hiến pháp,
luật và các văn bản pháp quy. Chưa rõ nguồn lực nào để chủ động đầu tư cho vùng
trong khi chỉ có ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Phát triển vùng phụ
thuộc vào các nguồn lực này, trong khi vùng lại được định ra các mục tiêu, chỉ tiêu,
giải pháp phát triển riêng.

4


- Ba là, tổ chức và cơ chế phối hợp vùng, liên vùng còn nhiều hạn chế. Thiếu cơ sở
dữ liệu vùng, nhất là các dữ liệu cơ bản, chuyên ngành làm cơ sở khoa học và thực tiễn
để hoạch định chính sách, quy hoạch, bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển
vùng. Thông tin dữ liệu chủ yếu được xây dựng theo đơn vị hành chính tỉnh, vẫn còn
tình trạng cát cứ thông tin, thiếu liên kết, thiếu chia sẻ phục vụ lợi ích chung của vùng.
- Bốn là, sự cạnh tranh giữa các tỉnh có thể phá vỡ qui hoạch vùng, đặc biệt tác
động trực tiếp đến ngành trồng lúa khi các địa phương ngày càng có xu hướng quan
tâm “cơ cấu kinh tế đẹp” (phát triển công nghiệp, dịch vụ, xem nhẹ nông nghiệp, mặc
dù nông nghiệp có nhiều tiềm năng, lợi thế). Hoặc là theo xu hướng ngược lại, lấy
“tăng sản lượng lúa” hàng năm làm chỉ tiêu thành tích, dẫn đến tăng diện tích lúa vụ
3, tăng chi phí đầu vào, tăng giá thành, giảm giá trị lúa gạo, nông dân lợi nhuận thấp.
Nhận thức về an ninh lương thực vừa qua còn nặng về “đảm bảo an toàn” bằng
lượng thông qua việc xác định các chỉ tiêu sản lượng lúa trong kế hoạch sản xuất hàng
năm của các địa phương; tăng diện tích “lúa vụ 3” ở ĐBSCL và tăng năng suất, sản
lượng chủ yếu bằng tăng “đầu vào”, sử dụng nhiều vật tư, phân bón, làm tăng chí phí,
giá thành sản xuất. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” [81]. Các địa phương trong
vùng ĐBSCL đều triển khai thực hiện đề án, nhưng làm riêng lẻ từng tỉnh, thiếu liên
kết vùng, thiếu sự tiếp cận theo lợi thế của điều kiện tự nhiên, sinh thái và thị trường
được nhìn rộng ra cấp vùng. Chuỗi giá trị lúa gạo đang bị “cắt khúc” theo đơn vị hành
chính tỉnh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra, cần tăng cường liên kết vùng phát triển ngành hàng
lúa gạo vùng ĐBSCL. Cách tiếp cận này được xem là yếu tố quan trọng góp phần
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ “Liên kết vùng ĐBSCL
góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”, giai đoạn 2016-2020 và những

5


năm tiếp theo nhằm tăng cường liên kết, giải quyết các yêu cầu, thách thức trong phát
triển vùng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án: xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để tăng
cường liên kết vùng ĐBSCL gắn với vấn đề đảm bảo ANLT quốc gia như là một
phương thức hiệu quả để phát triển sản xuất, kinh doanh lúa gạo ĐBSCL bền vững,
góp phần đảm bảo ANLT quốc gia trước yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
Để đạt được mục đích, Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng ngành
hàng lúa gạo và thực trạng liên kết vùng ĐBSCL; đánh giá, rút ra kết luận về vai trò, vị
trí các nguồn lực và những tác động tích cực của liên kết vùng ĐBSCL đối với ngành
hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng chuỗi giá trị lúa gạo, góp phần đảm bảo ANLT
quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp liên kết vùng, phát triển sản
xuất, tiêu thụ lúa gạo bền vững, góp phần đảm bảo ANLT quốc gia trong tình hình mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:
Một là, làm rõ các khái niệm: vùng, vùng kinh tế, liên kết kinh tế vùng, liên kết
chuỗi giá trị, khái niệm về chính sách phát triển vùng, ANLT, ngành hàng lúa gạo và
mối liên hệ biện chứng giữa vấn đề LKV với đảm bảo ANLT quốc gia; trình bày cơ

sở lý luận về các vấn đề trên; xác định phương pháp nghiên cứu … để làm cơ sở phân
tích, đánh giá thực trạng, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp tăng cường LKV, góp
phần đảm bảo ANLT quốc gia.
Hai là, phân tích vai trò, vị trí và các nguồn lực phát triển vùng ĐBSCL đối
với yêu cầu tăng cường LKV, đảm bảo ANLT quốc gia; phân tích thực trạng ngành
hàng lúa gạo, liên kết vùng ở ĐBSCL thông qua các hình thức liên kết.
Ba là, phân tích rõ bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến phát triển kinh
tế vùng, liên kết vùng và an ninh lương thực quốc gia.

