Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

quản lý nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, công cụ pháp luật trở thành công cụ chủ yếu nhất, phương thức tác động của công cụ lao động bài tập quản lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.87 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội thì pháp luật đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật
được coi là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, là phương tiện thực hiện,
đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các hoạt
động của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Trong đó,
pháp luật đóng vai trò đặt biệt quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Như
vậy tôi chọn để tài: “Quản lý nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường,
công cụ pháp luật trở thành công cụ chủ yếu nhất, phương thức tác động của
công cụ lao động”.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Pháp luật là: hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền cũng như của toàn xã hội và là công cụ
điều chính các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con
người, các mối quan hệ trong qua trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến
kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Kinh tế thị trường nền kinh tế mà trong đó những vấn đề như sản xuất là gì,
sản xuất cho ai, sản phẩm phân phối như thế nào để được giải quyết thông qua
thị trường.
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT KINH TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP
LUẬT KINH TẾ
Pháp luật góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lí và điều tiết nên
kinh tế. Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, hình thức
sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, Qua đó tác động đến sự tăng


trưởng và sự ổn định của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.Pháp luật kinh tế
Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, pháp luật kinh tế bao gồm
tổng thể những văn bản pháp luật trực tiếp liên quan đến sự tồn tại và vận
hành nền kinh tế.
Pháp luật kinh tế là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật nói
chung. Nó bao gồm những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước đặt ra hay
2


thừa nhận mà mỗi cá nhân, tổ chức kinh tế buộc phải tuân theo để hành vi ứng
xủa của họ phù hợp với những quan hệ kinh tế khách quan và lợi ích chung
của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh tế bao gồm các quan hệ
xã hội phát sinh trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dung và
trong quá trình vận hành quản lý kinh tế; nhưng chỉ bao gồm những quan hệ
chung nhất , cơ bản nhất và quan trọng nhất. Quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia những quan hệ đó được Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Như vậy, sự điều chỉnh của pháp
luật kinh tế thể hền và nghĩa hiện ở quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực
hiện trong các quan hệ kinh tế và quan hệ quản lý kinh tế. Nói cách khác, quản
lý bằng pháp luật là việc xác định quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể
tham gia vào hệ thống kinh tế quốc dân. Thông qua việc xác định quyền và
nghĩa vụ cũng như việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy mà pháp luật
tác động, chi phối các hành vi kinh tế của đối tượng bị quản lý cũng như chủ
thể quản lý kinh tế. Rõ rang ở đây pháp luật tồn tại như là một công cụ của
quản lý kinh tế, quan hệ pháp luật kinh tế là một hình thức ghi nhận các quan
hệ quản lý.
2. Đặc điểm của công cụ pháp luật trong quản lý kinh tế
Nền kinh tế của nước ta đang được xây dựng trên cơ sở nền sản xuất
nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và sự phát triển kinh tế không

đồng đều giữa các khu vực. Bởi vậy, Nhà nước phải tạo tiền đề cho nền kinh
tế hàng hóa, nhiều thành phần với sự hình thành và phát triển đồng bộ của các
loại hình thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường
dịch vụ

3


Hiện nay nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển trên cơ sở
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa chủ yếu trên hình thức sở hữu
công, được quản lí bằng phương pháp hành chính, phương pháp mệnh lệnh,
phục tùng và theo cơ chế quan liêu, bao cấp.Cho nên, pháp luật nước ta cần
phải trở thành công cụ xóa bỏ triệt để cơ chế đó để thiết lập một cơ chế kinh tế
mới đảm bảo cho kinh tế thị trường vận hành theo đúng các quy luật riêng của
nó như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Sự thay đổi của hệ thống pháp luật
kinh tế phải đáp ứng được việc chuyển các quy định mang tính chất mệnh
lệnh, phục tùng sang quy định mang tính chất bình đẳng kính thích sự năng
động, sáng tạo của người lao động, coi trong chất lượng, hiệu quả và lợi ích.
Việt Nam hiện nay lấy thành phần quốc doanh làm chủ đạo. Nhà nước
nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
giải phóng sức lao động
Nền kinh tế của nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc sử
dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế, phương pháp quản lí
cuả kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, đẩy nhanh quá trình CNHHĐH đất nước, phát triển kinh tế đúng hướng XHCN.
Quản lý bằng pháp luật là quản lý bằng sức mạnh của những quyền uy
khách quan kết hợp với sức mạnh quyền uy của Nhà nước. Nội dung của pháp
luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế chính là những quan hệ, đặc biệt là pháp luật
kinh tế chính là những quan hệ, những lợi ích kinh tế khách quan được xã hội
thừa nhậ và bảo vệ dưới dạng ý chí cảu Nhà nước. Sự thừa nhận và bảo vệ đó
được cụ thể hoá thành những chuẩn mực về quyền và nghĩa vụ để điều chỉnh

