Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.18 KB, 15 trang )



TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG
TỔ SỬ ĐỊA
  





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12



Giáo viên thực hiện: NGUYỄN HÙNG MINH
Môn: ĐỊA LÍ




Năm học: 2013 - 2014
2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình Địa lí 12 học về Địa lí Việt Nam. Trong các kì kiểm tra định
kì và kể cả thi tốt nghiệp, môn Địa lí có lợi thế hơn các môn khác là được mang
Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi để làm bài.


Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ đầu năm học 2012-2013, đa số các học sinh
khối 12 có kĩ năng khai thác bản đồ nói chung, và Atlat Địa lí Việt Nam nói
riêng còn rất yếu.
Trước tình hình đó, sau khi tìm hiểu thông tin, tôi quyết định thường
xuyên khai thác các thông tin trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến các
bài học, đồng thời giúp đỡ các em học sinh do chính tôi trực triếp giảng dạy bộ
môn thường xuyên khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập và bước đầu đã
mang lại hiệu quả.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là
kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể
hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí trong chương trình học Địa
lí 12, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do đó
việc rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói
riêng là không thể thiếu khi dạy học môn Địa lí 12.
Đối với giáo viên, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt
Nam để giảng dạy chương trình Địa lí 12 thì sẽ làm cho tiết học trở nên nhẹ
nhàng, hiệu quả dạy học cao hơn so với việc dạy học mà không khai thác các
bản đồ có liên quan đến bài học trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Đối với học sinh, nếu khai thác tốt các thông tin trong Atlat Địa lí Việt
Nam liên quan đến bài học, sẽ làm cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn, ít phải
3

học thuộc lòng bài học hơn, đặc biệt là việc nhớ các số liệu để dẫn chứng cho
các nội dung kiến thức địa lí.
2.2. Thực trạng của việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong hoạt động
dạy và học ở trường THPT Nguyễn Trung Trực
2.2.1. Thuận lợi

Việc trang bị Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh được hiệu trưởng nhà
trường yêu cầu bắt buộc, thường được nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt dưới
cờ, trong hội nghị cha mẹ học sinh.
Việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là một nội dung phải thực hiện trong
dạy học Địa lí 12, được giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng; các bậc cha
mẹ học sinh có quan tâm tạo nhiều điều kiện trang bị cho con mình các dụng cụ
học tập, trong đó có cuốn Atlat Địa lí Việt Nam.
Trong cuộc thi “Sáng tạo thiết bị, đồ dùng dạy học lần thứ 2 của tỉnh Bạc
Liêu” tôi có làm phần mềm Atlat điện tử Địa lí Việt Nam đạt giải ba. Do đó đã
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc khai thác Atlat trong hoạt động
dạy và học Địa lí 12.
Môn Địa lí 12 được nhà trường xếp 1 tiết dạy phụ đạo cho học sinh yếu
kém nên giáo viên bộ môn có nhiều điều kiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nhiều hơn.

2.2.2. Khó khăn
Việc trang bị Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh chưa đầy đủ trong các
tiết học địa lí do nhiều nguyên nhân như học sinh hay bỏ quên Atlat Địa lí Việt
Nam ở nhà, cha mẹ một số học sinh thiếu quan tâm, học sinh mang cặp không
thích hợp cất Atlat Địa lí Việt Nam.
Các bản đồ do bộ cấp có nội dung không trùng khớp với nội dung các
trang Atlat Địa lí Việt Nam do đó khi khai thác các bản đồ nói trên không thuận
lợi cho việc giảng dạy của giáo viên, cho việc học tập của học sinh.
4

Cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp, thiếu phòng học công nghệ có trang
bị máy chiếu đa phương tiện nên mỗi khi giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo
viên phải tự lắp ráp máy chiếu ở các tiết học ở các lớp. Có lúc nhiều giáo viên
cùng dạy học bằng bài giảng điện tử mà số lượng máy chiếu đa phương tiện có
hạn nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc mượn máy chiếu đa phương tiện.


