Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo tổng kết cá nhân của sinh viên sư phạm tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.97 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
-------------

MẪU K7

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁ NHÂN
1.

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

- Họ và tên sinh viên: Tạ Hồng Mơ
Mã số SV: B1200029
- Ngày sinh: 01/01/1993
Nơi sinh: Đầm Dơi - Cà Mau
- Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Lớp: TL12X302
Khóa đào tạo:
k38
- Kiến tập tại lớp: 2A2
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh Hoa
- Tên trường kiến tập: trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Hiệu trưởng: Hồ
Hoàng Tuấn
- Tên trường THPT trước đây đã học: trường THPT Đầm Dơi Huyện: Đầm Dơi
Tỉnh: Cà Mau - Chỗ ở hiện nay: Hẻm 40D, Đường Trần Hoàng Na, P.Hưng lợi,
Q.Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
- Thời gian kiến tập: từ ngày 29/09/2014 đến ngày 08/11/2014
- Số buổi đến trường tiểu học: 25 buổi
Bình quân: 1giờ/buổi
2. HOẠT DỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ


2.1. Thâm nhập thực tế tìm hiểu trường lớp:
- Biện pháp tìm hiểu: nghe báo cáo và tự tìm hiểu.
- Nội dung đã tìm hiểu:
Buổi đầu tiên xuống trường Tiểu học Trần Quốc Toản em được sinh hoạt với
thầy Hiệu Trưởng và Giáo viên trong trường về lịch sử hình thành và tình hình
hoạt động của nhà trường. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản tọa lạc tại số 1, đường
Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, là một trong những ngôi
trường có mặt sớm nhất trong hệ thống giáo dục ở Thành phố Cần Thơ.
Tiền thân của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là những lớp học dành riêng cho con
em binh sĩ thuộc đại đội Vận Tải 101 của chính quyền Sài Gòn cũ thành lập vào những
năm 1955-1956 với vài chục học sinh nhiều lứa tuổi học từ lớp 1 đến lớp 3.
Khoảng năm 1963 chính quyền Thiệu thành lập trường Tiểu học Cộng đồng Tham
Tướng, học sinh là con em nhân dân quanh vùng. Đến năm 1975 trường có khoảng 20 lớp
học, phòng học tạm bợ, tường xây lửng, song chắn bằng gỗ, mái lợp tol, nền trắng xi
măng. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngôi trường từng bước được nâng
cấp, sửa chữa, đồng thời tên gọi của trường cũng thay đổi, từ trường Tiểu học Hưng Lợi
3, Tiểu học Xuân Khánh rồi trường PTCS Xuân Khánh 1.
Năm 1984, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào Tạo, trường PTCS Xuân
Khánh 1 tách hẳn bộ phận THCS, hình thành trường Tiểu học Xuân Khánh 1. Đó chính là
điều kiện để nhà trường phát triển và duy trì số lượng và chất lượng giáo dục học sinh tiểu


học.
Do nhu cầu phát triển của xã hội, năm học 1992-1993, BGH nhà trường đã mạnh dạn đề
xuất với lãnh đạo ngành giáo dục xin thực hiện mô hình lớp học tiểu học bán trú đầu tiên
ở TP. Cần Thơ. Được sự tin tưởng của lãnh đạo và sự đồng thuận của Phụ huynh học sinh,
năm học đầu tiên với 19 học sinh, sau đó số lượng học sinh học bán trú ngày càng nhiều,
đồng thời chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, nhất là phong trào học sinh giỏi
tiểu học các cấp. Xuất phát từ thành tích nổi bật của trường, năm 1995 trường được TP.
Cần Thơ cấp kinh phí xây dựng mới. Đây là ngôi trường tiểu học khang trang đầu tiên

