Bộ GD&ĐT hoàn tất phương án thi "2 trong 1"
Bộ GD&ĐT vừa hoàn tất phương án xét
tuyển vào ĐH, CĐ hệ chính quy thông
qua kỳ thi THPT quốc gia. Nếu đề án này
(thường gọi là đề án "2 trong 1") được
Chính phủ thông qua, kỳ thi THPT quốc
gia sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 6/2009.
Kết quả kỳ thi này được dùng để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ và trung
cấp chuyên nghiệp.
Cụ thể, theo đề án này, những năm đầu Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 8 môn thi môn gồm: Ngữ văn,
Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Điều kiện xét tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 6 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ
văn, Ngoại ngữ và 3 môn tự chọn.
Còn phương án xét tuyển vào ĐH, CĐ được đưa ra như sau: Cơ bản vẫn giữ quy trình như
hiện nay, nhưng chuyển việc tuyển sinh theo khối (A,B,C,D) sang việc xét tuyển theo ngành
học. Số môn xét tuyển tùy theo khối, cụ thể là:
- Đối với các ngành đào tạo thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao: Số môn xét
tuyển là 3 môn. Trong đó 2 môn văn hóa trên tổng số 8 môn thi theo đề thi chung của Bộ tại kỳ
thi THPT quốc gia (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý) và
1 môn năng khiếu do trường tổ chức thi.
Trong số 2 môn văn hóa xét tuyển có ít nhất 1 trong 3 môn (Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoai
ngữ).
- Đối với các ngành đào tạo thuộc các khối còn lại Bộ GD&ĐT quy định: Số môn xét tuyển là 3
môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ tại kỳ thi THPT quốc gia. Và trong số 3 môn văn hóa
xét tuyển có ít nhất 1 trong 3 môn (Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ).
Ngoài kết quả thi của kỳ thi THPT quốc gia là một căn cứ cho việc xét tuyển vào ĐH, CĐ, các
trường có thể căn cứ vào các tiêu chí khác như: Môn nhân hệ số và mức hệ số; Kết quả thi
các môn khác của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ngoài các môn quy định xét
tuyển của trường; Kết quả thi/kết quả kiểm tra bổ sung; Mức điểm tối thiển quy định của
trường để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi
Thí sinh xem lại bài làm khi ra khỏi
phòng (Ảnh chụp tại Hội đồng thi tốt
nghiệp THPT Phùng Khắc Khoan, Hà
Tây 29/5 - K.O)
quốc gia...
Vẫn theo Bộ GD&ĐT, cùng với kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định của trường
để xét tuyển, các trường căn cứ mục tiêu đào tạo của ngành, chất lượng đầu vào...để xem xét
chọn bổ sung một trong những căn cứ nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Không nhất thiết tổ chức
kỳ thi/kiểm tra tại trường, trừ các trường/ngành đặc thù, năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể
thao...
Kết thúc thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long cho biết: Qua
kết quả của kỳ thi năm nay sẽ củng cố thêm kinh nghiệm của những người làm công tác thi,
đặc biệt là chỉ đạo thi cũng như triển khai tổ chức thi để có thể hoàn chỉnh đề án hơn nữa rồi
báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất
Chủ trương thi "2 trong 1": Nhiều trường sẽ tổ chức kì thi
phụ
Giadinh.net - Trước thông tin Bộ GD&ĐT
chủ trương sẽ gộp 2 kì thi thành một kì thi
THPT quốc gia (còn gọi là đề án "2 trong 1"),
nhiều trường ĐH, CĐ đã chuẩn bị các
phương án đối phó nếu chủ trương này
thành hiện thực.
> Bộ GD&ĐT hoàn tất phương án thi "2 trong 1"
Điều đáng nói, một số trường có điểm chuẩn hàng năm cao thì kiên quyết sẽ phải thi tuyển lần
nữa mới an tâm chất lượng đầu vào. Nghĩa là tuy "một" mà thực tế vẫn thành "hai"!
Nhập vào sẽ đỡ tốn kém
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long, kì thi tốt nghiệp THPT & bổ túc THPT vừa qua
cho thấy đã có thể sẵn sàng cho việc tiến tới một kì thi THPT quốc gia. Tại các trường ĐH, CĐ
việc lấy ý kiến để tiến tới kì thi này cũng đã được tiến hành và có văn bản gửi Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương này, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Một số trường, đặc biệt
trường tốp dưới rất ủng hộ chủ trương tổ chức một kì thi vì như thế sẽ đỡ tốn kém.
PGS.TS Dương Đức Hồng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, lý giải về tâm lý
"đồng thuận" này: Trong mấy năm trở lại đây, có nhiều trường không tổ chức thi mà chỉ xét
tuyển. Đây chủ yếu là trường dân lập hoặc những trường có quy mô nhỏ, số thí sinh đào tạo ít.
