Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, bình luận bản án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.22 KB, 24 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

MỤC LỤC
--o0o--

Bản án số: ***/2014/KDTM-ST
Ngày xét xử: 27/5/2014
Lớp 7BVB2CQ- Nhóm 1
V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa

BÀI TẬP GIỮA KÌ

Ngân hàng X và Công ty Y

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Đề tài: Bình luận bản án

Bản án số: ***/2014/KDTM-ST

Sinh viên:

Tranh chấp hợp đồng tín dụng
giữa Ngân hàng X và Công ty Y

1.
2.
3.


4.
5.
6.

Hà Duy Hoàng Nam
Nguyễn Thị Trang
Phạm Thị Thảo Quyên
Nguyễn Thị Thiên Kim
Huỳnh Thị Bích Liên
Nguyễn Ngọc Mỹ

Bản án số ***/2014/KDTM-ST

Sinh viên

Tranh chấp hợp đồng xây dựng

7.
8.
9.
10.
11.
12.

giữa Công ty A và Công ty B

Đinh Tiến Đại
Nguyễn Linh Lan
Võ Hồng Hạ My
Nguyễn Ngọc Hương Ly

Tạ Nguyễn Ngọc Huyên
Nguyễn Thị Huyền Trâm

TP.HCM, năm 2016
__________________________________________________________________________________
Trang 2/24


Bản án số: ***/2014/KDTM-ST
Ngày xét xử: 27/5/2014
V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa
Ngân hàng X và Công ty Y
A) TÓM TẮT BẢN ÁN
1) Đương sự
*) Nguyên đơn: Ngân hàng X
Địa chỉ: ***, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn T
*) Bị đơn: Công ty Y
Địa chỉ: ***, Quận 1, TPHCM.
Đại diện theo pháp luật: Bà Phạm H
*) Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: gồm 7 người(gọi tắt là
A,B,C,D,E,F,K)
D, E là người đại diện theo pháp luật của F,K
Trong phiên tòa sơ thẩm: đại diện nguyên đơn và người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan A có mặt tại phiên tòa. Bị đơn và C,B,E vắng mặt tại phiên tòa có đề nghị
xét xử vắng mặt. D vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai không có lý do.
2) Nội dung tình huống
Ngày 16/9/2010 Ngân hàng X có cho Công ty Y vay theo hợp đồng tín dụng
trung hạn số ***/2010/HĐ vay theo Hợp đồng tín dụng trung hạn số với số tiền vay 5
tỷ đồng, mục đích vay để công ty thanh toán chi phí đầu tư các hạng mục công trình

xây dựng, máy móc thiết bị và chi phí khác thuộc chi phí đầu tư dự án nhà hàng NH
tại địa chỉ xxx, Quận 3, TPHCM.
Để đảm bảo cho khoản nợ vay,Nguyên đơn có nhận thế chấp các tài sản cụ thể
như sau:
-

Căn hộ chung cư số xxx Lô xxx chung cư xxx, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.
Hồ Chí Minh thuộc sở hữu của ông D và bà E. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm này

-

được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có đăng kí giao dịch bảo đảm.
Quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất và toàn bộ trang thiết bị máy móc, vật
dụng phục vụ kinh doanh tại địa chỉ xxx, Quận 3, TPHCM thuộc quyền sở hữu của
Công ty Y. Việc thế chấp được thực hiện theo Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ
__________________________________________________________________________________
Trang 3/24


vốn vay lập tại Ngân hàng X ngày 16/9/2010. Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ
tương lai này không được công chứng và không có đăng kí giao dịch bảo đảm. Công
trình xây dựng này (Nhà hàng) được xây dựng trên mảnh đất mà Bị đơn thuê của
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan A và B.
Quá trình thực hiện hợp đồng, Bị đơn chỉ mới trả được số tiền nợ gốc
789.000.000 đồng và tiền lãi trong hạn 370.331.597 đồng, lãi phạt chậm trả lãi
486.111 đồng. Từ sau ngày 31/3/2011 Công ty không tiếp tục trả các khoản nợ còn
thiếu, vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên Nguyên đơn là Ngân hàng X khởi kiện. Trong quá
trình thụ lý vụ án, Tòa án có nhận được công văn trả lời số ***/VPĐK-LT ngày
16/4/2014 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất – Sở Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh thì Công ty Y cho đến nay chưa có hồ sơ yêu cầu đăng ký

quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất tại địa chỉ ***, Quận 3, Tp. Hồ Chí
Minh.
Yêu cầu của các đương sự như sau:
+) Nguyên đơn: Nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc Bị đơn phải trả các khoản nợ
tạm tính đến hết ngày 20/5/2014 như sau: Nợ gốc còn lại: 4.211.000.000 đồng; Lãi
trong hạn: 2.953.367.750 đồng; Lãi quá hạn: 712.000.000 đồng; Tổng cộng:
7.147.172.833 đồng. Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả các khoản nợ trên một lần
ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật và tiền lãi phát sinh từ ngày 21/5/2014 theo mức
lãi suất nợ quá hạn quy định trong Hợp đồng tín dụng trung hạn số ***/2010/HĐ ngày
16/9/2010 cho đến khi Bị đơn thực trả hết nợ. Trường hợp Bị đơn không trả được các
khoản nợ trên đề nghị phát mãi các tài sản thế chấp đã trình bày kể trên để Nguyên
đơn thu hồi nợ.
Tại phiên tòa, Nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc Bị đơn phải trả tiền thuê dịch
vụ bảo vệ tài sản thế chấp tính từ ngày 08/5/2013 tạm tính đến 19/5/2014 là
246.000.000 đồng và chi phí thuê dịch vụ bảo vệ tiếp theo tính từ ngày 20/5/2014 theo
các Hợp đồng dịch vụ bảo vệ Nguyên đơn ký với Công ty bảo vệ.
+) Bị đơn: Bị đơn do bà Phạm H là đại diện theo pháp luật trình bày tại bản tự
khai ngày 29/7/2013: Các khoản nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký và tài sản thế chấp
đề nghị Tòa căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ giải quyết theo quy định của pháp
__________________________________________________________________________________
Trang 4/24


