Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.54 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN
----------***----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO
CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Họ và tên : Mai Thị Tâm
Chức vụ : Giáo viên - TTCM
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
I. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
II. Nội dung..........................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................2
2.1.1. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn....................................2
2.1.2. Kiểu bài nghị luận xã hội....................................................................3
2.1.3. Khái niệm đoạn văn.............................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề.......................................................................................4
2.3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội..........................................................5
2.3.1. Cách viết bài văn nghị luận xã hội......................................................5


2.3.2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội...................................................6
2.3.3. Bài viết của học sinh trường THPT Nga Sơn......................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................10
III. Kết luận, kiến nghị......................................................................................10
3.1. Kết luận....................................................................................................10
3.2. Kiến nghị..................................................................................................11


I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây yêu cầu và cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn luôn có sự điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Năm học
2016- 2017, trong phần Làm văn ở dạng bài NLXH, thay vì yêu cầu học sinh
viết bài văn NLXH như các năm trước thì trong cấu trúc đề thi minh họa, thử
nghiệm mà Bộ đưa ra cũng như trong các bộ đề luyện thi THPTQG năm 2017
môn Ngữ văn của nhiều tác giả đã yêu cầu học sinh viết đoạn văn NLXH.
Điều này mới nghe qua có vẻ như đơn giản, dễ dàng bởi với những suy
nghĩ thông thường thì chúng ta vẫn quan niệm cái gì ngắn gọn sẽ nhẹ nhàng,
không phức tạp. Nhưng đứng dưới góc độ quy luật của tư duy, chúng ta sẽ nhận
thức được rằng để thay đổi một nếp nghĩ, một thói quen, mỗi cá nhân cần thời
gian để chuẩn bị và thích nghi.
Học sinh THPT từ trước tới nay vẫn quen với việc viết một bài văn
NLXH bằng các thao tác lập luận cần thiết và các bước cơ bản để hoàn thành
một bài văn trong tổng thời gian với các phần khác là 180 phút. Nhưng năm học
này lượng thời gian dành cho môn Ngữ văn chỉ còn 120 phút. Điều đó đồng
nghĩa với việc dung lượng dành cho kiểu bài NLXH cũng giảm từ bài văn
thành đoạn văn. Như vậy việc phân bố thời gian làm bài, việc lập dàn ý, kĩ
năng viết bài cũng cần có sự thay đổi.
Trong hai đợt tập huấn của năm học 2016- 2017 về kỹ năng xây dựng ma
trận, biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi dành cho giáo viên THPT ở

môn Ngữ văn đã có rất nhiều ý kiến bàn về cách viết đoạn văn NLXH song vẫn
chưa có sự thống nhất cuối cùng. Ngay cả thầy cô giáo cũng bối rối khi chia sẻ ý
kiến về phương pháp, kĩ năng dạy cho học sinh làm thế nào để viết đúng, viết
nhanh, viết hay một đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ. Mỗi giáo viên vẫn dạy
theo kinh nghiệm riêng, thậm chí còn coi nhẹ phần thi vì số điểm học sinh dành
được trong phần này không phải là cao (2,0 điểm).
Cần thay đổi ngay cách nghĩ và khoa học hóa cách làm. Không chỉ giáo
viên mà học sinh cũng phải hiểu rằng viết đoạn văn NLXH sẽ là tiêu chí đánh
giá người viết ở nhiều mặt: kĩ năng, hiểu biết, nhận thức vấn đề, quan điểm
sống, tâm lí… chứ không chỉ là kiến thức qua điểm số. Và hoàn toàn có thể định
lượng (thời gian, dung lượng kiến thức, số lượng dòng) cho bài làm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn”, người viết muốn chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp
dạy học sinh viết đúng, viết nhanh, viết hay một đoạn văn NLXH nhằm giành
được số điểm tối đa như một cách các em chinh phục bản thân và qua bài viết
chúng ta có thể đánh giá phần nào về nhận thức, hiểu biết, tâm lí, mục đích sống,
các kĩ năng (trong đó có kĩ năng viết văn), thái độ với môn Ngữ văn của học sinh
hiện nay. Thực chất với một yêu cầu mới, cả người dạy và người học đều cần
chuẩn bị về tâm lí, kĩ năng phù hợp để có sự thích nghi tốt nhất.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu mang tính thực tế cao, nhằm đưa ra cách viết một
đoạn văn NLXH khoa học, hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi cho giáo viên và
học sinh trong dạy, học, thi môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên
cứu nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp từ ưu thế của các phương pháp: phương

pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực
tế, thu thập thông tin, phương pháp tâm lí, phương pháp so sánh và một số thao
tác có liên quan.
II. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề thi môn Ngữ văn gồm hai phần là Đọc hiểu và Làm văn; thực chất là
nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Với 3,0 điểm ở phần
Đọc- hiểu, cấu trúc đề thường có một câu nhận biết, hai câu thông hiểu và một
câu vận dụng. Phần Làm văn gồm hai câu, một câu NLXH 2,0 điểm và một câu
NLVH 5,0 điểm. Tất cả được giới hạn trong thời gian 120 phút.
Chúng ta có thể tham khảo đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo cụ thể như sau:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận
hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên
đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới
nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris
chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã
đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập,
sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để
đem lại lợi ích cho 6,8 tỉ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát
hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại,
đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản
thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của

thầy Hiệu trưởng David McCullough)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi
không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và
ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?
2


Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc
đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc- hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các
em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng.
[Đỗ Ngọc Thống, Bộ đề luyện thi THPT quốc gia năm 2017 môn Ngữ
văn, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016]
Như vậy chúng ta có thể nhận ra điểm kế thừa và điểm mới của đề thi
THPTQG năm 2017 môn Ngữ văn. Trong đó những điểm mới cần lưu ý là:
- Thời gian làm bài giảm (Từ 180 phút xuống còn 120 phút).
- Số lượng câu hỏi đọc hiểu giảm; mức độ và tỉ lệ câu hỏi đọc hiểu phù hợp.
- Câu NLXH với yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ lấy ý từ văn bản
đọc hiểu (tích hợp viết với đọc hiểu).
- Mức độ và dung lượng cần trình bày của câu NLVH giảm.
Đặc biệt điểm mới thứ ba thuộc phần NLXH gây nhiều khó khăn, bàn cãi
khi thay đổi từ yêu cầu viết một bài văn NLXH thành viết một đoạn văn NLXH

lấy ý từ văn bản phần Đọc- hiểu. Nghĩa là học sinh chuyển từ cách viết dài
“nhiều đất diễn” sang cách viết ngắn gọn, súc tích, có độ dồn nén. Đây không
phải là việc dễ dàng.
Nắm được cấu trúc đề thi, vị trí, yêu cầu, dung lượng của mỗi phần và
mối quan hệ của chúng với nhau sẽ giúp học sinh chủ động và “định lượng”
được bài làm của mình.
2.1.2. Kiểu bài nghị luận xã hội
Cùng với kiểu bài NLVH thì kiểu bài NLXH là nội dung cần thiết trong
quá trình học và thi của học sinh. NLXH thực chất là một phương pháp nghị
luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc
nhằm làm sáng tỏ cái đúng- sai, tốt- xấu của vấn đề được nêu ra. Thông thường
sẽ có hai loại chính: nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện
tượng xã hội. Ngoài ra còn loại nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra trong tác
phẩm văn học.
Với kiểu bài này, học sinh sẽ được kiểm tra và đánh giá về kiến thức xã
hội, mức độ “trưởng thành” trong cách nhìn nhận vấn đề, hiện tượng và các kĩ
năng cần có của một học sinh THPT như: kĩ năng tự tạo động lực, kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ, kĩ năng viết bài…
3


Trong kiểu bài này người viết cần vận dụng các thao tác lập luận để triển
khai vấn đề cần nghị luận như: giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bình
luận, bác bỏ. Song mức độ vận dụng cũng tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của đề bài.
2.1.3. Khái niệm đoạn văn
“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Trong nhiều trường hợp
đoạn văn có khả năng tồn tại độc lập giống như một văn bản bởi xét về mặt nội
dung, đoạn văn diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn; xét về mặt hình thức, đoạn
văn là phần văn bản bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng một
dấu chấm xuống dòng, đoạn có một hoặc do nhiều câu liên kết tạo thành” [Bộ

