Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học hiện sinh miền nam việt nam trước năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.57 KB, 53 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở thế kỷ XX, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, một mặt
làm cho của cải xã hội ngày càng dồi dào, nhưng mặt khác lại làm suy đồi
giá trị đạo đức của con người, con người chỉ được xem là một “lực lượng
vật chất đơn thuần”, con người đánh mất nhân vị của mình, họ cảm lấy bất
lực và cô đơn trong bộ máy kỹ thuật khủng lồ của xã hội phương Tây hiện
đại, họ lo lắng và sợ hãi, họ đánh mất niềm tin vào mọi thứ, chỉ còn lại bản
thân mình, một cá nhân ích kỹ. Chính lúc này chủ nghĩa hiện sinh ra đời, đã
miêu tả đúng tâm trạng con người lúc bấy giờ, chính vì vậy nó được mọi
người đón nhận một cách nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Chủ nghĩa hiện
sinh đã đi vào đời sống của xã hội phương Tây trở thành một phong cách
sống, một “một mốt thời thượng”. Ngoài ra chủ nghĩa hiện sinh còn có ảnh
hưởng to lớn đến nhiều khuynh hướng triết học, văn học, nghệ thuật của các
nước phương Tây.
Nói đến chủ nghĩa hiện sinh không thể không nhắc đến hiện tượng
học, một khuynh hướng học thuật do Husserl khởi xướng, bởi chính nhờ
hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới trở thành một trào lưu triết học
phổ biến ở các nước phương Tây. Hiện tượng học của Edmund Husserl đặt
cơ sở lý luận về phương pháp, có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các trào
lưu triết học phi duy lý xuyên suốt thế kỷ XX ở phương Tây, trong đó, đáng
kể nhất là vai trò quyết định của hiện tượng học đối với sự hình thành và
phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Có thể nói nếu thiếu hiện tượng học thì
chủ nghĩa hiện sinh không thể có cơ sở lý luận và phương pháp luận để trở
thành một trào lưu triết học, cho nên ở đâu chủ nghĩa hiện sinh tồn tại thì ở
đó có sự biểu hiện của hiện tượng học.

1



Khóa luận tốt nghiệp
Chủ nghĩa hiện sinh được thịnh hành và ưa chuộng không chỉ ở
những nước phương Tây mà còn lan sang các nền văn hóa khác trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện sinh du nhập
trước hết vào miền Nam từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước, và trên
thực tế nó đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống tinh thần
của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đồng thời thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của giới học thuật.
Chủ nghĩa hiện sinh tồn tại và trở nên phổ biến ở miền Nam khi nó
hiện diện khá thường xuyên trên sách báo như: Sáng tạo, Văn nghệ, Văn
học, đặc biệt tạp chí Bách khoa. Chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện trong nhiều
hình thức khác nhau như sân khấu, điện ảnh, cải lương, nghệ thuật, đặc biệt
là văn học (chủ yếu là tiểu thuyết), vì nó phù hợp với thiên hướng miêu tả
trạng huống hiện hữu của con người mà chủ nghĩa hiện sinh chủ trương.
Văn học hiện sinh ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thực sự đã góp
phần quan trọng trong việc phản ánh bối cảnh lịch sử đầy bế tắc, khủng
hoảng và chiến tranh ác liệt ở nước ta. Hơn nữa, nghiên cứu về văn học hiện
sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975 để một phần nào thấy được cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc chiến đầy đau
thương và mất mát nhưng rất đỗi anh hùng và đáng tự hào. Đây là cuộc
chiến tranh toàn diện, diễn ra trên tất cả các mặt, trong đó cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực ý thức hệ cũng là cuộc chiến hết sức phức tạp, cam go không
kém cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quân sự.
Ngày nay chiến tranh đã kết thúc nhưng những di hại do nó để lại
trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng vẫn còn chưa khắc phục hết thì với xu thế
toàn cầu hóa, Việt Nam mở cửa giao lưu với nền văn hóa các nước trên
thế giới, trong đó có những ảnh hưởng tích cực và cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống lại ảnh hưởng tiêu
cực của văn hóa nước ngoài cùng sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh cũng

như hiện tượng học trên bình diện mới trở nên hết sức phức tạp. Đòi hỏi
2


Khóa luận tốt nghiệp
chúng ta phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến chủ nghĩa hiện sinh cũng
giống như hiện tượng học.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Một số biểu hiện của hiện
tượng học trong văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam trước năm 1975”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học từ khi mới ra đời đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Ở
Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng
học đã xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên trên các tạp chí chuyên
ngành và xuất bản thành sách.
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện
sinh và văn học hiện sinh ở miền Nam trước 1975 từ góc nhìn phê phán.
Một số công trình tiêu biểu thuộc khuynh hướng này bao gồm:
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong công trình Phê phán văn học hiện sinh
chủ nghĩa (1989) đã phê phán chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh chủ
nghĩa đã coi rẻ, chà đạp con người, xem con người chỉ là một hữu thể tiêu
cực “sợ hãi và run rẩy”, cô đơn và bất lực, phiêu lưu và tuyệt vọng. Tác giả
kết luận: một trong những di hại cần “phê phán nghiêm khắc” cái gọi là văn
học hiện sinh ở Sài Gòn và vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định
tính chất phản động của bộ phận văn học tự nhận mình là hiện sinh này.
Trong thời gian trước 1975, tác giả Phạm Văn Sĩ phê phán tư tưởng
hiện sinh trong tiểu thuyết Yêu của Chu Tử. Nhưng trong tác phẩm Về tư
tưởng và văn học phương Tây hiện đại (1986), ông lại có những chuyển biến
về lập trường nghiên cứu với những nhận định khách quan hơn về chủ nghĩa

hiện sinh và văn học hiện sinh phương Tây khi trình bày những quan niệm
mỹ học của các nhà hiện sinh chủ nghĩa để thấy rõ “nó là cái gì”. Tuy nhiên
ông vẫn giữ thái độ phê phán khá quyết liệt đối với một số phạm trù của chủ
nghĩa hiện sinh như lo âu, dấn thân ... Tác giả thừa nhận một số giá trị trong
3


Khóa luận tốt nghiệp
văn học hiện sinh phương Tây tuy nhiên đối với văn học Sài Gòn thì ông lại
phê phán: “Văn học hiện sinh ở Sài Gòn ít có cái vẻ cao đạo, cái dáng siêu
thoát như đã có trong một số truyện ở phương Tây, cũng ít có những băn
khoăn dây dứt về thân phận con người như ở châu Âu” [21, 360-361].
Cũng trong chiều hướng nghiên cứu phê phán này còn có thể kể tên
các công trình tiêu biểu khác như Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ
(1984) của Phạm Như Cương (chủ biên), Triết học tư sản phương Tây hôm
nay (1986) của Vũ Khiêu (chủ biên), Mấy trào lưu triết học triết học
phương Tây (1988) của Phạm Minh Lăng.
Có thể nhận định chung rằng, trong các công trình kể trên, triết học
phương Tây hiện đại nói chung, hiện tượng học nói riêng được trình bày còn
khá sơ lược, và được tiếp cận từ góc nhìn “phê phán triết học tư sản hiện
đại”. Điều đó phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, cùng hòa nhịp với bầu không
khí đổi mới thì lập trường nghiên cứu của các học giả về triết học phương
Tây hiện đại có những chuyển biến tích cực với những lời nhận định, đánh
giá cởi mở và toàn diện hơn, thể hiện khá rõ nét trong các công trình sau:
Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu và gặp gỡ (1994) của
tác giả Trần Thị Mai Nhi là công trình đã đề cập một cách hệ thống về sự
giao lưu và gặp gỡ giữa chủ nghĩa hiện đại nói chung và chủ nghĩa hiện sinh
nói riêng và văn học Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong chuyên khảo Chủ nghĩa hiện sinh:

