Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.15 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2016
Kính gửi: Hội đồng thi đua – Khen thưởng huyện Tháp Mười
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Hữu Hải - Năm sinh 1984
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao Đẳng sư phạm lý
- Chức năng, nhiệm vụ phân công: Giáo viên dạy lớp, chủ nhiệm lớp 9A1
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng.
1.1 về phía giáo viên
-Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể và sự chuyển biến nhận thức của cộng đồng về giáo dục góp phần
đáng kể cho công tác huy động học sinh đến lớp và hạn chế học sinh bỏ học. Thế
nhưng thực tế công tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn, số
lượng học sinh bỏ học ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như: Học yếu, ham chơi,
hoàn cảnh khó khăn, nghiện game…..trong khi giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phổ cập,
các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp vẫn không duy trì được sĩ số học sinh, trước
thực trạng đó để duy trì sĩ số học sinh ngăn chặn tình hình bỏ học là nhu cầu thiết yếu.
Tuy nhiên theo tôi củng có một phần nhỏ khiến học sinh bỏ học là do học sinh
không hứng thú học tập một phần là vì.
Thứ nhất yêu cầu của giáo dục ngày càng cao dẫn đến yêu cầu của giáo viên
đối với học sinh càng cao dẫn đến học sinh dáp ứng không tới hay theo không kịp dẫn
đến học yếu rồi bỏ học.
Thứ hai là còn một vài học sinh yêu cầu cao và khó nên thường hay la, nhắc
nhở….. nên học sinh có tâm lý e ngại trước bạn bè và bỏ học.
1.2 Về phía học sinh.
Theo tôi tình trạng học sinh bỏ học là có một vài nguyên nhân chủ quan và khác quan.


Thứ nhất do ảnh hưởng từ tác động thành phần xã hội bên ngoài như bạn bè
xấu rũ rê, các hình thức hoạt động không lành mạnh càng tràng lan như game, các
trang mạng đen… dẫn đến học sinh càng từ bỏ đến trường lớp
Thứ hai cũng có một vài học sinh học yếu từ cấp dưới, hay chậm phát triễn dẫn
đến tình trạng học tập càng đi xuống và không ham học.
1


Thứ ba có một phần vì học sinh ỷ lại gia đình một là gia đình không quan tâm,
gia đình khó khăn, cũng có thể là gia đình khá giả có nhiều đất nên không để ý đến
tình hình học tập của con em mình mà dẫn đến học sinh cũng không thiết tha trong
học tập mà bỏ học.
1.3 Về phía gia đình.
Vì là xã vùng sâu và xa gia đình tương đối khó khăn lo kiếm sống nên ít có
thời gian ở nhà mà quan tâm dến con của mình.
Đặc biệt nữa là có rất nhiều gia đình ít qua tâm đến tình hình học tập của con,
em mình mà giao phó cho nhà trường và xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến học sinh bỏ
học.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng.
2.1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp duy trì si số học sinh lớp chủ nhiệm cấp
THCS”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Tấc cả giáo viên làm công tác chủ nhiệm trường THCS
Thạnh Lợi
3. Mô tả nội dung và bản chất của sáng kiến
3.1. Nội dung:
* Nguyên nhân học sinh bỏ học:
Thứ 1: Học yếu dẫn đến chán học bỏ học.
Thứ 2: Ham chơi bỏ học
Thứ 3: Hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm để phụ giúp gia đình, cha mẹ
làm ăn xa không quan tâm hoặc li dị, sống với ông bà...

* Môt số giải pháp giúp duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm.
- Tìm hiểu nắm bắt đặc điểm lớp chủ nhiệm.
GVCN cần tìm hiểu sĩ số học sinh, giới tính, học lực và hạnh kiểm năm trước,
nơi cư trú, hoàn cảnh gia đình, thông qua lí lịch học sinh đầu năm, qua GVCN cũ, qua
GV bộ môn, qua bạn bè học sinh.
- Lập kế hoạch chủ nhiệm từng tháng.
GVCN cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán sự bộ môn, phân công nhiệm vụ
cụ thể và báo cáo những mặt làm được những mặt hạn chế vào cuối tuần.
Sắp xếp chổ ngồi đầu năm hợp lí là học sinh yếu thì ngồi chung với học sinh
khá giỏi để kèm những môn yếu cho học sinh đó tiến bộ để không bị tâm lí mắc cở
trước bạn trong lớp.
Lên kế hoạch và thông báo trước các em về khen thưởng nhửng học sinh có
mặc tiến bộ trong tuần hay trong một tháng nhằm khích lệ tinh thần cho các em ham
học.
- Kết hợp giáo dục học sinh.
GVCN cần kết hợp GVBM để nắm năng lực học tập của học sinh, kết hợp các
ban ngành đoàn thể để khịp thời giúp đỡ học sinh khó khăn không để học sinh bỏ học,
phối hợp với gia đình để chấn chỉnh học sinh khi có biểu hiện lơ là trong việc học
hoặc nghỉ học không lí do, việc hiện nhiệm vụ học tập và thực hiện nội qui nhà
trường của học sinh.
2


