Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC một số biện pháp giúp học sinh bảo bảo quản máy vi tính trong quá trình thực hành ở trường trung học cơ sở thạnh lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.21 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Ngô Hoàng Trung

Năm sinh: 1986

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy Tin học
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Cơ sở vật chất trường học cũng là hệ thống các phương tiện vật chát và kĩ
thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Trong thực tế cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất đầy đủ, trường, lớp khang
trang, sạch, đẹp thì nơi ấy chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động khác
trong nhà trường được tăng lên rõ rệt.
Việc dạy và học bộ môn Tin học ở trường THCS Thạnh Lợi mang lại cho
các em một cái nhìn trực quan, sinh động, dễ hiểu, yêu thích môn học và hổ trợ
cho các em học tốt các môn khác như anh văn, địa lí, toán, vật lí trong việc tìm
kiếm tài liệu, giải toán qua mạng, IOE... Ngày nay, bộ môn tin học dạy lý thuyết
kết hợp với thực hành, muốn đáp ứng đủ nhu cầu thực hành của học sinh thì
ngành giáo dục đã đầu tư 17 máy vi tính khoảng 140 triệu cho trường mua máy
vi tính, phục vụ cho học sinh thực hành. Tiền đầu tư mua máy rất lớn nhưng số
lượng máy thì ít hơn so với số học sinh, mười bảy máy tính mà 205 học sinh,




hằng ngày, các em thay phiên nhau để thực hành. Bên cạnh đó, do Thạnh Lợi là
khu vực vùng sâu của huyện Tháp Mười nên các em học sinh chưa biết hay chưa
tiếp xúc nhiều về máy vi tính, việc bảo dưỡng, giữ máy vi tính chưa tốt, thực
hành không đúng sẽ làm máy hư hỏng nhiều. Nếu máy vi tính không được sử
dụng đúng cách thì rất dễ hư hỏng phần cứng lẫn phần mềm gây tổn thất lớn cho
trường, cho ngành giáo dục chính vì lý do đó em chọn đề tài: “một số biện
pháp giúp học sinh bảo bảo quản máy vi tính trong quá trình thực hành ở
trường trung học cơ sở thạnh lợi” để giảm bớt số lượng máy hư do học sinh
thực hành nhiều trong quá trình học.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: : “một số biện pháp giúp học sinh bảo
bảo quản máy vi tính trong quá trình thực hành ở trường trung học cơ sở
thạnh lợi”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
- Địa bàn: Trường THCS Thạnh Lợi - Tháp Mười - Đồng Tháp
- Đối tượng: Học sinh THCS
- Lĩnh vực: Tin Học
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến
3.1. Nguyên nhân
Việc bảo dưỡng, giữ gìn máy vi tính rất quan trọng, sau đây là những
nguyên nhân thường gây ra việc hư hỏng máy vi tính:


Học sinh thường xuyên sử dụng bàn phím, chuột không đúng cách

làm chuột hoặc bàn phím bị lờn, bấm không ăn.



Học sinh thường xuyên nhấn nút tắt mở máy trên thùng CPU làm

cháy nguồn, hư main, hư ổ cứng.


Dây điện, ổ cấm, chui cấm bị chạm bị cháy do các loài gặm nhấm.



Học sinh thiếu ý thức tự ý tháo lắp bàn phím, chuột và dây diện.



Học sinh chưa sử dụng thành thạo các phần mềm học tập, xóa mất

phần mềm.




Nguồn điện yếu không đủ để sử dụng mặc dù có ổn áp dễ làm hư

nguồn.


Không che đậy máy khi thực hành xong.



Không vệ sinh máy thường xuyên làm hư các thiết bị phần cứng.


Đầu năm học 2016-2017, em khảo sát chất lượng máy vi tính, kết quả như
sau:
Tổng số máy
18

Máy hư
2

Máy đang sử dụng
16

Áp dụng bảo dưỡng
18

3.2. Một số biện pháp “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC
SINH BẢO DƯỠNG MÁY VI TÍNH Ở TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI”.
Bên cạnh nguyên nhân thường gây ra việc hư hỏng máy vi tính em có các
giải pháp khắc phục như sau:


Học sinh thường xuyên sử dụng bàn phím, chuột không đúng cách

làm chuột hoặc bàn phím bị lờn, bấm không ăn.
Hướng dẫn học sinh sử dụng chuột cầm bằng tay phải, ngón trỏ đặt lên nút
trái, ngón giữa đặt lên nút phải các ngón còn lại cầm chuột để di chuyển chuột
nhẹ nhàng, khi nháy chuột cũng phải nhẹ nhàng, không được cầm chuột đập
mạnh xuống bàn, bàn phím phải đặt ở vị trí trung tâm, không được nhấn mạnh
nhiều lần một phím, hoặc đè giữ phím quá lâu, không được để bất cứ vật gì đè
lên bàn phím và chuột, không được làm rớt bàn phím xuống gạch dẫn đến bể

bàn phím.