Lịch sử, sự hiện diện ở miền Nam Việt Nam (1999) đã cho rằng chủ nghĩa hiện
sinh Sài Gòn đã đánh mất bộ mặt chống duy lý một cách nhất quán như ở
phương Tây, không phủ nhận đối với xã hội tiêu thụ mà lựa chọn hiện sinh
trong bội thực khoái lạc. Tác giả khẳng định chủ nghĩa hiện sinh Sài Gòn vẫn
giữ được cái lõi của nó là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực. Có
thể thấy rằng, đây là một trong số những công trình đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh từ quan điểm khách quan và biện chứng.
4


Khóa luận tốt nghiệp
Triết học phương Tây hiện đại (2002) của hai nhà nghiên cứu Bùi
Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng cũng là một công trình nghiên cứu khá
công phu về triết học phương Tây hiện đại. Công trình đã đưa ra các nhìn
khách quan và đúng đắn về vai trò, vị trí của hiện tượng học và chủ nghĩa
hiện sinh trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại.
Tác giả Nguyễn Hào Hải trong Một số học thuyết triết học phương
Tây hiện đại (2001) cũng đã giới thiệu những nét khái quát về quan điểm và
mối quan hệ giữa hiện tượng học Husserl và chủ nghĩa hiện sinh. Ông viết:
“Có thể nói không nhờ vào hiện tượng luận của Husserl như một phương
pháp quan trọng thì chủ nghĩa hiện sinh không thể phát triển mạnh mẽ như
chúng ta đã biết” [13, 110].
Trong năm 2010, các tác giả Nguyễn Chí Hiếu, Đỗ Minh Hợp, và
Phạm Quỳnh Trang đã cho ra mắt bạn đọc công trình chuyên khảo Hiện
tượng học của Husserl. Có thể nói, so với các công trình nghiên cứu về hiện
tượng học của Husserl từ trước đến nay thì đây là công trình mang tính
chuyên sâu.
Các tài liệu nghiên cứu về triết học phương Tây hiện đại và hiện
tượng học cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt như Triết học phương
Tây hiện đại (1994) của Lưu Phóng Đồng; Triết học phương Tây hiện đại –

Từ điển (1996); Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (1997)
của J.K. Melvil; Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (2004)
của Trần Đức Thảo; Hiện tượng học Husserl (2005) của Diêu Trị Hoa...
Trong các công trình này, hiện tượng học của Husserl và nhiều học thuyết
triết học hiện đại khác ở phương Tây được nghiên cứu một cách vừa tổng
quát vừa chuyên sâu tương ứng với đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết về chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện
sinh và hiện tượng học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như
Triết học hiện sinh và văn học (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 2004);
Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại – vài nhận xét tổng
5


Khóa luận tốt nghiệp
quát của Trần Văn Dân (Tạp chí Văn học, số 2, 1997); Hiện tượng học:
thực chất và ý nghĩa của Nguyễn Tiến Dũng (Tạp chí Triết học, số 4, 1996);
Phương pháp hiện tượng học của E.Huxéc của Nguyễn Trọng Nghĩa (Tạp
chí Triết học, số 4, 2006)… đã đưa đến cho chúng ta các trắc diện về chủ
nghĩa hiện sinh, văn học hiện sinh và hiện tượng học Husserl.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, hướng nghiên cứu của đề
tài nhận được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu và trên thực tế, các
công trình nghiên cứu đi trước cũng đã đạt được những kết quả đáng chú ý.
Đó sẽ là cơ sở để tác giả khóa luận kế thừa và hệ thống hóa những kiến
thức đã học trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu làm rõ một số biểu hiện của hiện
tượng học trong văn học hiện sinh ở miền nam Việt Nam trước năm 1975.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau :

- Luận giải về hiện tượng học với tư cách là quy chế triết học của chủ
nghĩa hiện sinh.
- Chỉ ra một số chủ đề của văn học hiện sinh miền Nam Việt Nam
trước năm 1975 từ góc nhìn hiện tượng học.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn
hóa và tư tưởng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận quán triệt hai nguyên tắc mang tính phương pháp luận là
quan điểm khách quan và quan điểm biện chứng. Ngoài ra khóa luận còn sử

6


Khóa luận tốt nghiệp
dụng nhất quán một số phương pháp nghiên cứu như lôgic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa, so sánh...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biểu hiện của hiện tượng
học trong văn học hiện sinh ở miền Nam trước 1975.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Cùng với sự du nhập của chủ nghĩa
hiện sinh, hiện tượng học cũng biểu hiện khá phong phú trong nhiều lĩnh
vực như tâm lý học, xã hội học, sử học... Trong khi khóa luận, tác giả chỉ
tập trung làm rõ một số biểu hiện của hiện tượng học trong văn học và xem
đó là phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
6. Đóng góp của đề tài
Là một luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân, công trình nghiên cứu này
chỉ là sự khái quát những kết quả của các thế hệ đi trước đã đạt được và là

sự hệ thống hóa những kiến thức đã học. Vì vậy khóa luận có thể bổ sung,
làm phong phú thêm những kiến thức về văn học hiện sinh và hiện tượng
học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
Khóa luận cũng góp phần giúp cho người đọc có cái nhìn đúng đắn về văn
học hiện sinh ở Sài Gòn trước 1975. Từ đó có thể chủ động trong việc tiếp
thu tinh hoa văn hóa thế giới.
7. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương (4 tiết).

7


Khóa luận tốt nghiệp

Chương I
HIỆN TƯỢNG HỌC: QUY CHẾ CỦA
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1. Vài nét về sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội
Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc để lại những hậu quả rất nặng
nề. Châu Âu tuy là phe thắng trận nhưng cũng chịu nhiều thiệt hại, xã hội
Châu Âu trở nên điêu tàn và đổ nát, con người rơi vào tình trạng chán nản,
bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống, con người hoài nghi tất thẩy, chỉ còn bản
thân mình – một cá nhân cô độc, xa lạ với mọi thứ, cuộc sống không có gì
đảm bảo. Chính vì vậy họ tìm đến với chủ nghĩa hiện sinh để thích nghi với
hoàn cảnh, đồng thời tìm ở đó một chổ dựa tinh thần, một niềm an ủi nào
đó.
Vì vậy có người cho rằng, chiến tranh thế giới tàn khốc là nguồn gốc
của chủ nghĩa hiện sinh cho nên nó thấm đậm chủ nghĩa bi quan, thức bại.