luật, bà không có ý kiến gì. Vì lý do sức khỏe không tốt nên bà xin vắng mặt trong các
buổi Tòa án triệu tập, làm việc và cả khi xét xử vụ án.
+) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan yêu cầu Tòa án nhân dân Quận 1 tuyên bố việc thế chấp tài sản hình thành trong
tương lai là công trình xây dựng trên đất và toàn bộ trang thiết bị, bàn ghế dùng để
kinh doanh nhà hàng tại nhà số ***, Q.3, TP.HCM của Công Ty Cổ Phần Y đối với
Ngân hàng X là vô hiệu với lí do: 1) Hợp đồng vay tiền giữa CTCP Y và Ngân hàng

ký ngày 16/9/2010 có nội dung ngụy tạo dùng để vay tiền, không liên quan đến tài sản
mà trong hợp đồng gọi là tài sản hình thành trong tương lai vì sau khi nhà hàng khai
trương và đi vào hoạt động thì Công ty Y và Ngân hàng X mới ký Hợp đồng tín dụng
và thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; 2) Bên cạnh đó, việc tranh chấp Hợp
đồng thuê nhà giữa A,B và Công ty CP Y đã được Tòa án nhân dân Quận 3 giải quyết
bằng các Quyết định, Bản án có hiệu lực pháp luật chấm dứt Hợp đồng thuê nhà đã ký
giữa A,B và Công ty Y, buộc Công ty Y phải trả cho A,B số tiền thuê nhà còn thiếu
đồng thời Công ty CP Y còn phải trả lại cho A,B toàn bộ mặt bằng trống tọa lạc tại
***, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
3) Quyết định của tòa
*) Áp dụng các cơ sở pháp lý:
-

Điểm m, Khoản 1, Điều 29; Điểm b, Khoản 1, Điều 33; Điểm a, Khoản 1, Điều 35;
Điều 131; Điểm b, Khoản 2, Điều 199; Khoản 1, Điều 202; Điều 243 và Điều 245 của

-

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011;
Các Điều 122,127, 137, 342; 343; 344; 347; 348; 349; 351; 355; 474 Bộ luật Dân sự

-

năm 2005;
Điều 90; Điều 91; Điều 92; Điều 93 Luật nhà ở.
Điều 306 Luật Thương mại;
Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao dịch

-


bảo đảm;
Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định về Quy định chi

-

tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 và danh mục mức án phí, lệ phí ban hành
kèm theo.
*) Giải quyết:
__________________________________________________________________________________
Trang 5/24


Về Quan hệ tranh chấp-thẩm quyển giải quyết: Đây là tranh chấp hợp đồng tín
dụng, các bên tham gia có tư cách pháp nhân, Bị đơn có trụ sở tại ***, Quận 1,
TPHCM, do đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 1(theo Điểm m, Khoản
1, Điều 29; Điểm b, Khoản 1, Điều 33; Bộ luật Tố tụng dân sự đã sửa đổi, bổ sung
một số điều năm 2011)
Về các nội dung yêu cầu của đương sự, Hội đồng xét xử giải quyết như sau:
+ Buộc Bị đơn Công ty Y phải trả cho Nguyên đơn Ngân hàng X các khoản
tiền còn nợ của Hợp đồng tín dụng trung hạn số 2651/2010/HĐ ngày 16/9/2010 tạm
tính đến 20/5/2014 cụ thể như sau: Nợ gốc còn lại: 4.211.000.000 đồng; Lãi trong hạn:
2.953.367.750 đồng; Lãi quá hạn: 712.000.000 đồng; Tổng cộng: 7.147.172.833 đồng.
Bị đơn phải trả các khoản nợ trên một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật và tiền
lãi phát sinh từ ngày 21/5/2014 theo mức lãi suất nợ quá hạn quy định trong Hợp đồng
tín dụng trung hạn số 2651/2010/HĐ ngày 16/9/2010 cho đến khi Bị đơn thực trả hết
nợ. Thi hành tại cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.
Trường hợp Bị đơn không trả hoặc trả không đầy đủ các khoản nợ kể trên,
Nguyên đơn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mãi tài sản thế chấp là

quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại căn hộ chung cư ***, quận Tân Phú, Tp.
Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu của thuộc sở hữu của ông D và bà E do bởi Hợp
đồng thế chấp tài sản này đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đã
được đăng ký giao dịch đảm bảo.
+ Tuyên Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay lập ngày 16/9/2010
giữa Ngân hàng X và Công ty cổ Y là vô hiệu theo yêu cầu của Người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan do bởi Hợp đồng này là ngụy tạo không phản ánh đúng sự thật.
Hợp đồng này vì lý do bị vô hiệu nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập và lỗi của các bên làm cho Hợp
đồng này vô hiệu là ngang nhau do đó các bên cần khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
+ Không chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc Bị đơn phải
trả tiền thuê dịch vụ bảo vệ bảo vệ tài sản thế chấp tính từ ngày 08/5/2013 tạm tính
đến 19/5/2014 là 246.000.000 đồng và chi phí thuê dịch vụ bảo vệ tiếp theo tính từ
ngày 20/5/2014 theo các Hợp đồng dịch vụ bảo vệ Nguyên đơn ký với Công ty bảo vệ
__________________________________________________________________________________
Trang 6/24


do bởi yêu cầu này của Nguyên đơn không thể hiện trong đơn khởi kiện và Nguyên
đơn không có yêu cầu tại các phiên hòa giải trong quá trình chuẩn bị xét xử nên yêu
cầu này vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu của Nguyên đơn.
+ Yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan A và B yêu cầu Tòa buộc
Công ty Y phải giao trả cho A và B nguyên trạng tòan bộ mặt bằng trống tại ***, Quận
3, Tp. Hồ Chí Minh được thi hành theo Bản án số **/2013/DS-ST ngày 10/12/2013
của Tòa án nhân dân Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
B) BÌNH LUẬN
1) Về hình thức
*) Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án
-