hành vi của các tập thể người lao động, đảm bảo hành vi của họ phải phù hợp
với những quan hệ và lợi ích kinh tế khách quan. Bởi vậy, sức mạnh, quyền uy
4


của pháp luật hay khả năng điều chỉnh hành vi con người của pháp luật trước
hết nằm ngay trong nội dung của pháp luật và trước hết phụ thuộc vào tính xác
thực của nội dung đó. Nói cách khác, việc tuân thủ pháp luật, hành động theo
pháp luật đó là do cái lẽ phải hiển nhiên của pháp luật chứ không phải vì sự
cưỡng chế của Nhà nước. Cái uy quyền cưỡng chế của Nhà nước chủ yếu có ý
nghĩa bảo vệ dưới dạng răn đe. Vì vậy , pháp chế kinh tế có ý nghĩa quyết định
trong việc nâng cao hiệu lực quản lý của công cụ pháp luật.
Quản lý bằng pháp luật chứa đựng tínhphổ quát và công bằng. Đối
tượng điều chỉnh của pháp luật kinh tế là những quan hệ xã hội pháp sinh
trong lĩnh vực quản lý sản xuất và trao đổi sản phẩm của con người. Nhưng
không phải tất cả mà chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế cơ bản nhất, quan
trọng nhất. M ặt khác, việc điều chỉnh của pháp luật kinh tế là chung cho tất cả
các đối tượng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế chứ không phải cho từng
đối tượng riêng lẻ. Vì vậy, những quy định của pháp luật có ý nghĩa phổ biến,
bao quát tất cả các đối tượng tham gia và không có sự phân biệt. Trước pháp
luật, mọi người đều có cơ hội ngang nhau và bình đẳng về cơ hội phát triển
kinh tế.
Tác động quản lý của pháp luật nói chung và của pháp luật kinh tế nói
riêng là sự tác động điều chỉnh gián tiếp dưới hình thức đưa ra các giả định về
điều kiện để quy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động kinh tế, để đặt các
chủ thể kinh tế vào sự tự lựa chọn, tự quyết định hành động trong khuôn khổ
những điều kiện và phạm vi đã được xác định. Chẳng hạn, Luật Thương mại
Việt Nam không bắt buộc cứ có vi phạm hợp đồng là phải có phạt vi phạm
hợp đồng, mà chỉ đưa ra điều kiện phát sinh quyền đòi tiền phạt và phạm vi
của mức phạt. Còn có phạt vi phạm hợp đồng hay không và mức phạt cụ thể

bao nhiêu là do bên vi phạm quyết định và thoả thuận với bên vi phạm.
5


CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH
TẾ
1. Pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là
một trong các quyền cơ bản của công dân.
Ở nước ta, pháp luật xác định rõ chế độ và hình thức sở hữu, vai trò và
tác dụng của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Ví
dụ điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: công dân có quyền sở hữu về thu nhập
hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài
sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác; đối với đất Nhà
nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18. Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
2. Pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế
Để điều tiết và quản lí nền kinh tế Nhà nước sủ dụng nhiều công cụ khác
nhau nhưng trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất, có tác động lớn
nhất. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,
các hình thức sở hữu tạo điều kiện cho chúng phát triển. Nhà nước quy định
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm điều chính các
quan hệ kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Chẳng hạn, Điều 22
Hiến pháp 1992 quy định: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mội thành
phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình
đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
3. Pháp luật là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan
hệ kinh tế