được mang tên vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản, được khánh thành vào ngày 03 tháng
02 năm 1997. Từ đó, song song với sự phát triển về số lượng, chất lượng giáo dục của nhà
trường tăng lên vượt bậc. Năm học 1996-1997 trường có đến 22 học sinh đạt học sinh giỏi
cấp Quốc gia. Năm học 1997-1998 có một giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Quốc gia đầu
tiên của Thành phố. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp
tỉnh, thành phố. Đến năm 2006 trường được vinh dự đón nhận Huân Chương Lao động
Hạng Ba của Chủ tịch nước.
Trường có 126 cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạp vụ, bảo mẫu, trong đó theo biên chế là
81 người. Với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 80% giáo viên đạt
trên chuẩn, một giáo viên đạt trình độ thạc sĩ. Trường có 5 khối lớp gồm: Khối 1,2,3,4,5.
Có 57 phòng học, trong đó có 1 phòng tin học, 1 phòng thư viện, 1 phòng công nghệ
thông tin. Chi bộ Đảng, trường có 21 Đảng viên. Trường có một Hiệu Trưởng là Thầy Hồ
Hoàng Tuấn, với hai Hiệu Phó là Cô Bùi Thị Mỹ và Cô Lê Ngọc Điệp. Bên cạnh đó
trường có Đoàn thể, Đoàn Thanh Niên, Công tác đội, Y tế học đường, Kế toán tài vụ, Thư
viện thiết bị.
Về công tác hoạt động dạy và học với chủ đề và mục tiêu là tiếp tục đổi mới cơ bản và
toàn diện (2014- 2015), học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó, trường còn dạy them một số môn cho lớp bán trú, với các môn Anh văn, 6 buổi/tuần,
cờ vua, võ thuật, đàn… Song song đó trường còn dạy theo mô hình tiếng Pháp cho các em
học sinh, mô hình này có 10 lớp.
Về công tác bán trú, có 33 lớp bán trú, từ lớp 1 đến lớp 5, với 1050 học sinh.
Không chỉ triển khai về lịch sử hình thành và tình hình hoạt động của nhà trường, Ban
Giám Hiệu còn truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy cho các giáo sinh. Phổ biến về công tác
chủ nhiệm lớp cần phải có như: Nhận biết sơ yếu lý lịch của học sinh; bầu chọn hội đồng
tự quản; giáo viên thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp hiệu quả; phát động kế hoạch trong tuần,
tháng; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, bên cạnh đó giáo viên cần phải phối hợp với
lực lượng giáo dục: Phụ huynh học sinh.

- Bài học từ những tìm hiểu trên: Thông qua những thông tin và tiếp xúc thực tế
giúp em chấp hành tốt nội quy nhà trường, giao lưu, tiếp chuyện ân cần với thành

viên nhà trường, tôn trọng nhau, hợp tác với nhau... Học được cách tổ chức, quản lí
trường lớp....
2.2. Tìm hiểu hoạt động trên lớp
- Số tiết dự giờ: 10 tiết
- Bài học rút ra qua những tiết dự giờ:
Thông qua các buổi dự giờ giúp em biết cách phối hợp, vận dụng các phương
pháp vào dạy học: như là phương pháp giảng dạy, phương pháp hỏi đáp, thảo luận
nhóm… Học được cách quản lí lớp học,thực hiện hoạt động dạy học một cách có
hiệu quả. Cách ứng xử với những tình huống sư phạm, ứng xử học sinh....


2.3. Tìm hiểu hoạt động giáo dục học sinh:
2.3.1. Công tác chủ nhiệm:
- Số buổi: 2 buổi
- Số tiết: 2 tiết
- Công việc đã làm: truy bài đầu giờ; hướng dẫn HS làm bài tập; tổ chức các hoạt
động vui chơi cho HS ngoài giờ học...
- Bài học qua những công tác trên: tạo được mối quan hệ giữa thầy – trò; học
được cách quản lí lớp học; thông qua các hoạt động vui chơi sẽ tạo điều kiện cho
HS có hứng thú hơn trong việc học....
3. TỰ ĐÁNH GIÁ
- Ưu điểm: Năng động, tích cực trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong các
hoạt động của trường, của lớp.. Vui vẻ,thân thiện, hòa đồng với mọi người, cẩn
thận, tỉ mĩ trong công việc....
- Hạn chế: do vừa đi kiến tập vừa học trong trường nên không thường xuyên
xuống lớp, không có nhiều thời gian để hướng dẫn HS làm bài....
- Bài học kinh nghiệm cho đợt thực tập và cho nghề nghiệp tương lai: Qua đợt kiến
tập này em học được nhiều điều hữu ích như: kinh nghiệm giảng dạy cũng như
kinh nghiệm quản lí lớp, tổ chức các hoạt động từ quý thầy, cô và các bạn trong
đoàn kiến tập.Qua đó bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nghề trong tương lai.

Xác nhận của GV hướng dẫn
năm 2014

Ngày 31 tháng 10
Giáo

sinh

Lê Thị Thanh Hoa
Hồng Mơ

Tạ




×