Thẩm quyền theo vụ việc:
Đây là tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng X và Công ty Y, các
bên tham gia có tư cách pháp nhân. Hai bên khi kí kết hợp đồng tín dụng là nhằm mục
đích sinh lợi, vì vậy, đây là hoạt động thương mại theo khoản 1, Điều 3, Luật thương
mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Căn cứ điểm m, khoản 1, Điều 29, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2011 thì các tranh chấp đầu tư, tài chính, ngân hàng phát
sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa tổ chức có đăng ký kinh doanh với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

-

Thẩm quyền theo cấp tòa:
Tranh chấp phát sinh là tranh chấp về hợp đồng tín dụng trong đầu tư, tài chính,
ngân hàng, thuộc điểm m, khoản 1, Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2011, và đang được tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm.
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 33, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2011, tòa án nhân dân quận có thẩm quyền giải quyết theo
__________________________________________________________________________________
Trang 7/24


thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1,
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011.
Do vậy, việc tòa án nhân dân quận thụ lý vụ tranh chấp trên theo thủ tục sơ

thẩm là đúng thẩm quyền.
-

Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Tranh chấp phát sinh là tranh chấp về hợp đồng tín dụng trong đầu tư, tài chính,
ngân hàng, thuộc điểm m, khoản 1, Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2011, và đang được tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm. Trong tranh chấp trên, bị đơn là Công ty Y có trụ sở tại ***, Quận 1,
TPHCM.
Căn cứ căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự đã sửa đổi, bổ
sung một số điều năm 2011, thì Toà án nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thương mại
quy định tại các điều 29 của Bộ luật này.
Kết luận, Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải
quyết vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng X và Công ty Y theo
thủ tục sở thẩm là đúng thẩm quyền.
*) Về trình tự thủ tục tố tụng
Theo như phát biểu của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1: Trong quá
trình thụ lý, chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa, Tòa án nhân dân Quận 1, Thẩm phán,
Hội đồng xét xử sơ thẩm và các đương sự đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự đã sửa đổi bổ sung năm 2011 và không có kiến nghị gì về tố tụng.
2) Về nội dung
*)Về quyết định tuyên bố Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
lập ngày 16/9/2010 giữa Ngân hàng X và Công ty Y là vô hiệu
Các thuật ngữ dưới đây cần phải làm rõ để làm cơ sở pháp lý đánh giá về
quyết định trên

-

Tài sản hình thành từ vốn vay là gì? Khái niệm tài sản hình thành từ vốn vay được

quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 178/1999/NĐ-CP: “Tài sản hình thành từ
vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần
hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng.” Tuy nhiên, Nghị định 178/1999/NĐ__________________________________________________________________________________
Trang 8/24


CP đã bị thay thế bởi Nghị định 163/2006/NĐ-CP, và trong Nghị định 163/2006/NĐCP đã không còn quy định về tài sản hình thành trong vốn vay nữa, thay vào đó, Nghị
định 163/2006/NĐ-CP đã đưa ra quy định về “Tài sản hình thành trong tương lai”.
Tại thời điểm xét xử vụ việc, thì Nghị định 163/2006/NĐ-CP đang có hiệu lực thi
hành.
Trong tình huống tranh chấp đang xem xét, thì sau thời gian xây dựng nhà hàng
khoảng 3 tháng, nhà hàng đã tiến hành khai trương và kinh doanh vào giữa tháng
8/2010. Sau khi nhà hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động thì Công ty Y
mới ký Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay với Ngân hàng X vào ngày
16/9/2010 tức là sau ngày nhà hàng khai trương khoảng 1 tháng. Như vậy tài sản thế
chấp (Nhà hàng và máy móc trang thiết bị đi kèm) không phải là tài sản hình thành từ
-

vốn vay.
Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Khái niệm tài sản hình thành trong tương
lai được quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Tài sản hình
thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của Công ty Bảo đảm sau thời điểm
nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành
trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao
dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của
Công ty Bảo đảm.”
Trong tình huống tranh chấp đang xem xét, thì tài sản (Nhà hàng và máy móc
trang thiết bị đi kèm) đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm,
nhưng chưa thuộc sở hữu của Công ty Y do bởi Theo công văn trả lời số ***/VPĐKLT ngày 16/4/2014 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất – Sở Tài nguyên và
Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có nội dung Công ty Y cho đến nay chưa có hồ

sơ yêu cầu đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất tại địa chỉ Y,
Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy, tài sản (Nhà hàng và máy móc trang thiết bị đi
kèm) là tài sản hình thành trong tương lai trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm

-

giữa Công ty Y và Ngân hàng X.
Giao dịch dân sự giả tạo là gì? Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc
thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên
tham gia giao dịch. (điều 129 luật dân sự 2005)

__________________________________________________________________________________
Trang 9/24


Trong tình huống tranh chấp đang xem xét, thì giao dịch thế chấp tài sản hình
thành từ vốn vay giữa Công ty Y và Ngân hàng X là giao dịch dân sự giả tạo, để che
giấu giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
Bình luận
Cơ sở pháp lý mà tòa căn cứ vào đó để phán quyết:
-