6


Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp liên kết vùng, góp phần đảm bảo
ANLT quốc gia. Tập trung các giải pháp: cải cách thể chế liên kết vùng, quy hoạch
đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế thí điểm liên kết vùng, cơ chế tài chính sáng
tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng, mô hình tổ
chức, điều phối liên kết vùng, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vùng và
tăng cường hợp tác quốc tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận án là vấn đề liên kết vùng và an ninh
lương thực trước yêu cầu tăng cường liên kết vùng ĐBSCL gắn với tái cơ cấu nông
nghiệp, phát triển ngành hàng lúa gạo, góp phần đảm bảo ANLT quốc gia trong tình
hình mới.
Để làm rõ đối tượng, Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề về lý luận, khái
niệm, các kết quả nghiên cứu có liên quan về vùng, phát triển vùng, liên kết kinh tế
vùng. Tổng luận các kết quả nghiên cứu có liên quan về ANLT, đảm bảo ANLT quốc
gia trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó có vùng ĐBSCL. Nhận diện các nguồn lực
phát triển vùng, bao gồm các nguồn lực tự nhiên và xã hội với việc bố trí, khai thác,
sử dụng hiệu quả chúng, liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

cho phát triển vùng. Tác động của liên kết vùng đến đảm bảo ANLT quốc gia. Tìm
ra mối liên hệ và sự cần thiết tăng cường LKV nhằm đảm bảo ANLT quốc gia, để tăng
giá trị sản phẩm lúa gạo, lương thực một cách bền vững.

7


3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi khoa học
Đề tài quan tâm những vấn đề lý luận gắn với thực tiễn phát triển vùng, tập
trung liên kết kinh tế vùng, về ANLT quốc gia và mối quan hệ của chúng, nhằm xây
dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc nghiên cứu đề tài Luận án.
Tuy nhiên, LKV là vấn đề khó, liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, trong
khuôn khổ của Luận án, thì không thể đề cập, giải quyết hết. Do vậy, đề tài chỉ tập
trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết vùng ĐBSCL, chọn vấn đề
an ninh lương thực như một lát cắt để phân tích thực trạng, việc chọn lựa và liên kết
các nguồn lực phát triển kinh tế vùng dưới góc độ một nghiên cứu chuyên ngành phát
triển kinh tế.
Để tránh dàn trải, tác giả chỉ tập trung vào việc luận giải các vấn đề liên quan
trực tiếp của vùng ĐBSCL để đề xuất cơ chế, chính sách tăng cường LKV, phát triển
ngành hàng lúa gạo bền vững, góp phần đảm bảo ANLT quốc gia. Đề tài chủ yếu sử
dụng nguồn số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, báo cáo có liên quan sau khi phân
loại, phân tích và tổng hợp, đảm bảo độ tin cậy, yêu cầu khoa học. Tuy nhiên, để tăng
độ tin cậy của số liệu, NCS cũng đã sử dụng các số liệu sơ cấp từ kết quả tổng hợp
các Phiếu hỏi điều tra thuộc đề tài “Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết
giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL” được trình bày tại mục 4.2. Phương pháp
nghiên cứu.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Sử dụng số liệu báo cáo chính thức của Tổng cục Thống kê, Bộ, Ban, ngành
Trung ương, BCĐ Tây Nam Bộ, các tỉnh, thành trong vùng và một số kết quả nghiên