2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Khảo sát việc trang bị Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh
Đầu năm học, khi giáo viên dạy khối 12 nhận lớp, với vai trò là tổ trưởng
chuyên môn, tôi yêu cầu các giáo viên dạy khối 12 trong tổ kiểm tra việc trang
bị Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh và ghi tên các học sinh chưa trang bị Atlat
Địa lí Việt Nam. Từ đó, chúng tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp
khối 12 yêu cầu học sinh phải trang bị nhanh chóng. Nếu còn chậm trễ sẽ phản
ánh với Ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp xử lý.

2.3.2. Tìm hiểu nguyện vọng của học sinh về việc khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam
Đa số các em học sinh đều mong muốn được hướng dẫn khai thác Atlat
Địa lí Việt Nam do kĩ năng khai Atlat Địa lí Việt Nam của các em còn hạn chế.
Các em học sinh đều mong muốn học môn Địa lí 12 hiểu bài, làm được
bài nhưng không phải học thuộc lòng nhiều.

2.3.3. Hướng dẫn cho học cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
2.3.3.1. Hướng dẫn chung
Phần này in ra cho lớp photocopy và giáo viên hướng dẫn học sinh về
nghiên cứu ở nhà.
2.3.3.1.1. Nắm chắc các ký hiệu
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm
ngư nghiệp ở trang bìa đầu của quyển Atlat Địa lí Việt Nam.
5

2.3.3.1.2. Học sinh nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành
Ví dụ:
- Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng
bản đồ khoáng sản.

- Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu
của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
- Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên
bản đồ Dân cư.
- Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ ngư nghiệp,
2.3.3.1.3. Biết khai thác các biểu đồ đối với các trang địa lí ngành kinh tế
2.3.3.1.3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích
của các ngành trồng trọt
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể
hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành
nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, học sinh biết cách khai thác các biểu đồ
trong các bài có liên quan.
2.3.3.1.3.2. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng
từng ngành ở những địa phương tiêu biểu
- Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 20 Atlat Địa lí
Việt Nam.
- Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang
22 Atlat Địa lí Việt Nam.
2.3.3.1.4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlat Địa lí Việt Nam
- Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu
cầu nói rõ ngành đó phân bố ở đâu, vì sao phân bố ở đó? Trình bày về các trung
tâm kinh tế đều có thể dùng bản đồ của Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời.
- Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá
trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở
6

các biểu đồ của Atlat Địa lí Việt Nam, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong
SGK.

2.3.3.1.5. Biết sử dụng đủ các trang Atlat Địa lí Việt Nam cho 1 câu hỏi

Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều
vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam cần thiết.
2.3.3.1.5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat Địa lí Việt
Nam
Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như
vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường
hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 15 là đủ.
2.3.3.1.5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt
Nam để trả lời
- Đối với những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành:
+ Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử
dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng
sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân
cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng
phát triển công nghiệp chế biến nói chung
+ Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta:
học sinh biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng
khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt
đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất” trang 11 thấy được 3 loại đất chủ yếu
của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 15 sẽ thấy được mật độ dân
số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 21 sẽ thấy
được cơ sở hạ tầng của từng vùng.
- Đối với những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của một vùng:
Học sinh tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18 để xác định giới hạn
của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời học
7

sinh biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm
xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó
không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh sử dụng

các bản đồ: Địa hình, Đất, Thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông
nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công
nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân
tộc.
- Khi sử dụng nhiều bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến nội
dung cần trả lời ta cần cuộn tròn các trang Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan để
đỡ mất thời gian lật, dễ dàng đối chiếu giữa các trang Atlat Địa lí Việt Nam để
tìm mối quan hệ giữa chúng.
2.3.3.1.5.3. Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
- Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa
hình, khí hậu, dân cư, nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
- Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản
nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu

2.3.3.2. Hướng dẫn học sinh các dạng câu hỏi liên quan đến việc khai thác
Atlat Địa lí Việt Nam theo trình tự nội dung các bài học.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, kể tên các quốc gia giáp với
nước ta trên đất liền, trên biển. (Bài 2)
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14 và kiến thức đã học:
a) So sánh vùng núi Đông bắc với vùng núi Tấy Bắc.
b) So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.
c) So sánh Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu các thế mạnh và
hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế -
xã hội.
8

