Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.35 KB, 11 trang )

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
- Nguyễn Thi là nhà văn có sự gắn bó sâu sắc với con người Nam Bộ, ông
được coi là nhà văn của nông dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Thế giới nhân vật Nguyễn Thi thường là người nông dân Nam Bộ có
tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu bất khuất,
kiên cường, tất cả đều mang đậm tính chất Nam Bộ với sự thẳng thắn, bộc trực, lạc
quan và nghĩa khí.
- Nguyễn Thi cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc bởi năng lực phân tích tâm lý
nhân vật sắc sảo; khả năng thâm nhập, khám phá, diễn tả thế giới nội tâm con
người bởi ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
2. Tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của
Nguyễn Thi rút từ tập “Truyện và kí” (1978).
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
ĐỀ 1: NHÂN VẬT CHIẾN
 MB:
- A – 1, 2.1
- Đoạn trích là dòng tâm tư, hồi ức của anh chiến sĩ trẻ tên Việt trong lần tỉnh dậy
khi bị thương ở trong chiến trường. Một trong những hình ảnh sâu đậm nhất, luôn
hiện lên trong dòng tâm tư hồi ức ấy là nhân vật Chiến, một điển hình đặc sắc cho
những thanh niên Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 TB:
1


1. Chiến được thừa hưởng trực tiếp từ người mẹ những đặc điểm thể chất và
tinh thần:
a) Chiến được thừa hưởng từ người mẹ trước hết là vóc dáng với “2 bắp tay tròn


vo, sau đỏ cháy nắng… thân người to và chắc nịch”, tiếng chân bước “bịch bịch”.
Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của những người nông dân Nam Bộ thường xuất hiện
trong văn Nguyễn Thi, những vẻ đẹp không để ngắm nhìn, nâng niu, những vẻ đẹp
sinh ra để gánh vác và chống chọi, để chiến đấu và chiến thắng.
b) Chiến giống mẹ trong từng chi tiết nhỏ nhất của lời nói, cử chỉ,… dẫn đến Việt
đã không thể giấu được ngạc nhiên khi phát hiện ra sự thừa hưởng thú vị này:
“Chà, chị Chiến bữa nay ăn nói in như má vậy! Cũng ở trong buồng mà nói với ra,
cũng nằm với thằng Út em, ở trên cái giường đó”. Chiến giống má mình ở cả trong
từng cử chỉ: “Chị Chiến hứ một cái “cóc” rồi trở mình. May mà chị không bẻ tay
rồi đập vào bắp vế than mỏi”. Những chi tiết tưởng như rất nhỏ bé ấy đã cho thấy
không chỉ tính chất tiếp nối về huyết thống gia đình mà còn đem đến cảm nhận
thiêng liêng xúc động: Gia đình luôn hiện hữu trong những đứa con, và người mẹ
vẫn như đang tiếp tục sống trong cuộc đời của những đứa con.
c) Cũng như má Chiến đảm đang, tháo vát, biết lo toan chu đáo mọi công việc nhà,
việc nước. Nguyễn Thi đặc biệt nhấn mạnh những nét kế thừa của nhân vật Chiến
trong đêm thu xếp việc nhà để chuẩn bị tòng quân đánh giặc.
- Trong đêm trước ngày tòng quân, khác với cậu em trai vô lo vô nghĩ, Chiến thao
thức không ngủ được bởi “sắp tới đây biết bao chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng
bao nhiêu chuyện phải nhớ”. Chiến vừa nói với thằng Út em trong giường như má
ngày xưa, vừa nghĩ ngợi trước sau thấu đáo rồi Chiến bàn bạc với Việt để có thể
thu xếp việc nhà cho yên ổn lúc lên đường.
+ Chiến tính từ việc gửi em út sang nhờ chú Năm nuôi, việc viết thư cho
người chị gái đi lấy chồng xa, việc cho xã mượn nhà làm trường học vừa là việc
nghĩa cho con em trong xã trong đó có em Út, cũng vừa để ngôi nhà của ba má có
2