cứu của các đề tài khoa học, bài báo khoa học đã được công bố trong khoảng thời

8


gian 2011-2016, có xem xét, đối chiếu giai đoạn 10 năm qua (2006-2016) để định
hướng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, thực trạng thống kê hiện nay cho thấy, thông tin và số liệu thống
kê theo vùng (khác với quốc gia và tỉnh) chưa thật đầy đủ, còn nhiều bất cập. Mặc dù
có những thuận lợi nhất định từ cơ quan tác giả đang công tác; song, thông tin, số liệu
cần phải xử lý để phục vụ vào việc nghiên cứu của đề tài là rất lớn và chắc chắn sẽ
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mốc thời gian lấy số liệu chỉ có ý nghĩa tương đối để làm
cơ sở phân tích, đánh giá. Riêng đối với các vấn đề lý luận nhằm xây dựng khung lý
thuyết cho đề tài Luận án, các kết quả nghiên cứu khoa học, lý luận cần có tính hệ
thống, nên phạm vi thời gian được mở rộng hơn, là các lý luận, kết quả nghiên cứu
có liên quan trước đó ở trong và ngoài nước.
3.2.3. Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn vùng ĐBSCL, gồm 13 tỉnh,
thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.Luận án
có xem xét tình hình chung cả nước và một số vùng, miền khác trong mối quan hệ
với vùng ĐBSCL.
Tuy phạm vi không gian nghiên cứu của Luận án chỉ tập trung chủ yếu ở vùng
ĐBSCL, nhưng để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu, tác giả cũng sử dụng
những kết quả nghiên cứu cả trong và ngoài nước có liên quan được công bố.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Tác giả dùng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của lý
luận Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phát triển vùng, đồng thời kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về


9


liên kết vùng và an ninh lương thực. Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, coi một sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và có mối quan hệ
biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không tách rời một cách tuyệt đối với
các sự vật, hiện tượng khác. Từ đó, có thể tìm ra mối liên hệ giữa tăng cường LKV
với phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững, đảm bảo ANLT quốc gia.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, phân tích các tài liệu về lý thuyết,
các nghiên cứu trong nước và quốc tế về LKV và ANLT. Các tài liệu được sưu tập
qua sách, tạp chí, ấn phẩm khoa học của các nhà xuất bản, các tham luận khoa học,
kỷ yếu hội nghị, hội thảo, nguồn tài nguyên mạng Internet; lược khảo nguồn tài liệu
thông qua các Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (Mekong Delta Economic
Conference) do BCĐ Tây Nam Bộ chủ trì phối hợp các Bộ, ngành Trung ương, địa
phương tổ chức liên tục hàng năm từ năm 2007 đến nay.
Tác giả Luận án cũng tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có, các nguồn số
liệu thứ cấp như số liệu điều tra về KT-XH, thống kê chuyên đề của Tổng cục Thống
kê, các Báo cáo hàng năm của BCĐ Tây Nam Bộ, các Bộ, ngành Trung ương (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi
trường…), các địa phương trong vùng ĐBSCL và các cơ quan khác, của một số tổ
chức quốc tế (WB, FAO, UNDP, IUCN, GIZ …) mà BCĐ Tây Nam Bộ đã phối hợp
thời gian qua. Tổng hợp và sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đã được công
bố về LKV và ANLT, phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Được sự cho phép của đại diện Chương trình hoạt động hỗ trợ phát triển trợ
giúp nhân đạo tại Việt Nam, Tổ chức Phát triển vì tự do CHLB Đức – Friedrich
Foundation Freedom (Phụ lục số 5, Xác nhận được phép sử dụng kết quả nghiên cứu),
Nghiên cứu sinh với tư cách là thành viên tham gia thực hiện đề tài “Nhận diện các


