Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện ngọc hồi tỉnh kon tum (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.57 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, hợp lý sẽ góp phần
khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Là một huyện miền núi phía bắc tỉnh Kon Tum, Ngọc Hồi có hơn 50%
dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò
quan trọng, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng chủ yếu và đóng vai trò rất
lớn đối với phát triển kinh tế của địa phương. Những năm gần đây, tuy cơ
cấu cây trồng trên địa bàn huyện từng bước đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực và bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường, đời sống
người dân cũng đã phần nào được cải thiện, song thực tế vẫn còn những
tồn tại và hạn chế nhất định. Việc xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý để ưu
tiên nguồn lực có hạn thúc đẩy ngành trồng trọt huyện phát triển trong thời
gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Giải pháp
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi -tỉnh Kon
Tum” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để
giải quyết những vấn đề tồn tại,.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thời gian qua tại
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong
thời gian tới tại huyện Ngọc Hồi.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng tại huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum.



2
b. Pham vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung về
thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành trồng
trọt huyện Ngọc Hồi.
- Không gian: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá quá trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
- Thời gian: Sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2006 – 2010. Các giải
pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp chuyên gia...
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Phân tích những xu hướng khách quan của quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.
Đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Ngọc Hồi,
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những
lợi thế, tiềm năng của huyện.
Luận văn góp phần luận giải cơ sở khoa học về chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính
sách và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng để phát triển ngành
trồng trọt huyện Ngọc Hồi.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục các đồ
thị, hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài chia làm 3 chương: Chương
1 gồm những vấn đề lý luận chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chương 2 nêu

tình hình chuyển dịch và đề xuất giải pháp ở chương 3.
7. TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1.1. TỔNG QUAN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1.1.1. Cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng
1.1.1.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ với nhau theo
những tỷ lệ nhất định của các bộ phận cấu thành, chúng tác động qua lại,
quan hệ tương tác với nhau trong điều kiện không gian và thời gian nhất
định, cụ thể tạo thành một bộ phận chủ yếu trong hệ thống kinh tế nông
nghiệp nông thôn, một bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh
tế quốc dân.
Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận
và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu
có tính ổn định tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là quá trình thay đổi cấu trúc của các bộ phận hợp
thành cơ cấu cây trồng và mối quan hệ giữa chúng trong cơ cấu. Như vậy, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng không chỉ là sự thay đổi về tỷ trọng của thành phần các loại cây
trồng mà còn bao hàm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong cơ cấu. Việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải dựa trên một cơ cấu hiện có và nội dung của sự
chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cây trồng cũ, l ạc hậu hoặc chưa phù hợp thành cơ cấu
mới phù hợp hơn.


1.1.2. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng
a. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan
b. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử, xã hội nhất định
c. Cơ cấu cây trồng luôn có sự biến đổi
d. Cơ cấu cây trồng sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn khi nó gắn
liền với một ngành công nghiệp chế biến, thương nghiệp phát triển


4

1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lí
Cơ cấu cây trồng hợp lí là cơ cấu cây trồng mà trước hết phải phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; hơn nữa, nó phải đáp ứng
đúng nhu cầu về lương thực, thực phẩm của thị trường; đồng thời nó phù
hợp với quan điển tiên tiến về phát triển một nền nông nghiệp toàn diện
trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của cả đất nước.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí có ý nghĩa cơ b ản và quan trọng
trong quá trình chuyển đổi ngành trồng trọt từ độc canh cây lương thực
sang đa dạng hóa ngành trồng trọt với nhiều nông sản hàng hoá.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí góp phần giải quyết vấn đề dư thừa
lao động trong nông thôn.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí theo hướng đa dạng hoá sẽ tạo điều
kiện cho người nông dân giảm được rủi ro xuất phát từ nền kinh tế mở với
cơn sốc về giá cả do sự thay đổi quá nhanh về cầu…
Ngoài ra, xác định cơ cấu cây trồng hợp lí với việc luân canh cây
trồng, trồng xen hay gối vụ tạo khả năng giảm lượng sử dụng phân đạm
hóa học, nông dân có thể sử dụng những nguồn phân hữu cơ, phân xanh từ
những phụ phẩm từ nông nghiệp để cải thiện độ phì cho đất.
1.1.4. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là xu thế tất yếu khách quan bắt nguồn
từ vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, từ thực trạng
của cơ cấu cây trồng và từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là xu thế tất yếu khách quan bắt nguồn
từ tình trạng kém hiệu quả nhưng còn tiềm năng có thể khai thác được của
ngành trồng trọt, đó chính là khả năng khai thác tối ưu tiềm năng, thế
mạnh của mỗi vùng còn thấp mà chủ yếu là tiềm năng đất đai


5
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng do yêu câu cầu và chịu sự chi
phối của yếu tố thị trường, trong đó chủ yếu là sự chi phối của quy luật
cung-cầu, quan hệ giá cả.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm xây dựng một nền nông nghiệp
bền vững đó là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dung trọng
tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng một nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệp
toàn diện và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai.
1.2. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU CÂY TRỒNG
Để đánh giá quá trình chuy ển dịch cơ cấu cây trồng thì cần phải đánh
giá nội dung chuyển dịch và các chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
1.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì nội dung chuyển
dịch cơ cấu cây trồng bao gồm các nội dung.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng
Cơ cấu diện tích gieo trồng là tỷ lệ phần trăm về diện tích đất gieo
trồng của mỗi loại cây, nhóm cây so với tổng diện tích đất gieo trồng.

