Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu của các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.44 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

NGUYỄN THỊ ÚT

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG
TỶ GIÁ LÊN XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI
CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

NGUYỄN THỊ ÚT

TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG
TỶ GIÁ LÊN XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI
CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu của các
doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017

Nguyễn Thị Út


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................
TÓM TẮT .............................................................................................................
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 6
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 7
1.5 Bố cục của bài nghiên cứu ............................................................................. 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ........................................................................................ 8
2.1 Ảnh hưởng của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu .......................................... 8

2.1.1 Các nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của chuyển động tỷ giá lên xuất
khẩu ............................................................................................................... 8
2.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá
lên xuất khẩu ..................................................................................................... 14
2.1.3 Một vài nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ giá lên xuất khẩu tại
Việt Nam........................................................................................................... 20
2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô đến
xuất khẩu ............................................................................................................. 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU .......... 30
3.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình ............................................................. 30
3.1.1 Mô hình 1 - Mô hình hồi quy cơ bản ....................................................... 30
3.1.2 Mô hình hình 2 – Mô hình hồi quy với ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về
đặc điểm của doanh nghiệp ............................................................................... 33


3.1.3 Mô hình hình 3 – Mô hình hồi quy với các ảnh hưởng của các biến vĩ mô
............................................................................................................... 34
3.1.4 Phân tích mở rộng................................................................................... 35
3.2 Dữ liệu và phần mềm chạy mô hình ............................................................... 36
3.3 Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu với mô hình nghiên cứu.............................. 38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 41
4.1 Thống kê mô tả .............................................................................................. 41
4.2 Kết quả hồi quy mô hình 1............................................................................. 44
4.3 Kết quả hồi quy mô hình 2............................................................................. 46
4.4 Kết quả hồi quy mô hình 3............................................................................. 48
4.5 Phân tích mở rộng ......................................................................................... 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
5.1 Kết luận từ nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 57
5.2 Kiến nghị và áp dụng trong thực tế ................................................................ 58
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng .......................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh ......................................................................
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt ......................................................................
Website lấy số liệu nghiên cứu ............................................................................
PHỤ LỤC..............................................................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương - Asia-Pacific
Economic Cooperation
ADF: Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng - Augmented Dickey – Fuller Test
ARCH: Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity
ARDL: Mô hình phân phối trễ tự hồi quy - Autoregressive Distributed Lag
ARIMA: Quá trình trung bình trượt tự hồi quy tích hợp - Autoregressive Integrated
Moving Average
CapiGDP: Tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của GDP bình quân đầu người
CIF: Giá bao gồm tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng – Consumer Price Index
D(LOG_AS_): Sai phân bậc một của chỉ số log(tổng tài sản) của một doanh nghiệp
D(NFAS_AS): Sai phân bậc một của tỷ lệ tài sản cố định ròng trên tổng tài sản
D(SALE_AS): Sai phân bậc một của tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
D(BORROW_LIA): Sai phân bậc 1 của vay mượn bằng đồng ngoại tệ
DUMAPREE: Biến giả tăng giá
DUMDEPRE: Biến giả giảm giá
EGARCH: Mô hình ARCH dạng mũ - Exponential AutoRegressive Conditional
Heteroskedasticity
FE: Tác động cố định – Fixed Effect
FEM: Mô hình tác động cố định - Fixed Effect Model
FOB: Giá bao gồm tiền hàng – Free On Board
GARCH: Mô hình ARCH tổng quát - Generalized AutoRegressive Conditional

Heteroskedasticity
GARCH-M: Mô hình GARCH trung vị - Generalized AutoRegressive Conditional
Heteroskedasticity in Mean
GDP Deflator: Chỉ số giá toàn bộ (Chỉ số giảm phát GDP)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product
GLS: Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát - General Least Squared


HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
HNX: Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund
I*t: Thu nhập nước ngoài
JPY: Đồng Yên Nhật Bản
NEER: Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa - Nominal Effective Exchange Rate
NEER VOL: Biến động tỷ giá hiệu lực danh nghĩa - Nominal Effective Exchange
Rate volatility
NOMINALWAGECHANGE: Tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm trong lương danh
nghĩa
OLS : Phương pháp Bình phương nhỏ nhất - Ordinary Least Square
OTC: Thị trường giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết trên sản giao dịch Over-the-Counter
PMG: Ước tính nhóm trung bình gộp - Pooled Mean Group Estimator
REALWAGECHANGE: Tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm trong lương thực
REER CHANGE: Thay đổi trong tỷ giá hiệu lực thực (tăng giá hoặc mất giá)
REER: Tỷ giá hiệu lực thực
REER VOL: biến động tỷ giá hiệu lực thực
REM: Phương pháp tác động ngẫu nhiên – Random Effect Model
SAARC: Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á - South Asian Association for Regional
Cooperation
SWARCH: Mô hình ARCH chuyển đổi
RBI: Ngân hàng dự trữ của Ấn Độ - Reserve Bank of India

UPCOM: Thị trường giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết
USD: Đồng đô la Mỹ
WDI: Các chỉ số phát triển của thế giới - World Development Indicators
WEXWGDP: Tỷ lệ xuất khẩu thế giới trên GDP thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization
VND: Đồng tiền Việt Nam
VECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số - Vector Error Correction Model