- Quan tâm và giám sát.
GVCN cần gần gủi, thân thiện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng các em, từ đó
có biện pháp giáo dục hợp lí, đồng thời phải giám sát những biểu hiện tốt, chưa tốt
của các em qua nhiều kênh thông tin.
GVCN hết sức thân thiện với học sinh nếu học sinh có vi phạm không nên la
hay phạt nặng trước các bạn trong lớp mà gặp riêng để trao đổi uốn nắng kịp thời để
tránh cho em đó mắc cỡ với bạn dẫn đến không thích đến lớp dần bỏ học.

- Tố chức thăm hỏi gia đình.
GVCN cần có kế hoạch thăm hỏi gia đình học sinh để tìm hiểu đặc điểm, hoàn
cảnh sống, điều kiện học tập của học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, đồng
thời thông tin với phụ huynh về tình hình học tập của các em ở trường.
GVCN có mối liên hệ chặc chẽ với phụ huynh học sinh: Trong cuộc họp phụ
huynh học sinh đầu năm GVCN thông báo thời gian học, lịch học chính thức và lịch
học bồi duong74cho phụ huynh nắm để quản lí thời gian đi và về để không cho học
sinh bỏ học chơi game
GVCN lấy số điện thoại tất cả phụ huyng và đưa số điện thoại cho học sinh
nắm và sẽ liên hệ nếu như học sinh có dấu hiệu vi phạm để GVCN cùng phụ huynh
kịp thời có biện pháp uốn nắn học sinh.
- Tố chức các phong trào.
GVCN phối hợp với đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đội TNTP trong và ngoài
nhà trường để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh như tổ
chức các phong trào bóng đá và bóng chuyền giữa các lớp với nhau
- Tổ chức tốt tiết sinh hoạt.
Trong giờ sinh hoạt GVCN cần linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức, không nên
lúc nào cũng khiển trách, phạt các em mà có thể tổ chức các trò chơi, tuyên dương
khen thưởng khi các em có biểu hiện tốt dù nhỏ. Việc làm này rất cần thiết vì giúp cho
các em có động lực, niềm tin mà học tốt.
3.2 Bản chất:
- Tìm ra được một số giải pháp đảm bảo sĩ số học sinh giúp cho giáo viên chủ
nhiệm duy trỉ sĩ số lớp, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. Các bậc
phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học, quan tâm đúng mức con em mình,
tạo điều kiện cho các em học tập, Từ đó các em có ý thức vượt khó, hoàn thành nhiệm
vụ học tập, để có một tương lai tươi sáng, trở thành những người có ích cho xã hội.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng.
4.1 Khả năng áp dụng.
- Theo thực trạng hiện nay tình hình học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học
ngày càng báo động như hiện nay nó làm gánh nặng cho giáo dục tại địa phương nói

riên và toàn huyện, toàn tình nói chung ngày cáng đi xuống, hiện nay thời đại công
nghệ thông tin ngày càng phát triển nó đã đem đến cho những hệ lụy như tình trạng
nghiện game, các trang mạng đen hay tình trạng bạo lực học đường ngày càng tăng…
cho nên nhửng giải pháp trong sáng kiến có thể giúp ít cho công tác giáo dục và đặc
biệt là giúp ít cho công tác duy trì sĩ số học sinh và giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
3


4.3 Phạm vi áp dung.
- Sáng kiến này hoàn toàn có thể áp dụng cho tấc cả giáo viên đang tham gia
công tác chủ nhiệm cấpTHCS.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến.
Trong năm học 2015-2016 Tôi được phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 9A2
thi tình hình học sinh bỏ học của vẫn còn cụ thể lớp 25 học sinh đầu năm đến cuối
năm bỏ học 1 học sinh.
Trong năm học 2016-2017 Tôi được phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1
có 25 học sinh và đã áp dụng sáng kiến cho đến thời điểm này thì không có học sinh
bỏ học nệ thấy bước đầu có hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục và duy trì sĩ số học sinh, tránh
tình trạng bỏ học giữa chừng, tránh xa vào các tệ nạn xã hội do bị bạn bè và tổ chức
xấu lôi kéo, xúi dục.
- Học sinh được tiếp tục đến trường, được giáo dục tốt, có nghề nghiệp ổn
định, trở thành những người có ích cho xã hội.
- Phụ huynh có sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của việc
học, để tạo điều các em đến lớp góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung
là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp cơ sở.
Thạnh Lợi, ngày 7 tháng 3 năm 2017

Người báo cáo
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Nguyễn Hữu Hải

4


5



×