Không tốn kém thi cử nhưng vẫn đủ chỉ tiêu, đương nhiên họ sẽ ủng hộ việc tổ chức 1 kì thi
THPT quốc gia. Tuy nhiên, bù lại chất lượng sẽ có ảnh hưởng vì cách thức xét tuyển hàng loạt
Thí sinh tại Hội đồng thi tốt nghiệp
Trường THPT bán công Cẩm Giàng
2, Hải Dương. Ảnh: M.H
như vậy.
PGS.TS Nguyễn Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Đào tạo của Trường ĐH Xây dựng Hà
Nội cho biết: Ngay từ đầu khi biết chủ trương gộp 1 kì thi, riêng cá nhân ông đã đồng ý ngay.
Ông cho biết, nếu thực hiện tốt kì thi tốt nghiệp THPT, việc đánh giá chất lượng thí sinh cũng
sẽ chính xác vì không hẳn cứ thi ĐH mới là đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh và kỳ
thi này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Cũng theo ông Hùng, trong giáo dục không thể tính lỗ lãi như buôn bán nhưng mỗi kì thi ĐH,
nhà trường phải thuê địa điểm, thuê người chấm và chi rất nhiều khoản. Trong khi đó, việc thu
vào lại không đủ bù chi. Tính ra, mỗi năm như thế trung bình nhà trường phải bù khoảng 80-
100 triệu trên một kì thi. Vì vậy, dưới góc độ cá nhân, theo ông Hùng thì gộp 2 kì thi thành kì thi
THPT quốc gia là cách làm đúng vì tổ chức kì thi ĐH như trước đây, nhà trường quá vất vả và
tốn kém.
Mặc dù vậy, ông Hùng khẳng định, sau khi xét tuyển đủ chỉ tiêu, nhà trường vẫn phải tiến hành
1 kì kiểm tra để phân khoa cho thí sinh. Kì kiểm tra này không được phép loại ai mà chỉ chuyển
từ chuyên ngành nọ sang chuyên ngành kia, thậm chí chuyển từ chuyên ngành cao do các em
đã đăng kí từ trước xuống chuyên ngành ít người học hơn nếu trong kì kiểm tra phụ này các
em không đáp ứng được yêu cầu.
Chưa yên tâm về chất lượng
Theo PGS.TS Dương Đức Hồng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, để chuẩn bị
cho việc gộp thành 1 kì thi, Bộ GD&ĐT đã có các biện pháp để nâng cao chất lượng đồng đều
giữa các địa phương. Cũng như mọi năm, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hệ chính quy được Bộ giao
cho trường. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu vào, mỗi trường phải có cách thức khác
nhau bởi tuyển sinh vào ĐH không hoàn toàn chỉ yêu cầu thí sinh có đủ kiến thức cơ bản mà
phải có yếu tố phân loại.
Ông Hồng cho biết, ngay cả khi kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức, sau năm học đầu tiên,
Trường ĐH Bách khoa lại căn cứ điểm tổng kết để lựa chọn thí sinh lần nữa. Như vậy, ngay cả
trước đây để vào được trường, thí sinh phải qua nhiều lần phân loại chứ không riêng kì thi ĐH.
Nếu chủ trương gộp 2 kì thi thành hiện thực, theo ông Hồng, phải có một số biện pháp nhằm
“siết chặt” đầu vào.
Cụ thể, những thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành kĩ thuật chung của trường phải tốt
nghiệp THPT và có tổng điểm thi tốt nghiệp 3 môn: Toán, Vật lý, Hoá học từ 18 điểm trở lên.
Trong 3 môn này không có môn nào 5 điểm. Với ngành tiếng Anh KHKT công nghệ, tổng điểm
của 3 môn: Văn, Toán, Anh văn phải từ 20 điểm trở lên, trong đó tiếng Anh được nhân đôi và
không có môn nào dưới 6 điểm.
Sau khi đăng kí, nếu thí sinh có nguyện vọng vào các ngành kĩ thuật chung sẽ tiếp tục dự thêm
1 kì thi của trường gồm 2 môn: Toán, Vật lý theo hình thức tự luận. Với ngành tiếng Anh KHKT
công nghệ, thí sinh phải thi 2 môn: Toán, tiếng Anh. Đề này do Trường ĐHBK ra và ngoài phần
kiến thức phổ thông còn có một số câu hỏi nhằm đánh giá phân loại thí sinh.
Ông Nguyễn Văn Nhã, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội cũng cho biết, kì thi THPT chỉ đánh
giá kiến thức các em sau 12 năm học. Còn để vào ĐH, các em phải có sự phân loại rõ ràng vì
thế phương án gộp 2 kì thi là không nên. Tuy nhiên, nếu chủ trương đó vẫn được thực hiện thì
riêng ĐHQG HN kiên quyết phải tổ chức 1 kì kiểm tra riêng để chọn thí sinh đầu vào bởi ảnh
hưởng đến chất lượng đầu ra. Hình thức kiểm tra chưa quyết định chính xác nhưng có thể là
test IQ, vấn đáp ngoại ngữ... dưới sự đánh giá của các giáo sư có tên tuổi.