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với xuất
khẩu .................................................................................................................... 15
Bảng 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với xuất
khẩu .................................................................................................................... 16
Bảng 3.1 Kiểm định Likelihood Ratio và kiểm định Hausman............................ 39
Bảng 4.1 Thống kê mô tả một số biến quan trọng– Toàn bộ mẫu ........................ 42
Bảng 4.2 Thống kê mô tả một số biến quan trọng– Ba năm được chọn (2008, 2009,
2011) ................................................................................................................... 43
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của mô hình 1 – Ảnh hưởng của tỷ giá ....................... 44
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của mô hình 2 – Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm của
doanh nghiệp ....................................................................................................... 47
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy của mô hình 3 – Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô ..... 49
Bảng 4.6 Phân tích mở rộng – Ảnh bất cân xứng của REER CHANGE và REER
VOL .................................................................................................................... 51
Bảng 4.7 Phân tích mở rộng – Kết quả hồi quy cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ...................................................... 53
Bảng 4.8 Phân tích mở rộng – Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc được tính bằng
phương pháp khác. .............................................................................................. 54
Bảng 4.9 Phân tích mở rộng – Kết quả hồi quy với biến độc lập là NEER
CHANGE và NEER VOL ................................................................................... 55

Bảng 4.10 Phân tích mở rộng – Kết quả hồi quy cho hai giai đoạn: thời kỳ khủng
hoảng kinh tế và hậu khủng hoảng ....................................................................... 56


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định để đánh giá
tác động của tỷ giá hiệu lực thực (REER) đối với hành vi xuất khẩu của các doanh
nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2015. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn chung có tác động âm
và có ý nghĩa của chuyển động tỷ giá lên hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam. Các đặc điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khi các yếu tố vĩ mô không tìm thấy có sự
ảnh hưởng nào. Biến giả tăng giá có ý nghĩa thống kê với cả REER CHANGE và
REER VOL, trong khi giảm giá không có ý nghĩa thống kê đối với cả REER
CHANGE và REER VOL. REER VOL chịu tác động của sự tăng giá nhiều hơn
REER CHANGE. Các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều chịu ảnh hưởng của REER
CHANGE và REER VOL chỉ tác động đến các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh
nghiệp xuất khẩu dịch vụ dường như nhạy cảm với chuyển động của tỷ giá hơn các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Cuối cùng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
biến động và thay đổi của tỷ giá ít ảnh hưởng đến xuất khẩu của các doanh nghiệp
hơn trong thời kỳ hậu khủng hoảng.


1

CHƯƠNG 1.
1.1

GIỚI THIỆU


Lý do thực hiện đề tài

Tỷ trọng xuất khẩu trên tổng GDP của Thế Giới có sự gia tăng đáng kể từ
năm 1975 đến năm 2015. Năm 1975 tỷ lệ xuất khẩu thế giới trên GDP thế giới chỉ
16.473% nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 29.3% . Trong gần hai thập kỷ gần đây,
sự gia tăng của nền kinh tế Thế Giới không chỉ mạnh mẽ trong thương mại quốc tế
mà còn nổi bật ở một số thị trường mới nổi. Các thị trường mới nổi đã dần trở thành
trung tâm thương mại quan trọng nhờ vào vai trò tăng trưởng của chuỗi cung ứng
toàn cầu và xuất khẩu kỹ thuật công nghệ. Ấn Độ là một bằng chứng rõ ràng nhất về
sự gia tăng mạnh mẽ này. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ của Ấn Độ đã gia tăng từ 16% vào năm 1999-2000 lên 33% vào năm 20102011. Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP đã gia tăng đáng kể từ 6% năm 1990 lên 12% năm
2000 và 23% vào năm 2010. Tỷ lệ thương mại của Ấn Độ trên tổng thương mại của
Thế Giới đã gia tăng từ 0.5% năm 1990 lên 1.4% năm 2010. Một điều đáng chú ý là
tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ tăng nhanh hơn tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trong
giai đoạn 2000-2010 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào
khoảng 23%. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu, Ấn Độ đã tăng lên bảy
hạng từ năm 1999 đến năm 2009 và vươn lên trở thành trung tâm thương mại lớn
thứ mười bốn của thế giới.
Tương tự Ấn Độ, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện và đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Trong vòng 10 năm, từ năm 2001
đến năm 2010 hoạt động xuất khẩu đã có bước phát triển tăng vọt. Xét về trị giá,
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng năm lần khoảng 14.5 tỷ USD năm 2000 tăng lên
khoảng 162 tỷ USD năm 2015. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn
2011-2015 là khoảng 18%. Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu so với tổng sản
phẩm trong nước năm 2009 chiếm 57,2% nhưng đến năm 2011 là 72.7% và đến
năm 2015 tỷ trọng này đã tăng lên 83,8%. Đạt được kết quả đáng khích lệ trên là