người quét dọn cho khỏi lạnh lẽo, hoang tàn. Việc trả lại mấy công ruộng cho xã,
nhờ chú Năm thu hoạch 2 công mía giành làm đám giỗ cho ba má. Đặc biệt là việc
đưa bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm – đó là việc lớn nhất và quan trọng nhất còn

lại trong gia đình…
+ Những suy tính sắp xếp của chị Chiến chu đáo từ việc nhỏ đến việc lớn.
Từ việc chăm sóc cho cuộc sống hằng ngày của mấy chị em, những việc thiêng
liêng, lớn lao của gia đình, tất cả đều được tính toán, thu xếp trọn vẹn trước sau,
giúp cho cả người ở lại lẫn người ra đi đều yên tâm thanh thản.
+ Sự lo toan chu đáo của Chiến cũng khiến chú Năm phải hài lòng tấm tắc
khen: “Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng”. Còn cậu em trai
thì tuyệt đối tin vào chị, yên tâm phó thác việc trong nhà cho chị lo toan.
+ Cách nói của Chiến “rành rọt tiếng nào ra tiếng ấy” – đó là cách nói của
một người đã trưởng thành già dặn và chững chạc có thể đứng mũi chịu sào, tự tin
chịu trách nhiệm cho những tính toán, quyết định của mình sau khi đã suy nghĩ thật
chín chắn.
+ Khi suy tính, sắp xếp chuyện gia đình Chiến luôn hình dung cách má mình
sẽ làm để mình lựa làm theo. Cô lo toan giống má tới mức khiến cho Việt phải
kinh ngạc: “Hồi đó má dặn chị vậy hả… vậy mà nói nghe in như má vậy?”. Và
Chiến đã giải thích với Việt đúng như cách cô nghĩ: “Tao cũng lựa ý, nếu má còn
sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy”. – Với Chiến, người mẹ thực sự đã
trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực đẹp đẽ để định lý cho những suy nghĩ, hành động
của các con.
+ Có thể thấy Chiến đã thực sự là người con gái lớn trong gia đình, biết tần
tảo lo toan. Chính những lo toan chu đáo của chị, sự thừa hưởng từ người mẹ
những đặc điểm thể chất và tinh thần đã góp phần giúp cho gia đình của 2 chị em
Việt – Chiến luôn hiện hữu như một thực thể gần gũi, sống động trong những đứa

3


con dù cho những biểu hiện bên ngoài của một gia đình thực chất đã không còn
nữa.
2. Chiến còn là một cô gái gan góc dũng cảm và cũng rất duyên dáng, giàu nữ

tính:
- Cũng như hầu hết thanh niên Việt Nam những ngày đánh Mĩ, Chiến khao khát
được trực tiếp cầm súng đánh giặc. Là người chị yêu thương, nhường nhịn em tất
cả mọi điều, tuy nhiên Chiến lại giành quyết liệt với em trai để tòng quân:
+ Chiến ra đi đánh giặc không vì những sốc nổi trẻ con hay mộng mơ lãng
mạn. Cô ý thức rất rõ động cơ cao đẹp và thiêng liêng: trả thù nhà, đền nợ nước ;
cô cũng xác định trước những gian khổ, ác liệt nơi “chân trời mặt biển” và đặc biệt
Chiến ra đi với quyết tâm sắt đá qua lời thề dữ dội: “Làm thân con gái ra đi thì tao
chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Chiến đã sống đúng như cái tên
rất con trai là Quyết Chiến, cái tên quen thuộc của cả một thế hệ người Việt Nam
quyết tâm chiến đấu giải phóng đất nước.
+ Có thể nhận thấy chất Nam Bộ đậm nét trong lời nói, việc làm và suy nghĩ
của Chiến, cũng như trong các nhân vật nữ của Nguyễn Thi nói chung, những
người phụ nữ đánh giặc với tinh thần: “Còn cái lai quần cũng đánh!”.
+ Là một người con gái mạnh mẽ, kiên cường, gan góc, Chiến vẫn rất duyên
dáng và nữ tính. Vào bộ đội, cô vẫn có chiếc gương soi trong túi, vẫn giữ những
thói quen thiếu nữ, thích làm đẹp, làm duyên, bất chấp nguy hiểm nơi chiến trường
bom đạn. Chị cũng là người chị luôn nhường nhịn, yêu thương các em.
 KL:
1. Thành công lớn nhất:
Những hiện tượng nhân vật điển hình trong một gia đình nông dân Nam Bộ có
truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu dũng cảm và son sắt thuỷ
chung với cách mạng. Các nhân vật trong truyện ngắn đều mang những nét chung
và những nét chung không chỉ của thế giới nhân vật Nguyễn Thi mà còn là nét
4