Tỷ trọng diện tích của các nhóm cây trồng trong tổng diện tích gieo
trồng là một trong những thước đo khái quát, phổ biến để đánh giá trình độ
sản xuất ngành trồng trọt. Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta hiện
nay nhìn chung thì mối tương quan về diện tích các nhóm cây trồng có xu
hướng chung là tỷ trọng diện tích trồng cây lương thực ngày càng giảm,
còn tỷ trọng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu.…ngày
càng tăng lên. Tuy nhiên vấn đề sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu
tại chỗ, đảm bảo an ninh lương thực cũng là một vấn đề hết sức quan
trọng. Vì thế, cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển


6
ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở chuyên môn hoá và thâm canh cao, nâng
cao nhanh năng suất cây lương thực, để từng bước giảm dần tỷ trọng diện
tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở rộng diện tích các cây
cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường ngày càng nhiều.
- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng
Giống là một loại tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, là
nhân tố quyết định với việc tăng năng suất và phẩm chất sản phẩm, là một
loại giống tốt phải bảo đảm các điều kiện sau: có năng suất cao và ổn định,
có phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và kỹ thuật canh
tác ở địa phương, có khả năng chống chịu được với sâu bệnh. Ngày nay,
nhờ có những tiến bộ trong lĩnh vực di truyền chọn giống và lai tạo, nhiều
giống mới đã ra đời có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh vốn
không thuận lợi trước đây, làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản,
tăng vụ trồng trọt trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây cây trồng.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ
Việc bố trí các loại cây trồng sao cho đúng mùa vụ là rất quan trọng,
mỗi loại cây trồng có một đặc điểm sinh học khác nhau, chúng chỉ phát
huy tối đa phẩm chất của mình khi chúng ta gieo trồng nó một cách khoa

học và đúng thời vụ, việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
theo mùa vụ còn thể hiện ở khả năng khai thác tăng vụ, khả năng luân
canh, xen canh các loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý góp phần nâng
cao năng suất cây trồng và nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng cây
trồng, gia tăng giá trị tăng thêm ngành trồng trọt: Cơ cấu giá trị sản
lượng cây trồng cũng là nội dung quan trọng phản ánh trình độ phát triển
ngành trồng trọt, trong điều kiện nước ta hiện nay thì xu hướng chuyển
dịch cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng chung là giảm tỷ trọng giá trị sản
lượng cây lương thực (nhưng giá trị sản lượng tuyệt đối thì tăng lên), tăng
giá trị cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản
lượng hàng hóa trong tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt. Do vậy, phải


7
phát triển ngành trồng trọt với nhiều sản phẩm hàng hóa và hàng hóa xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao và có khả năng sản xuất lớn kết hợp với phát
triển công nghiệp chế biến để làm gia tăng giá trị tăng thêm ngành trồng
trọt.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản có ý nghĩa
rất lớn đối với sự phát triển nông nghiệp, nó biểu hiện rõ nông nghiệp đã
chuyển biến thành một ngành công nghiệp, ngoài ra sự phát triển của công
nghiệp chế biến thường gắn liền với sự tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
vì bản thân việc sản xuất nguyên liệu chế biến thường đòi hỏi phải cải tiến
nông nghiệp để đáp ứng được yêu cầu về nguồn cung sản phẩm có chất
lượng cho công nghiệp chế biến. Mặt khác, Thông qua công nghiệp chế
biến làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu về chất
lượng, mẫu mã ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng

Mục đích của chuyển dịch cơ cấu cây trồng không phải là sự thay đổi
về tỷ trọng của các nhóm cây trồng, mà là phải đạt được sự tăng trưởng
kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động... Do đó, tính hợp lý về chuyển dịch cơ cấu cây trồng
phải là hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường do quá trình đó mang lại.
Để đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
thường xem xét đến sự thay đổi của các chỉ tiêu sau:
- Năng suất cây trồng: là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản ánh trình độ sản
xuất ngành trồng trọt, chỉ tiêu này còn là cơ sở vững chắc để đánh giá
những khả năng tăng lên của sản phẩm trên đơn vị diện tích, nó được sử
dụng như là cơ sở để phân tích chính xác hơn và đánh giá sự hợp lý về kết
quả đầu tư đã th ực hiện và trình độ khai thác điều kiện tự nhiên.
- Năng suất đất đai: hay giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích là
mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp tính cho một đơn vị diện
tích ruộng đất.