Thực tế không phải vậy, vì ở nhiều nơi không có chiến tranh hoặc như ngày
nay chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, vậy sao chủ nghĩa hiện sinh và các xu
hướng của chủ nghĩa phi duy lý vẫn phát triển. Chiến tranh chỉ là một điều
kiện. Thực chất, nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh và các hình thức khác
của chủ nghĩa nghĩa phi duy lý hiện đại là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh
thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại.
Chủ nghĩa duy lý ở phương Tây xuất hiện từ khi chủ nghĩa công
nghiệp ra đời ở thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây
bỏ lại phía sau thời kỳ cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại. Cuộc cách
mạng công nghiệp và sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã
làm biến đổi tận gốc nền sản xuất của xã hội.
Bước vào thời kỳ hiện đại, công nghiệp cơ khí phát triển, quy mô sản
xuất tăng lên mạnh mẽ dẫn tới việc tích tụ sản xuất ở các xí nghiệp lớn, sản
8


Khóa luận tốt nghiệp
phẩm của xã hội như tuôn trào khắp nơi. Người ta nhận đó là nhờ những
thành tựu của khoa học tự nhiên. Những kỳ tích đó của khoa học tự nhiên
được ý thức hệ phương Tây miêu tả như thành quả của chủ nghĩa duy lý.
Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư bản được gọi là thời
kỳ Ánh sáng nối tiếp nhau và thay thế cho “thời kỳ trung cổ ảm đạm”, đã
hình thành quan niệm cho rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể có được trên
cơ sở phát triển phồn vinh của khoa học và kỹ thuật, thông qua sự duy lý
hóa chính trị, kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội ... Sự khẳng định này đã
thừa nhận tính ưu việt số một của trí tuệ, tri thức trong sự phát triển của toàn
thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phủ nhận giá trị nhận thức của
thực tiễn, của thực nghiệm, của các số liệu thực tế.
Tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý như tâm linh, trực
giác, niềm tin tôn giáo... Nó được coi là phương sách vạn năng để hoàn

thiện xã hội. Tiến bộ phải được hiểu như là kết quả của việc truyền bá
những tư tưởng duy lý chân thực để loại trừ mọi điều phi lý, bí ẩn, để tỏa
ánh sáng trí tuệ trên khắp thế giới. Người ta đưa lên trời cao một quan niệm
đầy tính khoa trương rằng, khoa học – kỹ thuật là chiếc đũa vạn năng tạo
nên sự hài hòa xã hội trên con đường xây dựng một cách duy lý trật tự xã
hội ngày nay.
Không dừng lại ở cuộc cách mạng công nghiệp, vào giữa thế kỷ XX,
ở Châu Âu bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ, gây nên những biến đổi
chưa từng thấy, Châu Âu dấn sâu vào sùng bái kỹ thuật, và xuất hiện ý kiến
cho rằng, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật có thể cứu chủ nghĩa công
nghiệp khỏi cuộc khủng hoảng loại trừ mọi ung nhọt và những mâu thuẩn xã
hội vốn có của xã hội đó. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc “bùng nổ
kinh tế” vào những năm 50,60 của thế kỷ này đã hình thành một xu hướng
duy lý cao gọi là chủ nghĩa kỹ trị. Những quan niệm kỹ trị được bộc lộ rõ
ràng trong những mô hình xã hội, chính trị, kinh tế... Trong đó có thể nói

9


Khóa luận tốt nghiệp
đến chủ nghĩa duy lý về nhà nước và thị trường, cái mà J. Habermas cho là
hai trụ cột của xã hội phương Tây hiện đại.
Tính duy lý của Nhà nước thể hiện ở chổ nó bị chi phối bởi những
nhà kỹ trị, nhà quản lý chuyên nghiệp tạo thành một nhà nước quan liêu
ngày một trương phình đè lên con người. Trong Làn sóng thứ ba, A.Toffler
nói về “những nhóm ra quyết định mô hình này kiểm soát đòn bẩy đầu tư
trong xã hội công nghiệp” cho nên những người nổi loạn và các nhà cải cách
đã cố gắng phá vỡ bức tường quyền lực để xây dựng một xã hội mới dựa
trên công bằng xã hội và bình đẳng chính quyền. Duy lý hóa tạo ra thị
trường được xem là một kỳ tích sánh ngang với những phát minh khoa học

lớn nhất của loài người. Sức mạnh của nó đẻ ra “xã hội tiêu thụ”, “xã hội dư
thừa”. Hiện tượng “tiện nghi đại chúng” đã được ý thức hệ hóa bởi vì nó trở
thành phương tiện hòa nhập, khóa chặt con người vào xã hội không còn lối
thoát.
Với chủ nghĩa duy lý, phương Tây đã đạt được giai đoạn tột cùng
trong sự phát triển của nó. Nhưng chính ở đỉnh điểm của sự phồn vinh đó,
nó đã xa vào cuộc khủng hoảng. Các nhà triết học phi duy lý như Oswald
Spengler, F. Nietzsche đã nói tới sự suy tàn, suy đồi của phương Tây chính ở
chủ nghĩa duy lý kỹ thuật của nó.
C.Mác cũng đã sớm chỉ ra hậu quả của xã hội kỹ trị như sau: “Trong
thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó.
Chúng ta thấy rằng, máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt
sức lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả
hơn, thì đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những
nguồn của cải mới, từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như do một sức
mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ.
Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã mua bằng cái giá của sự suy đồi
về mặt tinh thần” [1, 10]. Rằng, “tất cả những phát minh của chúng ta và tất
cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực lượng
10


Khóa luận tốt nghiệp
vật chất thì được ban cho một đời sống tinh thần, còn đời sống của con
người vốn đã bị tước mất các mặt tinh thần, còn đời sống của con người vốn
đã bị tước mất các mặt tinh thần rồi thì nay lại bị hạ thấp xuống trình độ
những lực lượng vật chất đơn thuần” [1, 10].
Xã hội được duy lý hóa sản sinh ra một nền văn minh mà A.Tofler nói
rằng “coi trọng đồng tiền, tham lam, thương mại hóa và vụ lợi nhất trong
lịch sử” không phải chỉ những người mácxít mới đồng ý với lời tố cáo của

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng, xã hội mới không để lại giữa người
với người một mối quan hệ khác mối quan hệ lợi dụng và lối trả tiền ngay
không tình nghĩa, mà những người ngoài mácxit cũng nhận thấy sự bành
trướng của kỹ thuật không thỏa mãn mọi phúc lợi của con người mà con
người làm phi nhân cách, làm tha hóa con người. Ph. Ăngghen đã miêu tả
thời đại đó như sau: “Lòng tham đê tiện là linh hồn của thời đại văn minh từ
đầu của thời đại ấy cho đến tận ngày nay, giàu có, giàu có nữa và luôn luôn
giàu có thêm, không phải là sự giàu có của xã hội, mà là sự giàu có của cá
nhân riêng lẽ nhỏ nhen, đó là mục tiêu quyết định duy nhất của thời đại văn
minh [3, 221].
Xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại – hiện thân sinh động nhất của chủ
nghĩa duy lý là một xã hội bóc lột và bất công. Giai cấp tư sản đã “tước hết
vòng hào quang thần thánh của những gì xưa nay được coi là thiêng liêng,
được trọng vọng, tôn sùng, nó dìm tất cả tình cảm của con người xuống
dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ, nó biến phẩm giá của con người
thành một giá trị trao đổi đơn thuần [2, 554].
Điều quan trọng nhất trong sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý là
nó đã nhân vị hóa con người, con người chỉ còn là “một lực lượng vật chất
đơn thuần”. Một khi con người trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy
kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại thì sự suy sụp cá nhân là một điều hiển
nhiên. Thân phận con người đã như thế thì thành tựu mà loài người giành

