Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý QUẢN lý KINH tế câu hỏi và trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.31 KB, 32 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
(3 học trình)
CÂU 1. Trình bày bản chất, đặc điểm và vai trò quản ký kinh tế (QLKT)
đối với quá trình phát triển xã hội.
1. Khái niệm QLKT
- Quản lý là vận hành hệ thống tổ chức, liên kết và phát huy các thành tố của tổ
chức tạo nên sự phát triển trong môi trường của nó hướng tới và đạt các mục
tiêu mong đợi.
- QLKT là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, là phục hợp của các quá
trình kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa.
+ Xét theo bản chất: QLKT là sự phối hợp hài hòa 2 mặt tổ chức – kỹ thuật và
kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả tối đa.
+ Xét theo phương thức điều khiển: QLKT là sự tác động thường xuyên, liên
tục có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lí lên đối tượng bị quản lí nhằm
đạt mục tiêu QLKT, trước các cơ hội và thách thức của thị trường.

2. Bản chất QLKT
QLKT mang tính 2 mặt: Tổ chức-kỹ thuật và Kinh tế-xã hội.
- Mặt tổ chức-kỹ thuật (do LLSX quy định):
+ Tính chất và trình độ LLSX (cơ cấu kinh tế, trình độ các nguồn lực).
+ Thể chế kinh tế
+ Tổ chức sản xuất.
- Mặt kinh tế-xã hội (do QHSX quy định):
+ Mục tiêu kinh tế-xã hội
+ Quan hệ sở hữu
+ Phát triển XH, phát triển con người.
 QLKT là một tất yếu tổ chức-kỹ thuật và kinh tế-xã hội.
3. Đặc điểm QLKT
- QLKT vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:
+ Tính khoa học:
1




• Có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật về
sự hình thành và phát triển của các quan hệ QLKT  nhà QL vận
dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng địa phương, ngành kinh
tế và các đơn vị kinh tế cơ sở để đưa ra quyết định Ql phù hợp với
thực tế.
• Hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp về QLKT được hình
thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật kết quả, đường
lối kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trào lưu phát triển
kinh tế của thời đại và thực tiễn đất nước  nhà QL đề ra những giải
pháp để tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
+ Tính nghệ thuật thể hiện ở:
• Cách thức giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý các cấp
cũng như phương pháp “đối nhân xử thế” trong phạm vi doanh
nghiệp.
• Đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý thường xuyên những thông tin về thị
trường để kịp thời đưa ra các quyết định quản lý có cơ sở khoa học 
năng động, linh hoạt.
• Đòi hỏi các chủ thể kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm
để khai phá những lĩnh vực mới thu lợi nhuận cao.
 năng khiếu, sở trường và tài nghệ của từng nhà quản lý.
- QLKT là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thế QL, bao gồm:
+ Quyền lực về tổ chức hành chính
+ Quyền lực về kinh tế
+ Quyền lực về trí tuệ
+ Quyền lực về đạo đức
- QLKT là hoạt động chủ quan của chủ thế QL:
+ Các quy định QLKT được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và
cá nhân người quản lý.

+ Tùy thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách
quan vào điều kiện kinh tế-xã hội của chủ thể QL.
+ Phải lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia
QLKT ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.
- QLKT có tính chất 2 mặt: tổ chức-kỹ thuật và kinh tế-xã hội
+ Tổ chức-kỹ thuật: cách thức, phương pháp, nghệ thuật QLKT, cơ sở
kỹ thuật hiện đại.

2


+

Kinh tế-xã hội: mục đích của hoạt động QLKT, quyền lực QL thuộc
về chủ sở hữu TLSX.
4. Vai trò của QLKT đối với quá tình phát triển của xã hội
- QLKT với vai trò là nguồn lực đặc biệt, quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và khoa học – công nghệ được coi là
nguồn lực để tăng trưởng kinh tế song trên thực tế, nhiều quốc gia giàu có về
điều kiện trên nhưng lại chậm tăng trưởng. vấn đề nằm ở sự quản lý, thể hiện ở
hàm lượng trí tuệ, hàm lượng giá trị của sản phẩm và các chỉ tiêu nhân văn.
- QLKT đối với sự phát triển bền vững: QLKT thực hiện chức năng định
hướng và điều tiết nền KT phát triển:
+ Xác định mục tiêu, hình thành các nguyên tắc để chi phối các hoạt
động quản lý và quá trình lao động sản xuất kinh doanh.
+ Định hướng đối tượng quản lý hành động theo nguyên tắc và đạt tới
mục tiêu đã xác định.
+ Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế từng bước tham
gia vào thị trường khu vực và quốc tế.
- QLKT đối với tiến bộ xã hội: QLKT tạo điều kiện để phát triển năng lực cá