8

- Tổng giá trị sản sản lượng ngành trồng trọt: là chỉ tiêu phản ánh
toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất ngành trồng trọt trong một thời kỳ
nhất định (thường tính theo mùa, vụ hay năm)
- Hệ số sử dụng đất: là số lần gieo trồng trên một đơn vị diện tích
trong một năm, được tính bằng tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích
canh tác hàng năm ở đơn vị cần xem xét.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu thể hiện tác động của chuyển dịch cơ cấu
cây trồng ở cấp hộ nông dân như tăng thu nhập, khả năng xóa đói giảm
nghèo và các chỉ tiêu xã hội theo mục tiêu của thiên niên kỷ...
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Gồm các nhân tố như đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản…
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội
Bao gồm các nhân tố như thị trường trong và ngoài nước, vốn, cơ sở
hạ tầng, kinh nghiệm tập quán, truyền thống sản xuất, dân số và lao động...
1.3.3. Nhóm nhân tố về tổ chức và kỹ thuật
Gồm các nhân tố như các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của
khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
1.3.4. Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng thông qua việc ban hành các chính sách như: Chính sách kinh tế,
chính sách tín dụng, chính sách khoa học – công nghệ …
1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1.4.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các nước trên
thế giới
1.4.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Việt Nam
1.4.3. Những kinh nghiệm được rút ra


9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN
NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở
HUYỆN NGỌC HỒI THỜI GIAN QUA
2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo diện tích

Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng giữa các
nhóm cây trồng trong quá trình phát triển ta sử dụng hệ số chuyển dịch cơ
cấu: hệ số cos
Tính hệ số chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng giữa véctơ cơ cấu
diện tích gieo trồng tiểu ngành sản xuất cây lương thực và các tiểu ngành
sản xuất phi lương thực năm 2010 so với năm 2006.

Cos 1 
1





si (t2 )si (t1 )
s (t2 )
2
i

2
i

s (t1 )



(53,16 61 46,84 39)
2

2


2

2

(53,16  46,84 )(61  39 )

 0,988

 9o

Tính hệ số chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng giữa véctơ cơ cấu
diện tích gieo trồng tiểu ngành sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp
lâu năm và các tiểu ngành cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn
quả, cây trồng khác năm 2010 so với năm 2006.
Cos

2







 2 = 0,230

si (t2 )si (t1 )
si2 (t2 )


si2 (t1 )



(96,77  97,13  3,23 2,87)
(96,772  3,232 )(97,132  2,872 )

 0,99995


10

Năm

Tổng
số

Cây lương
thực

Cây công Cây công
Cây ăn
Rau đậu nghiệp nghiệp lâu
quả
hàng năm
năm

Ha

Ha


2006 14.586 8.898

%

%

Ha

%

Ha

%

Ha

%

61,00 118 0,81

35 0,24 5.270 36,13 205 1,41

2007 16.910 10.413 61,58 143 0,85

58 0,34 5.995 35,45 240 1,42

2008 17.633 10.272 58,25 147 0,83

68 0,39 6.838 38,78 245 1,39


2009 18.201 10.103 55,51 156 0,86

36 0,20 7.596 41,73 250 1,37

2010 17.974 9.555

88 0,49 7.839 43,61 253 1,41

53,16 167 0,93

Bảng 2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây trồng
Nguồn: Tổng hợp từ [2],[5]
Qua bảng 2.4 và hệ số cos1, cos2 ta thấy nhìn chung trong giai đoạn
2006-2010 thì cơ c ấu diện tích gieo trồng đã dần chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm
dần thay vào đó là sự tăng dần tỷ trọng diện tích rau đậu, cây công nghiệp
hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn rất chậm, sự chuyển dịch giữa
véctơ cơ cấu diện tích gieo trồng của tiểu ngành sản xuất cây lương thực
và các tiểu ngành sản xuất phi lương thực sau 5 năm chỉ có 90, bình quân
mỗi năm chỉ dịch chuyển được hơn 20 và sự dịch chuyển này chủ yếu là từ
tiểu ngành sản xuất cây lương thực sang cây công nghiệp lâu năm vì góc 2
= 0,230 là quá nhỏ, mỗi năm chỉ dịch chuyển được gần 0,050. Ta cũng có
thể thấy tỷ trọng diện tích gieo trồng các loại rau đậu, cây công nghiệp
hàng năm, cây ăn quả còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng hơn hơn 2%
diện tích gieo trồng trong cơ cấu. Do vậy, trong thời gian tới cũng cần phải
tập trung đẩy mạnh việc sản xuất các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp
hàng năm hơn nữa.



11
2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng
Giống cây trồng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả hoạt động sản xuất ngành trồng trọt, những năm trước đây, đời
sống kinh tế của đại bộ phận nông dân Ngọc Hồi gặp nhiều khó khăn do đa
số người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trồng các loại cây cũ của
địa phương cho năng suất và hiệu quả thấp.
Bảng 2.6. Tỷ lệ diện tích gieo trồng sử dụng giống mới

STT

Cây trồng chính

Tỷ lệ diện tích gieo trồng sử
dụng giống mới
Năm 2006
Năm 2010
%
%

Cây lương thực
Lúa
15
70
1.
Ngô
50
90
Khoai lang

45
75
Sắn
60
95
Rau đậu
Rau sạch
10
56
2.
Đậu các loại
40
80
Cây công nghiệp hàng năm
Mía
45
3.
Lạc
36
69
Đậu tương
85
Cây công nghiệp lâu năm
Cà phê
27
40
Cao su
35
60
4.