11


Khóa luận tốt nghiệp
được tất không bằng giá trị người của loài người mà bằng “giá trị suy đồi
của đạo đức”.
Những điều trên đã dẫn đến một tình trạng mà E. Fromn đã từng nói:
Vấn đề của thế kỷ XIX là “Chúa đã chết” (như Nietzsche đã nói), vấn đề

của thế kỷ XX là con người đã chết. Ở thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con
người, ở thế kỷ XX là sự tha hóa có tính nô lệ, trong tương lai, con người có
nguy cơ trở thành thần kinh phân liệt. Chủ nghĩa duy lý đã không đảm bảo
nhân vị cho con người, Con người mơ hồ thấy mình vô danh, rẻ mạt trong
xã hội đầy bất công và phi nhân bản. Cái còn lại duy nhất là cái tôi ích kỷ
của bản thân mỗi người. Đó là sự bảo vệ sở hữu riêng lẻ, khát vọng riêng lẻ,
không có gì vượt khỏi cá nhân cả.
Chủ nghĩa hiện sinh là một sự phản ứng lại, đối lập lại của chủ nghĩa
duy lý thống trị trong xã hội phương Tây hiện đại. Nó là một trào lưu triết
học phi duy lý quan trọng rất thịnh hành ở phương Tây những năm 50-60
của thế kỷ XX. Chủ nghĩa hiện sinh muốn giải thích về cuộc khủng hoảng
trong đời sống phương Tây theo cách của riêng mình. Vấn đề trung tâm của
chủ nghĩa hiện sinh là giành lại nhân vị cho con người.
Đồng hành với chủ nghĩa hiện sinh là cả chùm triết học theo xu hướng
duy lý thường tập hợp dưới lá cờ “nhân học” như triết học đời sống, phân tâm
học, chủ nghĩa nhân vị, chú giải học... và cả nền văn học hiện đại như chủ
nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa siêu thực...
Sự phản ứng của chủ nghĩa duy lý không chỉ diễn ra trong tinh thần
mà còn được hiện thực hóa thành các phong trào xã hội có lúc làm rung
chuyển cả đời sống của nhiều nước. Chủ nghĩa hiện sinh cũng không chỉ
hiện diện ở lý thuyết trở thành một lối sống, một phong cách sống.
Người ta mô tả sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp như sau: “Ấy
là một buổi sáng mùa đông (1946) vừa thức dậy cả thành phố Paris thấy
mình “hiện sinh”, sách báo đầy hiện sinh quyến rũ tràn khắp phố phường,
những “đám thanh niên nam nữ vui vẻ” kéo đến những căn hầm ở Saint –
12


Khóa luận tốt nghiệp
Germain, ầm vang điệu nhạc Jazz trong những trang phục mới lạ với đầu tóc

xõa, quần túm ống và ăn nói mời chào phóng túng” [6, 10 - 11]
Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đi vào lối sống mà nó còn có mặt
trong các cuộc bạo loạn của sinh viên trong tháng Năm – Sáu năm 1958 tại
Paris, phong trào “phản văn hóa” ở Mỹ và nhiều phong trào xã hội phản ứng
chống lại chủ nghĩa duy lý.
Tóm lại những hậu quả của chủ nghĩa duy lý gây ra trong xã hội
phương Tây hiện đại là nguyên nhân làm xuất hiện chủ nghĩa hiện sinh và
các hình thức khác của chủ nghĩa phi duy lý. Trong quá trình tồn tại của
mình, mục đích của chủ nghĩa phi duy lý không gì khác là giành lại nhân vị,
tự do cho con người, thách thức mọi sức mạnh của mọi chủ nghĩa duy lý
thống trị ở bất cứ nơi đâu. Chính sự thách thức này là điểm báo trước ngày
tận số của một xã hội công nghiệp duy hóa đã đến gần.
1.1.2. Nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh
Bất kỳ một tư tưởng, một học thuyết nào ra đời đều là sự kế thừa và
chịu ảnh hưởng của những sản phẩm tư tưởng đã tồn tại trước đó. Đồng thời
nó cũng phản ánh các mối quan hệ xã hội đương thời. Chủ nghĩa hiện sinh
cũng không ngoại lệ, nó không phải do một nhà lý luận kiệt xuất nào đề ra,
mà do nhiều người nối tiếp nhau hoàn thiện. Vì vậy, để tìm hiểu về sự hình
thành chủ nghĩa hiện sinh, chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng của
nó.
Chủ nghĩa hiện sinh hình thành và phổ biến ở thế kỷ XX, cho nên có ý
kiến cho rằng chủ nghĩa hiện sinh là một “phong cách mới trong triết học” mà
trước kia chưa từng có. Nhưng khi tìm đến tận cùng nguồn gốc tư tưởng của
chủ nghĩa hiện sinh thì các nhà hiện sinh lại ngược về tận thời kỳ Hy Lạp cổ
đại với những mảnh tư tưởng hiện sinh còn đọng lại trong văn hóa Hy Lạp,
đặc biệt ở Socrates, trong đạo Kitô, với những nhân vật trong Cựu ước và Tân
ước, trong các nhà tư tưởng như thánh Augustin, Blaise Pascal.

13



Khóa luận tốt nghiệp
Socrates (470 – 399 TCN) là người đã dùng phương pháp dạy học
được gọi là biện chứng để thực hiện đối thoại mà ông gọi là hài hước và sản
sinh. Socrates khác với các nhà triết học trước kia, khi ông đưa ra châm
ngôn nổi tiếng: “Hãy biết chính mình”, nghĩa là ông đã xác định đối tượng
nghiên cứu của triết học phải là bản thân con người, mọi ứng xử của con
người, mọi quy tắc đạo đức đều phải xuất phát từ đó. Có thể nói rằng, tư
tưởng của Socrates đã mở ra một bước ngoặt trong triết học phương Tây,
triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chính. Đồng thời tư tưởng
của ông cũng đã đặt nền móng cho sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh.
Cuộc đời và cái chết của Socrates cũng là một sự hiện sinh, Kierkegaard đã
viết như sau: “Cái làm cho Socrates trở nên cao cả không phải do ông đưa
chứng cứ về sự bất tử, mà vì ông đã thách thức nó và đã dám đảm nhận
nguy hiểm đó”. [6, 21- 22]
Kinh thánh của đạo Kitô cũng chứa đựng nhiều tư tưởng hiện sinh.
Trước hết chúa Kitô có những hành vi xử thế đầy trung thực hiện sinh đối
với những con người bị hoạn nạn, tội lỗi và bần cùng, như cuộc đời sống cô
đơn, buồn của Adam và Eva, kiếp làm người đau khổ trên đống phân,
Abraham sẵn sàng giết chết con mình là Isaac để hiến tế cho Thiên chúa ...
Thánh Augustine (354 – 436), giám mục thành Hippone cho rằng, tư
duy về con người là đối tượng tư duy căn bản của chính con người qua sự
hiểu biết về Chúa, từ tư duy đó Augustine đã viết cuốn Xưng tội
(Confession). Tác giả tường thuật những kinh nghiệm đau thương về mọi
khiếp người phóng đãng, lầm lạc trên con đường tìm về với Chúa.
Trong cuộc sống sinh ra tội lỗi đó và bị Chúa trừng phạt con người
luôn luôn thao thức, lo âu cho đến khi tìm dược an ninh trong Chúa. Cuộc
tìm hiểu ấy không phải bằng lý trí mà bằng “thân xác”, tức bằng việc dấn
thân vào việc chiêm ngưỡng những gì vượt khỏi lý trí suy luận.
Có ý kiến cho rằng Blaise Pascal (1623 – 1662) mới thực sự là ông tổ