Điều 342, Bộ luật Dân sự 2005
Điều 90; Điều 91; Điều 92; Điều 93, Luật nhà ở
Điều 4, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao

-

dịch bảo đảm
Khoản 2, Điều 61, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy


-

định về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005
Việc Tòa án xét rằng Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay lập ngày
16/9/2010 giữa Công ty Y và Ngân hàng X là ngụy tạo, không phản ánh đúng sự thật
do đó vô hiệu toàn bộ cả về hình thức lẫn nội dung là đúng. Tuy nhiên, việc Tòa căn
cứ vào Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc giải quyết hậu quả của giao
dịch dân sự vô hiệu để yêu cầu các bên cần khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận là chưa đủ. Do bởi, Tòa mới chỉ tuyên vô hiệu đối với giao
dịch thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, mà chưa xem xét đến tính có hiệu lực hay
vô hiệu của giao dịch được ngụy tạo sau giao dịch này. Căn cứ theo Điều 129, Bộ luật
Dân sự 2005 : “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
Giao dịch bị che giấu ở đây là giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai. Các bên khi xác lập không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, nên giao
dịch này không đương nhiên vô hiệu. Chúng ta cần phải xem xét tính hiệu lực của
giao dịch này.
Về mặt nội dung, việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là giao dịch
hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở nhiều nhiều điều khoản quy định của luật và văn bản
dưới luật dưới đây:
__________________________________________________________________________________
Trang 10/24


- Khoản 2, Điều 320 (Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự) của Bộ luật Dân

sự quy định: “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc
được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động
sản thuộc sở hữu của Công ty Bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc
giao dịch bảo đảm được giao kết”;
- Khoản 1, Điều 342 (Thế chấp tài sản) của Bộ luật Dân sự quy định: “Tài sản
thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai”;
- Khoản 1, Điều 4 (Tài sản bảo đảm) của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy
định: “Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và
được phép giao dịch”;
- Khoản 2, Điều 4 (Tài sản bảo đảm) của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy
định: “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của Công ty Bảo
đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài
sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm
giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới
thuộc sở hữu của Công ty Bảo đảm.”
Tuy nhiên, về mặt hình thức, giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai phải thỏa mãn những điều kiện luật định. Cụ thể là những quy định tại Luật Nhà ở:
- Giao dịch thế chấp phải có “giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo
quy định của pháp luật” (điểm a, khoản 1, Điều 91 – Điều kiện của nhà ở tham gia
giao dịch);
- Bên thế chấp phải là “chủ sở hữu nhà ở” (điểm a, khoản 1, Điều 92 – Điều
kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở);
- Văn bản thế chấp nhà ở phải có “chứng nhận của công chứng hoặc chứng
thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với
nhà ở tại nông thôn” và không loại trừ bất kỳ trường hợp nào (khoản 3, Điều 93 –
Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở);
- “Bên nhận thế chấp được giữ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong
thời gian nhận thế chấp” (khoản 7, Điều 93 – Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà
ở).
__________________________________________________________________________________

Trang 11/24


Trong tình huống tranh chấp đang xem xét, Theo công văn trả lời số
***/VPĐK-LT ngày 16/4/2014 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất – Sở Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có nội dung Công ty Y cho đến nay
chưa có hồ sơ yêu cầu đăng ký quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất tại
địa chỉ ***, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy, Tài sản *** thế chấp cho Ngân hàng
X khi các bên thực hợp đồng thế chấp chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu của
Công ty X. Đồng thời, Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay lập ngày
16/9/2010 giữa hai bên không có công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo về việc Bị
đơn thế chấp quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất và toàn bộ trang thiết bị máy
móc, vật dụng phục vụ kinh doanh tại địa chỉ ***, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy, Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai giữa Công ty X
và Ngân hàng Y không thỏa mãn những quy định về hình thức hợp đồng theo luật
định. Căn cứ Khoản 2, Điều 122, Bộ luật dân sự 2005 : “Hình thức giao dịch dân sự
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Căn
cứ Điều 127, Bộ luật Dân sự 2005: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều
kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Căn cứ Điều 134: Giao
dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức : “Trong trường hợp
pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
mà các bên không tuân theo thì yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức
của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch
vô hiệu”.
Như vậy, trong trường hợp này, Tòa nên quyết định buộc các bên thực hiện quy
định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn (đối với hợp đồng được che giấu
sau hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay), quá thời hạn đó mà không thực
hiện thì giao dịch vô hiệu.
*) Về các quyết định khác của tòa

- Không chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn buộc Bị đơn phải trả chi phí thuê
dịch vụ bảo vệ để bảo vệ tài sản ,theo tòa án thì yêu cầu này của nguyên đơn không
được thể hiện tron đơn khởi kiện và trong quá trình hòa giải cũng đã không yêu;vì vậy
yêu cầu vi phạm thủ tục tố tụng.Tòa án không chấp nhận yêu cầu là đúng.
__________________________________________________________________________________
Trang 12/24


- Yêu cầu Công ty Y phải giao trả cho ông Huân, bà Hợp nguyên trạng tòan bộ
mặt bằng trống tại được thi hành theo Bản án số 63/2013/DS-ST ngày 10/12/2013 của
Tòa án nhân dân Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Các quyết định trên của Tòa là hoàn toàn đúng và tuân thủ theo quy định pháp
luật hiện hành
3) Giả định
Nếu đây là vụ việc dân sự, thì việc giải quyết cũng không khác so với vụ
việc thương mại bởi vì :
i.

vụ việc trên là tranh chấp hợp đồng,mà luật thương mại thì không điều chỉnh về vấn

ii.