chung của các nhân vật trong văn học 45 – 75, những đại diện ưu tú cho cộng đồng
và quan trọng tài năng của Nguyễn Thi đã khiến mỗi nhân vật của ông được khắc
họa với một nét riêng ấn tượng và trong gia đình họ hiện lên với nhiều gương mặt

riêng, đầy cá tính.
2. Chỉ qua dòng tâm tư, hồi ức của người em trai, nhân vật Chiến vẫn được khắc
họa thật ấn tượng và sinh động từ ngoại hình, dáng vẻ cho đến lời nói, việc làm đến
những lo toan, tính toán… Qua đó nhân vật đã thể hiện những nét tính cách điển
hình của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
ĐỀ 2: NHÂN VẬT VIỆT
 MB:
- như đề 1
- “Những đứa con trong gia đình” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi rút
từ tập “Truyện và kí” (1978), trong truyện ngắn, Việt là nhân vật xuất hiện nhiều
nhất và được miêu tả sâu đậm nhất. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Việt đã được
hiện lên phần nào trong ngôn ngữ trần thuật của nhà văn và chủ yếu là qua ngôn
ngữ nửa trực tiếp của nhân vật, qua dòng độc thoại nội tâm của chính Việt trong
lần thứ 4 tỉnh lại khi bị thương giữa chiến trường.
 TB:
1. Việt có nét riêng dễ mến của 1 cậu con trai mới lớn, tâm hồn trong sáng vô
tư, tính tình trẻ con và ngây thơ.
- Nếu Chiến chín chắn, nhường nhịn em bao nhiêu, thì Việt lại hay tranh giành với
chị bấy nhiêu. Trong đêm ghi tên tòng quân, Việt cũng giành chạy lên trước, sau
khi nói tuổi 2 chị em, Việt còn so sánh rất trẻ con: “Mình đứng đâu có thua chị, tuy
tóc chị có cao hơn mình một chút thật”.
- Mọi việc trong nhà Chiến đều phó thác cho chị:

5


+ Đêm trước ngày đi tòng quân đánh giặc, chị Chiến lo bàn bạc với em thu
xếp “việc gia đình”, Việt vẫn vô lo vô nghĩ như một đứa trẻ.
+ Trước những câu hỏi rất nghiêm trọng của chị Chiến, Việt cứ nhấm nhẳng
trả lời theo cách một đứa trẻ tuyệt đối tin tưởng ở chị, phó mặc hoàn toàn cho chị