của triết học hiện sinh, bởi tác phẩm Tư tưởng của ông đã đặt nền tảng cho
14


Khóa luận tốt nghiệp
nó. Pascal coi con người là một cây sậy yếu ớt trong tự nhiên, nhưng là cây
sậy biết tư duy. Ông tư duy về con người trong tình trạng bất an với tư cách
một cá nhân cụ thể và một toàn thể khi con người ý thức về sự liên quan của
nó trong những cực đoan đối lập trong thế giới. Tình trạng bất an của cá
nhân được Pascal miêu tả như sau: Đó là bản chất thực sự của ta. Chính nó
làm cho ta không có khả năng biết một cách chính xác và hoàn toàn một thứ
gì, ta bơi lội trên một khoảng không mênh mông luôn luôn bất an và vật vờ
trôi dạt từ bờ này đến bờ kia. Biết về những sự vật của con người, lý trí của
con người chỉ có giá trị tương đối.
Con người như một toàn thể được Pascal miêu tả rùng rợn như sau:
“Dưới chân con người một hố thẳm ngoác ra. Con người bị treo lơ lửng giữa
hai hố thẳm, một bên là vô hạn, một bên là hư vô và như thế thì hỏi rằng con
người có phải một hư vô đối mặt với một hư vô không hay một toàn thể đối
mặt với hư vô? Hay một trung gian giữa hư vô và toàn thể” [6, 24]
Có thể nói những nhà tư tưởng vừa phân tích trên chỉ là những đại diện
tiêu biểu, ngoài ra còn rất nhiều người có tư tưởng hiện sinh trong lịch sử đã
ảnh hưởng đến các triết gia hiện sinh sau này. Tuy vậy, họ vẫn chưa được xem
là những người có ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ là những người đặt nền móng
cho sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh. Về nguồn gốc tư tưởng đích thực
của chủ nghĩa hiện sinh phải nói đến triết học đời sống của Nietzche, hiện
tượng học của Husserl làm tiền đề lý luận. Kierkegaard, người mở đường lập
chủ nghĩa hiện sinh đã kế thừa những di sản tư tưởng cần thiết của triết học
Đức để đặt nền móng cho học thuyết của mình. Cho nên có thể nói chủ nghĩa
hiện sinh là Kierkegaard cộng với hiện tượng học Đức.
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900), nhà triết học Đức, thường được

suy tôn là “ông tổ” của chủ nghĩa hiện sinh, trước hết là nhánh triết học hiện
sinh vô thần. Ông viết nhiều sách, trong đó đáng chú ý là các tác phẩm:
Nguồn gốc của bi kịch, Sự phát triển của triết học, Bên kia cái thiện và cái
ác, Buổi hoàng hôn của những thần tượng...
15


Khóa luận tốt nghiệp
Nietzsche chịu ảnh hưởng tư tưởng từ nhiều nhân vật như Goethe,
Wagner, Schopenhauer. Chính Goethe đã dạy cho Nietzsche biết giá trị của
cuộc sống, cuộc sống là số một, cuộc sống đem lại cho con người những giá
trị đích thực còn lý luận chỉ là cái thứ yếu mà thôi, rằng: “Mọi lý thuyết đều
là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tuy nhiên suy đến cùng người
thầy đích thực của Nietzsche là Schopenhauer. Cho nên người ta coi
Nietzsche và Schopenhauer là những người cùng sáng lập ra “triết học đời
sống”. Tư tưởng quan trọng nhất của Schopenhauer là về vai trò quyết định
của chủ thể, ông khẳng định toàn bộ hiện thực tồn tại chỉ là hiện thực thuần
túy, do con người tưởng tượng ra. Kế thừa tư tưởng từ người thầy của mình,
Nietzsche cho rằng, thế giới là biểu tượng của con người, ý chí là yếu tố nền
tảng trong con người, hướng dẫn và cai trị trí năng, là một thành phần phức
tạp ở nơi con người. Con người như vậy là một nhân vị độc đáo vì nó có
thân xác, làm cho con người cảm nghĩ khác nhau cho nên biết là bằng cả
thân xác của mình chứ không phải bằng ý chí suông.
Ông phê phán truyền thống phương Tây sùng bái chủ nghĩa duy niệm,
lấy khái niệm làm giá trị cao nhất. Nietzsche chế giễu các nhà triết học duy
lý đã lấy tư duy trừu tượng, khô cằn để thay thế cho cuộc sống sinh động.
Đối với ông cuộc sống sinh động mới là trên hết, con người chỉ tìm thấy giá
trị đích thực của bản thân bằng cách tham gia vào cuộc sống. Tuy nhiên
cuộc sống tự nó không có giá trị nào hết, giá trị của cuộc sống là do chủ thể
mang lại. Nghĩa là, con người là chủ thể của mọi giá trị. Do vậy, Nietzsche

công kích đạo Do Thái, đạo Kitô, đạo Phật vì họ toàn những kẻ ốm yếu,
khinh chê thân xác ở trái đất này, họ chỉ lo tạo ra những sự việc ở thượng
giới, và họ cho rằng cuộc đời là có sẵn hoặc do Thượng đế tạo ra. Nietzsche
tuyên bố rằng “Thượng đế đã chết”, bây giờ “thế giới là thế giới của con
người, lịch sử là lịch sử của con người, con người là con người và chỉ là con
người”. Thượng đế chết để siêu nhân gắn liền với trái đất này xuất hiện.
Siêu nhân và ý chí là hai phương diện của con người.
16


Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy, bằng triết học của mình Nietzsche đã “đảo ngược mọi giá
trị”, chuẩn bị đầy đủ một hành trang về giá trị của con người để tạo cơ sở
cho chủ nghĩa hiện sinh ra đời.
Emund Husserl (1859 – 1938) là người sáng lập ra hiện tượng học,
được thừa nhận là nhà tiền khởi của chủ nghĩa hiện sinh, vì nhờ có hiện
tượng học, chủ nghĩa hiện sinh mới có quy chế về triết học, mới trở thành
một trào lưu triết học như các trào lưu triết học đã và đang hiện hành. Các
tác phẩm tiêu biểu của Husserl gồm có: Triết học toán học, Những nghiên
cứu lôgic, Triết học như một khoa học chính xác.
Husserl có tham vọng tạo ra một thứ triết học là “khoa học đệ nhất”,
ông gọi triết học của mình là hiện tượng học với tư cách một khoa học về
hiện tượng. Ông đã giải quyết vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy gây
tranh cãi xuyên xuốt trong lịch sử triết học bằng cách thừa nhận vai trò của
hai phía và đưa ra luận điểm : ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì đó
và đối tượng chỉ là đối tượng cho một ý thức, ý thức và đối tượng có mối
tương hệ vô cùng mật thiết, đến nỗi không thể có ý thức khi không có đối
tượng, và cũng không thể có đối tượng khi không có ý thức. Đây là luận
điểm quan trọng nhất của hiện tượng học. Husserl khẳng định mối tương hệ
giữa ý thức và đối tượng tạo thành một thực tại duy nhất, thực tại đó ông gọi

là hiện tượng. Khác với triết học truyền thống, hiện tượng là sự biểu hiện ra
bên ngoài của bản chất, còn đối với hiện tượng của Husserl là cái biểu hiện
mình thông qua chính mình. Nhận thức không còn gián tiếp thông qua hiện
tượng để đạt tới bản chất, nhận thức phải là sự mô tả trực tiếp về đối tượng
y như nó xuất hiện trong ý thức, mô tả những gì mình sống thật và chỉ mô tả
nó. Phương pháp này chính là điểm tựa cho triết học hiện sinh trong việc mô
tả tính chủ quan của con người. Vì vậy có thể nói không có hiện tượng học
thì không có chủ nghĩa hiện sinh.
Hiện tượng học do Husserl đặt nền móng không chỉ đưa lại cho chủ
nghĩa hiện sinh một quy chế triết học mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới văn
17