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14, 4 và 5 xác định vị trí các
vịnh biển hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển

này thuộc các tỉnh thành phố nào?
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14, 8, 9:
a) Kể tên các dạng địa hình ven biển.
b) Kể tên các khoáng sản của vùng biển nước ta.
c) Kể tên các thiên tai vùng biển và ven biển của nước ta.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, em hãy cho biết nguyên nhân
chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam?
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7, em hãy nhận xét về sự thay đổi
địa hình từ Đông sang Tây.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, 13, 14, em hãy nêu ảnh hưởng
kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa
hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14, em hãy xác định vị trí các
dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên theo yêu cầu của bài
tập 1, bài 13.
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, em hãy
trình bày hoạt động của bão ở nước ta, hậu quả và biện pháp phòng tránh.
Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14, em hãy cho biết vùng đồng
bằng nào ở nước ta hay chịu ngập lụt? Vì sao?
Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, 16, em hãy nêu đặc điểm dân
số và phân bố dân cư ở nước ta.
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, em hãy so sánh và nhận xét sự
thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995-
2007.
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, em hãy nhận xét sự chuyển
dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007.
9

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 và kiến thức đã học, em hãy
trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta trong thời gian qua.

Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 và kiến thức đã học:
a) Em hãy trình bày điều kiện phát triển ngành thủy sản của nước ta.
b) Em hãy trình bày tình hình phát triển ngành thủy sản của nước ta trong
thời gian qua.
Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và kiến thức đã học, em hãy kể
tên các nông sản của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long,
Bắc Trung Bộ.
Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, và kiến thức đã học:
a) Em hãy nhận xét sự chuyến dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
của nước ta phân theo nhóm ngành và phân theo thành phần kinh tế qua các năm
2000 và 2007. Giải thích.
b) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta, vì sao có sự
phân hóa đó?
c) So sánh quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công
nghiệp TP.HCM và Cần Thơ. Giải thích vì sao hoạt động công nghiệp ở
TP.HCM phát triển mạnh?
Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22:
a) Kể tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW của nước ta.
b) Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng của nước
ta trong thời gian qua.
Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23:
a) Kể tên các cửa khẩu của nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
b) Kể tên các cảng biển và sân bay quốc tế của nước ta.
Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 và kiến thức đã học, em hãy
cho biết thành tựu và hạn chế của hoạt động ngoại thương nước ta thời gian qua.
Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25:
10
a) Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và các di sản văn hóa thế giới của
nước ta.
b) Kể tên các trung tâm du lịch cấp quốc gia và cấp vùng của nước ta.

Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26:
a) Kể tên các tỉnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b) Kể tên các khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
c) Kể tên các nông sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
d) Cho biết quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công
nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
(Câu này làm mẫu khi học phần vùng kinh tế, các vùng kinh tế khác khi học tới
học sinh làm theo yêu cầu như trên, chỉ đổi trang Atlat Địa lí Việt Nam)
Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, 28 và kiến thức đã học, em
hãy so sánh các sản phẩm cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên với vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ, giải thích.

2.3.4. Kết quả từ việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong hoạt động dạy
và học Địa lí 12
Qua theo dõi, tôi thống kê được kết quả học tập của một số em học sinh
được chọn ngẫu nhiên ở lớp 12C1 và 12C7, tôi trực tiếp hướng dẫn khai thác
Atlat Địa lí Việt Nam và kết quả điểm số của 2 lần kiểm tra định kì có phần kiến
thức sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam như sau:

TT

Họ và Tên
Điểm
kiểm tra
1 tiết HKI

Điểm
kiểm tra 1
tiết HKII
Nhận xét

1.

Lê Thúy Duy
5,5 8,5
Tiến bộ rõ
2.

Nguyễn Bá Đạo
7,5 7,5
Giữ vững
3.

Đỗ Mỹ Huyền
8,5 8,5
Giữ vững
4.

Nguyễn Chí Linh
5,5 7,5
Tiến bộ rõ
5.

Ngô Trúc Mai
8,5 8,0
Khá ổn định
6.

Nguyễn Thị Yến Nhi

7,0 6,8

Khá ổn định
7.

Quách Tú Quyên
8,5 8,3
Khá ổn định
8.

Châu Đại Bửu
7,3 7,0
Khá ổn định
9.

Lê văn Định
5,0 6,0
Có tiến bộ
11
10.