lo lắng thu xếp: “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà”.
+ Nghe chị Chiến bắt viết thư cho chị hai Việt nói: “sắp đi tới nơi mà còn
bắt viết thư” – ngoài tâm lý háo hức nghĩ đến việc ra trận ngày mai có lẽ Việt còn
nghĩ rằng Việt sắp trở thành anh chiến sĩ giải phóng quân, phải lo những việc quốc
gia đại sự mà không phải bận tâm đến những việc nhỏ nhặt trong nhà! Yên tâm dựa
vào sự lo toan của chị, Việt rất vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì” hoặc vừa nghe
chị nói vừa nghịch ngợm rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi
sau đó cũng “ngủ quên lúc nào không biết”.
- Vào bộ đội, hành trang của Việt cũng như bao người chiến sĩ khác là một cái
võng, một bộ quân phục và thêm đó còn có cái ná thun. Đó là cái ná thun chú Năm
làm bằng một nạng ổi đã “láng o”, cái ná hằng ngày vẫn theo Việt đi bắn chim lúc
anh còn ở nhà, cái ná như còn đượm hương cây.
- Cái nét trẻ con đáng yêu của Việt còn hiện lên qua nhiều chi tiết tâm lý cảm động
hoặc ngộ nghĩnh khác.
+ Khi nghe chị Chiến bàn việc thu xếp cửa nhà trong đêm trước ngày tòng
quân, nhớ đến má Việt luôn nghĩ: “Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo
ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón
quạt”. Ý nghĩ ấy ám ảnh đến mức trong lúc Việt “ngóc đầu lên ròm bàn thờ… Việt
tin má đã về ngồi đâu đó thật”. Việt còn nghĩ chân thành và ngây thơ “đêm nay dễ
gì má vắng mặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm
sao chớ?”. Đó là ý nghĩ của một đứa con như vẫn còn thơ dại, luôn trông đợi vào
sự lo toan quyết định của má.

6


+ Khi bị thương nặng, lạc đồng đội nằm một mình ở giữa chiến trường, anh
chiến sĩ giải phóng quân vừa lập chiến công lớn, diệt được một xe bọc thép của
giặc, anh chiến sĩ không sợ giặc không sợ chết lại vẫn mang nỗi sợ hãi rất trẻ con:
Việt thấy sợ cái bóng đêm kéo theo cái con ma cụt đầu… thằng chỏng cụt lưỡi…

Việt chỉ mong “thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại
anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến”.
+ Thậm chí Việt còn không hình dung nổi cái chết là gì. Việt nghĩ ngây thơ:
“Chết là gì nhỉ, chắc là bị đau gấp mấy lần bị thương”
 Sự ngây thơ và tính nết trẻ con vô tư không chỉ là một nét đẹp đáng yêu trong
tâm hồn trong sáng của Việt mà còn đem đến sự cảm phục về một xứ sở lạ lùng:
“… xứ sở lạ lùng… Đến em thơ cũng hóa anh hùng” (Tố Hữu).
2. Việt còn là một chàng trai nhạy cảm, giàu tình cảm
- Trong những lần tỉnh lại ở giữa chiến trường, Việt thường có cảm nhận rất tinh tế
về thế giới xung quanh: “tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên”, “tiếng chim cu rừng
vù vù” đâu đây, - Việt không chỉ nghe thấy âm thanh mà còn hình dung ra cả
không gian chứa đựng âm thanh. Hai mắt bị thương không nhìn thấy gì nhưng Việt
vẫn có thể nhận ra bóng đêm với “hơi gió lạnh đang lùa trên má. Ếch nhái kêu dậy
lên. Việt lắng nghe, đúng là những con ếch nái bụng tròn vo, mắt thồi lồi, hay ngồi
liếm mép kêu uôm uôm. Có ai đi soi ếch gần đây không? Ở quê Việt, những đêm
như đêm nay, đèn soi nhấp nhoáng đầy đồng…”. Đó là cảm nhận của một con
người gắn bó tha thiết với cuộc sống, với thiên nhiên, với cỏ cây nắng gió, người
có thể nhận ra mùi hoa cau thoảng lại từ chân vườn nhà chú Năm, nhận ra mùi lúa
gạo với mùi mồ hôi của má trong những đêm má đi gặt mướn về muộn.
- Việt cũng là người rất giàu tình cảm với quê hương, với gia đình, với anh em
đồng đội:

7


+ Bị thương nằm lại nơi chiến trường Việt luôn sống với những kỉ niệm về
gia đình và quê hương. Nghe tiếng ếch nhái kêu Việt lại nhớ những đêm mưa đi soi
ếch ở quê với chị Chiến, nghe tiếng chim cu rừng, Việt cũng nhớ những buổi trưa
+ Từ những kỉ niệm về quê hương, hình ảnh những người thân yêu trong gia
đình cũng trở về với Việt – từ chú Năm với những câu hò, đến chị Chiến với

những nhường nhịn lo toan. Vì nhớ má, Việt luôn nhớ tới hình ảnh của má, trong
đêm 2 chị em chuẩn bị tòng quân, Việt luôn hình dung má về, khi ở chiến trường
Việt ước ao được gặp má, được má xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy rồi lấy xoong
cơm đi là đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn. Ba má bị giặc giết hại, Việt quyết
tâm đi bộ đội để trả thù cho ba má, cùng chị khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú
Năm, Việt thầm nói với ba má những lời yêu thương “…chúng con đi đánh giặc
trả thù cho ba má, tới chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Nghe tiếng
chân chị Chiến khiêng bàn thờ má “bịch bịch” ở phía sau, Việt thấy “thương chị
lạ”.
+ Rất yêu quý anh em đồng đội vậy mà Việt vẫn “giấu chị như giấu của
riêng”, không dám lộ ra là có người chị gái chưa lấy chồng vì sợ mất chị - Việt yêu
quý chị Chiến bằng một tình cảm vừa sâu nặng, vừa ngây thơ con trẻ.
+ Trong những lần tỉnh lại nơi chiến trường, hình ảnh đồng đội luôn hiện lên
trong tâm trí Việt, Việt nhớ từ cách anh em gọi mình là “cậu Tư”, Việt đã sung
sướng reo lên khi nhận ra tiếng súng của anh em, tiếng súng làm hiện lên gương
mặt của anh em mình. Việt nhớ “cái cằm nhọn hoắt” của anh Tánh, “nụ cười và
cái nheo mắt” của anh Công. Việt luôn thầm chuyện trò với đồng đội: “Việt vẫn
còn nguyên tại vị trí này… các anh chờ Việt một chút”. Việt mong gặp lại anh
Tánh “để được níu chặt các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị
Chiến”. Việt không sợ chết nhưng lại nghĩ rằng nếu chết mà không còn được ở
chung với anh Tánh và không được đi bộ đội nữa thì buồm lắm. Đồng đội đã thực

8


sự trở thành gia đình lớn của Việt, người chiến sĩ trẻ có tình cảm ngây thơ, trong
sáng, chân thành.
3. Người chiến sĩ yêu quê hương, căm thù giặc, ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên
cường.
- Ngay từ khi còn là một cậu bé Việt đã thừa hưởng sự gan góc dũng cảm từ ba má,

sự gan góc rất Nam Bộ. Khi ba bị giặc chặt đầu thì nỗi đau đớn và căm thù giặc
khiến Việt không còn biết sợ, Việt cùng má bám riết theo kẻ thù để đổi đầu ba. Khi
thằng giặc ném đầu ba rơi xuống đất, Việt căm hờn tới mức “đầu ba dưới đất
không lượm, cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá”.
- Chính sự gan góc trẻ thơ đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ
giải phóng quân sau này.
- Sau khi mẹ mất Việt dứt khoát xung phong đi bộ đội để giết giặc trả thù. Nghe
chị Chiến nói: “Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ” Việt bức xúc: “đá trái dừa rụng
dưới chân xuống mương cái đùng: - Bộ mình chị biết đi trả thù à?”. Cử chỉ, thái
độ, cách nói vẫn trẻ con mà lòng căm thù, ý chí quyết tâm và sự quyết tâm thì lại
rất gan góc giống người lớn! Trước khi đi, thấy chị nhắc lại lời răn của chú Năm:
“thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”, Việt cười “khì khì” vô tư: “Chị có
bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị”. Có thể thấy quyết tâm ra đi tòng
quân đánh giặc trả thù nhà đền nợ nước được coi như một lẽ tự nhiên, tất yếu
không cần bàn cãi, không thể đổi thay. Khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm Việt
cảm thấy “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên
vai”. Lòng yêu nước, căm thù giặc khiến cậu con trai ngây thơ ấy bỗng trở nên già
dặn bởi những xúc cảm và suy nghĩ thực sự sâu sắc.
- Khi trở thành người chiến sĩ giải phóng quân, Việt đã chiến đấu dũng cảm và lập
những chiến công lớn, thể hiện rõ nét hơn những phẩm chất anh hùng của con
người Việt Nam thời đánh Mĩ.