đề này
các quy định về hình thức,nội dụng và tính hiệu lực của hợp đồng do luật dân sự điều
chỉnh
4) Thực tiễn pháp lý
Các vướng mắc về giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương
lai
Từ thực tiễn xét xử vụ án, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chế định thế chấp tài
sản hình thành trong tương lai vẫn còn nhiều bất cập. Theo các quy định của Bộ luật

Dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, thì tài sản hình thành trong tương lai gồm 2
loại: Tài sản chưa xác lập (đầy đủ) quyền sở hữu của người thế chấp và tài sản đã xác
định rõ chủ sở hữu và đồng thời sẽ dịch chuyển quyền sở hữu đó cho bên thế chấp
trong tương lai. Nhưng với quy định của Luật Nhà ở 2005, thì chỉ loại nhà ở thứ hai
mới được công nhận là tài sản hình thành trong tương lai, còn loại nhà ở thứ nhất thì
không đủ điều kiện để tham gia giao dịch thế chấp. Thế là sự hợp pháp về nội dung
theo quy định của Bộ luật Dân sự lại bị bế tắc về thủ tục theo các quy định của Luật
Nhà ở 2005: Không thể công chứng hợp đồng và đăng ký thế chấp nhà ở hình thành
trong tương lai.
Trên thực tế, nhiều tổ chức công chứng đã từ chối công chứng hợp đồng thế
chấp nhà ở hình thành trong tương lai, vì luật mới chỉ cho phép về nguyên tắc, còn đi
vào cụ thể thì thiếu điều kiện giấy tờ, thiếu bằng chứng pháp lý để được “chứng”.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, là loại giấy tờ bắt buộc phải có theo yêu cầu tại
điểm d, khoản 1, Điều 35 (Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn) và
__________________________________________________________________________________
Trang 13/24


khoản 1, Điều 36 (Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo
theo đề nghị của người yêu cầu công chứng) của Luật Công chứng năm 2006, cũng
như theo yêu cầu tại điểm a, khoản 1, Điều 91 (Điều kiện của nhà ở tham gia giao
dịch) của Luật Nhà ở năm 2005.
Hợp đồng thế chấp đã không công chứng được, thì cũng đồng nghĩa với việc
không đăng ký được giao dịch thế chấp. Điểm b, khoản 1.1, Mục III (Đăng ký thế
chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16-6-2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 13-6-2006) yêu cầu một trong những hồ sơ phải có để đăng ký thế chấp bất động
sản là “Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có công chứng,

chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Đất đai…”. Như vậy,
muốn đăng ký thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai, thì trước hết hợp
đồng thế chấp phải được công chứng, chứng thực.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng các căn
hộ, nhà liền kề, biệt thự mà các chủ đầu tư dự án đã bán cho bên thế chấp. Hầu như
các hợp đồng này không đăng ký giao dịch bảo đảm được tại văn phòng đăng ký đất
và nhà. Do không đăng kí giao dịch bảo đảm được nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các
ngân hàng, trong việc không biết được những giao dịch có liên quan đến tài sản thế
chấp đó, cũng như không đảm bảo được tính có hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản
hình thành trong tương lai.
Từ phân tích nêu trên, có thể đi đến kết luận rằng tài sản hình thành trong
tương lai là một loại tài sản mang tính đặc thù. Cần có một hệ thống đầy đủ các qui
định riêng, cụ thể điều chỉnh các giao dịch bảo đảm bằng loại tài sản này. Các qui định
này phải bao quát đủ các khâu từ việc xác định tài sản hình thành trong tương lai, giao
kết hợp đồng, đăng kí giao dịch bảo đảm cho đến xử lý tài sản. Các qui định đặt ra
phải đồng bộ với nhau và phải nêu được các đặc thù của việc giao dịch bảo đảm bằng
loại tài sản này. Một khi các trình tự, thủ tục được qui định cụ thể và chặt chẽ, thì sẽ
hạn chế được các cách hiểu lệch lạc, giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm
__________________________________________________________________________________
Trang 14/24


sẽ thông suốt, kiểm soát và giảm thiểu được các rủi ro, đảm bảo được mục đích của
giao dịch bảo đảm là thu hồi được nợ khi phải xử lý tài sản.
Trên thực tế, với sự ra đời của Luật nhà ở số 65/2004/QH13 và Luật công
chứng số 53/2004/QH13 đã phần nào gỡ bỏ được những vướng mắc nêu trên về sự
“đá nhau” giữa các luật khi quy định về vấn đề thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai, đó là các quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 118, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 :
“2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận: a)
Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai” và Điểm d, Khoản 1, Điều 40,

Luật công chứng số 53/2004/QH13 : “ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền
sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp
đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó”. Hệ thống luật đã đồng bộ với nhau, tuy
nhiên, để luật đi vào thực tiễn, thì các văn bản dưới luật cần phải được đồng bộ, và
sớm được triển khai để giải quyết những vướng mắc hiện thời về vấn đề thế chấp tài
sản hình thành trong tương lai./.
Tài liệu tham khảo
/> />
__________________________________________________________________________________
Trang 15/24


Bản án số: 09/2014/KDTM-ST
Ngày xét xử: 22/04/2014
V/v tranh chấp hợp đồng xây dựng
giữa Công ty A và Công ty B
A) TÓM TẮT BẢN ÁN
1) Đương sự
-

-

-

Nguyên đơn: Công ty CP XD Trang Trí nội thất thương mại A (gọi tắt là Công ty A)
Địa chỉ: ***, quận Phú Nhuận, TPHCM
Đại diện theo pháp luật: ông Võ T
Bị đơn: Công ty CP Đầu tư B (gọi tắt là Công ty B)
Địa chỉ: ***, huyện Bình Chánh, TPHCM.

