Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội tại thành phố trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 13 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tín dụng ngân hàng là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những
kênh phân phối, sử dụng vốn hiệu quả nhất bởi vì nó giúp nguồn vốn luôn vận động
đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết thực của các tổ chức, cá nhân. Tín dụng ngân
hàng cũng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo cho xã hội phát triển ổn định và bền vững.
Trong những năm gần đây, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã đến với những
hộ gia đình chính sách trong tất cả phường, xã, ấp, khóm ở thành phố Trà Vinh,
điều này đã đóng góp tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống
của người dân. Tuy nhiên các hoạt động tín dụng tại NHCSXH cũng làm xuất hiện
các vấn đề đặc biệt về hiệu quả tín dụng như nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi suất thấp, sử
dụng nguồn vốn cho người nghèo không hiệu quả, sự bất cẩn của Chính quyền địa
phương và thiếu phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy,
vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn luôn là mối quan tâm
hàng đầu, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là yêu cầu bức xúc đặt ra,
đồng thời là mục tiêu hướng tới trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính vì
vậy, tác giả chọn đề tài thực hiện “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ƣu đãi
đối với hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại thành phố Trà Vinh”.
để nghiên cứu với mong muốn góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Trà
Vinh, giúp cho những người nghèo cải thiện đời sống, nâng cao năng suất lao động.
Trong luận văn, tác giả dựa trên khung lý thuyết để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả tín dụng ưu đãi, từ đó hệ thống lại các chỉ tiêu tín dụng để đề xuất
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng làm cơ sở để tìm
ra các giải pháp để phát huy những mặt mạnh và hoàn thiện những mặt yếu trong
đơn vị ở chương 3. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng ưu đãi nói trên trong thời gian tới; đồng thời, cùng với việc đề xuất
giải pháp, tác giả đã kiến nghị cấp có thẩm quyền một số nội dung về tháo gỡ một
số khó khăn cũng như cơ chế, chính sách giúp cho hoạt động tín dụng được tốt hơn.

iii



ABSTRACT
Bank credit is an abundant field and is one of the capital distribution and most
effective usage channels because it makes the capital always movable to timely
meet practical demands of organizations and individuals. Bank credit is also one of
the essential economic tools contributing to promote economic growth, alleviate
hunger, reduce poverty, and develop the society stable and sustainable as well.
In recent years, preferential credit sources have come to political households
living in wards, communes, clusters and villages of Tra Vinh City. This positively
contribute to alleviate hunger, reduce poverty, and enhance living conditions of the
people. However, credit activities at Social Political Bank also create special issues
such as overdue debts, low ratio of interest recovery, low effectiveness of capital
usage for the poor, carelessness of local government and lack of coordination
between Social Political Bank and Social political organizations. Therefore, the
effectiveness of preferential credit activities for borrowers is always the top concern
and the improvement of credit activities is both an urgent requirement and future
target of banks' credit activities. For these reasons, the author has chosen the topic
"Solutions improving the effectiveness of preferential credit for borrowers of
Social Political Bank in Tra Vinh City" to study with the desire to contribute to
develop socio-economy in Tra Vinh City, help the poor to enhance living
conditions, working productivity. In the thesis, the author has based on the theory
framework in order to analyze the factors affecting the effectiveness of preferential
credit, then systematize the credit targets to propose strengths, weakness,
opportunities and challenges of the Bank, and also define solutions in order to
develop strong points, minimize and perfect weak points for the organization in
Chapter 3. Then, the author can propose solutions for enhancing the effectiveness of
preferential credit activities in the future. Together with solution proposal, the
author also would like to recommend to the authorities some contents on solving
some difficulties related to institutions and policies for better credit activities.


iv


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... - 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ - 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... - 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... - 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... - 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... - 3 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................... - 4 7. Lược khảo tài liệu............................................................................................... - 4 CHƢƠNG 1........................................................................................................... - 7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG .......................................... - 7 ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ VAY VỐN ..................................................................... - 7 1.1 Các khái niệm ................................................................................................... - 7 1.1.1 Tín dụng ..................................................................................................... - 7 -