9


- Trong một trận đánh ác liệt dữ dội với quân Mĩ, Việt đuổi theo và nhảy lên một
chiếc xe bọc thép của giặc đang tháo chạy, thả thủ pháo vào bên trong tiêu diệt
được chiếc xe. Việt đã thể hiện không chỉ lòng dũng cảm mà còn là tinh thần chủ
động tấn công, đuổi theo giặc, tìm giặc mà chiến đấu bất chấp hiểm nguy.
- Bị thương nặng, Việt lạc đồng đội, phải nằm lại giữa chiến trường. Vậy mà với 2

bàn tay đau đớn Việt vẫn không rời bỏ vị trí, anh luôn giữ tư thế và tâm thế của
người chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu với “ngón tay cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ
súng”.
- Việt luôn xác định quyết tâm chiến đấu cao độ với kẻ thù “tao sẽ chờ mày… với
tao thì mày là thằng chạy… Hôm qua mày đã chạy trước mặt tao”.
- Với đôi mắt không nhìn rõ mọi vật nhưng Việt vẫn lắng nghe âm thanh của chiến
trường để tìm về với đồng đội, tiếp tục chiến đấu. Nghe tiếng súng đồng chí thân
thiết, Việt đã hình dung một cách đầy sung sướng, phấn khích về diễn biến trận
đánh: “Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi”. Việt sung sướng hòa
lòng mình vào những âm thanh náo nức, hào tráng của chiến trường khi “kèn xung
phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn của ta đang nổ rộ”. Với người chiến sĩ trẻ
dũng cảm ấy, “Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng”, cảm giác của
Việt cũng là suy nghĩ của cả dân tộc ta trong cuộc trường chinh giành sự sống.
- Kiệt sức vì vết thương nặng, vì đói khát, Việt vẫn cố gắng bò về phía mặt trận
“cây súng đẩy đi trước, 2 cùi tay lôi người đi theo”. Việt cảm thấy “trận đánh
đang gọi Việt đến” – đó là suy nghĩ của một người chiến sĩ dũng cảm, kiên quyết
không rời bỏ vị trí chiến đấu. Việt còn ao ước: “Phải chi có chị Chiến ở đây, chị sẽ
bắn thế cho Việt…” Quyết tâm ấy của Việt gợi liên tưởng tới câu nói của Nguyễn
Viết Xuân: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Đó cũng là quyết tâm của cả một dân
tộc anh hùng sẵn sàng đối đầu, sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù.
 KL:
1. KL Đề 1.1
10


2. Với nghệ thuật trần thuật độc đáo từ ngôi thứ 3, đặc biệt là việc để nhân vật tự
bộc lộ mình qua ngôn ngữ nửa trực tiếp, qua dòng độc thoại nội tâm, Nguyễn Thi
đã xây dựng thành công nhân vật Việt với những nét tâm lí chân thực, không chỉ
mang tính cá biệt trong những hành động, lời nói, suy nghĩ, mà còn là hình ảnh
điển hình cho những người dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, ý

chí chiến đấu bất khuất, kiên cường.

11



×