GD và ĐT, SGK Ngữ văn 6 tập, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015].
Một đoạn văn bình thường sẽ được tạo nên từ các câu. Ở những vị trí khác
nhau các câu có vai trò khác nhau. Câu mở đoạn là câu nêu vấn đề; câu khai
triển đoạn là câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn; câu kết đoạn là câu khép
lại vấn đề; câu chủ đề là câu mang ý chính của toàn đoạn. Vị trí của câu chủ đề
tùy thuộc vào kết cấu của đoạn.
Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận; góp phần xác lập
cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm. Trong bài văn nghị
luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, trong đó có đoạn văn NLXH
cần hình thành được hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng và lập luận
chặt chẽ. Có thể triển khai một đoạn văn nghị luận bằng một trong các phương
pháp diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng- phân- hợp.
2.2. Thực trạng vấn đề
Mặc dù trong chương trình Ngữ văn 6 đã tìm hiểu kiến thức về đoạn văn
và đến chương trình Ngữ văn 10 có tới ba tiết học thuộc phân môn Làm văn có
liên quan đến đoạn văn như: Luyện tập viết đoạn văn tự sự, Luyện tập viết đoạn
văn thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn nghị luận [Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ
văn 10 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015] nhưng dường như trong quá
trình học tập kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn của học sinh vẫn chưa thực sự
tốt. Đa số các em vẫn lúng túng, thiếu sự chủ động khi triển khai một đoạn văn,
trong đó có đoạn văn NLXH.
Mặt khác do chịu ảnh hưởng từ nhận thức xã hội và tâm lí thực dụng nên
hiện nay các em không thích, không muốn học văn, bởi vậy các em thường
không chú ý hoặc học đối phó, hời hợt.
Không những thế quan niệm về môn Ngữ văn và cách học môn Ngữ văn
ở các em học sinh còn rất cảm tính. Các em chưa nhận ra tính khoa học và
phương pháp tìm hiểu khoa học cần có đối với việc tiếp nhận một vấn đề thuộc
bộ môn Ngữ văn. Khi làm bài các em nghĩ tới đâu thì viết tới đó, không có ý
thức định lượng và cũng không định lượng được bài làm ở mức độ toàn diện và
cụ thể của mỗi phần.

Một trong những nguyên nhân không thể không kể tới đó là thói quen làm
bài NLXH với dung lượng khoảng 600 chữ theo yêu cầu trong đề thi tốt nghiệp
từ những năm trước. Cấu trúc của một bài văn NLXH đã được hình thành cùng
4


những yêu cầu cần thiết. Dung lượng bài viết và thời gian tương ứng dành cho
nó khá dài làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, “nhiều đất diễn”. Và để thay
đổi một thói quen không phải là điều dễ dàng, nhất là khi phải dồn nén, chắt lọc
từ cái dài thành cái ngắn; từ bài văn sang đoạn văn mà không “khiếm khuyết”
hay khiên cưỡng.
Tâm lí làm bài của học sinh THPT thường thích viết kiểu bài NLXH hơn
là kiểu bài NLVH. Vì ở kiểu bài NLXH các em được chủ động bộc lộ quan điểm
cá nhân, suy nghĩ, nhận thức của mình, có một “độ thoáng” nhất định. Mà khi đã
thích thì các em thường dành cho nó dung lượng thời gian và dung lượng bài
viết khá dài, lấn sang phần nội dung khác, làm mất đi tính hợp lí của bài làm. Do
đó xảy ra tình trạng nội dung thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu. Thậm chí
không ít em còn có suy nghĩ làm bài cầm chừng, chỉ cần thoát điểm liệt; thiếu sự
cố gắng, thừa sự lười biếng.
Với các thầy cô giáo, họ cũng không hoàn toàn thích nghi tốt khi có sự
thay đổi. Lứa tuổi, tâm lí, kinh nghiệm giảng dạy thậm chí chuẩn kiến thức cũng
không hoàn toàn giống nhau nên việc đưa ra một phương pháp khoa học, “đúng
quy trình” để học sinh triển khai đoạn văn NLXH theo yêu cầu mới của đề thi
cũng không đơn giản.
Những khó khăn nói trên đang tồn tại ở các trường THPT, trong đó có
trường THPT Nga Sơn. Thực trạng này đặt ra cho các thầy cô giáo những vấn đề
cần giải quyết trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn cũng như hình thành cho
học sinh kĩ năng viết đoạn văn NLXH theo yêu cầu của đề thi THPTQG.
2.3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.3.1. Cách viết bài văn nghị luận xã hội