2


nhờ vào sự hội nhập và tự do hóa thương mại để đưa hàng hóa trong nước ra thị
trường Thế Giới cũng như các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính Phủ
như cải thiện khuôn khổ pháp lý, giảm thiểu các thủ tục hành chánh, các chính sách
về thuế cũng như công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái... Do vậy, việc nghiên cứu các
nhân tố tác động lên xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt công cụ tỷ giá hối đoái chiếm vai trò quan trọng trong việc khuyến khích
xuất khẩu.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam và Ấn Độ đều là chính sách tỷ giá thả nổi có
quản lý. Tỷ giá sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế nhằm ổn định vĩ
mô, khuyến khích xuất khẩu.
Trong suốt những năm 1960-1970, Ấn Độ là quốc gia có độ mở cửa nền kinh
tế thấp. Tức là trước năm 1990, tỷ giá của Ấn Độ ít linh hoạt. Tuy nhiên, từ năm
1991 Ấn Độ đã ban hành một loạt các chính sách cải cách và thực hiện hàng loạt
các chương trình tự do hóa thương mại nhằm vào thị trường ngoại hối và các lĩnh
vực thương mại. Năm 1991 đánh dấu giai đoạn chuyển đổi cơ chế tỷ giá. Năm
1991-1992 Ấn Độ đã có một hệ thống tỷ giá hướng tới thị trường thông qua việc
phá giá và bãi bỏ các quy định. Từ đó hệ thống tỷ giá của Ấn Độ là thả nổi có quản
lý của Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ. Nhờ vào hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
này, nền kinh tế Ấn Độ có chuyển biến tích cực, rõ rệt nhất là trong lĩnh vực xuất
khẩu, thậm chí xuất khẩu của Ấn Độ vẫn tăng trong những năm đồng tiền tăng giá.
Trước năm 1993, việc giảm giá trong tỷ giá có tác động khuyến khích xuất khẩu ở
Ấn Độ giống với các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên từ năm 1994 đến nay, tỷ giá hiệu
lực thực tăng giá nhưng xuất khẩu của Ấn Độ không bị sụt giảm mà ngày càng gia
tăng.
Việt Nam cũng tương tự, giai đoạn 1993-1996 là giai đoạn tỷ giá cố định.
Việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã
được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát ở Mỹ và các nước có quan hệ thương mại
chủ yếu của Việt Nam đã làm cho VND có xu hướng bị đánh giá cao hơn thực tế



3

trong năm 1996-1998. Điều này đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu
với biểu hiện là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 36% năm 1994 xuống còn
1.9% năm 1998. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, Việt Nam thực hiện chính sách tỷ
giá thả nổi có quản lý sau nhiều năm cố định tỷ giá để chống lạm phát và thu hút
đầu tư nước ngoài. Vào ngày 17/08/1998, chính phủ ban hành nghị định số
63/1998/NĐ-CP, trong đó xác định tỷ giá được hình thành dựa trên cung cầu ngoại
tệ có sự điều tiết của Ngân Hàng Nhà Nước. Ngân hàng Nhà Nước công bố tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời công bố biên độ giao
động mà các tổ chức kinh doanh ngoại tệ được quyền thay đổi. Cơ chế này đã giúp
cho tỷ giá vừa gắn với thị trường vừa không gây những cú sốc đột biến, giúp ổn
định thị trường ngoại hối tốt hơn, cải thiện xuất khẩu đáng kể.
Đối với Việt Nam, tỷ giá danh nghĩa có thể thấy được hai xu hướng chuyển
dịch chính. Đó là phá giá Việt Nam Đồng trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng và neo
giữ cứng nhắc theo đồng đô la Mỹ trong thời kỳ kinh tế ổn định. Các xu hướng này
có thể được thấy rõ trong cuộc khủng hoảng tài Chính Châu Á năm 1997-2000 và
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2011. Cuối tháng 12/2008, Ngân hàng nhà
nước phá giá đồng Việt Nam 3% và đây là xu hướng chung của tỷ giá danh nghĩa
trong giai đoạn năm 2009-2011. Ngày 26/11/2009, trước áp lực của thị trường tiền
tệ, Ngân hàng nhà nước chính thức phá giá Việt Nam Đồng 5.4%. Ngày
11/02/2010, Ngân hàng nhà nước tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 đồng lên 18.544
đồng, tương đương với việc phá giá 3.3%. Và vào đầu tháng 02/2011, Ngân hàng
nhà nước tiếp tục phá giá 9.3%, mức cao nhất trong lịch sử nâng tỷ giá chính thức
lên 20.693 đồng. Cùng với sự biến động của tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá hiệu lực thực
REER có xu hướng tăng mạnh vào năm 2008 do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm
2008 cao 19.89%, sau đó có dấu hiệu giảm trong năm 2009, 2010 nhưng tiếp tục xu
hướng tăng chậm từ năm 2011 đến năm 2015. Nhìn chung, REER có xu hướng tăng
qua các năm từ năm 2006 đến 2010.
Cùng là nước đang phát triển, Việt Nam có nhiều sự tương đồng với Ấn Độ

về sự phát triển ngày càng mãnh mẽ cũng như các chính sách tỷ giá nhằm khuyến


4

khích xuất khẩu. Việt Nam đang ngày càng mở rộng giao thương với các quốc gia
trên thế giới. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay sau khi gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội giao thương, kim ngạch xuất
khẩu gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn. Do vậy, nghiên
cứu các tác động của tỷ giá hối đoái với xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển của Việt Nam.
Trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả sử dụng dữ liệu tổng
kim ngạch xuất khẩu để phân tích tác động của tỷ giá lên xuất khẩu. Hàng loạt các
nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu ở cấp độ quốc gia.
Điển hình như các nghiên cứu của Virnami (1991), Joshi và Little (1994),
Srinivasan (1998), Srinivasan và Wallack (2003). Tại Việt Nam, các nghiên cứu
phần lớn tập trung vào dữ liệu tổng gộp. Bài nghiên cứu của Trần Thanh Long,
Phan Thị Huỳnh Hoa nghiên cứu các yếu tố tác động lên xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam bằng dữ liệu tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản đến một thị
trường. Tương tự bài nghiên cứu của Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2005) sử
dụng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông sản và bài nghiên cứu của Phạm
Thanh Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2005) sử dụng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy
sản của Việt Nam đến một quốc gia. Việc sử dụng dữ liệu tổng cộng thường gặp
vấn đề về tính chệch trong tổng (Dekle và cộng sự 2007), tính đồng thời (Adolfson,
2001) và lỗi đo lường trong việc xây dựng các chỉ số tổng.
Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu ở cấp độ vi mô được tìm thấy
hầu hết ở các quốc gia phát triển và các nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng
rõ ràng của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu. Nhìn chung các nghiên cứu này tìm
thấy các ảnh hưởng nhỏ của chuyển động tỷ giá đến việc gia nhập và rời khỏi cũng
như các thay đổi trong hành vi xuất khẩu.

