Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Môn Tập Làm Văn lớp 2 TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.79 KB, 6 trang )

Giáo án
Môn: Tập Làm Văn lớp 2

TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân, mùa hè.
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về mùa hè.
3. Thái độ: HS yêu thích việc viết đoạn văn, yêu thích các mùa trong
năm, bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi cho bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: tranh ảnh, SGK, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, bút, tập.
III. Hoạt động dạy học
Thời gian Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
1. Khởi động: Hát
- Lớp phó văn nghệ mời lớp hát
bài: “Cái cây xanh xanh”
- Cả lớp cùng hát
3’

5’

2. Bài cũ: Đáp lời chào, lời tự giới
thiệu
- GV mời HS lên đóng vai xử lý tình - 2 HS lên đóng vai xử lý tình
huống GV đưa ra: Lan là HS mới
huống mà GV đưa ra.


chuyển đến lớp 2A1. Lan giới thiệu
với Mai:" Mình tên là Lan. Quê mình
ở Cần Thơ. Rất vui được làm quen
bạn!". Nếu em là Mai, em sẽ đáp lại
thế nào?
- HS nhận xét .
- GV mời HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- HS lắng nghe.
- GV giới thiệu bài: Trong giờ Tập
làm văn này các con sẽ học cách viết


một đoạn văn tả cảnh mùa trong năm.
- HS nhắc lại và viết tựa bài vào
- GV viết tựa bài lên bảng: TẢ NGẮN vở.
BỐN MÙA
- GV nêu mục tiêu bài học và yêu cầu- Cả lớp lắng nghe GV và lớp
lớp trưởng đọc lại cho cả lớp cùngtrưởng nêu mục tiêu.
nghe.
9’

* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài
tập 1 trong SGK
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài 1: Đọc đoạn
văn sau và trả lời câu hỏi.

- GV đọc đoạn văn 1 lần.

- HS lắng nghe.

- GV mời 2 HS đọc lại đoạn văn tả về - HS đọc đoạn văn “Xuân về”.
mùa Xuân.
- GV hỏi HS: Đoạn văn trên miêu tả- HS trả lời. HS khác nhận xét.
cảnh gì ?
- GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- GV cho lớp thảo luận theo nhóm trả - HS đọc lại câu hỏi và bắt đầu
lời các câu hỏi:
thảo luận nhóm.
+ Những dấu hiệu nào báo mùa xuân
đến ?
+ Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng
cách nào ?
- GV mời các nhóm trả lời.

- Đại diện nhóm đứng lên trả lời,
nhóm khác nhận xét câu trả lời

- GV nhận xét và tổng hợp những câu
trả lời của HS rút ra kết luận:
+ Những dấu hiệu cho biết mùa xuân - HS lắng nghe.
đến: Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm
nức, không khí ấm áp. Trên các cành
cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra



hoa, râm bụt cũng sắp có nụ. Trời trở
nên ấm áp, hoa, cây côi xanh tốt và
ngát hương thơm.
+ Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng- HS lắng nghe.
cách:
• Ngửi thấy mùi hoa thơm nức
trong khu vườn (khứu giác).
• Nhìn thấy ánh nắng và cây cối
đang thay áo mới (thị giác).
- Yêu cầu HS tìm những từ khó hiểu. - HS phát biểu.
- GV mời bạn nào biết nghĩa giải thích,- Lớp lắng nghe những bạn biết
nếu HS không biết thì GV mới giải nghĩa giải thích theo cách hiểu của
chính mình, sau đó nghe GV giải
thích.
thích.
- GV rút ra kết luận: Để viết được một- HS lắng nghe.
đoạn văn ngắn như thế tác giả đã quan
sát cảnh vật một cách rất tinh tế và tỉ
mỉ, phải kết hợp cả khứu giác và thị
giác.

12’

* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết
được một đoạn văn có từ 3 đến 5
câu nói mùa hè
- Ở bài tập 1 các con đã được tìm hiểu- HS lắng nghe.
một đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân.

Sang bài tập 2 các con sẽ viết một
đọan văn về mùa hè.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập
2: Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến
5 câu nói về mùa hè.
- GV dùng những câu hỏi gợi ý để dẫn
dắt để HS trả lời thành câu văn:


+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong- HS trả lời.
năm?
+ Mặt trời mùa hè như thế nào?

- HS trả lời: Mặt trời chiếu những
ánh nắng vàng rực rỡ.

+ Khi mùa hè đến cây trái trong vườn - HS trả lời: Cây cam chín vàng,
như thế nào?
nhãn chín thơm lừng,..
+ Mùa hè thường có hoa gì? Con cảm- HS trả lời: Mùa hè có hoa
thấy hoa đó như thế nào?
phượng đỏ rực,…
+ Mùa hè thường có tiếng loài động- HS trả lời: Tiếng ve.
vật nào kêu râm ran? Tiếng kêu đó có
hay không?
+ Con có mong ước mùa hè đến- HS trả lời.
không?
+ Mùa hè con sẽ làm gì?

- Vài HS trả lời: Đi tắm biển, thả

diều, đi du lịch,…

- GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV- HS lắng nghe, quan sát.
cho các em xem một số hình ảnh về
hoạt động ở mùa hè.
- GV yêu cầu HS viết một đoạn văn- HS viết đoạn văn tả về mùa hè.
ngắn dựa vào những gợi ý trên vào
nháp.
- GV nhắc nhở HS những lưu ý trong- HS lắng nghe.
quá trình viết:
+ Tư thế ngồi viết: Lưng phải thẳng,..
+ Cách viết đoạn văn: Phải viết hoa
chữ cái đầu dòng, đầu đoạn phải cách
lề từ một đến hai ô,...
- GV yêu cầu 2 đến 3 HS đứng lên đọc - 2-3 HS trình bày, cả lớp lắng
đoạn văn mình vừa viết.
nghe.


4’

- GV mời HS nhận xét bài làm của - HS nhận xét.
bạn.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét.
- HS quan sát trên máy chiếu.
- GV cho HS tham khảo một số bài tập
làm văn mẫu.
4. Củng cố và dặn dò:
- HS trả lời.

- GV hỏi: Vừa rồi các em đã tìm hiểu
cách viết một đoạn văn tả mùa, vậy
hãy nói cho cô biết để viết được một
đoạn văn tả mùa chúng ta phải làm gì? - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
Chúng ta cần phải quan sát để biết
được những đặc điểm của các mùa.
- HS lắng nghe.
- GV dặn dò:
+ Về nhà các em viết lại đoạn văn tả
mùa hè hoàn chỉnh vào vở.
+ Các con tìm hiểu thêm về đặc điểm
của mùa thu và mùa đông để viết thêm
những đoạn văn khác sau đó đọc cho
người thân nghe, sẽ giúp các con rèn
luyện được kĩ năng viết đoạn văn về
các mùa.
- Chuẩn bị bài mới: Tả ngắn về loài
chim.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
THÀNH VIÊN NHÓM 9:
Huỳnh Thị Huỳnh Như B1200040
Lê Thị Huỳnh Như B1200041
Lê Thị Quỳnh Như B1200042
Lâm Thị Thúy Phượng B1200044
Trần Thị Hồng Quế B1200046
Nguyễn Thị Ngọc Quý B1200047



Ngô Thị Thảo Quyên B1200048



×