TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
BỘ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2014 – 2015
ĐỀ 1.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng
vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút
của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hang ngày, nôm na mach qué, đã
trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không những để lại những
câu thơ như “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, mà còn viết:
Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!
Cũng không phải thơ là ở những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa,
hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng. Nhà thơ
Pháp Bô – đơ – le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy giòi bọ, và ở thời chúng
ta, cái xe đạp, khẩu ba dô ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến sĩ, bong dây thép gai hung ác
của đồn giặc, đều có thể đem nói trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời
viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người. ”
(Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
2. Đoạn văn trên sử dụng các thao tác lập luận nào? Nêu hiệu quả của việc sử dụng
các thao tác đó?
3. Hãy cho biết những thông tin sau là đúng hay sai ?
STT THÔNG TIN ĐÚNG SAI
1. Nguyễn Đình Thi được mệnh danh là nhà
văn của người nông dân Nam Bộ.
2. Nguyễn Đình Thi là tác giả của bài thơ “Đất
Nước”
3. Nguyễn Đình Thi là người nghệ sĩ đa tài, ông
không chỉ thành công ở lĩnh vực âm nhạc,
thi ca mà còn nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết,
phê bình văn học
4. Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: bút kí,
truyện ngắn, tiểu thuyết.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)
TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
Câu 1. (3,0 điểm)
Em hãy viết một bài luận có độ dài khoảng 600 từ trình bày quan điểm của em về:
Chủ quyền dân tộc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đọc “Tuyên ngôn Độc lập ” của Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng : “Tuyên ngôn Độc lập
là một văn kiện lịch sử vô giá”, nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn Độc lập là một
áng văn chính luận xuất sắc”. Từ sự hiểu biết của mình về văn kiện trên anh/chị thấy
những nhận xét trên như thế nào?
ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?
2. Các từ “nghiêng nghiêng”, “xanh xanh”, “biêng biếc” có tác dụng như thế nào trong
việc miêu tả sông Đuống và quê hương Kinh Bắc?
3. Tâm trạng của tác giả được thể hiện cụ thể như thế nào? Qua tâm trạng đó, em
hiểu được nhân vật “anh” trong đoạn thơ trên là người như thế nào?
TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh /chị hãy viết một bài văn có độ dài không quá 600 từ nói về lòng yêu nước của
con người Việt Nam thời hiện đại?
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nghệ thuật lập luận trong đoạn văn mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập – Hồ
Chí Minh ”?
ĐỀ 3
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu câu bên dưới
“ Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hang xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chỉ người răng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu về đâu”
1. Xác định luật thơ cho đoạn thơ trên
2. Những câu thơ: “Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hang xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ
thuật đó?
TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
3. Đoạn thơ trên cho thấy được những vẻ đẹp nào của những cô gái Kinh Bắc
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 8,0 điểm)
Câu 1. ( 3,0 điểm)
Anh /chị hãy viết một bài văn có độ dài không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình
về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre,
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày,
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi.
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ,
Đồng khuya đuốc sang những giờ lien hoan.
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian lan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,
Chày đêm nện cối đều đều suối xa… ”
ĐỀ 4
TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Xu hướng hiện thực xã hội hóa trú trọng phân tích. Lí giải một cách chân thành,
chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội. Các nhà văn hiện thực thường đi vào
những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. thể loại thích
hợp với chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự…”
1. Chỉ ra 3 lỗi về chính tả, dung từ, ngữ pháp trong đoạn trích?
2. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên là gì?
3. Giải thích ý nghĩa của câu: “Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã
hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo.”
PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn có độ dài không quá 2 trang rưỡi giấy thi trình bày suy nghĩ của em
về vấn đề môi trường ?
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau trong Việt Bắc của Tố Hữu:
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sang muôn tàn lửa bay.”
ĐỀ 5
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Nguồn nước trên trái đất rất dồi dào nhưng phân bố không đều. Do sử dụng lãng phí
nguồn nước ở nhiều nơi bị cạn kiệt diện tích rừng ngày một thu hẹp là nguyên nhân hạn
TÀI LIỆU ÔN THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 GV TRẦN VĂN CHÍN TRƯỜNG
THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
chế vòng tuần hoàn nước, nước ít thấm xuống lớp đất xâu sẽ ảnh hưởng đến lượng nước
ngầm và cũng là nguyên nhân gây lũ lụt, hạn hán. Biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn
nước và bảo vệ rừng và lạm dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì các quá trinhg sinh thái
bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tuần hoàn nước trên trái đất ”
(Theo Sinh học lớp 12)
1. Hãy tìm 3 lỗi sai về chính tả, dung từ, ngữ pháp
2. Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?
3. Hãy đặt tên cho đoạn văn trên?
PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh / chị hãy viết một bài văn có độ dài không quá 600 từ bày tỏ quan điểm của mình
về vấn đề chọn nghề trong tương lai.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đọc khổ thơ đầu của bài Tây Tiến (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ
ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hung vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy
hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử
về người chiến binh Tây Tiến”. Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như
thế nào?
ĐỀ 6:
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Đọcvăn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“”