Bài nghiên cứu của Yin-Wong Cheung, Rajeswari Sengupta (2013) nghiên
cứu tác động của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu của Ấn Độ. Mục tiêu chính của
bài nghiên cứu là sử dụng dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp của các doanh nghiệp


5

trong lĩnh vực phi tài chính để kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá lên hành vi xuất
khẩu của các doanh nghiệp đồng thời kiểm soát các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh
nghiệp và các yếu tố vĩ mô có tác động đến hành vi xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Bên cạnh yếu tố thay đổi trong tỷ giá, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu ảnh
hưởng của biến động tỷ giá đối với thương mại. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên
xuất khẩu là một vấn đề gây tranh cãi dữ dội kể từ khi hệ thống Bretton-Woods sụp
đổ cũng như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008. Phần lớn các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ âm
giữa biến động tỷ giá và xuất khẩu, tức là biến động tỷ giá có tác động ngăn cản
xuất khẩu nhưng một số nghiên cứu cho rằng biến động tỷ giá có mối quan hệ
dương với xuất khẩu. Kết quả của bài nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc tăng giá và
biến động tỷ giá có tác động âm đến xuất khẩu của các doanh nghiệp Ấn Độ, phù
hợp với các lý thuyết. Kết quả này đã giải thích được đáng kể hành vi xuất khẩu của
các doanh nghiệp Ấn Độ.
Bằng việc áp dụng phương pháp và phương thức thu thập dữ liệu của YinWong Cheung, Rajeswari Sengupta (2013), bài nghiên cứu “Tác động của chuyển
động tỷ giá lên xuất khẩu của các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” được thực hiện để kiểm định các ảnh hưởng của chuyển động tỷ
giá đối với xuất khẩu. Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu bảng ở cấp độ doanh nghiệp
để tìm hiểu hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam dưới sự tác động của
chuyển động của tỷ giá hiệu lực thực cũng như các tác động khác có ảnh hưởng đến
tỷ giá tác động lên xuất khẩu. Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về đặc điểm của doanh
nghiệp và các yếu tố vĩ mô cũng được xem xét cùng với sự ảnh hưởng lên tỷ giá tác
động lên xuất khẩu.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề sau:
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là sử dụng dữ liệu chi tiết ở cấp độ doanh
nghiệp để kiểm định sự ảnh hưởng của chuyển động tỷ giá lên hành vi xuất khẩu


6

của các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài
nghiên cứu tập trung tìm hiểu liệu sự tăng giá có tác động tiêu cực đến hành vi của
các nhà xuất khẩu hay nói cách khác việc phá giá đồng nội tệ có tác động tích cực
giúp khuyến khích xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam như trong các lý thuyết
kinh tế chuẩn không ?
Bài nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp như
quy mô, khả năng thu hồi vốn, khả năng thế chấp, tình hình vay mượn ngoại tệ có
ảnh hưởng tới tỷ giá tác động đến xuất khẩu. Trong sự hiện diện của các yếu tố
doanh nghiệp, bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu liệu các yếu tố thuộc về đặc điểm
doanh nghiệp có tác động tới tỷ giá ảnh hưởng lên xuất khẩu cũng như hành vi của
các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ đối với sự biến động của tỷ giá hay sự
tăng giá và giảm giá của đồng nội tệ. Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động của các
doanh nghiệp cũng được xem xét. Lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực hàng hóa, lĩnh vực
nào nhạy cảm với tỷ giá hơn ?
Cùng với các đặc điểm của doanh nghiệp, các yếu tố vĩ mô cũng được xem
xét trong sự ảnh hưởng của tỷ giá tác động lên xuất khẩu. Các yếu tố vĩ mô được
xem xét như tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong lương danh nghĩa, tỷ lệ xuất khẩu thế
giới trên GDP thế giới và thu nhập bình quân đầu người liệu có ảnh hưởng tới tỷ giá
tác động lên xuất khẩu.

1.3

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu bảng của 123 doanh nghiệp với 929 quan sát
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong lĩnh vực phi tài chính trên sàn giao
dịch chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM và OTC từ năm 2006 đến năm 2015.
Bằng phương pháp hồi quy với ảnh hưởng cố định, bài nghiên cứu kiểm định tác
động của chuyển động tỷ giá lên hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bài nghiên cứu lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và mô hình
cụ thể. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu ở cấp độ vi mô và vĩ mô.


