Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp học sinh lớp 6a2 tiến bộ trong học tập ở trường trung học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.23 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN :
- Họ và tên : Bùi Thanh Hồng.

Năm sinh : 1983

- Trình độ CMNV : CĐSP Kỹ thuật nông nghiệp – Kinh tế gia đình.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công : Dạy lớp – Chủ nhiệm.
- Đơn vị : Trường trung học cơ sở Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG :
1. Thực trạng:
Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu,
truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, học sinh xem thường, vô
lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó
khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ
nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt
học tập, đạo đức của các em. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn
nhưng vô cùng nghiêm túc.
Nói đến công tác chủ nhiệm thì mỗi một giáo viên có một phương pháp quản
lý và giáo dục đạo đức học sinh khác nhau, không có giáo viên chủ nhiệm nào thực
hiện giống với giáo viên chủ nhiệm nào cả. Trong lớp chủ nhiệm có rất nhiều thành
phần học sinh chẳng hạn như học sinh giỏi chăm ngoan, học sinh lười học, thụ
động phát biểu ý kiến.v.v..nhưng để lớp chủ nhiệm cùng đoàn kết, cùng tiến bộ
trong học tập và giúp các em hạn chế được những lỗi vi phạm thường xảy ra hàng
ngày. Đó mới là điều mà giáo viên chủ nhiệm hết sức quan tâm và phải có biện
pháp hữu hiệu đối với lớp mình chủ nhiệm và phải được thực hiện xuyên suốt


trong năm học.
Qua hơn nhiều năm công tác chủ nhiệm và tình hình thực trạng nêu trên tôi
rút ra một điều là “ cần phải xây dựng thang điểm tích lũy và xét tuyên dương hàng
tháng cho học sinh lớp chủ nhiệm” nhằm nâng cao đạo đức học sinh, uốn nắn kịp
thời những sai phạm của học sinh, đồng thời giúp học sinh tự nhận xét và tự đánh
giá bản thân một cách tích cực và trung thực. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng :
1


2.1 Tên sáng kiến : Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp học
sinh lớp 6a2 tiến bộ trong học tập ở trường trung học cơ sở Thạnh Lợi.
2.2 Lĩnh vực áp dụng :
Xây dựng thang điểm tích lũy và xét tuyên dương hàng tháng cho học sinh
lớp 6a2 trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến :
3.1. Cơ sở thực tiễn :
a) Khái quát về tình hình lớp chủ nhiệm :
Lớp chủ nhiệm có 30 học sinh, trong đó về giới tính có 14 nam, 16 nữ, trong
đó có 5 học sinh thuộc diện hộ nghèo, một vài em thuộc tỉnh Long An. Về thực
trạng thì có những thuận lợi và khó khăn như sau :
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp nhất là của
ban giám hiệu, đặc biệt nhất là sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh.
- Đa số các học sinh đều chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời thầy cô.
* Khó khăn :
- Trong lớp có một số học sinh xa nhà, khác xã, đường đi học đến trường còn
là đường đất nên việc đi lại của các em còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số em còn tham gia chơi game nên việc quản lí giờ giấc của các em còn
gặp nhiều khó khăn.

- Là học sinh lớp 6 nên nhận thức giữ gìn nề nếp học tập của các em chưa tốt.
3.2. Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng vấn đề :
a). Các giải pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng thang điểm tích cực.
- Phương pháp theo dõi, kiểm tra, nhận xét, đánh giá hàng tháng.
- Phương pháp thư khen hàng tháng.
b). Các giải pháp, biện pháp giải quyết thực trạng vấn đề:
* Nghiên cứu kĩ học bạ năm trước của từng học sinh:
Đầu năm khi được tiếp nhận lớp chủ nhiệm, tôi liên hệ với hiệu phó chuyên
môn hỏi mượn sổ học bạ của các em để nghiên cứu về thành tích học tập cũng như
là thái độ học tập của từng học sinh của lớp mình chủ nhiệm, từ đó tìm ra biện
pháp giáo dục phù hợp cho từng học sinh.
2


* Bầu, chọn và phân công nhiệm vụ cụ thể cán bộ lớp:
Phân công nhiệm vụ cụ thể từng cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: chịu trách nhiệm chung, quản lý lớp học khi không có giáo
viên chủ nhiệm, phối hợp với các bộ phận khác cùng quản lý lớp học và có trách
nhiệm theo dõi những qui phạm của thành viên thông qua báo cáo của các tổ
trưởng.
+ Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm về mặt học tập của lớp, có trách nhiệm
đôn đốc hay nhắc nhở việc học tập của các bạn hàng ngày.
+ Lớp phó văn thể mỹ: Chịu trách nhiệm về ca múa hát, nhắc nhở tổ trực về
việc trang trí lớp học xanh- sạch đẹp hàng ngày, nề nếp học tập, đồng phục của các
bạn và báo cáo vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
+ Lớp phó lao động: chịu trách nhiệm hướng dẫn và nhắc nhở về việc lao
động, vệ sinh lớp và các khu vực vệ sinh trường qui định.
+ Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm chi, thu và giữ tiền quỹ của lớp và công khai