v


1.1.2 Tín dụng ưu đãi: ....................................................................................... - 7 1.1.3 Hiệu quả tín dụng ưu đãi .......................................................................... - 8 1.1.4 Đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi ............................................... - 9 1.2 Đặc trưng cơ bản của tín dụng ưu đãi ............................................................ - 10 1.3 Vai trò của tín dụng ưu đãi ............................................................................. - 10 1.3.1 Động lực giúp đối tượng chính sách vượt qua khó khăn ................... - 10 1.3.2 Tăng hiệu quả hoạt động kinh tế ........................................................... - 11 1.4 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi............................................................................. - 12 1.4.1 Tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội ................. - 12 1.4.2 Tín dụng ưu đãi thông qua Chương trình, dự án của Chính phủ ...... - 12 1.4.3 Tín dụng ưu đãi huy động tại địa phương ............................................ - 12 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn ............. - 13 1.5.1 Các yếu tố khách quan: .......................................................................... - 13 1.5.2. Các yếu tố chủ quan: ............................................................................. - 14 1.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ưu đãi .................................................... - 14 1.6.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay của NHCSXH .............. - 14 1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ......................................... - 18 CHƢƠNG 2......................................................................................................... - 20 THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG ƢU ĐÃI ........................................................ - 20 ĐỐI VỚI HỘ VAY VỐN ................................................................................... - 20 2.1 Giới thiệu về thành phố Trà Vinh .................................................................. - 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Trà Vinh ........................ - 20 2.1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................... - 20 -

vi


2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... - 23 2.2 Giới thiệu Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Trà Vinh .............. - 28 2.2.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. - 28 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động .............................................. - 31 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ............................................ - 33 2.2.4 Các chương trình cho vay ...................................................................... - 36 2.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội ............ - 37 2.3.1. Hiệu quả quản lý vốn vay ..................................................................... - 37 2.3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi ................ - 53 2.4. Những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế ........................................ - 57 2.4.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... - 57 2.4.2 Những khó khăn trong hoạt động tín dụng ưu đãi ................................. - 59 CHƢƠNG 3......................................................................................................... - 61 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ........................................ - 61 ƢU ĐÃI CỦA NHCSXH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH ............................. - 61 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. - 61 3.1.1 Định hướng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi ........................................ - 61 3.1.2 Mục tiêu phát triển tín dụng ưu đãi đến năm 2020 .......................... - 62 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi ................................................ - 64 3.2.1 Giải pháp quản lý vốn vay ..................................................................... - 64 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội ........................................ - 67 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................ - 71 3.3.1 Đối với thành viên Ban đại diện HĐQT .............................................. - 71 -

vii


3.3.2. Đối với địa phương ................................................................................ - 71 3.3.3 Đối với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ............................ - 71 KẾT LUẬN ......................................................................................................... - 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... - 74 PHỤ LỤC ............................................................................................................ - 74 -


viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHCSVN

Ngân hàng chính sách Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT – XH

Kinh tế Xã hội

SXKD


Sản xuất kinh doanh

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

HĐQT

Hội đồng Quản trị

TK & VV

Tiết kiệm và vay vốn

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu hình


Tên hình

Trang

Hình 2.1

Bản đồ hành chính thành phố Trà Vinh

22

Hình 2.2

Sơ đồ hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh

31

Hình 2.3
Hình 2.4

Sơ đồ tổ chức trụ sở chính của chi nhánh NHCSXH tỉnh
Trà Vinh
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm

x

36
39


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Bảng 2.1

Nguồn vốn hoạt động qua các năm (2013-2015)

38

Bảng 2.2

Chương trình cho vay qua các năm (2013-2015)

41

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7


Biểu tổng hợp tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh qua các năm
(2013-2015)
Biểu tổng hợp lãi tồn đọng, nợ bị chiếm dụng, nợ không có
khả năng thu hồi
Biểu tổng hợp chất lượng tổ TK & VV
Biểu tổng hợp tình hình ủy thác cho vay qua 4 tổ chức Hội
đoàn thể
Biểu tổng hợp đánh giá về mức độ hợp lý của các yếu tố về
chính sách cho vay