Điều
20
20
Hồ tiêu
25
70
36
48
5.
Cây ăn quả
Nguồn: [8]
Trước thực tế đó, huyện Ngọc Hồi đã chủ trương đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu cây trồng đã mở ra hướng phát triển mới của ngành nông


12
nghiệp huyện. Với những chính sách hỗ trợ, khuyến nông và việc đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, người dân
trên địa bàn huyện đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây mới vào sản xuất để tăng
năng suất, chất lượng và cho hiệu quả kinh tế cao. Qua bảng 2.6 ta thấy
trong cơ cấu giống cây trồng của địa phương thì các gi ống mới được đưa
vào gieo trồng ngày càng nhiều.
Với việc đưa giống mới vào sản xuất thì năng suất các loại cây trồng
trên địa bàn huyện đã tăng lên, so sánh với năng suất toàn tỉnh thì trong cơ
cấu cây trồng của huyện có rất nhiều cây trồng cho năng suất cao hơn so
với năng suất bình quân của tỉnh. Các loại cây trồng như ngô, đậu tương,
cây ăn quả như cam, quýt, bưởi… năng suất cao hơn năng suất của tỉnh từ
7-14%, các loại cây khác như sắn, đậu đỗ, cao su, xoài năng suất cũng cao
hơn từ 0,8-6%. Bên cạnh những kết quả tích cực đó thì năng su ất một số

cây trồng như lúa, cà phê, điều, lạc, nhãn…thấp hơn từ 6-13% so với năng
suất bình quân của tỉnh, đặc biệt là năng suất cây mía, chỉ bằng 54,28% và
năng suất cây cà phê cũng chỉ bằng 77,94%.
Tuy nhiên, mặc dù một số loại cây trồng trên địa bàn huyện cho năng
suất rất cao và vượt trội so với năng suất bình quân của tỉnh như đã phân
tích ở trên nhưng nếu so với các địa phương lân cận có địa hình tương tự
hoặc mức năng suất bình quân cho khu vực tây nguyên thì vẫn còn thấp,
năng suất ngô chỉ bằng 82,99%, năng suất sắn chỉ bằng 92,15%, hay như
năng suất cao su chỉ bằng 87,59% do năng suất các loại cây này của một
số địa phương trong vùng như Đăk Lăk, Đăk Nông là rất cao[6].
Như vậy, ta có thể thấy mặc dù cơ cấu giống cây trồng đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ diện tích gieo trồng sử dụng giống
mới ngày càng tăng, người dân đã d ần thay thế các loại giống cũ, kém
năng suất, chất lượng bằng các giống mới cho năng suất, chất lượng cao
hơn. Tuy nhiên, năng suất mà các loại cây trồng trên địa bàn huyện đạt
được trong thời gian qua chưa đúng với năng suất tiềm năng của giống cây


13

trồng, điều này là do ở một số địa phương ở vùng sâu, vùng xa trình đ ộ
canh tác người dân còn thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, trông chờ vào thiên
nhiên, nên giống mới chưa thật sự phát huy hết hiệu quả. Điều này đặt ra
yêu cầu đối với ngành nông nghiệp huyện trong những năm tới cùng với
việc đưa giống mới vào gieo trồng thì cần phải hướng dẫn, khuyến khích
người dân đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào
sản xuất cũng như đảm bảo được các yêu cầu canh tác của các giống cây
trồng để nâng cao hơn nữa năng suất cây trồng.
2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ
Trước đây cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ cây hàng năm trên địa bàn

huyện còn nghèo nàn, diện tích đất 1 vụ và diện tích đất ruộng bấp bênh
nước còn chiếm diện tích khá lớn, bà con chưa có tập quán trồng tăng vụ
trên đất lúa 2 vụ và cây vụ đông xuân trên đất lúa 1 vụ, nặng về sản xuất
lúa giống cũ c ủa địa phương, nên thu nhập không cao. Bên cạnh đó, lối
sống du canh du cư cùng với tập quán canh tác lạc hậu thì phần lớn bà con
người đồng bào dân tộc thiểu số thường phá rừng làm nương rẫy và chỉ
trồng các loại cây như sắn, lúa cạn để tự cung tự cấp về lương thực. Họ chỉ
trồng chứ không chăm bón nên kết quả thu được rất thấp và điều quan
trọng là gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp và giải quyết vấn
đề lương thực, xóa đói giảm nghèo, huyện Ngọc Hồi đã kết hợp với Ủy
ban nhân dân các xã xây dựng một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng. Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy năm 2006 diện tích đất canh tác 1 vụ là
27% thì đến năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn 7%, diện tích đất canh tác 2
vụ cũng giảm nhanh từ 64,5% năm 2006 xuống còn 52,3% năm 2010, thay
vào đó diện tích đất canh tác 3 vụ đã tăng từ 6% năm 2006 lên 38,2% vào
năm 2010.
Đạt được điều này một phần là do những năm qua được sự đầu tư
nguồn vốn của các chương trình, dự án, nhiều công trình thủy lợi vừa và