Đại diện theo pháp luật: Bà Trần T
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công ty TNHH Thương Mại SX DV C
( gọi tắt là công ty C)
Địa chỉ: ***, Quận 1, TPHCM
Trong phiên tòa sơ thẩm: đại diện nguyên đơn và bị đơn có mặt tại phiên tòa.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có yêu cầu Tòa án xét
xử vắng mặt.
2) Tóm tắt nội dung
Công ty A - nguyên đơn, đại diện hợp pháp là ông Võ T, trụ sở tại quận Phú
Nhuận, kí hợp đồng 1 ngày 14/08/2012 cung cấp và lắp đặt trang trí nội thất cho Công
ty B - bị đơn, đại diện hợp pháp là bà Trần T, trụ sở tại huyện Bình Chánh với giá trị
quyết toán thực tế là 501.000.480 đồng.
Công ty A kí hợp đồng 2 ngày 20/09/2012 cung cấp và lắp đặt trang trí nội
thất cho Công ty B với giá trị quyết toán thực tế là 413.110.800 đồng.
Ngày 05/11/2012 Công ty A sau khi hoàn thành khối lượng công việc đã cùng
với Công ty B kí vào bản nghiệm thu khối lượng công trình. Công ty B thanh toán 1
phần cho Công ty A, cụ thể:

+
+
+

Hợp đồng 1: thanh toán 311.036.387 đồng, còn nợ lại 189.964.093 đồng.
Hợp đồng 2: thanh toán 90.644.422 đồng, còn nợ lại 322.466.378 đồng.
Tổng số tiền nợ : 512.430.471 đồng.
Công ty A đã xuất hóa đơn cho tổng số tiền là 512.680.809 đồng và chưa xuất
hóa đơn với số tiền là 401.430.471 đồng.
__________________________________________________________________________________
Trang 16/24



Ngày 28/11/2012, công ty C có thay Công ty B trả cho Công ty A
200.000.000 đồng, số nợ còn lại là 312.430.471 đồng. Từ đó, Công ty B không trả số
nợ còn lại nên Công ty A khởi kiện yêu cầu buộc trả tiền kèm với lãi suất nợ quá hạn.
Ngày 22 tháng 4 năm 2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân Quận 1, đã xét xử sơ thẩm về
việc “Tranh chấp hợp đồng xây dựng” , thụ lý ngày 07 tháng 6 năm 2013 theo Quyết
định đưa vụ án ra xét xử ngày 17 tháng 3 năm 2014 và Quyết định hoãn phiên tòa
ngày 28 tháng 3 năm 2014. Bị đơn xác nhận và lí giải vì sao chưa trả khoản nợ còn lại
như sau:
+

Bị đơn chỉ đứng ra kí hợp đồng giúp ông L vì ông này đang lập hồ sơ mở công ty,

chưa có tư cách pháp nhân.
+ Ông L đã chuyển văn phòng được sửa chữa cho bên thứ ba sử dụng nên đề nghị
Nguyên đơn yêu cầu ông L trả số nợ còn lại.
Công ty C đứng ra xác nhận về khoản trả thay 200.000.000 đồng cho Công ty
B. Công ty cũng có đơn xin vắng mặt trong tất cả các buổi Tòa án làm việc và cả khi
xét xử vụ án.
Hòa giải không thành, các bên giữ nguyên ý kiến, yêu cầu như trên.
3) Tóm tắt giải quyết
*) Quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết:
Đây là tranh chấp Hợp đồng xây dựng, các bên tham gia có tư cách pháp nhân,
do vậy tranh chấp giữa các bên là tranh chấp kinh doanh thương mại. Vụ án thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 1 theo điểm g, Khoản 1, Điều 29; Điểm b,
Khoản 1, Điều 33; Điểm g, Khoản 1, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự đã sửa đổi bổ
sung một số điều năm 2011.
*)Về tư cách đương sự:
+ Tư cách của nguyên đơn và bị đơn đều hợp lệ; việc vắng mặt của bên có liên quan
cũng phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự nên Tòa án

tiến hành xét xử vắng mặt Công ty C.
+ Các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 đã được các bên
tuân thủ đúng và không có kiến nghị gì về tố tụng.
*) Về nội dung xét xử
+ Lời trình bày của bị đơn là không có căn cứ. Tòa án còn xét thấy ông L không liên
quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng giữa hai bên nên không đưa ông L vào
tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
__________________________________________________________________________________
Trang 17/24


+

Vậy ngoài số tiền nợ gốc, Tòa còn yêu cầu Bị đơn phải trả tiền lãi trên số nợ gốc do
chậm thanh toán kể từ ngày 03/01/2013 theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên
thị trường tại thời điểm thanh toán. Mức lãi suất nợ quá hạn được áp dụng sau khi

tham khảo là 15,75%/ năm.
+ Số tiền lãi Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn tính từ ngày 29/11/2012 đến ngày Tòa xét
xử 22/04/2014 ( 16 tháng 25 ngày): 69.027.606 đồng.
+ Tổng số nợ gốc và lãi Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn: 381.458.077 đồng.
+ Tòa buộc Nguyên đơn phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng trên số tiền còn lại
401.430.471 đồng cho Bị đơn, Nguyên đơn phải thực hiện sau khi Bị đơn thanh toán
+
+
+
+

nốt số tiền còn nợ.
Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Nguyên đơn được hoàn trả lại toàn bộ án phí là 7.810.762 đồng theo biên lai.
Bị đơn phải chịu 19.072.904 đồng.
Quyền kháng cáo : Kháng cáo theo luật định.
Áp dụng:

-

Điểm g, Khoản 1, Điều 29; Điểm b, Khoản 1, Điều 33; Điểm g, Khoản 1, Điều 36;
Điều 131; Khoản 1, Điều 202; Điều 243 và Điều 245 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm

-

2004 đã sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011;
Các Điều 290; 388; 389; 401; 405; Khoản 1, Điều 406; Điều 427 Bộ luật Dân sự năm

