Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC HỘI THI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI LẦN THỨ 8 NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.95 KB, 10 trang )

HỘI THI “AN TOÀN VỆ SINH VIÊN GIỎI” LẦN THỨ 8 - NĂM 2014
CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
(50 câu)
Câu 1. “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động,
sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động” được
quy định tại:
a/ Điều 133 Bộ Luật Lao động năm 2012.
b/ Điều 12 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995
c/ Điều 13 Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995
Câu 2. Theo điều 11 Nghị định 43/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định việc sử
dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ
được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a/ Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề
nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được
công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
b/ Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành đối với nghề, công việc;
c/ Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;
d/ Cả a, b, c đều đúng
Câu 3. Việc biên soạn chương trình, nội dung huấn luyện về an tồn lao động, vệ
sinh lao động cho doanh nghiệp là trách nhiệm của :
a/ Người sử dụng lao động
b/ Sở Lao động & Thương binh xã hội
c/ Bộ, ngành quản lý trực tiếp .
Câu 4. Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị,
nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động:
a/ Điều 138 Bộ Luật Lao động năm 2012.
b/ Điều 139 Bộ Luật Lao động năm 2012.
c/ Điều 140 Bộ Luật Lao động năm 2012.
Câu 5. “Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc
mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi


thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đe dọa nghiêm trọng
tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực
tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công
việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục” được quy
định tại:
a/ Khoản 1 Điều 99 Bộ Luật Lao động năm 2012.
b/ Khoản 2 Điều 140 Bộ Luật Lao động năm 2012.
c/ Khoản 2 Điều 100 Bộ Luật Lao động năm 2012.
Câu 6. Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động là những công việc:
a/ Có sử dụng máy, thiết bị dễ gây ra tai nạn lao động.

1


b/ Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như: làm việc trên cao … ở
gần hoặc tiếp xúc với các hoá chất dễ cháy nổ, chất độc … quy trình thao tác đảm bảo
an toàn phức tạp.
c/ Cả câu a và b.
Câu 7. Nhà nuớc quy định cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động được sự chỉ đạo
trực tiếp của :
a/ Người sử dụng lao động
b/ Trưởng phòng kỹ thuật
c/ Trưởng phòng tổ chức lao động
Câu 8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào được xét là TNLĐ theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của
Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế:
a/ Người lao động gặp tai nạn giao thông ở gần cơ quan làm việc sau khi tham
gia tiệc liên hoan tổng kết cuối năm của đơn vị.
b/ Người lao động gặp tai nạn bất ngờ trong thời gian nghỉ giải lao và ăn giữa ca

để sau đó tiếp tục tiến hành công việc.
c/ Người lao động gặp tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai,
hỏa hoạn…khi thực hiện các công việc ngoài nhiệm vụ lao động được phân công.
d/ Cả a và c đúng.
Câu 9. Hãy nêu các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ
theo quy định tại Thông tư 40/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2012 của Liên
bộ: LĐ-TB-XH và Y tế:
a/ Nơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển; Nơi làm việc cheo leo nguy hiểm.
b/ Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở.
c/ Ngâm mình thường xuyên dưới nước (từ 04h mỗi ngày trở lên, trên 03 ngày
một tuần).
d/ Cả a, b và c đều đúng
Câu 10. Việc đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại Sở
Lao động-Thương binh-Xã hội được quy định như sau:
a/ Đăng ký chỉ thực hiện 1 lần trước khi đưa thiết bị vào sử dụng
b/ Khi cải tạo, sửa chữa, chuyển đổi chủ sở hữu cũng phải đăng ký lại
c/ Cả câu a và b.
Câu 11. Hãy cho biết văn bản nào hướng dẫn quản lý VSLĐ, sức khỏe người lao
động và bệnh nghề nghề nghiệp:

2


a/ Thông tư số:10/2006/TT-BLĐTBXH ngày 12/9/2006 của Bộ LĐ-TB-XH.
b/ Thông tư số: Số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế.
c/ Thông tư số: 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế.
d/ Thông tư liên tịch số:01/2011/TT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ
LĐ-TB-XH và Bộ Y tế.
Câu 12. Hãy nêu quy định về quản lý sức khỏe người lao động loại IV, loại V và bị
bệnh mãn tính được quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của