7

Để đánh giá kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng
các chỉ tiêu xuất khẩu khác nhau như giá trị thực của xuất khẩu được điều chỉnh bởi
CPI, giá trị thực của xuất khẩu được điều chỉnh bởi GDP Deflator hay tỷ lệ doanh
thu xuất khẩu trên doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu NEER cũng được sử
dụng để đánh giá tác động của tỷ giá hiệu lực danh nghĩa lên xuất khẩu.
1.4

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp để kiểm định tác
động của tỷ giá hiệu lực thực lên hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp phi tài
chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng
xem xét tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp cũng như các yếu
tố vĩ mô ảnh hưởng tới tỷ giá tác động đến xuất khẩu. Kết quả của bài nghiên cứu

có giá trị tham khảo quan trọng trong các nghiên cứu tiếp theo dưới góc độ vi mô về
tác động của tỷ giá lên xuất khẩu.
1.5

Bố cục của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương gồm những nội dung chính như sau:
Chương I. Mở Đầu
Chương II. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương III. Phương pháp nghiên cứu, mô hình và dữ liệu
Chương IV. Kết quả nghiên cứu
Chương V. Kết luận


8

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG
QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1

Ảnh hưởng của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu

2.1.1
Các nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của chuyển động tỷ
giá lên xuất khẩu
Ảnh hưởng của chuyển động tỷ giá lên xuất khẩu thể hiện dưới hai hình thức
là sự giảm giá hay tăng giá của đồng nội tệ tác động đến xuất khẩu và ảnh hưởng
của biến động tỷ giá lên xuất khẩu. Hai ảnh hưởng này đã được xem xét chú ý nhiều
hơn khi hệ thống tỷ giá cố định bị sụp đổ vào đầu những năm 1970.

Theo các lý thuyết kinh tế chuẩn, một sự giảm giá trong đồng nội tệ sẽ có tác
động kích thích xuất khẩu. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Marshall Lerner (Marshall - Lerner condition MLC). Với giả định cung và cầu hàng hóa có
hệ số co giãn hoàn hảo và phương pháp tiếp cận hệ số co giãn, Marshall – Lerner đã
tìm thấy rằng phá giá đồng nội tệ giúp cải thiện cán cân thương mại khi và chỉ khi
tổng hệ số co giãn giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Tức là khi đồng nội tệ
bị mất giá, giá hàng hóa xuất khẩu giảm khi tính bằng ngoại tệ và giá hàng nhập
khẩu tăng nên nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên, nhu cầu hàng nhập khẩu
giảm xuống. Do vậy, cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Krugman và Dornsbusch (1976) chỉ ra rằng phá giá nội tệ cải thiện cán cân thương
mại khi hiệu ứng khối lượng vượt trội so với hiệu ứng giá cả, tức là cần khoảng thời
gian sau khi phá giá để nền kinh tế có phản ứng lại sau khi nội tệ mất giá, cho nên
hiệu ứng tuyến J được hình thành. Hiệu ứng tuyến J được hiểu là, việc phá giá đồng
nội tệ trong ngắn hạn sẽ khiến cán cân thương mại của quốc gia đó bị thâm hụt,
nhưng sau đó, khi hệ số co giãn bắt đầu tăng, cán cân thương mại được cải thiện.
Ngoài ra, nếu nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài thấp thì việc giảm giá sẽ
dẫn đến giảm doanh thu xuất khẩu. Điều này cũng có tác động không rõ ràng nếu
như các mặt hàng sản xuất xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu, khi đó


9

chi phí sản xuất các sản phẩm xuất khẩu gia tăng. Trong suốt thời kỳ tăng giá, các
nhà xuất khẩu có thể định lại giá bán, giảm giá bán bằng đồng nội tệ để duy trì xuất
khẩu.
Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên xuất khẩu cũng thể hiện những quan
điểm lẫn lộn tác động lên xuất khẩu. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về ảnh
hưởng của biến động tỷ giá và xuất khẩu. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô đưa ra các kết
luận khác nhau về ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên xuất khẩu. Trong mô hình
thương mại đơn giản nhất, rủi ro tỷ giá cao được kỳ vọng gia tăng sự không chắc
chắn trong lợi nhuận thu được bằng ngoại tệ và dẫn đến các nhà xuất khẩu e ngại rủi

ro sẽ giảm nguồn cung xuất khẩu. Điều này được thể hiện trong các lý luận của
Clark (1973) và Baron (1976B).
Clark (1973) đã phát triển một mô hình với một doanh nghiệp sản xuất xuất
khẩu dưới điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, sản xuất một mặt hàng đồng nhất được
bán hoàn toàn ở nước ngoài. Trong mô hình đơn giản nhất, doanh nghiệp không có
đầu vào nhập khẩu và giá cả của hàng hoá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ là một biến
ngoại sinh, doanh nghiệp được thanh toán bằng đồng ngoại tệ và việc phòng ngừa bị
giới hạn, đầu ra là cố định. Sự không chắc chắn về tỷ giá trong tương lai dẫn đến sự
không chắc chắn của các hoá đơn xuất khẩu bằng đồng nội tệ. Do đó, doanh nghiệp
phải quyết định một mức độ xuất khẩu thích hợp với sự không chắc chắn này. Việc
tối đa thỏa dụng kỳ vọng được tính toán bằng một hàm bậc hai của lợi nhuận tính
bằng đồng nội tệ (U(p) = ap + bp2). Với sự e ngại rủi ro (b<0), điều kiện tiên quyết
là doanh thu biên vượt chi phí biên. Doanh nghiệp phải được bù đắp cho các rủi ro
tỷ giá mà nó phải đối mặt. Đường cung dịch chuyển sang trái và khối lượng sản
xuất và thương mại bị giảm. Một công ty không thích rủi ro muốn giảm thiểu rủi ro
bằng cách giảm doanh thu bán hàng. Điều này làm cho lợi nhuận kỳ vọng và biến
động lợi nhuận giảm nhưng hữu dụng kỳ vọng tăng.
Baron (1976b) nới lỏng giả định về cạnh tranh hoàn hảo để phân tích sự ảnh
hưởng của biến động tỷ giá lên giá cả, nhấn mạnh vai trò của tiền tệ ghi trên hoá