Khóa luận tốt nghiệp
học, nghệ thuật, tạo thành “văn học triết học”trong chủ nghĩa hiện đại.
Ngoài ra nó còn có mặt trong tâm lý học,xã hội học, khoa học nhân văn và
cả khoa học tự nhiên.
Soren Kierkegaard (1813 – 1855) là nhà triết học tôn giáo Đan
Mạch, người được suy tôn là tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh. Các tác phẩm
chính của ông gồm có: Không thế này thì thế kia, Khái niệm về lo âu, Các
giai đoạn đường đời, Kinh hãi và run sợ... Mỗi tác phẩm của Kierkegaard
đều in rõ những đặc điểm của cuộc đời ông, những nghịch lý ông gặp phải
đều hằn sâu ở đó. Những tác phẩm của ông như những nhật ký, một loại
hình văn học rất thuận tiện để nói về nhân vị con người, về đời sống nội tâm
của chính ông.
Ý thức cá nhân để lại những dấu ấn trong những diễn tiến lịch sử, trong
những sáng tác văn hóa, nhưng nó không thể xuất hiện ngoài ý thức xã hội
mà tồn tại trong sự thống nhất biện chứng, nó bị quy định bởi tồn tại xã hội.
Triết học của Kierkegaard và của mọi chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của
con người trước sự bành trướng của chủ nghĩa duy lý đã và đang đưa chủ

nghĩa vào cuộc khủng hoảng làm tha hóa và phi nhân vị con người.
Kierkegaard kịch liệt phê phán chủ nghĩa duy lý của Hegel. Theo ông,
tội và tín ngưỡng càng là bằng chứng về sự bất lực của chủ nghĩa duy lý.
Tội không phải là một quan niệm lôgic, một phạm trù, một đối tượng khoa
học. Tội chỉ có thể hiểu được khi đặt nó trước Chúa. Có cái duy lý nhưng lại
là phi lý, là không duy lý đối với tín ngưỡng.
Kierkegaard khẳng định rằng triết học của Hegel là một hệ thống tiêu
diệt chủ nghĩa hiện sinh. Hegel xem con người chỉ như một khoảnh khắc
trong hệ thống của mình. Kierkegaard phê phán Hegel rằng: “Nói gì cũng
vô ích, tôi không phải một khoảnh khắc trong hệ thống của ông. Tôi hiện
hữu. Tôi tự do. Tôi là tôi, một cá nhân chứ không phải một khái niệm.
Không một khái niệm nào có thể diễn tả nổi nhân vị của tôi hay múc cạn
được khả năng của tôi và cả về việc sinh tử của tôi. [21, 157]
18


Khóa luận tốt nghiệp
Phê phán hệ thống Hegel, Kierkegaard xây dựng cho mình triết học
về tính chủ thể nhân vị, nó đã được hiện tượng học Husserl trình bày như
“một khoa học chính xác”, những mô tả về tính chủ thể biểu hiện ở trực giác
của Kierkegaard đã kết hợp với hiện tượng học của Husserl tạo thành chủ
nghĩa hiện sinh.
Như vậy có thể nói, triết học hiện sinh đã xuất phát từ những suy
tưởng của Soren Kierkegaard, còn Martin Heidegger hay Karl Jasper, JeanPaul Sartre hay Gabriel Marcel chỉ là những triết gia có công đào sâu hơn và
có công phổ biến.
1.2. Hiện tượng học như là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
Trong phần này, hiện tượng học của Husserl được chúng tôi xem xét
như một phương pháp triết học được xem là công cụ nhận thức cơ bản để
trang bị cho các nhà hiện sinh. Các phương pháp đó được gọi là phương
pháp hiện tượng học. Husserl gọi những phương pháp này là những phương

cách quy giản. Những phương cách quy giản trong hiện tượng học của ông
không nên hiểu như một phương pháp, một công cụ để nhận thức mà là để
miêu tả thật chính xác những hiện tượng đã xảy ra trong ý thức. Quy giản là
loại trừ tất cả những gì đã được giả định trước để chỉ còn lại cái gì làm đối
tượng cho ý thức. Có ba phương cách quy gản triết học là: a) Quy giản triết
học; b) Quy giản bản chất; và c) Quy giản hiện tượng học.
a) Quy giản triết học
Quy giản này buộc ta phải xem xét lại các triết học đã có, nó yêu cầu
đặt trong ngoặc mọi lý thuyết của tiền nhân, nghĩa là “làm bàn trắng” vì nhà
hiện tượng học không bận tâm đến những quan điểm của người khác, mà
nắm lấy ngay bản thân sự vật. Trong văn nghệ cũng giống như trong tư
tưởng, đây là bước tiến đầu tiên, chúng ta phải tránh những con đường mòn,
phải đặt lại tất cả mọi vấn đề.
Husserl thường không mất nhiều thời gian dừng lại ở quy giản này vì
Descartes cũng đã đạt được mức đó.
19


Khóa luận tốt nghiệp
Hai thứ triết học Husserl đòi phải loại bỏ là :
- Chủ nghĩa duy lý trong quan niệm của Kant và Hegel nhằm chứng
minh rằng, tất cả thế giới hiện hữu này chỉ là phản ánh của tinh thần con
người, của ý niệm, lịch sử của thế giới cũng là lịch sử của tinh thần đó.
- Chủ nghĩa kinh nghiệm - chủ nghĩa duy đối tượng, duy khách thể,
cho rằng thế giới là tất cả, chủ thể chỉ là hình ảnh in lại nguyên bản của thế
giới, vì vậy phải chấp nhận định luật bất biến của vũ trụ, không can dự vào
những gì thuộc về bản tính vũ trụ.
Tuy phê phán, đặt vào trong ngoặc các nhà triết học nói trên nhưng
Husserl vẫn rất quan tâm đến Platon, Leibniz, đặc biệt Descartes. Ông cho
rằng hiện tượng học phải tôn Descartes như một tổ phụ thực sự của nó.