10


nhân tố ảnh hưởng tới liên kết giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL” đã sử dụng
kết quả khảo sát nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu Luận án “Liên kết vùng
ĐBSCL góp phần đảm bảo ANLT quốc gia”. Vì vậy, ngoài số liệu thứ cấp, NCS cũng
sử dụng số liệu sơ cấp được phân tích, tổng hợp từ các Phiếu hỏi điều tra (Phụ lục số
4a, 4b, 4c) của đề tài bằng phần mềm chuyên dụng SPSS (Statistical Package for the
Social Sciences) là phần mềm thống kê được sử dụng khá phổ biến phục vụ công tác
phân tích thống kê. Để khắc phục những thông tin còn thiếu ở bảng hỏi của Phiếu
điều tra, tác giả còn sử dụng thêm kết quả khảo sát 4 tỉnh, thành phố trong vùng
ĐBSCL mà đề tài nêu trên tiến hành.
Để việc phân tích, tổng hợp đạt yêu cầu, tác giả cũng tiến hành rà soát, tổng
hợp các văn kiện của Đảng, văn bản pháp lý của Nhà nước và các tài liệu, báo cáo có
liên quan về sự cần thiết tăng cường LKV, đảm bảo ANLT quốc gia, làm cơ sở để đề
xuất định hướng, giải pháp.
Việc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp đảm bảo tính kế thừa nghiên
cứu. Yêu cầu tiếp thu có chọn lọc kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu của những nhà
khoa học trước làm cơ sở phát triển cái mới trong vấn đề nghiên cứu liên quan LKV
và đảm bảo ANLT quốc gia.
4.2.2. Phân tích SWOT (weaknesses, opportunities, threats)
Phương pháp này được sử dụng để phân tích điểm mạnh (strengths), điểm yếu
(weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) của ngành hàng lúa gạo
cũng như các nguồn lực phát triển vùng, yếu tố liên kết vùng tác động đến vùng
ĐBSCL và phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững.
4.2.3. Nghiên cứu tình huống
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các mô hình liên kết ở vùng
ĐBSCL. Đó là các liên kết giữa chính quyền-chính quyền, bao gồm chính quyền địa


11


phương với nhau và với các bộ, ban ngành Trung ương, hoạt động của Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL (MDEC), Ban Chỉ đạo Vùng kinh
tế trọng điểm vùng ĐBSCL, các Chương trình liên kết hợp tác giữa 13 tỉnh, thành
phố vùng ĐBSCL với nhau và với TP. Hồ Chí Minh…
Phương pháp này còn được sử dụng để nghiên cứu các hình thức liên kết thị
trường (giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp và các tác nhân, chủ thể kinh doanh). Đó
là các mô hình “Liên kết bốn nhà”, “Cánh đồng lớn”, “Canh tác lúa giảm khí phát
thải nhà kính” ở vùng ĐBSCL.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Một là, tổng quan một cách có hệ thống các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án ở trong và ngoài nước về LKV và ANLT để chỉ ra khoảng
trống nghiên cứu và khẳng định đề tài được lựa chọn không có sự trùng lắp với bất
kỳ công trình nghiên cứu nào được công bố trước đó.
- Hai là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận: xây dựng cơ sở khoa học về phát
triển kinh tế vùng, liên kết vùng ĐBSCL gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Đây là đóng góp quan trọng cho chủ đề nghiên cứu và cơ sở lý luận cơ bản cho
các nghiên cứu tiếp theo.
- Ba là, xác lập cơ sở thực tiễn: từ các kết quả phát triển vùng, LKV và vấn đề
đảm bảo ANLT quốc gia và thế giới trước yêu cầu tình hình mới, kết quả phân tích
thực trạng sản xuất lúa gạo, đánh giá vai trò, vị trí, tiềm năng và các nguồn lực phát
triển vùng gắn với vấn đề liên kết vùng ĐBSCL, đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia.
- Bốn là, từ nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội, dự báo tình
hình trong nước và quốc tế có liên quan, đề tài Luận án đã đề xuất phương hướng và

12



giải pháp tăng cường liên kết vùng ĐBSCL phát triển ngành hàng lúa gạo, góp phần
đảm bảo ANLT quốc gia ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Về lý luận và khoa học: trên cơ sở xây dựng các luận cứ khoa học, Luận án
góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng,
chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực.
- Về thực tiễn: thông qua phân tích thực trạng ngành hàng lúa gạo, liên kết
vùng và các nguồn lực phát triển vùng, Luận án đề xuất phương hướng, giải pháp
tăng cường liên kết vùng ĐBSCL, đảm bảo an ninh lương thực; có ý nghĩa thiết thực
và mang tính thực tiễn trong bối cảnh vùng ĐBSCL đang đứng trước các thách thức
về BĐKH, NBD, các yêu cầu phải tiếp cận và giải quyết theo vùng.
Tính thực tiễn của đề tài gắn với yêu cầu triển khai thực hiện Quy chế thí điểm
liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, ban hành kèm
theo Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 của Thú tướng Chính phủ và Kế
hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ban hành kèm theo Quyết định
số 2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Các ý nghĩa lý luận, khoa học và thực tiễn của Luận án phù hợp với chuyên
ngành nghiên cứu kinh tế phát triển.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có 4 chương,
gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết vùng và an ninh lương thực.
Chương 2: Cơ sở lý luận và các yếu tố tác động của liên kết vùng đến an ninh
lương thực.