Học sinh thường xuyên nhấn nút tắt mở máy trên thùng CPU làm

cháy nguồn, hư main, hư ổ cứng.
Giải thích cho học sinh hiểu nếu tắt nguồn bằng nút power trên thùng CPU
sẽ làm cho máy bị sốc điện dễ hư các linh kiện máy tính và nút power nhấn
không ăn không thể khởi động máy tính để sử dụng. Hướng dẫn các em cách tắt
máy bằng chuột nháy vào nút Start ở góc bên dưới bên trái màn hình chọn
shutdown hoặc bàn phím (Alt+F4, rồi nhấn enter).


Dây điện, ổ cấm, chui cấm bị chạm bị cháy do các loài gặm nhấm.


Giáo viên buộc dây điện gọn gàng cách, mặt đất, thông thoát để hạn chế
các loài gặm nhấm cắn phá. Học sinh thường xuyên dọn dẹp lau chùi chỗ
ngồi, không xả rác bừa bãi trong phòng máy để các loài gặm nhấm không có
chỗ trú ẩn cắn phá dây điện, không tự ý tháo dây diện khi chưa có sự cho phép
của giáo viên trực phòng máy.


Học sinh thiếu ý thức tự ý tháo lắp bàn phím, chuột và dây diện.

Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn tài sản chung của phòng máy,
giải thích các em hiểu phòng máy chỉ có 17 máy rất ít không đủ để cho các em
thực hành nếu các em không bảo dưỡng giữ gìn mà làm hư chuột, bàn phím,
dây điện thì không có máy để thực hành ảnh hưởng đến các bạn khác không
có máy thực hành, và phải bồi thường khi mình làm hư.



Học sinh chưa sử dụng thành thạo các phần mềm học tập, xóa mất

phần mềm.
Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo các phần mềm học tập, một số
em chưa hiểu rõ không được thao tác tùy tiện mà phải hỏi giáo viên hướng
dẫn trước khi muốn xóa dữ liệu trong máy tính.


Nguồn điện yếu không đủ để sử dụng mặc dù có ổn áp dễ làm hư

nguồn.
Hướng dẫn học sinh mở máy từ từ không mở một lần hết tất cả các máy,
một lần chỉ mở từ 2 đến 3 máy rồi đến các máy khác cũng khởi động lần lượt,
giáo viên quan sát học sinh mở máy em nào không làm theo hướng dẫn thì phải
nhắc nhở giáo dục.


Không che đậy máy khi thực hành xong.

Sau mỗi bài thực hành nhắc nhở học sinh đậy máy lại tránh bụi và nước
mưa rơi trúng, một số học sinh quên đậy máy thì gọi lại giáo dục đậy máy xong
mới được về.


Không vệ sinh máy thường xuyên làm hư các thiết bị phần cứng.

Hướng dẫn học sinh vệ sinh bàn phím, màn hình đúng cách chỉ dùng cọ
để vệ sinh bụi bám trên bàn phím, màn hình. Tuyệt đối không được dùng vải

thắm nước để lau chùi sẽ gây ra cháy nổ chạm điện nguy hiểm, hư máy.


4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến
4.1. Khả năng áp dụng
Các biện pháp nêu trên đang được áp dụng cho khối 6, khối 7, khối 8
trường THCS Thạnh Lợi, các biện pháp này được nhân rộng sẽ áp dụng trong
phạm vi huyện Tháp Mười.
4.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Áp dụng ở môn Tin Học khối 6, khối 7, khối 8 trường THCS Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến kinh
nghiêm
5.1 Lợi ích
Ngay từ đầu năm học, tháng 09/2016 em đã triển khai các biện pháp này
cho các em học sinh để các em áp dụng và thực hiện đến tháng 03/2017, em
khảo sát lại chấy lượng máy vi tính thì thu được kết quả như sau:
Tổng số máy
18

Máy hư
2

Máy đang sử dụng
16

Áp dụng bảo dưỡng
18

* Kết luận: Trong một thời gian ngắn áp dụng các biện pháp trên vào học
sinh trường THCS Thạnh Lợi nhưng cũng đã phát huy tích cực tinh thần giữ gìn

tài sản của nhà trường và biết bảo dưỡng máy vi tính khi gập những vấn đề đơn
giản.
5.2 Hiệu quả
Nếu các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm của em được nhân rộng sẽ
có những hiệu quả như sau:
• Tiết kiệm nhiều chi phí sửa chữa các linh kiện máy vi tính cho trường nói
riêng cho ngành giáo dục nói chung.
• Các linh kiện điện tử sử dụng lâu dài hơn.
• Nhiều học sinh biết cách bảo dưỡng máy vi tính đúng cách, thời gian sử
dụng máy lâu, tiết kiệm được chi phí sửa chữa.


Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân em trong năm 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.

Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Người báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Ngô Hoàng Trung



×