Phê phán chủ nghĩa duy lý và duy đối tượng, hiện tượng học của
Husserl giả thiết phải có cả chủ thể và đối tượng, chủ thể và đối tượng đồng
hàng nhau, sự tương hỗ giữa ý thức và đối tượng của nó là sơ sở để triển
khai các phương cách tiếp theo.
b) Quy giản bản chất
Giống với Descartes, Husserl cũng thực hiện hoài nghi bằng cách
hoãn xét, “đặt vào trong ngoặc” không chỉ các học thuyết đã được xác lập
mà cả sự hiện hữu của tự nhiên để giữ lại cái bản chất của nó, được ông gọi
là Eidos. Tuy nhiên phương pháp của Husserl lại khác phương pháp của
Descartes. Descartes đã hoài nghi không có thế giới, rồi sau đó ông dùng
suy tưởng để kết luận rằng có thế giới. Husserl không tán thành điều đó và
câu nói nổi tiếng của Descartes: “Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu” đã bị Husserl
phê phán như sau: Descartes không hiển nhiên, vì trong khi hoài nghi tất cả,
Descartes đã ưu tiên cho hiện hữu của bản thân ông. Theo Husserl điều
minh nhiên phải là “Tôi tư duy vậy là tôi có tư duy về một cái gì”. Cho nên
Husserl coi quy giản triết học chỉ mới là ngõ ngoài mà thôi. Phải vào tới quy
giản bản chất, chúng ta mới bước vào tới hiện tượng học.

20


Khóa luận tốt nghiệp
Quy giản bản chất là “tạm đặt thế giới thiên nhiên vào trong ngoặc
đơn”, câu nói này của Husserl có nghĩa là tôi không hoài nghi và không chối
sự hiện hữu của thiên nhiên, chỉ là không để tâm, không chú ý tới sự hiện
hữu của nó trong lúc này. Nói cách khác, quy giản bản chất làm cho đối
tượng bỏ mất tính chất hiện hữu của nó, để chỉ giữ lại bản chất của nó, khi
đó mỗi đối tượng, và nói chung là tất cả thế giới chỉ là một eidos. Eidos,
bản chất chính là cái mà tôi thực sự đã ý thức. Cái mà tôi tư duy đó không
phải là một tư tưởng, một ý tưởng và cũng không phải là một sự vật hiện

hữu trong thiên nhiên mà thuộc tâm thức, tức lĩnh vực ý thức tâm thức. Như
vậy, khi tôi chú ý đến cái mà tôi tư duy thì vũ trụ bị tạm bỏ ra ngoài phạm vi
của ý thức, đó chính là “tạm đặt thế giới thiên nhiên vào trong ngoặc đơn”.
Eidos như vậy là trực giác, vì vậy Husserl gọi là “trực giác Eidos”, ngọn
nguồn nhận thức, đi trước nhận thức lý tính.
Husserl chủ trương rằng ta chỉ biết một cách hiển nhiên một điều là
“tôi tư duy vậy là tôi có tư duy một cái gì”. Nghĩa là cái mà tôi tư duy không
có tính chất đặc sệt như một sự vật trong thiên nhiên, cho nên nó thuộc tâm
giới, tức là lĩnh vực tâm thức. Như vậy, khi tôi chú ý đến “cái mà tôi tư duy”
thì thế giới thiên nhiên bị tạm bỏ ra ngoài phạm vi của ý thức. Và đó là việc
mà Husserl gọi bằng điển ngữ “đặt thế giới vào trong ngoặc đơn”.
Nhờ quy giản bản chất, ý thức đã giành lấy quyền năng của mình. Thế
giới không phải tuyệt đối, như sự khẳng định của chủ nghĩa kinh nghiệm,
chủ nghĩa tự nhiên, mà chỉ là cái mà tôi tư duy, đã thấy. Cái mà tôi đã tư
duy, đã thấy đó, theo Husserl, là minh nhiên căn bản, vì như chúng ta vừa
thấy trên đây : đối với Husserl, hiển nhiên căn bản số một là “Tôi tư duy,
vậy tôi có tư duy về một cái gì”. Nay đối tượng không còn là một sự vật vật
chất của thiên nhiên nữa, nhưng là cái mà tôi đã ý thức, cho nên tính chất
tinh thần của đối tượng làm cho nó trực tiếp hoàn toàn với ý thức.
Quy giản bản chất giúp ta vượt ra khỏi thế giới vật chất và như vậy
đưa ta vào thế giới tâm linh là thế giới của những gặp gỡ trực tiếp giữa ý
21


Khóa luận tốt nghiệp
thức và đối tượng. Và đó cũng là một bước đưa ta đến những hiển nhiên, vì
Husserl vẫn coi hiện tượng học là khoa học chính xác. Đây là bước chuẩn bị
để đi vào đối diện giữa ý thức, giữa idos và thế giới hiện tượng.
c) Quy giản hiện tượng học
Hai phương cách quy giản trên tuy là rất quan trọng nhưng thực chất

chưa phải là phương pháp đặc thù của hiện tượng học. Quy giản hiện tượng
học mới thực sự mở ra cánh cửa để ta đi đến thế giới hiện tượng học. Quy
giản này nhằm làm cho thế giới chỉ còn là một hiện tượng cho tôi ý thức
thôi, khi đó, một bên chúng ta có ý thức sinh hoạt thuần túy, cũng gọi là bản
ngã thuần túy và đối diện với ý thức là vũ trụ hiện tượng. Nói cách khác,
quy giản hiện tượng nhằm làm cho thế giới xuất hiện đúng như nó đã xuất
hiện trong kinh nghiệm sống của ta, cho ta thấy thế giới xuất hiện dưới ý
thức của ta như thế nào trong mỗi cái nhìn của ta. Quy giản hiện tượng học
bỏ vào ngoặc “cái tôi”, tức gạt “cái tôi” tự nhiên hiện hữu giữa thế giới
chằng chịt những ràng buộc sang một bên. Nhờ quy giản này, ta gỡ được ý
thức ra khỏi vướng mắt của cái tự nhiên và có được “cái tôi thuần túy”, “ý
thức thuần túy”. Nhờ “ý thức thuần túy” mà chủ tri ý thức “liên hệ với”
“bản chất thuần túy”, đến với thế giới hiện tượng học.
Quy giản hiện tượng học đưa ta vào trung tâm, nơi mà hiện tượng là
mối liên lạc mật thiết giữa ý thức và đối tượng vì ý thức nhất thiết hướng về
đối tượng, và đối tượng chỉ có nghĩa khi đối diện với một ý thức. Quy giản
bản chất cho ta thấy tính chất thuần túy, tức yếu tính của sự vật đối tượng,
còn quy giản hiện tượng học cho ta thấy tính chất hiện tượng của đối tượng.
Tiến trình quy giản bản chất đến quy giản hiện tượng được biểu hiện trong
sự thay đổi câu diễn tả sau: “Tôi tư duy, vậy tôi có tư duy một cái gì” thành
“Tôi tư duy những cái mà tôi tư duy là những cái mà tôi đã tư duy”. Công
thức này của Husserl đã cho ta thấy giản trừ hiện tượng học đã làm biến mất
thiên nhiên và biến mất cả những cái tôi ý thức, để đặt ra trước một hiển
nhiên, tức thực tại duy nhất của ý thức siêu việt (ý thức thuần túy ): ý thức
22