Lâm Bé Nhi
4,0 7,0
Tiến bộ rõ
11.

Ngô Thanh Phông
3,5 7,3
Tiến bộ rõ
12.

Trần Diệp Thúy

4,5 6,0
Tiến bộ rõ
Qua kết quả bài làm kì kiểm tra 1 tiết của học kì I và học kì II cho thấy
trong tổng số 12 học sinh trực tiếp theo dõi tác động cho thấy có 05 em có kết
quả học tập được tiến bộ thấy rõ chiếm tỉ lệ 41,7%; có 01 học sinh có tiến bộ,
chiếm tỉ lệ 8,3%, có 02 học sinh giữ vững thành tích, chiếm tỉ lệ 16,7%, 04 học
sinh có thành tích học tập khá ổn định, chiếm tỉ lệ 33,3%.
Ở học kì II, cả 12 em đều có điểm từ trung bình trở lên, đạt tỉ lệ 100%; so
với học kì I thì tỉ lệ này là 75%, còn lại học lực yếu chiếm tỉ lệ 25%.

3. KẾT LUẬN
Nội dung địa lý trong Atlát rất phong phú, phù hợp với chương trình học
tập của một số khối lớp học cụ thể, phù hợp đối tượng và tiến trình giảng dạy địa
lý trong nhà trường.
Các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam có màu sắc đẹp, kích thước lớn
hơn các bản đồ trong sách giáo khoa, chi tiết hơn, sử dụng nhiều màu sắc và thể
hiện nội dung địa lý phong phú cùng với bộ tranh ảnh minh hoạ, biểu đồ và các
số liệu tra cứu. Do vậy nó đã được giáo viên và học sinh đón nhận. Khai thác
hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam nhằm giúp giáo viên đổi mớp phương pháp giảng
dạy, ôn tập và kiểm tra đánh giá học sinh mạng lại hiệu quả cao hơn so với việc
ít khai thác hoặc không khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
Với các bản đồ trong Atlát, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự lấy số
liệu hoặc tính toán lấy số liệu mà không cần phải nhớ thuộc lòng, khái quát
những kiến thức tiếp thu được qua bài giảng và học sinh học được những gì
trong bài giảng trên lớp thì phần nhiều cũng đã được thể hiện trong Atlat Địa lí
Việt Nam.
Việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt
động dạy và học Địa lí 12.
12
Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những kinh

nghiệm của tôi về khai thác Việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam đã đem lại hiệu
quả cao cho hoạt động dạy và học Địa lí 12. Tôi rất mong được sự góp ý của các
bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy
môn địa lí như thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao nhất của bộ môn Địa lí.
Tôi xin kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên nhắc
nhở giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn theo dõi việc trang bị
dụng cụ học tập của học sinh quyết liệt hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng
học tập của học sinh trường ta.

Người viết


Nguyễn Hùng Minh















13






TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
Tác giả: GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa – NXB
Đại học quốc gia TP.HCM.

2. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012
Tác giả: Phạm Thị Sen, Đỗ Anh Dũng, Lê Mỹ Phong – NXB Giáo Dục.

3. Bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí THPT
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Minh Tuệ – NXB Giáo Dục.













14






MỤC LỤC
Trang
1. Đặt vấn đề ……………………………………………………………………2
2. Nội dung…………………………………………………………………… 2
2.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………… 2
2.2. Thực trạng của việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong hoạt động dạy và
học ở trường THPT Nguyễn Trung Trực……………………………… …… 3
2.2.1. Thuận lợi……………………………………………… …………………3
2.2.2. Khó khăn………………………………………………………………… 3
2.3. Các biện pháp thực hiện…………………………………………………… 4
2.3.1. Khảo sát việc trang bị Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh……………… 4
2.3.2. Tìm hiểu nguyện vọng của học sinh về việc khia thác Atlat Địa lí Việt
Nam ……………………………………………………….………………… 4
2.3.3. Hướng dẫn cho học sinh cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam ……….…4
2.3.4. Kết quả học tập của học sinh từ việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong
hoạt động dạy và học Địa lí 12 …………………………………………… ….10
3. Kết luận …………………………………………………………… 11
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 13






15
Đánh giá xếp loại của đơn vị























×