14
nhỏ trên địa bàn huyện được xây dựng, góp phần làm tăng đáng kể diện
tích được cung cấp nước tưới tạo điều kiện thuận lợi để bà con tiến hành
thâm canh, tăng vụ. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trên địa
bàn huyện như trên là tương đối phù hợp với xu thế chung.
Bảng 2.9. Một số công thức luân canh trên đất ruộng trên địa bàn
huyện giai đoạn 2006-2010
Năm


2006

Công thức luân canh

%

Thu nhập
(tr.đ/ha)

Tổng số

100

1.Lúa đông xuân-lúa mùa

31

9,2

2.Lúa mùa

27

4

3.Lúa mùa-ngô

18,1

10,16


4.lúa mùa-lạc

5,5

10,86

6

12

6.Lúa mùa-rau

5,4

10,8

7.Khoai lang-rau

4,5

10

Tổng số

100

1.Lúa đông xuân-lúa mùa

26


17

2.Ngô đông xuân-lúa mùa

10,5

18

7

8

2,5

27,50

9

26,60

15,8

18,30

4

25

6,4


26,50

2

27,08

10.Lúa đông xuân-lúa mùa-dưa

6,6

29

11. Lúa đông xuân – lúa mùa – rau

4,2

27

4

24

5.Lúa đông xuân-lúa mùa-đậu đỗ

3.lúa mùa
4.lúa đông xuân-lúa mùa-đậu tương
5.Lúa đông xuân-lúa mùa-đậu đỗ
2010 6.lúa mùa-ngô
7. Ngô đông xuân-Lúa mùa-Ngô

8.Lúa đông xuân- lúa mùa-khoai tây
9.Đậu tương xuân hè-lúa mùa-lạc

12.Khoai lang-rau-rau
Nguồn: [8]


15
2.2.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng,
gia tăng giá trị tăng thêm ngành trồng trọt
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc Hồi là khai thác tối
đa những tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, xây dựng nền nông
nghiệp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị
trường. Mỗi năm ngành nông nghiệp huyện đã đưa nhiều mô hình, dự án
trồng các loại giống lúa, ngô, mô hình nhân giống đỗ xanh, mô hình trồng
cao su, cà phê, cam, quýt, bư ởi có giá trị kinh tế cao vào trồng thử nghiệm
tại các địa phương để quảng bá, khuyến khích người dân thay thế cho các
loại giống cũ, kém năng suất, chất lượng đã làm cho giá trị sản lượng và cơ
cấu giá trị sản lượng ngành trồng trọt đã có những thay đổi đáng kể.
Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản ta sử dụng hệ số
chuyển dịch cơ cấu: Cos

Cos








s i ( t 2 ) s i ( t1 )
s i2 ( t 2 ) 

s i2 ( t 1 )

Ở đây Si (t) là tỷ trọng ngành i trong cơ cấu giá trị sản lượng năm t.
Góc  ( 00 < <900 ) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu giá trị sản lượng.
Nếu  = 00: Không có sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng
Nếu  = 900: Có sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng lớn nhất

Tính hệ số chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng giữa véctơ cơ cấu
giá trị sản lượng tiểu ngành sản xuất cây lương thực và các tiểu ngành sản
xuất phi lương thực năm 2010 so với năm 2006:


16
Cos



1

1





 18


s i ( t 2 ) s i ( t1 )
s (t 2 ) 
2
i

2
i

s ( t1 )



( 40 , 75  56 , 40  59 , 25  43 , 60 )
2

2

2

 0 ,952

2

( 40 , 75  59 , 25 )( 56 , 40  43 , 60 )

o

Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản lượng của các nhóm cây trồng
giai đoạn 2006-2010
Năm 2006

Nhóm cây trồng

Tổng số

Năm 2008

Giá
trị sản Tỷ lệ

Giá trị
sản

lượng

lượng

Tỷ lệ

Năm 2010
Giá trị
sản

Tỷ lệ

lượng

(Tr.đ)

(%)


(Tr.đ)

(%)

(Tr.đ)

(%)

46.492

100

264.772

100

342.986

100

Nhóm lương thực

26.222 56,40 142.000 53,63 139.775 40,75

Lúa

13.148 28,28 71.568

27,03


69.088

20,14

Cây lương thực khác 13.074 28,12 70.432

26,60

70.687

20,61

Nhóm Rau đậu

516

1,11

3.357

1,27

5.977

1,74

Rau các loại

320


0,69

1.763

0,67

2.981

0,87

Đậu các loại

196

0,42

1.594

0,60

2.996

0,87

Cây CN hàng năm

402

0,86


1.979

0,75

3.298

0,96

0,00

466

0,18

460

0,13

0,86

1.156

0,44

918

0,27

0,00


357

0,13

1.920

0,56

Mía
Lạc

402

Đậu tương
Cây CN lâu năm
Cây ăn quả

18.814 40,47 114.606 43,28 189.550 55,26
438

0,94

2.460

0,93

3.976

1,16


Nguồn:[5]
Tính hệ số chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng giữa véctơ cơ cấu giá
trị sản lượng tiểu ngành sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm
và các tiểu ngành cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây
trồng khác năm 2010 so với năm 2006.