Để viết được một đoạn văn NLXH, học sinh cần nắm vững kĩ năng viết
một bài văn NLXH và ngược lại. Ở phần này chúng ta sẽ bàn ngắn gọn về cách
viết một bài văn NLXH. Thông thường sẽ có hai loại bài nghị luận xã hội chính:
nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Ngoài
ra còn loại nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra trong tác phẩm văn học.
Dù ở loại bài nào học sinh cũng cần đọc kĩ đề, phân tích đề qua từ khóa
quan trọng để xác định vấn đề cần nghị luận, lập dàn ý kết hợp với lựa chọn thao
tác lập luận phù hợp và tiến hành viết. Chúng ta có thể quan sát bảng hướng dẫn
cách làm các loại bài nghị luận cụ thể dưới đây để thấy điểm giống và khác nhau
giữa chúng.
Nghị luận về một tư tưởng, Nghị luận về một hiện tượng đời sống
đạo lý
1. Mở bài
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần bàn - Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận
luận (trích dẫn ý kiến)
- Nêu nhận xét khái quát về - Nêu nhận xét khái quát về hiện tượng
vấn đề đó.
đó
5


2. Thân bài
- Giải thích vấn đề
- Bình luận (khái quát)

2. Thân bài
- Giải thích về hiện tượng
- Bình luận khái quát về hiện tượng
(thường là hiện tượng tiêu cực)

- Phân tích, chứng minh: trả lời - Phân tích và chứng minh thực trạng của
cho câu hỏi tại sao và biểu hiện tượng bằng các dẫn chứng xác đáng,
hiện như thế nào?
toàn diện ở các mặt tích cực và tiêu cực;
chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Bàn luận, mở rộng (lật lại - Bàn luận mở rộng: đề ra giải pháp mang
vấn đề; giải pháp)
tính khả thi để giải quyết thực trạng ấy.
3. Kết bài
3. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, đánh giá
- Rút ra bài học về nhận thức - Rút ra bài học về nhận thức và hành
và hành động.
động (xác định lí tưởng sống, phương
châm hành động đúng đắn).
Bảng hướng dẫn cách làm các loại bài NLXH
2.3.2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Như chúng ta đã biết cấu trúc và dung lượng thời gian, dung lượng bài
làm của môn Ngữ văn trong kì thi THPTQG năm học 2016- 2017 có sự điều
chỉnh. Câu NLXH thuộc phần Làm văn với yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200
chữ lấy ý từ văn bản phần Đọc hiểu (tích hợp viết với đọc hiểu) có số điểm 2,0
được coi là sự thay đổi rõ ràng. Để thích nghi với yêu cầu này học sinh cần được
hướng dẫn, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hiểu biết xã hội và cách làm
bài văn NLXH sẽ là tiền đề cơ sở để học sinh viết đoạn văn NLXH. Những khó
khăn như: thói quen viết dài, viết ngắn sợ không đủ ý… sẽ được giải quyết bằng
chia sẻ sau đây:
- Thứ nhất: giữ tâm lí bình tĩnh, tự tin và cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn
thành bài làm.
- Thứ hai: phần Đọc- hiểu với bốn câu hỏi sẽ là những gợi ý quý giá để

các em triển khai bài viết NLXH.
- Thứ ba: luôn nhớ rằng chúng ta đang viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)
chứ không phải bài văn; viết liền mạch, không được viết xuống dòng với ba
phần mở bài, than bài, kết bài như viết một bài văn. Cần chủ động định lượng
thời gian và dung lượng bài làm.
- Thứ tư: cấu trúc đoạn văn cần được đảm bảo với ba phần: mở đoạn, thân
đoạn, kết đoạn.
- Thứ năm: với mỗi thao tác lập luận ở phần thân đoạn, chỉ cần viết
khoảng 3- 5 câu. Có thể linh hoạt tùy vào vai trò của mỗi thao tác.

