Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT BỊ Một số giải pháp bảo quản sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học bộ môn sinh học Trường Trung học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.7 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN CẤP HUYỆN
_____________

Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Trang Quốc Xoàn.
Năm sinh: 1987
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng thiết bị trường học.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Nhân viên thiết bị.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
- Do phòng bộ môn sinh học được ghép với phòng bộ môn hóa, thiết bị
dạy học sinh học được để ở kho thiết bị dùng chung với thiết bị dạy học môn hóa
nảy sinh nhiều bất cập, các hóa chất môn sinh học được xếp chung với hóa chất
của hóa học. Còn các dụng cụ khác như dụng cụ thủy tinh cũng được bảo quản
và dùng chung với hóa học, còn các dụng cụ như : kính lúp, lamen, lam kính ..
được để vào ngăn kệ riêng.
- Tranh ảnh môn sinh học được treo trên giá và một số để chung ngăn với
các tranh ảnh của các bộ môn khác trong phòng thiết bị dùng chung.
- Các dụng cụ thủy tinh ít sử dụng được để lên khay và đặt vào kệ với các
dụng cụ được dùng thường xuyên.
- Các hóa chất được phân ra theo đặc tính của hóa chất và được để chung
với hóa chất của hóa học.
- Một số mô hình, tranh ảnh Sinh Học được đặt ở ngăn riêng.


- Trường không có các mẫu ngâm, mẫu định hình.
- Lam kính, lamen được để trong hộp giấy và đặt lên kệ.


- Một số mô hình môn Sinh học được để chung với các mô hình môn
Công nghệ.
- Trong dạy học, để nâng cao được chất lượng dạy học người GV cần phải
biết phối hợp và sử dụng các thiết bị dạy học đúng chổ, đúng lúc mới mang lại
được kết quả cao. Chính thiết bị dạy học tăng thêm khả năng tiếp thu kiến thức
cho học sinh, làm nguồn kiến thức để hình thành và phát triển khái niệm, hiểu rõ
bản chất hoặc minh chứng cho các giả thuyết khoa học đã nêu ra. Thiết bị dạy
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng đã thúc đẩy cho việc áp dụng
các thiết bị dạy học vào trong giảng dạy. Người làm công tác thiết bị dạy học cần
có những kỹ năng sử dụng và bảo quản hóa chất, thiết bị thí nghiệm, có kiến
thức về chuyên môn để chuẩn bị cho các buổi thực hành thí nghiệm được phù
hợp. Tuy nhiên trong thực tế các trường phổ thông hiện nay việc sử dụng và bảo
quản thiết bị dạy học chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp bảo quản sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học bộ môn sinh
học Trường THCS Thạnh Lợi.
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Trong ngành giáo dục và đào tạo huyện Tháp Mười (đó là những giải pháp
giúp nhân viên thiết bị bảo quản tốt thiết bị dạy học môn sinh học) và có thể
nhân rộng ở phạm vi lớn hơn như trong tỉnh, khu vực.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiền.
3.1. Biện pháp
- Phòng kho phải thông thoáng, các thiết bị, tủ, ngăn đựng hóa chất phải xếp
gọn gàng, ghi tên theo từng nhóm chất, có lối đi an toàn khi lấy hóa chất cũng

như khi có sự cố xảy ra.
- Phải có người sử dụng và có bản thuyết minh hướng dẫn đi kèm.


- Sắp xếp dụng cụ thuỷ tinh lên giá, tủ: Để ở ngăn riêng với các thiết bị khác,
hạn chế xếp chồng lên nhau. Nếu có thể thì xếp những loại nhỏ, mỏng lên trên
loại to và dày hơn.
Chú ý khi xếp phải lót giấy báo giữa các dụng cụ thuỷ tinh, đặc biệt khi xếp
chồng lên nhau.
- Dụng cụ thủy tinh nếu chưa sử dụng đến nên đựng trong thùng có bảo hiểm,
ghi tên, số lượng bên ngoài và cho vào ngăn riêng. Các dụng cụ đang sử dụng
phải rửa sạch, để trên giá chuyên dụng. Tốt nhất các giá này nên đặt trong tủ
kính để tránh bụi.
- Các mô hình, mẫu vật cho vào trong tủ kính để dễ quan sát.
- Các thiết bị như tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật và một số thiết bị khác có thể
bố trí thành phòng riêng theo môn học hoặc chung với các môn học khác, tùy
theo điều kiện cụ thể.
3.2. Giải pháp
- Với kính hiển vi cần chú ý:
+ Tránh ẩm ướt
+ Tránh nhiệt độ cao hoặc sự biến đổi đột ngột về nhiệt độ.
+ Tránh va chạm và chấn động mạnh
+ Tránh bụi bẩn, mặt kính phải luôn sạch sẽ và tránh dầu mỡ bám vào.
+ Tránh để gần hoá chất gây hư hỏng cho thiết bị
- Sắp xếp lên giá (hoặc tủ) theo từng mục. Dụng cụ dùng thường xuyên để ở
phía ngoài, ngăn thấp vừa tầm, dụng cụ ít dùng để ở ngăn trên.
- Các hóa chất cùng ngăn, cùng nhóm và khác ngăn không nên để che khuất
nhau hoặc che mất nhãn.
- Tiêu bản luôn được để khô trong các hộp đựng tiêu bản và xếp lên giá hoặc
tủ.

- Tranh, ảnh có thể phân loại và cho vào ngăn tủ theo thứ tự hoặc trreo nơi
khô ráo, tránh ánh nắng làm nhạt màu.


4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
4.1. Khả năng áp dụng.
Áp dụng trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học môn Sinh
học trong trường trung học cơ sở.
4.2. Phạm vi áp dụng.
Những giải pháp trên được thực hiện đối với thiết bị dạy học môn sinh
học ở trường THCS Thạnh Lợi năm 2016 – 2017. Chương trình thực nghiệm là
học kì 1 năm học 2016 – 2017.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến.
- Kính hiển vi được lau chùi và được để trong thùng có gói hút ẩm
silicagel.
- Với thiết bị kim loại không được bôi dầu mỡ thường xuyên.
- Bên cạnh trang bị thiết bị dạy học, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo quản thiết
bị dạy học, tổ chức vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, hóa chất,… trong phòng thí nghiệm
một cách định kì.
.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh lợi, ngày 14 tháng 03 năm
2017
Người báo cáo

Trang Quốc Xoàn




×