Cos

2



 2 = 0,570





17
si (t 2 ) si (t1 )
s (t 2 ) 
2
i

2
i

s (t1 )




(96,01  96,87  3,99  3,13)
2

2

2

2

(96,01  3,99 )(96,87  3,13 )

 0,99995


18
Nhìn vào bảng 2.11 và kết quả tính hệ số cos1, cos2 ta thấy trong giai
đoạn 2006-2010 nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng
giữa tiểu ngành sản xuất cây lương thực và các tiểu ngành sản xuât phi
lương thực (mỗi năm dịch chuyển được hơn 20) thì sự chuyển dịch cơ cấu
giá trị sản lượng diễn ra nhanh hơn (mỗi năm dịch chuyển được hơn 3,50).
Nếu so về diện tích đất sản xuất thì trong giai đo ạn này tổng diện tích đất
canh tác chỉ tăng hơn 1,3 lần trong khi đó giá trị sản lượng lại gia tăng đến
hơn 7 lần, đây là những kết quả đáng khích lệ của một huyện sản xuất
nông nghiệp như Ngọc Hồi.
Bảng 2.13. Hiệu quả kinh tế của các nhóm cây trồng
giai đoạn 2006-2010
Năm 2006


Năm 2008

Tỷ lệ
giá trị

Năm 2010

Tỷ lệ
giá trị

Tỷ lệ
giá trị

Giá
trị
tăng

tăng
thêm
trong

Giá
trị
tăng

tăng
thêm
trong

Giá

trị
tăng

tăng
thêm
Trong

thêm

giá trị
sản
lượng

thêm

giá trị
sản
lượng

thêm

giá trị
sản
lượng

(Tr.đ)

(%)

(Tr.đ)


(%)

(Tr.đ)

(%)

Tổng số

15.821

34

108.695

40

171.987

50

Nhóm lương thực

7.058

27

47.130

33


55.953

40

Nhóm Rau đậu

197

38

1.568

46

3.159

53

Cây CN hàng năm

148

37

945

48

1.977


59

8.246

44

57.924

51

108.781

57

172

39

1.128

45

2.117

53

Nhóm cây trồng

Cây CN lâu năm

Cây ăn quả
Nguồn: [5].


19
Với việc gia tăng giá trị sản lượng thì giá trị tăng thêm của các nhóm
cây trồng cũng không ngừng tăng lên đã phản ánh được phần nào hiệu quả
của công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện trong thời
gian qua. Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy tỷ lệ giá trị tăng thêm trong tổng giá
trị sản lượng ngành trồng trọt trên địa bàn huyện đã tăng từ 34% năm 2006
lên 50% vào năm 2010.
Qua bảng 2.13 ta cũng có thể thấy trong ngành trồng trọt huyện Ngọc
Hồi hiện nay thì nhóm cây trồng lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất
trong thời gian tới có thể tiếp tục phát triển nhóm cây này khi diện tích đất
đồi núi trên địa bàn huyện còn rất lớn.
Tóm lại, từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn
huyện Ngọc Hồi với những số liệu vừa phân tích ở trên, có thể thấy mặc
dù đã đ ạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây
trồng chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, ngành
trồng trọt chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng diện tích trồng cây lương
thực kém hiệu quả như sắn, lúa cạn, tăng dần tỷ trọng diện tích trồng cây
ăn trái, rau màu, cây công nghiệp, đời sống người dân cũng đã ngày càng
được cải thiện. Song hiệu quả sản xuất vẫn có thể phát huy được hơn nữa
nếu canh tác cây trồng hợp lý hơn, nhìn chung giá tr ị thu nhập trên 1 ha
đất canh tác còn ở mức khiêm tốn, sản xuất chưa mang tính hàng hóa cao,
phần lớn sản xuất các sản phẩm cây trồng hàng năm vẫn còn mang tính
chất nhỏ lẻ, chưa tạo thành các vùng tập trung thâm canh sản xuất ra sản
phẩm hàng hóa. Cơ cấu cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là 2 vụ, diện tích
trồng 3 vụ chưa nhiều và không tập trung, hiệu quả canh tác chưa cao,
chưa khai thác hết được tiềm năng năng suất của giống đưa vào sản xuất.

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.