Khóa luận tốt nghiệp
và đối tượng gắn chặt lấy nhau thành một thực tại duy nhất. Thực tại đó,
đứng về phía chủ thể gọi là noèse (hình thái ý thức), đứng về phía đối tượng

thì gọi là nòeme (hình thái cái mà tôi ý thức), không thể có noèse nếu không
có nòeme và ngược lại.
Sự giáp mặt nhau giữa ý thức và đối tượng tạo nên hiện tượng. Hiện
tượng chính là sự vật mà tôi đã nhìn, đã sống qua, đã nghiệm sinh, hiện
tượng là cái đã được ý thức trông thấy. Đối tượng không phải ở sự vật, vì sự
vật không có khả năng truy nhận và nhận thức về đối tượng mà là ý thức. Ý
thức là bản chất nhưng lại là hiện tượng thuần túy cho nên bản chất là bản
chất cụ thể, không phải là ý thức phổ quát như các triết học duy khái niệm
khẳng định. Ý thức đó không của ai khác mà của nhân vị.
Husserl cho rằng bản tính của ý thức không phải nằm ỳ trong thế tự
tại mà hướng ra, ông gọi là tính ý hướng. Một bên là chủ thể, một bên là
đối tượng, chủ thể là tính ý hướng, là mở ra, là liên hệ với, nói cách khác
chủ thể đưa lại, ban bố cho đối tượng bản chất một hành vi có ý nghĩa và
đối tượng bản chất như là đối tượng mang ý nghĩa. Ý nghĩa chính là hiện
tượng.
Tóm lại ý nghĩa chỉ hiện ra khi ý thức thực sự gặp đối tượng và cũng
chính là lúc đối tượng được một ý thức truy nhận. Ý thức ý hướng của mỗi
người có chổ đứng khác nhau – chỉ là cái nhìn trắc diện. Bản tính của cái
nhìn trắc diện cho phép ta nhìn thấy mặt đối diện với ta mà thôi, còn biết
bao mặt phải đối diện nữa. Vì vậy mỗi cái nhìn chỉ vén màn cho ta thấy một
khía cạnh của sự vật nên càng đi sâu vào thế giới đối tượng ta càng khám
phá ra những điều mới mẽ, bất ngờ.
Husserl xem triết học của mình là” khoa học chính xác” ở chổ nó đã
giải quyết được mối quan hệ giữa ý thức và đối tượng được ý thức và rút ra
rằng để nhận thức rõ chân tướng của sự vật với những trắc diện muôn màu,
muôn vẽ, chúng ta không phân tích, không giải thích mà chỉ nói rõ, tả lại thế
giới ta đã đích thực sống, đã nghiệm sinh. Chính trên cở sở lý luận này mà
23



Khóa luận tốt nghiệp
Husserl đã quả quyết rằng hiện tượng học là khoa học đặt nền tảng cho các
khoa học khác như khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, hiện tượng học
chấm dứt thời kỳ ngây thơ của nhà triết học, nhà khoa học. Và quả thật ở
phương diện này, hiện tượng học đã giúp ích rất nhiều cho văn học hiện đại
và được xem là một phần không thể thiếu cho sự hình thành của chủ nghĩa
hiện sinh.
Sở dĩ, hiện tượng học do Husserl sáng lập được xem như là “một
phương pháp”, bởi vì hiện tượng học có thể mang lại một quy chế triết học
cho nhiều học thuyết khác, một phương pháp mà nhiều khoa học khác cũng
cần tới. Tư tưởng của Husserl gần như có mặt ở mọi nhà triết học. Ngoài ra
nó còn thẩm thấu vào trong văn học, xã hội học, khoa học nhân văn và cả
khoa học tự nhiên. Vì vậy trong những năm gần đây, hiện tượng học thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới cũng như
trong nước. Các triết gia coi việc nghiên cứu hiện tượng học là công việc rất
cao thượng và đầy gian nan vì hiện tượng học được tôn vinh là một trong
những học thuyết sâu sắc và khô khan nhất.
Sự ra đời của phương pháp hiện tượng học đã thu hút được nhiều nhà
triết học quan trọng của Pháp nghiên cứu như Jean Paul Sastre, Emmanuel
Levinas, Merleau Ponty và Paul Ricoeur. Những người này về sau đều trở
thành các nàh triết học nổi tiếng thế giới. Họ đã đạt những thành tựu cao nhất
hoặc với chủ nghĩa hiện sinh, hoặc với hiện tượng học hoặc thông diễn học.
Ở nước Đức, quê hương của Husserl, bên cạnh hiện tượng học còn có
các trào lưu tư tưởng khác nên hiện tượng học không thể trở thành trào lưu
tư tưởng phổ biến ở Đức, không thể phát huy hết những tinh túy của mình.
Tuy nói như vậy, nhưng chính trên quê hương của mình, hiện tượng học
Husserl cũng đã hun đúc nên một đội ngũ khá lớn các nhà triết học nổi tiếng
như Max Scheler, Nicolai Hartmann, Heidegger, Roman Ingaden. Họ là
những nhân vật tiêu biểu trên các lĩnh vực: nhân loại học triết học, triết học
hiện sinh, thông diễn học và hiện tượng học. Các nhà triết học này hình

24


Khóa luận tốt nghiệp
thành một thế hệ kế thừa Hàn lâm viện rất nghiêm chỉnh, họ truyền lại từ thế
hệ này đến thế hệ khác học thuyết tư tưởng của Husserl. Mặc dù tư tưởng
của học và Husserl ít nhiều có bất đồng và vênh nhau, nhưng họ vẫn tình
nguyện ghi tên mình vào trường phái hiện tượng học. Vì vậy trong giới triết
học, ngoài từ “hiện tượng học” được dùng để chỉ tư tưởng Husserl, còn có
cụm từ “trào lưu tư tưởng hiện tượng học” để chỉ trào lưu triết học chịu ảnh
hưởng của tư tưởng Husserl như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa kết cấu,
thông diễn học, chủ nghĩa giải cấu. Trong số đó thì chủ nghĩa hiện sinh là
trào lưu chịu ảnh hưởng của hiện tượng học nhiều nhất, chính vì vậy mà có
người đã đưa ra khái niệm “hiện tượng học hiện sinh”.
Tuy nhiên sự liên hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học
không phải luôn luôn rõ ràng. Vì hiện tượng học của Husserl được diễn tả
bằng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn và cả bằng ngôn ngữ khoa học đặc
biệt, trong khi đó chủ nghĩa hiện sinh lại tập trung vào những quan tâm trực
tiếp con người của đời sống tồn tại hằng ngày. Và đã có lúc Husserl phê
phán chủ nghĩa hiện sinh là “phản tâm lý”, nghĩa là đi theo chủ nghĩa tâm
lý, chủ nghĩa kinh nghiệm bởi vì hiện sinh, lo âu... chỉ có tính cách kinh
nghiệm thông thường và tính cách cá nhân. Trái lại hiện tượng học Husserl
đi theo con đường duy lý, vì đây là hiện tượng học về cái siêu nghiệm lôgic,
đưa lại cho ta sự hiểu biết có tính cách miêu tả về những cái nghiệm sinh
tâm lý. Hơn nữa, một yếu tố quan trọng trong hiện tượng học là hành vi tách
rời, hay đứng xa ra ngoài lĩnh vực tồn tại mới có thể hiểu được nó, trong khi
đó chủ nghĩa hiện sinh lại khuyến khích một đời sống dấn thân và nhập cuộc
liên tục để có thể tạo ra ý nghĩa cho sự tồn tại con người. Mặc dù vậy hiện
tượng học và chủ nghĩa hiện sinh vẫn luôn song hành cùng nhau, nương tựa
và bổ sung cho nhau: Sự phổ biến ngoạn mục của chủ nghĩa hiện sinh đã

đưa tư tưởng Husserl đến một cử tọa rộng rãi hơn. Và nếu không có hiện
tượng học thì chủ nghĩa hiện sinh vẫn chỉ là một trào lưu, một lối sống mà

25


×