Bộ Y tế:
a/ Phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và sắp xếp công
việc phù hợp.
b/ NLĐ phải nghỉ việc không hưởng lương để điều trị, điều dưỡng phục hồi
chức năng nhằm cải thiện sức khỏe và khả năng lao động.
c/ Người sử dụng lao động phải bố trí các công việc phù hợp, không được phân
công NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro
dẫn đến TNLĐ.
d/ Cả a, b và c đều sai.
Câu 13. Trong khi cán bộ bảo hộ lao động đi kiểm tra các nơi sản xuất nếu phát
hiện các vi phạm, các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền:
a/ Ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp)
b/ Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi
hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo cho người
sử dụng lao động.
c/ Cả câu a và b
Câu 14. Mục đích của việc khám sức khỏe định kỳ là:
a/ Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện
sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.
b/ Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khỏe yếu để có kế hoạch đưa
đi điều dưỡng, phục hồi chức năng
c/ Cả câu a và câu b
Câu 15. Quy định vị trí đặt hộp cấp cứu ban đầu tại :
a/ Đặt tại phòng Y tế, có dấu chữ thập
b/ Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi đễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu
chữ thập
c/ Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu
chữ thập và thông báo cho người lao động biết vị trí, quy định cách sử dụng .

3



Câu 16. Hãy nêu thời gian huấn luyện ATVSLĐ định kỳ cho người lao động được
quy định tại TT số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ LĐ-TB-XH:
a/ Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất là 06 tháng mỗi lần, mỗi lần ít nhất 02
ngày. Đối với người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động thì tăng thời gian huấn luyện thêm
01 ngày.
b/ Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất là 01 năm mỗi lần, mỗi lần ít nhất 03
ngày. Chú ý phải bồi dưỡng, sát hạch kỹ các đối tượng làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động.
c/ Thời gian huấn luyện do Người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn
thống nhất quyết định, tùy thuộc vào yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động của cơ sở.
d/ Thời gian huấn luyện ít nhất mỗi năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày.
Câu 17. Nội dung huấn luyện những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh
lao động đối với người lao động gồm:
a/ Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và
quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
b/ Nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp; nghĩa vụ và
quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c/ Mục đích, ý nghĩa công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghĩa vụ và
quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn
lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Câu 18. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT ngày 10/1/2011 của BLĐTBXH-BYT
quy định Hội đồng Bảo hộ lao động được thành lập ở những doanh nghiệp:
a/ Có số lao động từ 50 người trở lên
b/ Có số lao động từ 500 người trở lên
c/ Có số lao động từ 1.000 người trở lên
Câu 19. Luật pháp Bảo hộ lao động quy định tự kiểm tra Bảo hộ lao động tại tổ

sản xuất vào thời gian nào ?
a/ Đầu giờ là việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào 1 công việc mới
b/ Cuối giờ làm việc hàng ngày và trong khi làm l công việc mới
c/ Kết thúc ngày làm việc và trước khi bắt đầu vào 1 công việc mới.

4


Câu 20. Người lao động phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động phù hợp với thiết bị, công nghệ mới và công việc được giao trong
những trường hợp nào:
a/ Khi chuyển từ công việc này sang công việc khác; Khi có sự thay đổi thiết bị,
công nghệ sản xuất.
b/ Khi có sự thay đổi người sử dụng lao động; Khi người lao động chuyển từ
công việc này sang công việc khác; Khi người lao động nghỉ phép với thời gian 12
ngày trở lên.
c/ Khi người lao động chuyển từ công việc này sang công việc khác; Khi có sự
thay đổi thiết bị, công nghệ sản xuất; Sau khi nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên.
d/ Khi có sự thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất; Khi người sử dụng lao động
xét thấy cần phải tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ để phòng tránh bệnh nghề
nghiệp.
Câu 21. Luật pháp bảo hộ lao động quy định các doanh nghiệp phải bố trí 1 cán
bộ chuyên trách làm công tác Bảo hộ lao động đối với quy mô lao động:
a/ Các doanh nghiệp có từ 500 đến dưới 1.000 lao động
b/ Các doanh nghiệp có từ 400 đến dưới 1.000 lao động
c/ Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1.000 lao động
Câu 22. Việc đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại Sở
Lao động-Thương binh-Xã hội được quy định như sau:
a/ Đăng ký chỉ thực hiện 1 lần trước khi đưa thiết bị vào sử dụng
b/ Khi cải tạo, sửa chữa, chuyển đổi chủ sở hữu cũng phải đăng ký lại