20
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN
NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM THỜI GIAN TỚI
3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của
Đảng và Nhà nước
3.1.2. Căn cứ vào sự biến động của các yếu tố môi trường
3.1.3. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện
Ngọc Hồi trong thời gian tới
3.1.4. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại huyện Ngọc Hồi
thời gian tới
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo diện tích
* Cần rà soát quy hoạch tổng thể điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử
dụng đất.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên và địa hình của huyện Ngọc Hồi, để khai
thác và phát huy tối đa lợi thế về đất đai của địa phương cần có quy hoạch
cụ thể tình trạng sử dụng đất ở từng vùng.
* Trên cơ sở quỹ đất hiện có, từng địa phương cơ sở tiến hành rà soát
lại và tổ chức sản xuất cho phù hợp.
- Tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, đối với cây đậu
tương là cây hàng hóa chiến lược và có thế mạnh để phát triển của huyện
trong thời gian tới, vì vậy cần mở rộng diện tích ở vùng đất đồi thấp và
phù sa, đưa vào trồng xen với cây cao su, cà phê trong thời kỳ kiến thiết .
- Mở rộng diện tích cây cao su, thông qua các doanh nghiệp và các

nông trường quân đội, tiếp tục đẩy mạnh phát triển cao su tiểu điền.
- Tăng cường việc cải tạo vườn tạp, bố trí sử dụng một cách hợp lý các
loại cây trồng, tận dụng tốt nguồn vốn từ các chương trình h ỗ trợ khai
hoang, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn


21
3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
giống cây trồng
Để người nông dân tiếp cận và ứng dụng các giống cây trồng mới một
cách tốt nhất đòi h ỏi Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư phù hợp cho
việc nghiên cứu và lai tạo để đưa ra các giống cây trồng có phẩm chất tốt,
phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Cụ thể:
- Tuyển chọn giống cây trồng tốt từ nguồn Gen sẵn có của nước ta,
nghiên cứu cải tạo để có những giống tốt. Đồng thời nhập những giống cây
trồng tốt của khu vực và của các nước tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp
với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương.
- Lựa chọn và nhập những giống cây trồng cho năng suất cao ở những
địa bàn lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự địa bàn huyện để đưa vào
trồng thử nghiệm sau đó tiến hành cung cấp, phổ biến cho người dân cả về
giống cây và quy trình chăm sóc.
- Tập trung nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của giống để ngành trồng
trọt được áp dụng phần lớn các giống đã có ưu th ế lai. Hướng chủ yếu tập
trung vào các giống lúa, ngô, rau, quả…. Đây là hướng đột phá để nâng
cao năng suất và chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường ngày
càng cao ở trong nước và trên thế giới.
Để đáp ứng việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công
nghệ vào phát triển nông nghiệp cần giải quyết một số vấn đề sau:
+ Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm
nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ, đầu tư cao cho trang bị cơ sở

vật chất kỹ thuật, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
+ Có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ
khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đặc biệt là người địa phương.
+ Tăng cường sự phối hợp với các viện nghiên cứu khoa học, viện di
truyền nông nghiệp thông qua kinh phí của các dự án phát triển kinh tế - xã
hội để xây dựng được bộ giống tốt, phù hợp với địa phương.


22
+ Coi trọng công tác phổ biến khoa học – công nghệ cho những người
trực tiếp sản xuất là những người nông dân.
* Điều chỉnh thời vụ và đẩy mạnh mạnh luân canh trên đất màu, luân
canh trên đất lúa để tăng vụ sản xuất trong năm.
Trong những năm gần đây do điều kiện thời tiết thay đổi, khi đến mùa
vụ trung tâm khuyến nông huyện thường tổ chức hội thảo về chuyển dịch
cơ cấu mùa vụ với sự dịch chuyển khung thời vụ gieo cấy lúa sớm hơn so
với truyền thống để tránh rủi ro của thời tiết và tạo điều kiện để quay vòng
đất nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Kết quả là
diện tích 3 vụ ngày càng tăng lên, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngày
càng được mở rộng và tạo điều kiện cho nông dân có thể thử nghiệm nhiều
mô hình sản xuất khác nhau như khoai tây, dưa chuột, đậu tương… điều
này đã thể hiện thành công bước đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu mùa
vụ trên địa bàn huyện.
Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh việc lựa chọn và chuyển
giao các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng cao nhằm
phát triển vụ đông cũng như l ựa chọn các loại cây màu ngắn ngày, có thị
trường tiêu thụ và có giá trị kinh tế cao để gieo trồng vụ đông nhằm tăng
giá trị sản lượng, trên cơ sở đó xây dựng các mô hình tăng vụ nhằm tăng
vụ đông trên đất lúa, đất màu.
* Đẩy mạnh việc ứng dụng các mô hình luân canh, xen canh cây

trồng cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt chú trọng các mô hình luân canh
tăng vụ và các mô hình trồng xen canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày
trong diện tích cây công nghiệp dài ngày để lấy ngắn nuôi dài.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đang triển khai hiệu quả các
chương trình, d ự án như chương trình 163 (tr ợ giá, trợ cước), chương trình
135 (trong đó có dự án hỗ trợ phát triển sản xuất) để tận dụng nguồn vốn
này hỗ trợ người nông dân về máy móc, thiết bị, giống cây trồng. Đặc biệt
cần phát huy hiệu quả nguồn vốn chương trình 135, trong đó có d ự án hỗ
trợ phát triển sản xuất, hạng mục xây dựng các mô hình sản xuất trình diễn