6


Mở đoạn
- Dung lượng:
khoảng 2 câu
(tương ứng 2- 3
dòng)
- Cách viết: trực
tiếp (có thể chọn
phương pháp diễn
dịch)

Thân đoạn
Kết đoạn
- Dung lượng: khoảng 30- - Dung lượng: khoảng 2
35 dòng (vì đây là phần câu (cân xứng với phần
trọng tâm)
mở đoạn)


- Cách viết: áp dụng các - Cách viết: đánh giá khái
thao tác lập luận như quát và rút ra bài học về
trong bài văn NLXH:
nhận thức và hành động.
+ Giải thích
+ Bình luận (khái quát)
+ Phân tích, chứng minh:
trả lời cho câu hỏi tại sao
và biểu hiện như thế nào?
+ Bàn luận, mở rộng: lật
lại vấn đề hoặc bổ sung,
mở rộng, nâng cao vấn
đề; liên hệ vấn đề có liên
quan.
Cách viết đoạn văn NLXH
2.3.3. Bài viết của học sinh trường THPT Nga Sơn
Từ cách viết trên, người làm đề tài này đã áp dụng trong quá trình dạy học
và ôn thi cho học sinh khối 12 với những đề bài cụ thể nhằm rèn luyện kĩ năng
và đánh giá năng lực thực tế của các em. Từ đó góp phần tạo tâm thế chủ động
của người học.
Đề bài 1: Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm về ý kiến: “Chắc chắn mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính
bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
Bài làm của học sinh Mỵ Thị Khánh Huyền lớp 12A, trường THPT Nga Sơn.
Mỗi người sinh ra trên đời không phải ngẫu nhiên mà đều có một duyên do
nhất định. Vì vậy mỗi người đều mang trong mình một giá trị đặc trưng, nên mới có
ý kiến: “Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá
trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những
giá trị đó”. Giá trị của một người là vị trí, là ý nghĩa, là tầm quan trọng của người

đó với chính bản thân họ, với những người xung quanh và với xã hội. Từ khi sinh ra,
mỗi người đều là những tinh hoa, là điều kì diệu của người thân và đặc biệt là bố mẹ
mình. Chúng ta phải tự nhận thức được điều đó một cách rõ ràng. Khi lớn lên, ai
cũng tự tạo cho mình một giá trị riêng. Có người nhờ vào trí thông minh mà thành
đạt, có người nhờ vào lòng nhân hậu nên được mọi người yêu mến, lại có người có
ngoại hình ưa nhìn nên nắm được nhiều cơ hội… Không ai trên đời có tất cả song ai
cũng có những giá trị đặc biệt mà người khác không bao giờ có được. Vì vậy hãy tự
7


tin vì mình là một phần của cuộc sống, của xã hội. Khi ta tự nhận ra giá trị của bản
thân, ta sẽ biết cách để phát huy điểm mạnh của giá trị ấy. Chẳng hạn một người tư
duy logic không tốt nhưng lại phát triển về não phải, có trí tưởng tượng phong phú,
họ hoàn toàn có thể thu hút mọi người bằng nhiều năng khiếu: hội họa, âm nhạc…
Khi biết tận dụng giá trị mình có, con người sẽ trở nên ngày càng tự tin, biết tôn
trọng bản thân mình và người khác, biết vượt qua khó khăn để khẳng định mình. Tuy
nhiên, hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên lại có suy nghĩ rất lệch lạc. Họ coi địa
vị và tiền bạc là trên hết. Do đó họ bất chấp tất cả, chấp nhận làm những việc xấu
xa để giành cái lợi về minh. Một số người không tự nhận thức được giá trị của bản
thân, đôi khi chỉ vì khiếm khuyết nhỏ của cơ thể đã vội tuyệt vọng. Họ không nghĩ
được rằng tuy họ là con người nhỏ bé đối với thế giới nhưng có thể đối với người
thân, cha mẹ thì họ là nơi dựa, là động lực sống. Vì vậy đừng bao giờ bi quan mà
nên tin rằng chúng ta được tạo nên bởi những giá trị tốt đẹp của tạo hóa. Hãy sống
với đúng giá trị của mình để làm cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn.
Bài làm của học sinh Vũ Thị Thu Thủy lớp 12A, trường THPT Nga Sơn.
Trong cuộc sống này, điều tuyệt đối nhất chính là sự tương đối. Không
một ai thực sự hoàn mỹ, cũng không một ai hoàn toàn xấu xa, vô dụng, bất tài.
“Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra
những giá trị đó”. Quan điểm của Phạm Lữ Ân trong cuốn sách “Nếu biết trăm