10

đơn. Khi nhà xuất khẩu phát hành hoá đơn bằng đồng ngoại tệ, họ phải đối mặt với
rủi ro về giá cả. Lượng cầu và giá cả bằng đồng ngoại tệ là không thay đổi trong
suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhưng doanh thu và lợi nhuận không chắc
chắn. Khi hoá đơn được ghi bằng đồng nội tệ, nhà xuất khẩu đối mặt với rủi ro số
lượng. Lượng cầu không chắc chắn bởi vì giá cả đối với người mua không chắc
chắn. Thêm vào đó doanh thu, chi phí của việc sản xuất trở nên không chắc chắn.
Trong cả hai trường hợp, một doanh nghiệp e ngại rủi ro sẽ giảm nguy cơ rủi ro của

biến động tỷ giá nhưng ảnh hưởng sẽ khác nhau:
Đối với doanh nghiệp xuất hoá đơn bằng đồng ngoại tệ, một sự gia tăng
trong rủi ro dẫn đến một sự gia tăng trong giá cả (đường cung dịch chuyển lên trên).
Giá cả cao hơn làm giảm lợi nhuận kỳ vọng (cầu co dãn ở mức giá tối ưu) nhưng
gia tăng hữu dụng kỳ vọng.
Nếu doanh nghiệp xuất hoá đơn bằng đồng nội tệ, phản ứng của nó sẽ phụ
thuộc vào tính chất của hàm cầu trong thị trường mục tiêu. Nếu phương trình là
tuyến tính, Barrons chỉ ra rằng giá bị sụt giảm. Giá giảm dẫn đến nhu cầu tăng lên,
chi phí về giá biên giảm làm giảm sự kỳ vọng và biến thiên của lợi nhuận.
Hooper and Kohlhagen (1978) cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến động
tỷ giá song phương mà nguồn gốc duy nhất của sự không chắc chắn này là tỷ giá
danh nghĩa. Đầu tiên họ lấy hàm cung và cầu riêng lẻ cho các doanh nghiệp, sau đó
tổng hợp chúng thành một phương trình dưới dạng giản đơn cho giá và sản lượng
cân bằng thị trường. Các thông số quan trọng trong mô hình của họ là loại tiền tệ
được chỉ định trên các hợp đồng, danh mục phòng ngừa rủi ro và mức độ e ngại rủi
ro của các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Một phần nhỏ của hợp đồng được định giá
bằng đồng ngoại tệ và một phần nhỏ của các giao dịch được phòng ngừa trong thị
trường giao sau. Các thông số này là biến ngoại sinh và xác định mức độ rủi ro.
Biến động của tỷ giá chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận không được phòng ngừa.
Như vậy trong các mô hình thương mại quốc tế truyền thống, có mối quan hệ
âm giữa biến động tỷ giá và khả năng cung ứng của các nhà xuất khẩu. Các nhà


11

xuất khẩu e ngại rủi ro sẽ giảm lượng cung để đạt mức thỏa dụng tối ưu. Tuy nhiên,
các mô hình này được giả định là sự sẵn sàng gia nhập thị trường quốc tế của một
doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận kỳ vọng của nó trong dài hạn và được mô
phỏng trong một thị trường độc quyền. Như Clack (1973) giả định tất cả đầu ra của
các nhà xuất khẩu đều được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp lo ngại

rủi ro và việc phòng ngừa rủi ro là không thể hoặc tốn kém, biến động tỷ giá là rủi
ro duy nhất của doanh nghiệp. Do vậy, sự thay đổi trong tỷ giá không tạo ra bất kỳ
cơ hội lợi nhuận nào cho doanh nghiệp.
Với việc nới lỏng giả định của các mô hình truyền thống, De Grauwe (1988)
đã xây dựng một mô hình mà một doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo có thể phân bổ sản phẩm sản xuất giữa thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài. Ảnh hưởng của một sự gia tăng trong biến động tỷ giá sẽ phụ
thuộc vào độ lồi của hàm hữu dụng, ngược lại độ lồi này phụ thuộc vào khẩu vị rủi
ro của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp lo ngại rủi ro, một sự gia tăng trong
rủi ro làm gia tăng hữu dụng biên kỳ vọng của doanh thu xuất khẩu và thúc đẩy họ
gia tăng xuất khẩu. Rất nhiều các cá nhân không thích rủi ro lo lắng về kết quả có
thể xấu nhất và do đó, khi mà rủi ro tăng lên họ có thể xuất khẩu nhiều hơn để tránh
khả năng sụt giảm doanh thu mạnh mẽ. Như De Grauwe (1988, 67) đã nói “mặc dù
các nhà xuất khẩu hầu như không thích với sự biến động của tỷ giá,… một vài trong
số họ có thể quyết định rằng họ sẽ nhận được nhiều hơn nhờ gia tăng xuất khẩu”.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của các công cụ tài chính ngày nay, các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phòng ngừa trên
thị trường giao sau. Có thể ở các nước đang phát triển, thị trường giao sau chưa phát
triển nhưng đối với các nước phát triển, trong ngắn hạn các doanh nghiệp hoàn toàn
có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhờ vào các hợp đồng kỳ hạn. Khả năng phòng ngừa
rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào đặc điểm của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn
thường có khả năng đương đầu với rủi ro tỷ giá tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các
doanh nghiệp thương mại thời gian đặt hàng và giao hàng ngắn, việc phòng ngừa
rủi ro có thể đơn giản và ít tốn chi phí. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp sản xuất


12

các hợp đồng cung cấp thường là dài hạn, việc phòng ngừa có thể khó khăn và tốn
kém hơn.