cho cả lớp biết về thu và chi trong tuần trong tiết sinh hoạt lớp.
+ Lớp phó trật tự: chịu trách nhiệm về mặt trật tự của lớp, thường xuyên
nhắc nhở các bạn thường gây ồn trong giờ học…
+ Bốn tổ trưởng và bốn tổ phó: Chịu trách nhiệm chung về tổ của mình, ghi
nhận một cách trung thực những hoạt động của các thành viên trong tổ, thường
xuyên nhắc nhở nề nếp và việc học tập của các thanh viên trong tổ.
* Xây dựng thang điểm tích lũy:
- Đầu năm tôi xây dựng thang điểm tích lũy và triển khai với lớp, đã được
sự hưởng ứng nhiệt tình của các em và thang điểm này sẽ được đánh giá và xét
tuyên dương hàng tháng của mỗi học sinh. Ở mỗi tuần trong tiết sinh hoạt lớp tổ
viên tự nhận xét điểm tích lũy của bản thân mình rồi báo qua tổ trưởng, tổ trưởng
sẽ thông qua từng thành viên trước lớp để cả lớp cùng nhận xét và thống nhất, đến
cuối tháng rồi tổng kết và căn cứ vào điểm tích lũy để nhận xét hạnh kiểm trước
lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán sự lớp thống kê số điểm tích lũy của
các em vào cuối tháng.
Thang điểm tích lũy
Lớp 6a2 năm học 2016- 2017
I. HỌC TẬP
Điểm trả bài, phát biểu:
Điểm: 8, 9, 10:

+ 10 điểm/ 1 lượt
3


Điểm: 5, 6, 7:

+ 5 điểm/ 1 lượt


Điểm: 4, 3:

- 5 điểm/ 1 lượt

Điểm: 0, 1, 2:

- 10 điểm/ 1 lượt

Xung phong phát biểu đúng:

+ 2 điểm/1 lượt

II. NỘI QUI:
1) Học sinh vắng:
- Có phép:

- 2 điểm/ 1 lần

- Đi trễ:

- 3 điểm/1 lần

- Không phép:

- 5 điểm/1 lần

- Bỏ tiết:

- 10 điểm/ 1 lần


2) Vô lễ:

- 30 điểm/1 lần

3) Gian lận trong kiểm tra, thi cử:

- 30 điểm/1 lần

4) Vệ sinh: Không làm tròn trách nhiệm khi được phân công: - 5
điểm/1 lần
5) Không đúng đồng phục:

- 5 điểm/1 lần

6) Gây gỗ, đánh nhau:

- 20 điểm/ 1 lần

7) Không đeo khăn quàng:

-3 điểm/1 lần

8) Nói tục, chửi thề, dùng từ đệm:

- 10 điểm/1 lần

9) Chạy xe dàng hàng ngang( có nhân chứng): -5 điểm/1 lần.
d) Cách tính điểm tích lũy và xét tuyên dương hàng tháng:
- Mỗi học sinh có sẵn điểm tích lũy hàng tháng là 100 điểm, các em sẽ tích
lũy điểm của mình bằng cách là trả bài hoặc phát biểu để điểm tích lũy được tăng

lên, còn nếu các em vi phạm nội qui thì điểm tích lũy sẽ hạ xuống. Cách xếp loại
cụ thể như sau:
Đạt từ: 100 điểm trở lên:

Xếp loại A

Đạt từ: 80 điểm đến dưới 100 điểm:

Xếp loại B

Đạt từ: 65 điểm đến dưới 80 điểm:

Xếp loại C

Đạt từ: dưới 65 điểm :

Xếp loại D

- Nếu học sinh được xếp loại A cuối tháng sẽ được tuyên dương bằng hình
thức thư khen.
- Ngoài ra, để tạo hứng thú học tập ở mỗi học sinh tôi còn đề ra biện pháp là
trong một tuần em học sinh đạt được 3 bông hoa điểm mười và không vi phạm nội
4


vi nào thì được thư khen hàng tuần. ( hai điểm 9 tương đương với 1 điểm 10, ba
điểm 8 tương đương với 1 điểm 10).
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
4.1. Khả năng áp dụng sáng kiến:
Nếu sáng kiến kinh nghiệm thực hiện thành công sẽ hình thành cho học sinh

kĩ năng như sau:
- Dễ thực hiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt là học sinh khối lớp 6.
- Hình thành cho học sinh tính trung thực trong học tập.
- Kỹ năng phê bình và tự phê bình trước tập thể lớp.
- Lớp học đoàn kết, các em biết tự phấn đấu trong học tập.
- Giúp các em gần gũi nhau hơn, không còn rụt rè nhút nhát như lúc đầu
năm.
4.2. Phạm vi áp dụng:
- Phạm vi áp dụng là xây dựng thang điểm tích lũy và đánh giá hạnh kiểm
hàng tháng cho học sinh lớp 6a2, trường THCS Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến :
Thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp cũng như giáo dục đạo đức học sinh
thông qua tiết sinh hoạt lớp ở các năm trước, việc áp dụng các biện pháp trên đã
mang lại những hiệu quả giáo dục nhất định: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép,
vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy học sinh, có tiến bộ trong học tập.
Học kỳ I năm học 2016- 2017, lớp tôi chủ nhiệm đạt được kết quả giáo dục
như sau:
+ Học sinh có hạnh kiểm tốt đạt: 27 hs ( 90 %)
+ Học sinh có hạnh kiểm khá đạt: 03 hs (10 %)
+ Không có học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, của bản thân tôi trong
năm học 2016 – 2017.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Tháp Mười, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Bùi Thanh Hồng

5


6



×