-

2005;
Điều 306 Luật Thương mại; Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 và danh mục mức án phí, lệ phí ban hành
kèm theo.
B) NHẬN XÉT – BÌNH LUẬN
1) Về Luật hình thức

+

Toà thụ lý vụ án là TAND quận 1 – TP. Hồ Chí Minh
Các căn cứ pháp lý toà sử dụng :
Điểm g Khoản 1 Điều 29 BLTTDS Về Thẩm quyền TAND giải quyết các tranh chấp


trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
+ Khoản 1 Điều 33 BLTTDS qui định thẩm quyền TAND cấp huyện có quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh doanh, thương mại giữa các tổ chức có
ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận mà không có đương sự hay tài sản ở
nước ngoài.
+ Điểm g khoản 1 Điều 36 BLTTDS về thẩm quyền theo lựa chọn của nguyên đơn và
(nguyên đơn đã chọn toà án nơi hợp đồng được thực hiện là toà án có thẩm quyền giải
__________________________________________________________________________________
Trang 18/24


quyết tranh chấp – (theo như trình bày của Nguyên đơn) đó là Tầng 10 toà nhà
-

Riverside Office Center, 2A-4A Tôn Đức THắng, phường Bến Nghé, Quận 1
Từ những căn cứ trên – việc thụ lý của TAND quận 1 là đúng thẩm quyền theo qui

-

định của BLTTDS 2005.
Ngoài ra các qui định ở Điều 131 về nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm, Khoản 1 Điều 202
BLTTDS về xét xử trong trường hợp vắng mặt người có quyền, nghĩa vụ liên quan
( công ty TNHH TM SX-DV C) Điều 243 và Điều 245 về quyền Kháng cáo và thời

-

hạn kháng cáo – Điều phù hợp với qui trình tố tụng.
Tuy nhiên – Căn cứ vào Điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS về thời hạn chuẩn bị xét
xử sau khi thụ lý án ( đối với vụ án kinh doanh thương mại theo Điều 29 là 2 tháng,
đối với vụ án có tình tiết phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể được gia hạn


-

thời gian xét xử nhưng không quá 1 tháng ).
Căn cứ thông tin trên bản án, vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm thụ lý số
137/2013/TLST-KDTM ngày 07/06/2013 nhưng quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
Quyết định số 255/2014/QĐST-DS ngày 17/03/2014 và quyết định hoãn phiên toà số
339/2014/QĐST-DS ngày 28/03/2014 là kéo dài gần 9 tháng. Như vậy đã vi phạm qui
định về thời gian chuẩn bị xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS
nêu trên.
2) Luật nội dung

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Các căn cứ pháp lý toà sử dụng:
Điều 290 BLDS Về thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Đìều 388 BLDS Về thực hiện hợp đồng dân sự
Điều 389 BLDS về Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Điều 401 BLDS Hình thức hợp đồng dân sự
Điều 405 BLDS Hiệu lực hợp đồng dân sự

Điều 406 BLDS khoản 1 Về hợp đồng song vụ
Điều 427 BLDS thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự
Điều 306 LTM về Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Luật thi hành án dân sự 2008
Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án năm 2009 và danh mục mức án phí, lệ phí ban hành
kèm theo.
Nhìn chung, các điều khoản của Bộ LDS 2005, Bộ LTTDS 2004 và Luật TM
2005 Tòa áp dụng để xét xử là phù hợp và có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, theo ý kiến
của nhóm thì vẫn còn một số lập luận còn thiếu thông tin và cần tham khảo thêm một

__________________________________________________________________________________
Trang 19/24


số VBPL chuyên ngành. Vì đây là vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại trong
lĩnh vực xây dựng nên nhóm đề nghị bổ sung:
-

Cách tính lãi suất do chậm thanh toán căn cứ Điều 306 LTM 2005 có quy định lãi suất
ở đây là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường nhưng trong vụ việc trên chỉ
lựa chọn lãi suất của 3 ngân hàng nhà nước (cụ thể là Ngân hàng Công thương, Ngân
hang ngoại thương và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) để tính mức lãi
suất, có thể hiểu ở đây, lựa chọn 3 ngân hàng tiêu biểu để dễ dàng cho Tòa án trong

-

việc tính mức lãi suất nhưng không sát với yêu cầu của Luật.
Áp dụng luật riêng - Bộ luật xây dựng (BLXD): Căn cứ vào qui định khoản 1,2 tại
Điều 4 LTM 2005 về nguyên tắc áp dụng luật riêng ( luật đặc thù của hoạt động kinh
doanh thương mại nhất định ) ưu tiên áp dụng trước luật chung (luật thương mại và


luật dân sự), có thể áp dụng các qui định trong các điều luật sau:
+ Điểm d khoản 4 điều 146 BLXD Về việc bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận
+

thầu trong trường hợp chậm thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng
Và Khoản 8 Điều 146 BLXD về nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp trong

+
+
+
+

hợp đồng xây dựng.
Điều 78 LTM 2005 nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Điều 85 LTM 2005 nghĩa vụ của khách hàng
Điều 319 LTM thời hiệu khởi kiện vụ việc thương mại
Về việc Công ty A chưa xuất hóa đơn GTGT cho khoản 401.430.471 VND
Điều 21 Nghị định 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định
nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thoả thuận
trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

 Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
 Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;
 Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu

rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán
cho bên nhận thầu;
 Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc


thi công xây dựng;
 Các tài liệu khác theo thoả thuận trong hợp đồng.