Một vài nghiên cứu đã kiểm định sự ảnh hưởng của thị trường giao sau với
mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại. Các mô hình thương mại quốc tế
trước đó như Bron (1976a) đã kết luận rằng trong thị trường giao sau hoàn hảo và
không có sự hiện diện của rủi ro, sản lượng thương mại không bị ảnh hưởng bởi
biến động tỷ giá. Sản lượng sản xuất chỉ phụ thuộc vào tỷ giá kỳ hạn trong khi biến
động tỷ giá ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa của doanh nghiệp. Gần đây,
Viaene và de Vries (1987,1992) có kiểm định lại vấn đề này và cho rằng mặc dù có
sự hiện diện của thị trường kỳ hạn nhưng biến động tỷ giá giao ngay có thể ảnh
hưởng gián tiếp đến khối lượng thương mại thông qua ảnh hưởng của nó lên tỷ giá
kỳ hạn. Họ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài
ra, dấu hiệu của cán cân thương mại xác định luồng tiền nào có lợi. Khi cán cân
thương mại thặng dư, xuất khẩu gặp bất lợi và nhập khẩu có lợi và ngược lại. Điều
này giải thích một vài nghiên cứu không tìm thấy kết quả có ý nghĩa thống kê trong
biến động tỷ giá. Kết quả này nhất quán với dấu hiệu dương trong phương trình
xuất khẩu của Mỹ vào Nhật Bản do Nhật Bản luôn giữ trạng thái thặng dư trong
thương mại với Mỹ.
Ngoài ra trong thế giới đa quốc gia, sự thay đổi trong một tỷ giá có thể được
bù đắp bởi các nhân tố khác như biến động trong tỷ giá khác hay lãi suất. Trong
hoạt động thương mại quốc tế, một doanh nghiệp mua bán hàng hóa không chỉ với
một quốc gia mà với nhiều quốc gia nên nó nắm giữ một danh mục tài sản và nợ
phải trả bằng các đồng ngoại tệ khác nhau. Việc nắm giữ này cùng với các giao dịch
nội địa có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc pha loãng rủi ro. Willett(1986) cho
rằng biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến từng phần của thương mại hơn là toàn bộ.
Theo quan điểm của ông, nguyên nhân mà biến động tỷ giá không ảnh hưởng xấu
đến thương mại đó là do không có nhiều sự gia tăng khác nhau trong rủi ro quốc tế
có liên quan tới rủi ro nội địa. Cushman (1986) cho rằng có thể có một mối quan hệ
do các ảnh hưởng của nước thứ ba. Xuất khẩu tới nước này không chỉ bị ảnh hưởng


13


bởi tỷ giá và biến động tỷ giá song phương mà còn bị ảnh hưởng bởi các quốc gia
khác. Dell’Ariccia (1988) giải thích rằng giả sử một quốc gia xuất khẩu tới hai vùng
lãnh thổ khác nhau, j và k và biến động tỷ giá gia tăng trong cả hai quốc gia này.
Nếu có một sự gia tăng lớn trong biến động tỷ giá với quốc gia k thì có một sự sụt
giảm rủi ro tương ứng trong quan hệ thương mại với quốc gia j. Điều này ngụ ý
rằng có một sự phân bổ lại xuất khẩu từ quốc gia k sang quốc gia j.
Thêm một quan điểm cho rằng biến động tỷ giá là không hoàn toàn ảnh
hưởng xấu đến thương mại đó là biến động tỷ giá không chỉ hiện diện rủi ro mà còn
tạo ra cơ hội lợi nhuận. Một doanh nghiệp quyết định sản xuất và xuất khẩu trước
khi tỷ giá biến động và hàng tồn kho không được đề cập đến. Do vậy, sự thay đổi
trong tỷ giá không chỉ hiện diện rủi ro mà còn tạo ra các cơ hội lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
De Grauwe (1992) thể hiện các kết quả cho trường hợp đơn giản của các
doanh nghiệp nhỏ trong một mô hình không có chi phí điều chỉnh. Khi giá cao, các
doanh nghiệp gia tăng đầu ra để thu lợi từ doanh thu và lợi nhuận cao trên một đơn
vị. Khi giá giảm các doanh nghiệp làm ngược lại. Do vậy, nó giới hạn sự sụt giảm
trong tổng lợi nhuận.
Gros (1987) tập trung vào ảnh hưởng của biến động tỷ giá trong sự hiện diện
của chi phí điều chỉnh. Ông đưa ra một mô hình của một doanh nghiệp có toàn bộ
đầu ra là xuất khẩu và trung lập với rủi ro. Kết quả chỉ ra rằng một sự gia tăng trong
biến động tỷ giá gia tăng đầu tư của doanh nghiệp nếu các nhân tố sản xuất có thể
được điều chỉnh ngay lập tức. Nếu giá đầu ra cao, tức tỷ giá cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cao, sản xuất có thể được gia tăng bằng việc sử dụng các nhân tố linh
hoạt do đó lợi nhuận tăng tương ứng. Nếu giá giảm, sản xuất có thể giảm để giảm
thiểu lỗ.
Franke(1991) sử dụng một khuôn mẫu để phân tích các ảnh hưởng trực tiếp
của biến động tỷ giá lên chiến lược xuất khẩu của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp
được giả định là trung lập với rủi ro và hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc
quyền. Tỷ giá đại diện cho rủi ro của doanh nghiệp và hàm dòng tiền là một hàm lồi