6



Thông qua các quy định về tài chính, tiền tệ, giá cả, lao động pháp luật
góp phàn cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm đưa nước ta từ một nước nông
nghiệp lên một nước công nghiệp hiện đại, đồng thời điều tiết nền kinh tế theo
hướng vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đảm bảo tính ổn định. Ví dụ: trong nền
kinh tế thị trường, giá cả của các hàng hóa là do quy luật cung cầu quy định,
nhưng khi giá cả tị trường biến động mạnh thì Nhà nước quy định mức giá tối
đa hoặc tung hàng dự trữ ra bán để tránh những cơn “sốt” giá không có lợi cho
người tiêu dùng và cho nền kinh tế.
Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế. Bởi
vì, lợi nhuận là mục tiêu, là động lực của chủ thể khi tham gia sản xuất, kinh
doanh. Như vậy, để đạt được lợi nhuận cao thì các chủ thể áp dụng mọi biện
pháp tích cực như: áp dụng khoa học- kĩ thuật hiện đại, tìm thị trường mới,
nhưng cũng có cả những biện pháp tiêu cực như: là hàng giả, hàng kém chất
lượng, trốn thuế, gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Vì vậy, mà pháp luật
không thể thiếu để điều tiết lợi ích của các chủ thể.
Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng
mực, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời, quy định các biện pháp xử lí
những hành vi không lành mạnh nhằm hạn chế, loại bỏ những hành vi này.
Chẳng hạn Điều 28 Hiến pháp 1992 quy định: mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công
dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ
quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Pháp luật thiết lập cơ chế hữu hiệu để giaỉ quyết nhanh chóng và hiệu quả
các khiếu nại của người tiêu dùng. Hiện tại, quyền lợi của người tiêu dùng
7



Việt Nam được bảo vệ trong các văn bản pháp luật như: luật doanh nghiệp,
luật thương mại, doanh nghiệp nhà nước
4.Pháp luật góp phần giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ nền
kinh tế
Cũng như các nước khác trên thế giới nền kinh tế của nước ta bộc lộ đầy
đủ những ưu điểm và hạn chế của một nền kinh tế thị trường nói chung.
Những ưu điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay: Kinh tế thị trường kích thích
việc áp dụng tiến bộ khoa học- kĩ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động,
nâng cao trình độ sản xuất. Kinh tế thị trường có tính năng động và có khả
năng thích nghi nhanh chóng. Tạo ra sự giao lưu kinh tế giữa các vùng miền
trong nước và quốc tế . nhờ những ưu điểm này mà nền kinh tế của nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế đang có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó thì nền kinh tế của nước ta cũng tồn
tại nhiều khuyết điểm, nhiều vấn đề mà cần đến xã hội giải quyết, cần có sự
tác động của Nhà nước và pháp luật như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, phân
hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng.
Trong nền kinh tế thị trường thì tình trạng thất nghiệp là một căn bệnh vô
cùng khó chữa. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông
thôn nước ta còn cao. Vì vậy, pháp luật góp phần vào việc giảm bớt tình trạng
này bằng việc quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và
toàn xã hội về việc giải quyết việc làm. Điều 55 Hiến pháp năm 1992 quy
8


định: Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người
lao động.

Một trong kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng sâu sắc nếu thiếu đi sự can thiệp của Nhà nước và pháp luật.
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ thể kinh doanh ắt sẽ tạo nên kẻ giàu
người nghèo. Bằng biện pháp thu thuế, chế độ trợ cấp, ưu đãi với những gia
đình có công với đất nước, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, pháp luật
đã góp phần giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Vì lợi nhuận mà các chủ thể khai thác vô kế hoạch thiên nhiên, trốn tránh việc
sử lí chất thải công nghiệp, sử dụng các loại hóa chất, chất kính thích không
đúng theo tiêu chuẩn dẫn đến tính trạnh ô nhiễm môi trườn trầm trọng. Vì vậy,
mà các quy định của Hiến pháp ( điều 18), luật bảo vệ môi trường, luật đất đai
đã có những quy định giúp Nhà nước quản lí, kiểm soát việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và khôi phục chúng.
Ngoài những vấn đề trên, vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế tri
thức cũng đang được đặt ra như một nhiệm vụ cho Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay. Trong văn kiện của Đại hội Đảng XI đã khẳng định phải từng bước
phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta. Để đạt được như vậy thì ta phải nâng
cao trình độ học vấn, kĩ thuật và tay nghề cho người lao động, khai thác tốt
chất xám của mỗi con người.

9


KẾT LUẬN
Tóm lại, pháp luật có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy
kinh tế phát triển theo hướng điêu tiết của nhà nước.

10



MỤC LỤC

11



×