Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bình luận ưu nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.44 KB, 7 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hiệp định thương mại tự do đang trở thành trào lưu trên thế giới và trong khu vực
châu Á, Thái Bình Dương, Một làn sóng tự do hóa thương mại đang diễn ra sôi động
chưa từng có trên thế giới với việc hình thành các FTA song phương và đa phương. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin đi “Bình luận ưu nhược điểm của các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN”. Bài viết
còn nhiều thiếu xót mong thầy cô góp ý đẻ bài viết thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Khái quát về hiệp định thương mại tự do (FTA).
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc
nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ
hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực
mậu dịch tự do1.
Theo thống kê của tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 hiệp định thương mại
tự do có hiệu lực và số lượng các hiệp định thương mại tự do vẫn đang tăng lên trong
thời gain tới. Hiện nay có một số loại hình FTA như: FTA khu vực (ví dụ AFTA); FTA
song phương (ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê); FTA đa phương (ví dụ như
TPP); FTA được ký giữa một tổ chức với một nước (ví dụ các FTA giữa ASEAN với
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc)
Hiện nay Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) như:

1 wikipedia về hiệp định thương mại tự do FTA

2



+ 6 FTA ký với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN
với các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand);
+ 4 FTA song phương mà Việt Nam đàm phán với tư cách là một bên độc
lập (gồm FTA với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu);
+ 1 FTA đa phương là Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
- TPP cũng vừa được kí kết vào tháng 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New
Zealand.
+ Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán một số FTA khác.
II. Ưu, nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
1. Ưu điểm.
Nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mại hàng hóa như tự do hóa thuế quan, các
biện pháp phi thuế quan và thực hiện các biện pháp giúp thuận lợi hóa hàng hóa nên
các nước thành viên có thể được tự do trao đổi buôn bán hàng hóa mà không bị đánh
thuế bên cạnh đó các thủ tục hải quan cũng được đơn giản hơn. Đồng thời việc tham
gia các hiệp định thương mại tự do cũng góp phần mở rộng thị trường cho các nước
thành viên, tạo ra một sân chơi chung rộng lớn mà ở đó các quốc gia cạnh tranh với
nhau một cách lành mạnh. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các quốc gia
thành viên phải có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước có thể tồn tại và phát triển được, bên cạnh đó cũng đòi hỏi các doanh
nghiệp cũng phải tự mình cải tiến, mở rộng quy mô, áp dụng khoa học kĩ thuật để có
thể giảm thiểu các chi phí không cần thiết, để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp của nước ngoài. Đồng thời khi tham gia vào các FTA thì hàng hóa và
các doanh nghiệp giữa các nước sẽ cạnh tranh với nhau tạo nên sự đa dạng về hàng

3


hóa với giá cả hợp lý nhất điều này giúp người tiêu dùng sẽ được tiếp cận và lựa chọn
cho mình những hàng hóa phù hợp về chất lượng và giá cả.
Ngoài ra việc tham gia vào các FTA còn góp phần thu hút vốn đầu tư nội và ngoại

khối, tăng cường chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Việc hợp
tác chặt chẽ về kinh tế đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mặt lợi
ích, khi sự phụ thuộc này càng lớn thì khả năng các quốc gia xảy ra xung đột và sử
dụng vũ lực để giải quyết xung đột ngày càng nhỏ bởi vì vũ lực sẽ gây ra những tổn
thất lớn về kinh tế chính những quốc gia của mình.
2. Nhược điểm.
Việc tham gia vào các FTA đã đem lại nhiều lợi ích đối với mỗi quốc qia nhưng
bên cạnh đó nó cũng đem lại không ít những khó khăn bất lợi nhất là đối với các thành
viên có trình độ phát triển còn chưa cao. Những nước này khi tham gia vào các FTA
thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ kém hơn những nước khác, do
đó nếu quốc gia đó mà không có những chính sách hợp lý, những tính toán kỹ lưỡng
trước khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thì các doanh nghiệp trong
nước sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài thậm chí là có
thể bị phá sản giải thề. Từ đó dễ đánh mất thị trường nội địa
Khi hình thành khu vực thương mại tự do thì nảy sinh vấn đề đó là hiện thượng
chệch hướng thương mại, hàng hóa từ bên ngoài có thể xâm nhập vào các quốc gia có
thuế quan cao thông qua một quốc gia có thuế quan thấp trong một khu vực thương
mại tự do, do các quốc gia thành viên khi tham gia vào các FTA sẽ tiến hành xóa bỏ
thuế xuất nhập khẩu... đối với các nước thành viên khác nhưng vẫn giữ nguyên thuế
quan với bên ngoài. Bản chất của hiện tượng này là một hình thức trốn thuế, điều này
ảnh hưởng tới các quốc gia khi tham gia FTA.
III. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN.

4


`Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực thương mại tự do trên thế giới,
các nước trong ASEAN cũng cùng nhau thiết lập một khu vực thương mại tự do dành
riêng cho ASEAN được gọi là khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Để xây
dựng một khu vực thương mại tự do ASEAN thì các nước ASEAN đã cùng nhau kí

hiệp định CEPT ngày 28/1/1992. Nội dung chính của CEPT là đưa ra trương trình cắt
giảm thuế quan chung xuống mức 0% - 5% và loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
Khi tham gia vào AFTA các ảnh hưởng tích cực đã tăng lên đáng kể như xuất
nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng rất nhanh và sự tăng trưởng trong buôn bán được
phân phối đồng đều hơn. Bên cạnh đó AFTA sẽ tăng cường hỗ trợ, giảm bớt các khó
khăn về tài chính và cơ sở hạ tầng, củng cố cơ chế hành chính hỗ trợ cho thương mại.
Đối với trường hợp của Việt Nam, Việt Nam cũng sẽ có lợi thế kể trên khi Việt Nam
sắp xếp điều chỉnh lại các chính sách kinh tế của mình cho phù hợp với các nước
thành viên khác và thiết lập một cơ cấu cơ sở hạ tầng cơ bản.
Về hiện tượng chệch hướng thương mại cũng xuất hiện trong khu vực thương
mại tự do ASEAN, để hạn chế hiện tượng này các nước ASEAN áp dụng quy tắc xuất
xứ theo đó để được hưởng ưu đãi thương mại trong khu vực thì hàng hóa phải có xuất
xứ thuần túy nếu không phải được sản xuất tại các quốc qia thành viên trong ASEAN
và có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40%. Nếu RVC nguyên liệu có
hàm lượng nội địa nhỏ hơn 40% phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cùng trong
khu vực AFTA thì hàm lượng nguyên liệu đó sẽ được cộng gộp với điều kiện RVC đó
phải lớn hơn hoặc bằng 20%.

KẾT LUẬN
Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đem lại nhiều cơ hội cũng như
thách thức cho các nước thành viên. Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có những
chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên toàn cầu để phù hợp với quy
mô phát triển kinh tế và tương trợ lẫn nhau.
5


6


Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN - Trường đại hoc Luật Hà Nội. NXB
CAND năm 2014.
2. AFTA và những ảnh hưởng với kinh tế các nước ASEAN - Tác giả Rosalinda
V. Tirona.
3. Nguồn Internet
+ Vietbao.vn / tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam
+ Baomoi.com/Tham gia FTA lợi hay hại.

7



×