13


Chương 3: Nguồn lực phát triển vùng, thực trạng ngành hàng lúa gạo và liên

kết vùng ĐBSCL.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp liên kết vùng, đảm bảo an ninh lương
thực.

14


Sơ đồ 1.1. KHUNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT VÙNG VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC
1.1. PHÁT TRIỂN VÙNG,
LIÊN KẾT VÙNG

1.3. MỘT SỐ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN

1.2. AN NINH
LƯƠNG THỰC

1.4. KHOẢNG TRỐNG
NGHIÊN CỨU

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT VÙNG ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA LKV
ĐẾN ANLT QUỐC GIA

2.1.
2.1.CÁC
KHÁIKHÁI
NIỆM
NIỆM


Chương 3. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG, THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐBSCL
3.1.
LỰC
3.1.NGUỒN
THỰC
TRẠNG
3.1.
NGUỒN
LỰC
PHÁT
TRIỂN
VÙNG
NGÀNH
HÀNG
LÚAVÙNG
GẠO
PHÁT
TRIỂN

3.2. THỰC TRẠNG
NGÀNH HÀNG LÚA GẠO

3.3. THUC TRẠNG
LIÊN
KẾTTRẠNG
VÙNG
3.3.
THỰC
LIÊN KẾT VÙNG


3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN
LỰC VÀ THỰC TRẠNG

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG, ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
4.2. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG ĐBSCL, ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
4.1.
BỐI
CẢNH
QUỐC
TẾ,
TRONG
NƯỚC

4.2.1.
Cải cách
thể chế
vùng,
liên kết
vùng

4.2.2.
Quy
hoạch,
đầu tư
CSHT

4.2.3.
Xây
dựng cơ

chế thí
điểm
liên kết
vùng

4.2.4.
Xây
dựng cơ
chế tài
chính
sáng tạo

4.2.5.
Phát
triển
nguồn
nhân lực

15

4.2.6.
Phát huy
vai trò
hiệp hội
ngành
hàng

4.2.7.
Mô hình
tổ chức,

điều phối
liên kết
vùng

4.2.8.
Xây
dựng hệ
thống
thông
tin, cơ sở
dữ liệu
vùng

4.2.9.
Tăng
cường
hợp tác
quốc tế

4.3. ĐỀ
XUẤT,
KIẾN
NGHỊ


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT VÙNG
VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC
Phát triển vùng, liên kết kinh tế vùng và an ninh lương thực là những vấn đề
quan trọng được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Chỉ riêng về ANLT

đã có rất nhiều tài liệu, nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế. Trong khuôn khổ giới
hạn của một Luận án, tác giả chỉ nêu tổng quan một số tài liệu, kết quả nghiên cứu
tiêu biểu. Qua đó, dẫn chiếu đến mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng nghiên cứu của đề
tài này là vấn đề LKV ĐBSCL, như là một phương thức hữu hiệu hiện nay nhằm góp
phần đảm bảo ANLT quốc gia ở Việt Nam.
1.1. Phát triển vùng và liên kết kinh tế vùng
TS. Nguyễn Văn Huân (2012), Viện Kinh tế Việt Nam, “Liên kết vùng từ lý
luận đến thực tiễn”, về tổng quan, khoa học vùng trên thế giới đã phát triển thành một
“hệ lý thuyết” về vùng từ những năm 1960 [47]. PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh (2015),
thì liên kết vùng (regionalism) là “học thuyết” nền tảng, quan trọng có tác động thúc
đẩy liên kết phát triển và sử dụng nguồn lực hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ
cấp độ khu vực như cộng đồng châu Âu, ASEAN, khu vực Bắc Mỹ, … đến cấp độ
quốc gia và vùng kinh tế ở mỗi quốc gia [65]. Hệ lý thuyết này được áp dụng ở một
số nước, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ.
1.1.1. Một số nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu
Một trong những nội dung cơ bản của vấn đề này là lý luận về lợi thế cạnh
tranh (competitive advantage). Tiêu biểu cho lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
(competive advantage) có thể kể đến Michael E. Porter với 3 quyển sách: “Chiến lược
cạnh tranh” (competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) và
“Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (competitive advantage of nations) [115]. Tác giả có
những phân tích sâu sắc nhiều khái niệm và có đề cập đến một phần liên quan vấn đề

16


×