năm là hữu hạn” như một lời khẳng định mạnh mẽ về chân lí đã nêu trên, cũng
đồng thời là lời cổ vũ, động viên cho những ai đang gặp khó khăn, đang cảm
thấy tự ti về bản thân mình. “Những giá trị có sẵn” ấy tồn tại trong mỗi chúng
ta một cách hoàn toàn tự nhiên, có thể bạn đều biểu hiện ra hằng ngày nhưng
bạn không để ý đến chúng, không cho rằng đó là hành động tốt đẹp, là giá trị
của bản thân. Hoặc cũng có thể những giá trị ấy vẫn còn tiềm ẩn, chưa được
phát hiện và khám phá, sử dụng.. Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không cố
gắng tìm hiểu bản thân mình nhiều hơn hiện tại, không thật sự để tâm xem mình
rốt cuộc là người như thế nào, không quan tâm mình nhiều hơn? Sống hết mình,
sống thật với bản thân, bạn sẽ dễ dàng để tìm ra những giá trị tốt đẹp của mình
và quan trọng bạn nên là người đầu tiên tìm ra chúng, tìm ra và phát triển
những giá trị ấy, giữ gìn để chúng không bị mai một, nhuốm bẩn bởi mặt trái
của xã hội, để rồi tự hào với những giá trị ấy, tự tin để tiếp tục sống tốt. Những
giá trị có sẵn của bạn sẽ khiến bạn đẹp hơn, đừng vì một ai mà thay đổi bản
thân bởi bạn đẹp nhất khi bạn là chính mình. Quan trọng nhất, khi là chính
mình thì hãy cố gắng hơn nữa để hoàn thiện tâm hồn, đừng chỉ thay đổi vẻ bề
ngoài rồi cho rằng mình đã tốt hơn.
Bài làm của học sinh Nguyễn Xuân Chiến lớp 12A, trường THPT Nga Sơn.
Mỗi chúng ta, ai cũng có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp ngoại
hình. Ai cũng có năng khiếu trong một lĩnh vực nhất định như: an ủi bạn bè,
người thân, biết quan tâm chăm sóc hay có thể gánh vác mọi công việc gia
đình… Tất cả những điều trên đều tạo nên một giá trị riêng của mỗi người,
những giá trị này có thể tiềm ẩn trong chúng ta hay có được trong quá trình rèn
8


luyện. “Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những
giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận
ra những giá trị đó”. Đây là một ý kiến rất hay và thú vị! Những giá trị có sẵn
là những giá trị luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, ai cũng có thể có được. Khi

được sinh ra, tất cả chúng ta đều có một điểm xuất phát như nhau, mang trong
mình một giá trị chung: đó là giá trị con người. Tính cách là một phần nhưng
điều làm nên giá trị lại là quá trình chúng ta học tập rèn luyện để tìm ra phẩm
chất và năng lực để phát huy. Sẽ chẳng có ai nhìn thấy giá trị của bạn, ngoài
bạn. Bởi bạn, trong sâu thẳm, bạn vẫn luôn nhận ra giá trị ấy, nhưng nỗi lo sợ,
ngại khó khăn, thử thách, ngại sáng tạo đã làm cho phẩm chất, giá trị ấy bị bào
mòn; thay vào đó là những thú vui, sở thích nhất thời. Dần dần giá trị ấy không
thể phát huy được và biến mất. Chính vì vậy, ngay lúc này đây, các bạn hãy nhìn
lại bản thân một cách khách quan, hãy đánh thức những giá trị đang “ngủ
quên” ấy, hãy phát huy hết khả năng của mình để biến mọi giá trị của con người
bạn trở nên “vô giá”. Bởi “ai cũng có chỗ đứng dưới mặt trời”.
Đề bài 2: Từ bài hát “Ông bà anh” của Lê Thiện Hiếu đang được rất
nhiều bạn trẻ yêu thích, có người cho rằng: “Đừng bận tâm so sánh tình
yêu xưa- nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì nó vẫn đẹp như nó vốn
thế mà thôi”.
Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về ý kiến trên.
Bài làm của học sinh La Thị Tâm lớp 12D, trường THPT Nga Sơn.
Tình yêu là đề tài muôn thuở, là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống
của con người, đặc biệt là người trẻ. Lê Thiện Hiếu, một nhạc sỹ, ca sỹ trẻ đã
đưa ra quan niệm về tình yêu của anh qua bài hát “Ông bà anh”, một bài hát
được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Từ bài hát có ý kiến cho rằng: “Đừng bận tâm
so sánh tình yêu xưa- nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì nó vẫn đẹp như
nó vốn thế mà thôi”. Quả thật là như vậy. Tình yêu là thứ tình cảm vô cùng đặc
biệt và đẹp đẽ luôn tồn tại vĩnh cửu trong cuộc sống con người. Xưa- nay tình
yêu vẫn thế, vẫn đẹp đẽ, tinh khôi, mãnh liệt và dữ dội như vậy. Tình yêu luôn là
nguồn cảm hứng vô tận, tình yêu đi vào thơ ca, đi vào cuộc sống của con người.
Chẳng phải mối tình Kim- Kiều trong “Truyện Kiều” là minh chứng rõ ràng,
tiêu biểu nhất cho tình yêu xưa hay sao? Hay qua “Vội vàng” của Xuân Diệu,
“Sóng” của Xuân Quỳnh, ta vẫn cảm nhận được tính chất của tình yêu xưa và
nay: mãnh liệt, dữ dội, dồn nén, khao khát đến trào dâng hay sao? Tình yêu vẫn