14

trong tỷ giá. Một doanh nghiệp bắt đầu gia nhập hoặc thoát khỏi thị trường xuất
khẩu sẽ phát sinh chi phí bắt đầu và kết thúc. Doanh nghiệp sẽ cân nhắc chi phí này
với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa giá trị hiện hành
ròng của dòng tiền kỳ vọng thu được từ xuất khẩu, hàm dòng tiền tăng khi tỷ giá
tăng. Do vậy, doanh nghiệp sẽ thu lợi từ sự gia tăng biến động tỷ giá nếu như giá trị
hiện hành của dòng tiền tăng nhanh hơn chi phí gia nhập và rời khỏi. Do hàm dòng
tiền là lồi nên trung bình các doanh nghiệp sẽ gia nhập sớm hơn và thoát khỏi trễ
hơn khi tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng và số lượng các doanh nghiệp
thương mại sẽ tăng lên. Do vậy, thương mại được lợi từ rủi ro tỷ giá.
Các nghiên cứu cơ bản về tỷ giá không đưa ra một kết luận rõ ràng nào về
mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và xuất khẩu. Sự gia tăng trong biến động tỷ giá
có thể làm giảm xuất khẩu của một doanh nghiệp trong mô hình lý thuyết cơ bản
nhất. Tuy nhiên, với các lý luận về hiệu ứng thay thế và thu nhập thì doanh nghiệp
có thể thu lợi từ xuất khẩu. Do đó, biến động tỷ giá tăng doanh nghiệp sẽ gia tăng
xuất khẩu.
2.1.2
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng
của rủi ro tỷ giá lên xuất khẩu
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều tìm thấy mối quan hệ âm giữa
chuyển động tỷ giá và xuất khẩu như trong các lý thuyết kinh tế nhưng cũng có một
số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ dương hoặc không tìm thấy mối quan hệ
nào giữa tỷ giá và xuất khẩu.
Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tăng giá và giảm
giá lên khối lượng xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu là không rõ ràng. Junz và
Rhomberg (1973) và Wilson và Takacs (1979) tìm thấy rằng việc giảm giá làm gia
tăng xuất khẩu ở các quốc gia có hệ thống tỷ giá cố định. Bahmani-Oskooee và

Kara (2003) cũng tìm thấy các kết quả tương tự đối với hệ thống tỷ giá linh hoạt.
Ngược lại, Athukorala (1991), Athukorala và Menon (1994), Abeysinghe và Yeok
(1998), Wilson và Tat (2001) đã tìm thấy rằng việc tăng giá không làm giảm xuất


15

khẩu ở một vài quốc gia Châu Á. Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của thay đổi tỷ giá và xuất khẩu được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với
xuất khẩu
Nghiên cứu

Thời kỳ dữ liệu và quốc gia
nghiên cứu

Phương
pháp
nghiên
cứu

Mối quan hệ
giữa thay đổi
tỷ giá và
xuất khẩu

Junz và
Dữ liệu năm 1953-1969
Rhomberg (1979) Australia, Bỉ, Luxembure, Pháp,
CHLB Đức, Italy, Nhật Bản, Hà

Lan, Na Uy, Thụy Điển, Anh, Mỹ

OLS

Âm

Wilson và Takacs Dữ liệu quý 1957-1971
(1979)
Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản,
Anh và Mỹ

GLS

Âm

Athukorala
(1991)

Dữ liệu năm 1980 – 1989

OLS

Dương

Athukorala và
Menon (1994)

Dữ liệu Quý I 1980 – Quý I 1992

OLS


Dương

OLS

Dương

Hàn Quốc

Nhật Bản

Abeysinghe và
Yeok (1998)

Dữ liệu năm 1975-1992

Wilson và Tat
(2001)

Dữ liệu Quý I 1970-Quý IV1996

BahmaniOskooee và Kara
(2003)

Singapore

Singapore

Dữ liệu Quý I 1973 – Quý IV
1998


Mô hình
của Rose
và Yellen
(1989)
ARDL

Dương

Âm

Australia, Áo, Đan Mạch, Pháp,
Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ

Nguồn: Tóm tắt từ các nghiên cứu được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo


16

Tương tự với các ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá lên xuất khẩu, tác động của
biến động tỷ giá lên xuất khẩu không rõ ràng. Các nghiên cứu thực nghiệm trong
bảng 2.2 thể hiện điều này:
Bảng 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với
xuất khẩu
Nghiên cứu

Akhtar và
Hilton (1984)

Thời kỳ dữ liệu và quốc

gia nghiên cứu

Phương
pháp nghiên
cứu

Dữ liệu Quý I 1974 – Quý OLS
IV 1981

Mối quan hệ
giữa biến động
tỷ giá và xuất
khẩu
Âm

Đức xuất khẩu vào Mỹ
Điều tra,
nghiên cứu

Joshi and Little
(1994)

Dữ liệu năm 1964 – 1991

Chowdhury
(1993)

Dữ liệu Quý I 1973 – Quý VECM
IV 1990


Ấn Độ

Âm

Âm

G-7 (Canada, Pháp, Đức,
Ý, Nhật, Anh và Mỹ)
Frankel and
Wei(1993)

Dữ liệu năm 1980 - 1990

Qian and
Virangis (1994)

Dữ liệu tháng 01/1973 –
12/1990

Các nước Đông Á

Mô hình lực
hấp dẫn

Âm

ARCH

Âm


ADF, VECM

Âm

Astralia, Canada, Nhật
Bản, Anh,, Thụy Điển, Hà
Lan
Fountas and
Bredin (1998)

Dữ liệu Quý II 1979 –
Quý 3 – 1993
Ireland xuất khẩu sang
Anh


×