43

45

47

48

52

Bảng 2.8

Biểu tổng hợp tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo

53

Bảng 2.9

Biểu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của tín dụng ưu đãi


54

Bảng 2.10

Biểu tổng hợp đánh giá hiệu quả xã hội của tín dụng ưu đãi

56

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng ngân hàng là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những
kênh phân phối, sử dụng vốn hiệu quả nhất bởi vì nó giúp nguồn vốn luôn vận động
đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết thực của các tổ chức, cá nhân. Tín dụng ngân
hàng cũng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo cho xã hội phát triển ổn định và bền vững.
Ở Việt Nam gần 70% tổng số người lao động tham gia trong lĩnh vực nông
nghiệp…Một bộ phận dân cư còn sống ở mức nghèo tập trung nhiều hơn ở các vùng
nông thôn và các vùng sâu, vùng xa. Các đối tượng này có thể khó tiếp cận với vốn
tín dụng tại các ngân hàng thương mại do những trở ngại về điều kiện về tài sản bảo
đảm nợ vay, cũng như sự hiểu biết về vốn tín dụng để phát triển sản xuất .
Xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của người dân, ngày 4 tháng 10 năm
2002; Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH), trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo
trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Sự ra đời của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh từ năm 2003 đến nay đã tác
động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh nói chung và trên địa bàn

thành phố Trà Vinh nói riêng. Bên cạnh đó đời sống việc làm, lao động sản xuất của
người dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng được
nâng lên. Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng
Chính sách xã hội (NHCSXH) Trung ương, của Thành ủy, UBND thành phố, Ban
đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành
và các tổ chức chính trị xã hội, NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã tập trung triển khai đồng
bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người
nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời tập trung củng cố nâng cao chất
lượng tín dụng chính sách, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu cấp trên giao, góp
phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh

-1-


xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu được công bố nào về
hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn của NHCSXH tại thành phố Trà Vinh.
Trong những năm gần đây, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã đến với những
hộ gia đình chính sách trong tất cả phường, xã, ấp, khóm ở thành phố Trà Vinh,
điều này đã đóng góp tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống
của người dân. Tuy nhiên các hoạt động tín dụng tại NHCSXH cũng làm xuất hiện
các vấn đề đặc biệt về hiệu quả tín dụng như nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi suất thấp, sử
dụng nguồn vốn cho người nghèo không hiệu quả và thiếu phối hợp giữa NHCSXH
và các tổ chức xã hội. Vì vậy, vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ
vay vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
luôn là yêu cầu bức xúc đặt ra, đồng thời là mục tiêu hướng tới trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài thực hiện “Giải pháp nâng cao
hiệu quả tín dụng ƣu đãi đối với hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội
tại thành phố Trà Vinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực trạng về công tác tín dụng ưu đãi của

NHCSXH đến hộ vay vốn trên địa bàn thành phố Trà Vinh, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn.
- Mục tiêu cụ thể:
 Mục tiêu 1: Trình bày thực trạng công tác tín dụng ưu đãi của Ngân hàng
Chính sách xã hội tại thành phố Trà Vinh trong thời gian qua.
 Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín
dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Trà
Vinh.
 Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ
vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Trà Vinh.

-2-


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Trà Vinh.
- Đối tượng khảo sát: khảo sát khách hàng vay vốn tại NHCSXH chi nhánh
tỉnh Trà Vinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 10 phường, xã
trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được
thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013-2015.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
trên địa bàn thành phố Trà Vinh trong thời gian qua.
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố
Trà Vinh.
Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trọng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
Từ thực trạng đã nghiên cứu kết hợp với mục tiêu phát triển tín dụng ưu đãi
đến năm 2020 của NHCSXH chi nhánh tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để
nghiên cứu được thực hiện như sau:
+ Nghiên cứu định tính: Được sử dụng để xác định các thang đo và xây
dựng bảng câu hỏi thu thập số liệu phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

-3-


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

Võ Thị Thúy Anh, Phan Đặng My Phương (2010), “Nâng cao hiệu quả chương
trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách Xã hội tại thành phố
Đà Nẵng”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, 40(5), tr 52-60.

[2]

Ban đại diện Ngân hàng chính sách Xã hội thành phố Trà Vinh (2015), Báo cáo
tổng kết tình hình hoạt động 03 năm (2013-2015), Trà Vinh.

[3]


Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4]

Đinh Thị Thùy Dương (2009), Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát
triển kinh tế Nông nghiệp – Nông thôn huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

[5]

Nguyễn Thị Mai Hoa (2012), Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại
Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Đà Nẵng.

[6]

Đặng Thị Phương Hoa (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi
tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế,
Đại học Kinh tế Hà Nội.

[7]

Đỗ Thị Mến (2010), Mở rộng tín dụng ưu đãi tại chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[8]

Trần Hữu Mết (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Trà Vinh.


[9]

Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011-2020, Trà Vinh.

[10] Ủy ban nhân dân thành phố Trà Vinh (2015), Báo cáo tình hình KT-XH 05 năm
2011-2015 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, Trà Vinh.

- 74 -



×