thế, vẫn là nỗi nhớ, những kỉ niệm ngọt ngào của con người luôn được lưu giữ
như một phần kí ức không thể nào quên. Tuy tình yêu xưa nay vẫn đẹp như thế
nhưng cũng có một số bạn trẻ đã bỏ quên, đánh mất giá trị của tình yêu, xem
tình yêu là một thú vui, là trò đùa.
Bài làm của học sinh Mai Văn Dũng lớp 12D, trường THPT Nga Sơn.
Tình yêu là một đề tài muôn thở của nghệ thuật và cuộc sống con người.
Bài hát “Ông bà anh” của Lê Thiện Hiếu đang là nhạc phẩm được rất nhiều
bạn trẻ yêu thích, nhưng mỗi người lại có một quan niệm riêng về tình yêu. Tình
9


yêu là cảm xúc xuất phát từ con tim, song có người lại cho rằng “Đừng bận tâm
so sánh tình yêu xưa- nay làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì nó vẫn đẹp như
nó vốn thế mà thôi”. Tình yêu ngày xưa gắn liền với những chiếc xe đạp cũ kĩ,
những bức thư tay đầy cảm xúc. Tình yêu ngày nay là tình yêu của những
phương tiện hiện đại.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với đề tài “Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi
THPT Quốc gia môn Ngữ văn”, người viết đã tìm được hướng giải quyết phù
hợp cho sự thay đổi với yêu cầu mới của đề thi. Ngay từ đầu chúng ta cần giúp
học sinh nhận thức lại về môn Ngữ văn cũng như phương pháp tìm hiểu về nó.
Bên cạnh yếu tố cảm xúc cần có trong quá trình dạy và học thì góc nhìn khoa
học cũng không thể thiếu khi học sinh muốn hiểu, ghi nhớ và hệ thống lại kiến
thức, nhất là qua các kì thi.
Phần NLXH, học sinh hoàn toàn có thể định lượng dung lượng và thời
gian làm bài sau khi đã nắm vững nguyên tắc triển khai cũng như các thao tác
lập luận cần có trong một đoạn văn NLXH. SĐTD là một phương pháp hỗ trợ
hiệu quả, giúp các em tiết kiệm thời gian khi học và lập ý hoặc dàn ý.
Mục đích cuối cùng đã đạt được khi học sinh chủ động hiện thực hóa bài
làm trong khung thời gian quy định mà vẫn đảm bảo yêu cầu của đoạn văn