__________________________________________________________________________________
Trang 20/24


+

Cần xem lại hóa đơn GTGT có được quy định trong Hợp đồng xây dựng hay không.
Nếu có, việc chưa xuất hóa đơn của công ty A có thể xem là chưa hoàn tất hồ sơ quyết

toán.
+ Khoản 3, điều 15, NĐ 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ
 Ngày lập hoá đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hoá,

dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng.
 Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì

mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng
hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
+

Thông tư 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành NĐ 51, tại Điểm a,
khoản 2, điều 14

 Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công

trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì

mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng
hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
+

Trường hợp cty viết hoá đơn sau thời điểm giao hàng (chậm xuất HĐ) thì bị coi là
hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ và bị xử phạt theo khoản 5
Điều 33 của NĐ 51/2010/NĐ-CP về việc Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử
dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập
hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người
mua theo quy định tại Nghị định này. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh
doanh phải lập hoá đơn giao cho người mua.

+

Khoản 4 Điều 7 Nghị định 39/2011/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán)

 "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng không

lập hóa đơn bán hàng theo quy định"
__________________________________________________________________________________
Trang 21/24


+


Ngoài ra, điểm a, b Khoản 2, Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC quy định thời
điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

 Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử

dụng hàng hoá cho người mua. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn
thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng
dịch vụ.
 Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ

hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập
hoá đơn cung ứng dịch vụ.
+

Do vậy Tòa có thể phải yêu cầu Công ty A xuất hóa đơn GTGT trên số tiền
VND401.430.471 chứ không phải đợi Công ty B thanh toán tiền nợ rồi mới xuất hóa

+

đơn.
Nếu Công ty A không ghi nhận doanh thu đúng thời điểm phải đóng thuế thì họ còn có
có thể bị phạt hành chính và đóng thuế chậm. Trong trường hợp này Tòa án cần

-

chuyển hồ sơ sang cho cơ quan Thuế có thẩm quyền để xử lý tiếp.
Về việc áp dụng lãi suất trên số tiền VND312.430.471 chậm thanh toán: Có thể có các
trường hợp sau đây xảy ra:

+


Cty A đã hoàn tất hồ sơ quyết toán: Cty B phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền
còn nợ + lãi suất nợ quá hạn (theo giao kết trong hợp đồng và theo điều 306 Luật TM)

+

Cty A đã chưa hoàn tất hồ sơ quyết toán (nếu trong HĐ có quy định về việc xuất
HĐGTGT): Cty B phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền còn nợ trong vòng 14
ngày làm việc sau khi nhận được hóa đơn và chỉ chịu lãi suất nợ quá hạn nếu vi phạm
(kể từ ngày sau đó), khoản 10 điều 18 Nghị định 48/2010/NĐ-CP

+

Nếu hợp đồng không quy định rõ lãi suất phạt trả chậm là lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường, có thể xảy ra tranh cãi về lãi suất áp dụng theo điều 306 Luật TM
hay khoản 2 điều 305 Luật DS (lãi suất cơ bản do Nhân Hàng Nhà nước công bố)
3) So sánh thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ LDS 2005 và Luật TM 2005 về
trách nhiệm dân sự trong quan hệ hợp đồng

-

BLDS 2005 đã đặt những nền tảng cơ bản nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo
các quy tắc chung, mà quan hệ hợp đồng là một trong số đó. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại

__________________________________________________________________________________
Trang 22/24


những quy định mâu thuẫn nhau của Luật Thương mại 2005 và BLDS 2005 liên quan
-


đến vấn đề hợp đồng.
Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi 2011) đã xác định tính chất bao quát của khái
niệm dân sự theo nghĩa rộng, tức là bao hàm cả dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại
và lao động, thì lúc này, Tòa án không dựa vào việc xác định hợp đồng kinh tế hay
hợp đồng dân sự để xác định VBPL tố tụng được áp dụng nữa, mà các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng đều được giải quyết thống nhất theo quy định của BLTTDS 2004

-

và BLDS 2005.
Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh
doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS 2004 và các tranh
chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh,

-

nhưng đều có mục đích lợi nhuận.
Trên thực tế, việc xác định "có mục đích lợi nhuận" hay không là không dễ dàng.
Trong trường hợp bản án này là cung cấp và lắp đặt trang thiết bị nội thất cho văn
phòng của cty B, có thể coi là không nhằm mục đích lợi nhuận cho B, nên áp dụng

BLDS và do Tòa dân sự giải quyết.
- Về lãi suất:
+ Theo khoản 2 Điều 305 BLDS 2005, trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả
tiền thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trong khi đó, Điều 306 Luật Thương mại 2005 lại quy định, bên vi phạm hợp đồng
chậm thanh toán phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình

trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Cả hai quy định khác nhau nói trên đều gây khó khăn cho người thực thi. Lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường là như thế nào? Là phải lấy số liệu của tất cả các
ngân hàng thương mại trên thị trường hoặc chỉ một số ngân hàng trong khu vực nơi
tranh chấp hay chỉ cần thị trường liên ngân hàng? Trên thực tế, để xác định con số này
+

khi giải quyết tranh chấp mỗi tòa án đã có những yêu cầu rất khác nhau.
Do vậy, nếu xác định đây là vụ kiện Dân sự Tòa sẽ phải xác định áp dụng Luật DS khi

-

xác định lãi suất phạt trả chậm.
Về mức phạt vi phạm hợp đồng:

__________________________________________________________________________________
Trang 23/24


+

Theo quy định tại khoản 2 Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 thì mức phạt vi phạm trong
Hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận. Như vậy, mức phạt vi phạm trong Hợp đồng

dân sự không bị khống chế, mà hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
+ Đối với Luật thương mại 2005 về việc xác định mức phạt vi phạm tối đa là 8% phần
nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 301), còn theo quy định tại Điều 41 Nghị định số
48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì mức phạt vi phạm tối đa là
12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.


__________________________________________________________________________________
Trang 24/24



×