c/ Cả câu a và b
Câu 23. Người bị tai nạn lao động mất khả năng lao động từ 5% đến 30% được
Bảo hiểm xã hội trợ cấp 1 lần:
a/ Từ 4 đến 10 tháng tiền lương tối thiểu
b/ Từ 4 đến 12 tháng tiền lương tối thiểu
c/ Từ 8 đến 12 tháng tiền lương tối thiểu
Câu 24. Người bị tai nạn lao động mất khả năng lao động từ 31% trở lên được
Bảo hiểm xã hội trợ cấp hàng tháng (không tính mức trợ cấp tính theo số năm
đóng BHXH) kể từ ngày ra viện với mức:
a/ Từ 0,5 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu.
b/ Từ 0,3 đến 1,68 tháng tiền lương tối thiểu.
c/ Từ 0,5 đến 1,68 tháng tiền lương tối thiểu.
Câu 25. Điều 21 nghị định 47-NĐ/CP ngày 6/5/2010 quy định người sử dụng lao
động không thanh toán các khoản chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị
xong cho người bị tai nạn lao động bị phạt từ ::
a/ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng
b/ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
c/ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng .
Câu 26. Điều 20 Nghị định 47/CP ngày 6/5/2010 quy định Người sử dụng lao động
không đăng ký đối với các lọai máy, thiết bị, vật tư, các chất có các yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động bị phạt tiền từ :

5


a/ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
b/ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
c/ 10.000.000 đồng đến 15.000.000đồng
Câu 27. Điều 19 Nghị định 47/CP ngày 6/5/2010 quy định Người sử dụng lao động
không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động bị

phạt tiền từ:
a/ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b/ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c/ 5.000.000 đồng đến 10.000.000đồng
Câu 28. Điều 18 Nghị định 47/CP ngày 6/5/2010 quy định Người sử dụng lao động
không trang bị đầy đủ phương tiện Bảo hộ lao động cho người lao động bị phạt
tiền từ:
a/ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b/ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c/ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 29. Điều 19 Nghị định 47/CP ngày 6/5/2010 quy định Người sử dụng lao động
không tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những
quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề
phòng bị phạt tiền từ:
a/ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
b/ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
c/ 5.000.000 đồng đến 10.000.000đồng
Câu 30. Đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy được quy định tại
Điều 2 như thế nào.
a/ Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh.
b/ Tất cả các cơ quan, tổ chức.
c/ Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
d/ Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trong và ngoài nước .
Câu 31. Điều kiện để tham gia Đội dân phòng và đội PCCC cơ sở khi có yêu cầu?
a/ Công dân từ 16 tuổi đến 50 tuổi
b/ Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
c/ Công dân từ 19 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
d/ Công dân từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đủ sức khỏe.
Câu 32. Luật PCCC quy định đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm cháy, nổ

bắt buộc đối với đối với tài sản của cơ sở nào ?
a/ Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b/ Cơ quan , tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ
c/ Cơ quan , xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ.
d/ Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

6


Câu 33. Khoản 1, Điều 18 Luật PCCC quy định đối với các phương tiện giao
thông cơ giới nào cần đảm bảo các điều kiện của cơ quan quản lý của nhà nước
về PCCC?
a/ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, các phương tiện giao
thông cơ giới vận chuyển hàng hoá , chất nguy hiểm cháy.
b/ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 bánh trở lên và các phuơng tiện giao thông
cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ
c/ Phương tiện giao thông cơ giới từ 6 bánh trở lên và cá phuơng tiện giao thông
cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ
d/ Phương tiện giao thông cơ giới từ 16 chỗ ngồi trở lên và các phuơng tiện giao
thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm cháy nổ
Câu 34. Khoản 4, Điều 18 Luật PCCC quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người
điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn
PCCC với phương tiện của mình như thế nào?
a/ Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường , khi sửa chữa
b/ Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường , ở những nơi dễ
cháy nổ, khi sửa chữa.
c/ Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe
d/ Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường
Câu 35. Tại khoản 4 điều 22 của Luật PCCC quy định: Các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ về hàng hoá, vật tư nguy hiểm về cháy, nổ cần có điều kiện

an toàn PCCC gì?
a/ Phải in các thông số kỹ thuật, bản hướng dẫn an toàn về PCCC, phải trang bị
phương tiện chữa cháy.
b/ Phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa, bản hướng dẫn an toàn về
PCCC bằng tiếng việt , phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
c/ Phải in thông số kỹ thuật, bảng hướng dẫn an toàn về PCCC bằng tiếng việt.
d/ Cả A và B đúng.
Câu 36. Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực
hiện như thế nào?
a/ Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người.
b/ Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
c/ Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự
chỉ dẫn của lưc lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Câu 37. Lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân là lực lượng
nào sau đây?
a/ Lực lượng dân phòng
b/ Lực lượng PCCC cơ sở
c/Lực lượng PCCC chuyên ngành
d/ Tất cả các lực lượng trên
Câu 38. Hội trường có quy mô nào sau đây thuộc cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ
quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
a/ Hội trường có thiết kế từ 100 chỗ ngồi trở lên
b/ Hội trường có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên

7


c/ Hội trường có thiết kế từ 300 chỗ ngồi trở lên
d/ Hội trường có thiết kế từ 400 chỗ ngồi trở lên
Câu 39. Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?

a/ Người đứng đầu cở sở
b/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động
c/ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở
d/ Người đứng đầu sơ quan PCCC quản lý cơ sở
Câu 40. Luật PCCC qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong
công tác phòng cháy là gì?
a/ Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và
dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt.
b/ Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa
nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh.
c/ Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa
nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm
bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy.
Câu 41. Luật PC&CC qui định Trách nhiệm PCCC là của ai ?
a/ Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình
b/ Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
c/ Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở
d/ UBND các cấp, Chủ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình
Câu 42. Hãy nêu các yếu tố nguy hiểm độc hại mà người lao động phải được
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc:
a/ Tiếp xúc đồng thời với yếu tố vật lý và tiếp xúc với hóa chất khi làm việc.
b/ Tiếp xúc với yếu tố sinh học và chiếu sáng tại nơi làm việc không hợp lý.
c/ Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế
lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ ...
d. Cả a và c.
Câu 43. Hãy nêu các điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Thông tư 40/TTLTBLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2012 của Liên bộ: LĐ-TB-XH và Y tế:
a/ Tiếp xúc với điện từ trường ở mức giới hạn cho phép.
b/ Ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng.
c/ Nơi làm việc không đảm bảo cường độ chiếu sáng.

d/ Nơi làm việc có nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 400C trở lên về mùa
đông và từ 320C trở lên về mùa hè hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.
Câu 44. Hãy nêu các nguyên nhân có thể gây TNLĐ được quy định tại Thông tư
liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Bộ LĐ-TB-XH và
Bộ Y tế:
a/ Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị an toàn không đảm bảo.
b/ Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đầy đủ.
c/ Không có Quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn.
d/ Cả a, b và c.

8


Câu 45. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào được xét là TNLĐ theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của
Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế:
a/ Người lao động gặp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về
nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên
hàng ngày ...
b/ Người lao động gặp tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai,
hỏa hoạn…khi thực hiện các công việc ngoài nhiệm vụ lao động được phân công.
c/ Người lao động gặp tai nạn giao thông ở gần cơ quan làm việc sau khi tham
gia tiệc liên hoan tổng kết cuối năm của đơn vị.
d/ Cả a và b.
Câu 46 : Theo quy định của pháp luật về BHLĐ, tai nạn lao động là tai nạn xảy
ra ở:
a/ Tại nơi làm việc
b/ Tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi
làm việc về nơi ở với thời gian và địa điểm hợp lý.
c/ Cả a và b.

Câu 47: Những yếu tố có hại nào dưới đây có nguy cơ bệnh nghề nghiệp trong lao
động sản xuất :
a/ Các yếu tố vì khí hậu xấu; chiếu sáng không hợp lý; tiếng ồn và rung sốc; các
loại bụi.
b/ Bức xạ và phóng xạ; các hóa chất độc;vi sinh vật có hại; các yếu tố cường độ
lao động; tư thế lao động không hợp lý.
c/ Những hóa chất độc; nổ hóa học; vật rơi, đổ, sập; những yếu tố vì khí hậu
xấu; chiếu sáng không hợp lý; tiếng ồn và rung sốc.
d/ Cả a và b.
Câu 48 : Hãy nêu tác dụng các quần áo bảo hộ lao động :
a/ Bảo vệ thân thể nười lao động khỏi tác động của nhiệt, tia năng lượng.
b/ Bảo vệ thân thể người lao động khỏi tác động hóa chất, kim loại nóng chảy
bắn vào, vật văng ra.
c/ Bảo vệ các yếu tố có hại đối với cơ thể người lao động.
d/ Cả a và b.
Câu 49 : hãy nêu biện pháp chung nhằm cải thiện điều kiện làm việc ở tư thế làm
việc bắt buộc.
a/ Bố trí phụ nữ có thai làm việcở tư thế lao động bắt buộc.
b/ Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất phải sắp xếp gọn gàng, đạt trong
tầm tay với.
c/ Định kỳ tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và các phương pháp
cứu chữa người bị điện giật.
d/ Cả b và c.
Câu 50 : Hãy nêu tác dụng các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp :
a/ Nhằm phong tránh các loại vi sinh vật co hại cho sức khỏe thâm nhập vào cơ
quan hô hấp.

9



b/ Nhằm phong tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan
hô hấp.
c/ Nhằm phong tránh các loại hơi, khi quá nóng hoặc quá lạnh thâm nhập vào
cơ quan hô hấp.
d/ Cả a,b và c

----------------------------------------------------

10



×