NLXH. Các em không còn bối rối với tâm lí “không biết bắt đầu từ đâu”, thay
vào đó học sinh biết mình đang làm gì và làm như thế nào. Vì số điểm của câu
NLXH không phải là cao (2,0 điểm) nên học sinh cần tranh thủ thời gian để
dành dung lượng cho câu NLVH.
Quan sát phần bài làm của học sinh trường THPT Nga Sơn, chúng ta thấy
không phải bài làm nào cũng tốt, cũng đáp ứng yêu cầu cần và đủ của bài văn
song dường như tính logic của tư duy khoa học khi triển khai một vấn đề đã
được sắp xếp, bộc lộ khá rõ nét. Cá biệt có bài làm chưa hoàn chỉnh về dung
lượng, cách dùng từ, diễn đạt cũng còn nhiều sai sót nhưng thứ tự các bước lại
tương đối hợp lí. Điều này cho thấy khi chúng ta ý thức và định lượng rõ ràng về
công việc phải làm thì mỗi người hoàn toàn đánh giá được kết quả công việc.
Người viết đề tài đã triển khai vấn đề này trong tổ chuyên môn như một
nội dung sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa và nhận được những phản hồi tích cực.
Vấn đề là phương pháp đã có song cần thường xuyên yêu cầu học sinh thực
hành thì hiểu biết mới chuyển thành kĩ năng thực sự. Đây chính là mấu chốt của
việc học nói chung và luyện đề NLXH nói riêng.
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đề tài này đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế dạy và học của giáo
viên và học sinh nhà trường. Song song với đó là những bài học kinh nghiệm đã
được rút ra.
Làm việc gì cũng cần có hiểu biết cặn kẽ và phương pháp khoa học. Hiểu
biết và phương pháp sẽ chỉ có ý nghĩa khi dược vận dụng trong quá trình thực
10


hành theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”; khi thực hành nhiều sẽ chuyển
thành kĩ năng; khi có kĩ năng việc viết bài sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Từ yêu cầu mới đối với phần NLXH trong cấu trúc đề thi năm 2017, cả
người dạy và người học đều phải thích nghi với sự thay đổi. Đây không chỉ là

thử thách mà còn là cơ hội để đôi bên tự đánh giá năng lực thích ứng với hoàn
cảnh; người dạy cũng phải cầm bút để viết một đoạn văn NLXH, phải đọc tham
khảo một đoạn văn mẫu và người học phải tự viết ra đoạn văn độc lập của mình
hoặc nghe đọc bài làm tốt của bạn cùng học bởi nếu “chúng ta đổ mồ hôi nơi
thao trường thì sẽ không đổ máu nơi chiến trường”.
Chúng ta không có tham vọng mọi học sinh đều sẽ đạt điểm cao ở tất cả
các phần trong bài và các môn thi. Đó là điều phi lí, phi khoa học. Nhưng qua
việc học, ôn thi, luyện đề, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận ra những bài học bổ
ích trong học tập và cuộc sống như: chúng ta luôn phải đấu tranh nỗ lực để vượt
qua chính mình, chiến thắng và khẳng định bản thân; cần có kĩ năng để thích
nghi với sự thay đổi, khác biệt; biết cách chấp nhận.
Dạy và học luôn là quá trình chia sẻ với rất nhiều mối quan hệ: giáo viên
với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Khi có sự chia sẻ,
chúng ta sẽ có sức mạnh chung, niềm vui chung; biến quá trình giáo dục thành
tự giáo dục.
Đoạn văn NLXH và cách làm để có “tác phẩm” của riêng mỗi học sinh
tuy không phải là vấn đề to lớn nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
3.2. Kiến nghị
Mỗi SKKN luôn là kinh nghiệm, là tư duy, là thực tiễn sống động, là bài
học quý mà mỗi người dạy học đã tìm ra, rút ra, “trải nghiệm” sâu sắc với mục
đích góp phần làm cho quá trình dạy và học trở nên thú vị, nhẹ nhàng, khoa học
hơn. Do vậy cần phổ biến rộng rãi hơn những sáng kiến, những sản phẩm trí tuệ
và tâm huyết này trong các đợt tập huấn bởi giáo dục chính là sự chia sẻ để biến
quá trình giáo dục thành tự giáo dục với ý thức tiếp thu, học hỏi một cách tự
giác, tự nguyện.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Thị Tâm

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 6 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015.
2. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 10 tập 1- 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015.
3. Đỗ Ngọc Thống, Bộ đề luyện thi THPT quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.
4. Nguyễn Tấn Huy, Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Văn nghị luận xã hội,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2014.
5. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001.

12


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C
TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Mai Thị Tâm
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn- Trường THPT
Nga Sơn

TT


Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh
giá xếp
loại

1.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học một số bài Ngữ văn 10

Sở GD
và ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

C

2012


PHỤ LỤC

Một số cụm từ viết tắt
* Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN
* Sơ đồ tư duy: SĐTD
* Nghị luận xã hội: NLXH
* Nghị luận văn học: NLVH
* Trung học phổ thông quốc gia: THPTQG
* Trung học phổ thông: THPT



×