Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.86 KB, 3 trang )

ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn 7

Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…..Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết s ức gi ữ gìn, k ẻ
thì thuồng, người thì cuốc, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm d ưới bùn l ầy
ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột. Tình c ảnh trông
thật là thảm”
a.
b.
c.

Đoạn văn trên đây trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn? Nêu nội dung
chính của đoạn văn?
Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên? Nêu tác d ụng của bi ện
pháp tu từ đó?

Câu 2 (1 điểm): Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)
-

Chân cứng đá …
Mắt nhắm mắt …

- Chạy sấp chạy …
- Gần nhà … ngo

Câu 3 (6 điểm): Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng
ta.

Họ và tên: ……………………………………………; Số báo danh: …………




HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LẠI
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn 7
Câu 1 (3 điểm):
a. (1 điểm) - Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. ( 0,5đ)
- Tác giả: Phạm Duy Tốn.(0,5đ)
b. (1 điểm)
- Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự kết hợp miêu
tả. (0,5đ)
- Nội dung chính của đoạn văn: Cảnh lao động cực nhọc, vất vả của dân phu khi hộ
đê.( 0,5đ)
c. (1 điểm)
- Học sinh xác định được biện pháp liệt kê ( 0,5đ)
- Tác dụng kể, miêu tả sinh động, cụ thể cảnh lao động cực nhọc, vất vả của dân
phu khi hộ đê (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm) Môi câu thành ngữ điền đung đươc 0,25 điểm:
- Chân cứng đá mêm

- Chạy sấp chạy ngưa

- Mắt nhắm mắt mơ

- Gần nhà xa ngõ

Câu 3 (6 điểm):
A. Đáp án:
1. Hình thức:
- Trình bày đầy đủ rõ ràng bố cục 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài).

- Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh.
- Viết đúng chính tả, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng
- Dùng từ ngữ chính xác, câu văn trong sáng, biết cách xây dựng đoạn văn và có sự
liên kết chặt chẽ giữa các đoạn.
2.Nội dung:
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu
cầu cơ bản sau:
a. Mở bài:


- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối
tượng rất được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây.
b. Thân bài:
* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động
vật quý hiếm…
* Lợi ích của rừng:
- Cân bằng sinh thái:
+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô- xi làm khí thở cho con người, làm sạch không khí.
+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất… tốt nhất.
- Mang lại lợi ích kinh tế: cung cấp gỗ, các loại thảo dược, các loại động – thực vật
quý hiếm, các khu du lịch sinh thái…
* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.
- Bảo vệ rừng là đang giữ gìn những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng…
* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:
- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.
- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng…
c. Kết bài:

- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi
người.
- Liên hệ: là học sinh cần có ý thức và có những việc làm thiết thực để bảo vệ rừng
(không chặt cây, bẻ cành, trồng cây xanh…)
B. Biểu điểm:
Điểm 5.6: Bài làm trình bày tốt các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, gần như không có
lỗi chính tả.
Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên ở mức độ khá mắc vài lỗi chính tả, lỗi
diễn đạt.
Điểm3: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên ở mức độ trung bình mắc một số lỗi
chính tả, lỗi diễn đạt
Điểm 2: Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng. Nội dung sơ sài, mắc khá nhiều lỗi
chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Viết lan man, dài dòng hoặc quá sơ sài, tỏ ra không hiểu đề, không đi đúng
trọng tâm bài viết, mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không nộp bài.



×