23
“đầu bờ” để sản xuất thí điểm, hiệu quả thì sẽ nhân rộng ra và có tính lan
tỏa cao, đồng thời cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng những kết
quả thực tế mà việc ứng dụng các mô hình này đã đ ạt được.
3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu giá
trị sản lượng cây trồng
a. Nghiên cứu và mở rộng thị trường
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
Cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường cần những chủng loại hàng hóa
gì, loại hàng hóa nào mà trên địa bàn huyện có thể đưa vào sản xuất mà
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các loại cây trồng lâu năm truyền thống trên địa bàn huyện
như cà phê, cao su...cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường để
có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Do huyện Ngọc Hồi có địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều quả
đồi núi nên diện tích các thửa đất liền kề nhau thường nhỏ, khó có thể sản
xuất nông sản phẩm hàng hóa với quy mô lớn mà thường là quy mô nhỏ
với chủng loại đa dạng phù hợp với độ dốc, độ màu mỡ của đất. Điều này

đã dẫn đến chi phí cho việc thu gom, phân loại lớn và mất nhiều thời gian
để sản phẩm có thể đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Vì vậy, cần
chú ý phát triển sản xuất các loại nông sản gắn với nhu cầu tiêu dùng ở thị
trường trên địa bàn huyện và thị trường trong tỉnh.
b. Nâng cao chất lượng nông sản
Kinh nghiệm của các địa phương cho thấy, ngoài vấn đề ổn định
nguồn cung nông sản về mặt quy mô, việc đảm bảo ổn định và không
ngừng nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa là điều kiện cần thiết để đẩy
mạnh tiêu thụ nông sản góp phần nâng cao giá trị sản lượng trồng trọt. Để
có thể nâng cao được chất lượng nông sản hàng hóa thì cần giải quyết triệt
để và đồng bộ các vấn đề ở các khâu sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau
thu hoạch.


24
c. Xây dựng thương hiệu hàng hóa
Cách tốt nhất để có thương hiệu cho các nông sản là các địa phương
sẽ tùy vào thế mạnh của địa phương mình mà chính quy ền địa phương sẽ
trực tiếp đứng ra đăng ký hoặc hỗ trợ cho một cá nhân hoặc một nhóm ở
vùng đăng ký thương hi ệu chung.
d. Phát triển các cơ sở chế biến:
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến là điều hết sức cần
thiết, không những giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông dân trên địa
bàn huyện mà còn cho nông dân các huyện lân cận và từ đó đem lại giá trị
thặng dư cao hơn. Để làm được điều này, Chính phủ và chính quyền địa
phương cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Khuyến khích đầu tư chế biến nông sản sử dụng nguồn nguyên liệu
tại chỗ bằng việc cho mọi đối tượng hoạt động nhận đầu tư vào lĩnh vực
chế biến, vận chuyển và kinh doanh hàng nông sản.
+ Cần có những ưu tiên đặc biệt về các chính sách tài chính, tín dụng

cho các đơn vị tham gia vào lĩnh v ực sản xuất, kinh doanh hàng nông sản
do nông dân trên địa bàn sản xuất ra.
+ Cần khuyến khích người dân đầu tư trang thiết bị, máy móc để chế
biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ. Nếu không đủ tiềm lực để đầu tư thì
có thể liên kết theo từng nhóm để đầu tư.
3.2.5. Các giải pháp khác
a. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
b. Gia tăng quy mô vốn đầu tư vào sản xuất ngành trồng trọt
c. Giải phóng về tư tưởng nhằm giải phóng sức sản xuất
3.3. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính Phủ
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi


25
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là yếu tố quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đồng thời cũng là đòi
hỏi khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc
Hồi. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện thực sự
phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa,
là tiên phong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn cần phải có quan điểm và chính sách thích hợp. Huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum những năm qua, với đường lối đổi mới kinh tế đúng
đắn của Đảng và Nhà nước, đã có những chỉ đạo thực hiện các chính sách
tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
đã thu đư ợc những thành quả nhất định, góp phần nâng cao thu nhập và cải
thiện đời sống cho người dân.
Trong thời gian tới, để đạt được các mục tiêu của chương trình chuy ển
dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện cần sử dụng nhiều giải pháp khác

nhau, trong đó cần tập trung chủ yếu ở những giải pháp như: Thực hiện
dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng; ứng
dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh luân canh, xen canh cây trồng; mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản, khuyến khích xây dựng hệ thống bảo
quản, chế biến; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục
vụ nông nghiệp…tạo mọi điều kiện thuận lợi để chuyện dịch cơ cấu cây
trồng trên địa bàn huyện theo quan điểm, định hướng và mục tiêu đề ra,
góp phần nâng cao giá trị kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống cho người dân, góp phần đưa Ngọc Hồi trở thành huyện có nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững theo tinh thần nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện khóa IV đề ra.


×