Ưu nhược điểm của các hệ dẫn động
Mỗi hệ dẫn động cầu trước, cầu sau, 4 bánh và toàn bộ các bánh có
ưu và nhược điểm ri
êng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tùy
vào t
ừng loại xe mà các hãng có cách áp dụng thích hợp. Chẳng
hạn xe địa hình thường là dẫn động 4 bánh còn sedan đa số sử
dụng hệ dẫn động cầu trước.
Động cơ sinh ra công suất v
à mô-men xoắn. Để truyền năng lượng
tới các bánh khiến chúng quay, chiếc xe của bạn cần phải có cơ
cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp
nhận công suất và mô-men xoắn từ động cơ. Tùy thuộc yêu cầu kỹ
thuật giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những
phương pháp truyền động khác nhau.
Sơ đồ hệ dẫn động 4 bánh của Hummer.
Ảnh:
Howstuffworks.
Một cách tổng quát nhất, hiện có 4 cơ cấu dẫn động gồm AWD
(all-wheel drive) tức là hệ dẫn động tất cả các bánh; 4WD (four-
wheel drive) để chỉ xe dẫn động 4 bánh; RWD (rear-wheel drive)
là h
ệ dẫn động cầu sau và cuối cùng là FWD (front-wheel drive) -
d
ẫn động cầu trước. Bánh nào trực tiếp nhận công suất và mô-men
xo
ắn được gọi là bánh dẫn động.
Dẫn động cầu trước FWD
Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu
trước. Những năm đầu thế kỷ 20, kiểu FWD thuộc loại "hiếm có
khó tìm" nhưng giờ đây, nó được trang bị trên khoảng 70% số xe
mới xuất xưởng. Như vậy, rõ ràng đã có một cuộc dịch chuyển
ngoạn mục trong ngành công nghiệp ôtô khi từ hệ dẫn động cầu
sau chuyển hết sang dẫn động cầu trước.
Nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt
trước thay v
ì đặt sau như trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu
truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều
năng lượng, truyền công
suất tới ngay bánh trước là giải pháp khả
thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản
xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối
lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.
Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt
phía trên trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng
xuống bánh dẫn động khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt
động tốt ở các mặt đường trơn trượt.
Ngoài những ưu điểm trên, FWD còn có nhược điểm liên quan tới
tính năng của xe. Đầu tiên, trong trường hợp phân bố trọng lượng
tập trung xuống phía sau, hệ dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và
luôn th
ất thế trên các đoạn đường thẳng. Điều khiển các xe sử dụng
FWD rất dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và
không còn ma sát. Nh
ược điểm cuối cùng là dù FWD hết sức thực
tế nhưng thiết kế của chúng lại mâu thuẫn với tính năng vận hành
c
ủa xe. Tại sao xe của bạn đi bằng 4 bánh nhưng lại đặt tất cả
nhiệm vụ định hướng, phanh và tăng tốc lên hai bánh trước?
Hệ dẫn động cầu sau RWD
Rõ ràng hai kiểu FWD và RWD có những ưu nhược điểm trái
ngược nhau. Với RWD, xe tăng tốc tốt hơn. Hai bánh trước được
giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn
hướng (bánh lái). Tuy nhiên, ưu điểm n
ày không làm RWD trội
hơn so với FWD. Thời kỳ đầu, sử dụng RWD xe phải có trục
truyền động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống
trục sau. Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và cùng với đó,
trọng lượng xe tăng lên. Vì vậy, RWD thực tế là không hiệu quả
hơn FWD. Ngoài ra, khi đi xe dẫn động cầu sau m
à không có hệ
thống kiểm soát độ bám đường, tài xế rất dễ mất lái ở các đoạn
đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống r
ãnh, mương, ổ gà.
D
ẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD)
Hai h
ệ dẫn động giới thiệu ở trên chỉ sử dụng một nửa số bánh để
dẫn động. Và tất nhiên, sẽ có người đặt ra câu hỏi tại sao không sử
dụng cả 4 bánh. Đáp lại, ngành công nghiệp ôtô có câu trả lời rất
sớm khi mà hãng xe nước Đức Spyker trình làng hệ thống dẫn
động 4 bánh to
àn thời gian (full-time) từ năm 1903 tại triển lãm xe
hơi Paris.
Trước hết, cần phải nói r
õ rằng tại sao lại có sự khác biệt giữa dẫn
động bánh 4WD v
à dẫn động tất cả các bánh AWD. Thuật ngữ
4WD hình thành trên cơ sở dùng để chỉ kiểu dẫn động 4 bánh thời
kỳ đầu của hãng xe địa hình Jeep và xe tải. Nó ám chỉ các xe có
chế độ chọn dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh bằng công tắc gắn trong
xe.
Trên các m
ẫu xe sử dụng 4WD thường có chế độ "low - thấp" và
"high - cao". Khi ch
ọn "low", hệ truyền động cấp nhiều mô-men
xo
ắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề hay trèo đèo. Còn chế
độ "high" sử dụng trên các đoạn đường trơn trượt. 4WD c
òn sử
dụng bộ khoá vi sai trung tâm nhằm tránh những chênh lệch không
cần thiết giữa bánh bên trái và bên phải khi đi trên địa hình không
b
ằng phẳng.
AWD dùng để chỉ các xe dẫn động 4 bánh tại mọi thời điểm v
à
không có ch
ế độ "low" hay "high". Trong khi khái niệm 4WD chủ
yếu dùng cho xe thể thao đa dụng SUV, liên quan tới khả năng
vượt địa h
ình thì AWD lại quen thuộc với các xe sedan, wagon, đa
dụng minivan. AWD có ý nghĩa giúp cải thiện độ bám đường trong
điều kiện thời tiết xấu. Một v
ài mẫu xe như Lexus RX330 là ví dụ
điển h
ình, mặc dù chúng là xe SUV nhưng lại sử dụng AWD thay
vì 4WD. Vì thế, người ta gọi kiểu xe là "crossover".
Ch
ữ "all - tất cả" trong từ All Wheel Drive có một chút mâu thuẫn
và dễ gây hiểu lầm khi mà hiện nay hầu hết các xe AWD có khả
năng phân bổ to
àn bộ công suất xuống bánh sau khi phát hiện bánh
trước bị trượt. Những chiếc Subaru h
ay Chrysler có thể đi trên
đường trơn trượt một cách thoải mái vì chúng có thể chuyển công
suất từ bánh trượt (mất độ bám đường) sang bánh không bị trượt.
Với những khả năng như vậy 4WD hay AWD dường như là hệ dẫn
động tốt nhất. Nhưng thực tế lại không ho
àn toàn chính xác. Cả hai
đều có trọng lượng tăng lên đáng kể, thiết kế phức tạp v
à giá thành
cao. Chúng còn làm t
ăng mức tiêu hao nhiên liệu bởi tăng sức cản
gió do cồng kềnh. Đến một lúc nào đó, khi bộ kiểm soát độ bám
đường trở n
ên phổ biến hơn trên các xe RWD hay FWD, 4WD và
AWD s
ẽ trở thành dĩ vãng.
V
ới tất cả các ưu nhược điểm trên, không thể có hệ dẫn động tốt
nhất trong tất cả các hệ quy chiếu. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình
một chiếc xe có chế độ hợp lý, tuỳ thuộc vào điều kiện, công việc
và sở thích của mình.