nhân và tinh thần tập thể trong LĐSX.
+ Khơi dậy và phát huy lòng nhiệt tình và ý thức tự giác của từng người
trong lao động.
+ Thỏa mãn lợi ích vật chất – tinh thần của người LĐ sẽ phát huy tinh
tích cực, sáng tạo của họ.
+ Người LĐ được học tập, rèn luyện tính tập thể, ý thức cộng đồng,
nhất là trong lao động sản xuất kinh doanh.
- QLKT trong quan hệ quốc tế:
QLKT đóng vai trò quan trọng trong việc nhận định những cơ hội và thách
thức mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho chúng ta.
Từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhằm phát triển nền kinh tế đất nước,
đạt hiệu quả cao về kinh tế-xã hội, trở thành động lực cho thời kỳ quá độ lên
CNXH.
CÂU 2. Trình bày các chức năng chung của QLKT. Phân biệt chức
năng quản lý nhà nước về KT với chức năng Ql sản xuất kinh doanh.
1. Chức năng chung của QLKT
Chức năng QLKT là tập hợp các hoạt động QLKT mang tính tất yếu của chủ
thể QL, nảy sinh từ sự phân công chuyên môn hóa các hoạt động QLKT nhằm
đạt tới mục tiêu.
3


1.1. Chức năng dự báo
- Khái niệm:
Dự báo là phân tich các khả năng có thể để nhận định cơ hội và thách thức ở
phía trước của môi trường bên ngoài và bên trong hệ thống kinh tế.
- Nội dung:
+ Dự báo thị trường: dự báo quy mô, đặc tính, cơ cấu, áp lực cạnh tranh
và khuynh hướng vận động của thị trường,…
+ Dự báo sự điều chỉnh chính sách từ bên ngoài.

+ Dự báo về sự thay đổi và tiến bộ khoa học – công nghệ
+ Dự báo nguồn lực và sự biến động các yếu tố đầu vào.
1.2. Chức năng hoạch định
- Khái niệm:
Là việc xác định mục tiêu, thiết kế khuôn khổ nhiệm vụ và công việc, bảo
đảm các nguồn lực, xác lập tiến trình và các biện pháp thực hiện.
- Phân loại: Hoạch định chiến lược, sách lược, kế hoạch, quy hoạch, chương
trình, đề án,…
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Nguyên tắc tư duy mới
+ Nguyên tắc gắn với thị trường
+ Nguyên tắc kì hạn
+ Nguyên tắc mục đích
+ Nguyên tắc tham gia
+ Nguyên tắc 4 tính (tính khả thi, tính kinh tế, tính linh hoạt, tính minh
họa).
- Nội dung hoạch định:
+ Thiết lập mục tiêu
+ Thiết kế nhiệm vụ trọng yếu
+ Xác định hệ thống nguyên tắc chỉ đạo
+ Quy định hệ thống các tiêu chuẩn và định mức
+ Phân công quy trình triển khai thực hiện
+
Bảo đảm các điều kiện và nguồn lực
1.3. Chức năng tổ chức
- Khái niệm: tổ chức là quá trình
+ Thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy QLKT
+ Lựa chọn và bố trí sắp xếp con người
+ Thiết lập hệ thống sản xuất kinh doanh
4



- Nội dung:
+ Phân tích và lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp
+ Lựa chọn, sắp xếp bố trí cán bộ
+ Thiết lập nguyên tắc và cơ chế vận hành bộ máy quản lý.
+ Xây dựng quy trình, thủ tục quản lý chung.
1.4. Chức năng điều khiển
- Khái niệm: Là tác động quản lý dựa trên uy quyền hành chính – tổ chức để
điều hành hệ thống tổ chức kinh tế nhằm thực thi nhiệm vụ, đạt mục tiêu của
hoạch định.
- Nội dung:
+ Điều hòa, phối hợp các bộ phận và cá nhân để thực thi nhiệm vụ
chung
+ Khuyến khích động viên đối tượng bị quản lý tự giác thực thi công
việc
+ Điều hành tổ chức bộ máy, hiệu quả điều khiển phụ thuộc vào cơ cấu
tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, các quan hệ quản lý trong bộ máy.
+ Đòi hỏi có: năng lực, bản lĩnh, uy tín, phương pháp, kỹ năng.
1.5. Chức năng kiểm tra và điều chỉnh
- Kiểm tra:
+ Kiểm tra là hoạt động thể hiện trách nhiệm và quyết tâm đi đến cùng
của nhà quản lý đối với công việc và các quyết định của họ; nó thúc
đẩy hành vi của người dưới quyền và hạn chế sự quan liêu; duy trì trật
tự và kỉ luật của hệ thống tổ chức kinh tế.
+ Nội dung:
o Kiểm tra quá trình thực hiện quyết định và tính thực tế của
quyết định.
o Kiểm tra việc sử dụng nguồn lực có đúng nguyên tắc, đúng
pháp luật không.

+ Phương châm:
o Kiểm tra phòng ngừa
o Kiểm tra công việc
o Kiểm tra điều chỉnh
o Kiểm tra thường xuyên
o Kiểm tra trọng điểm
- Điều chỉnh:

5


+

Là các quyết định bổ sung do kiểm tra phát hiện trong quá trình thực
thi quyết định không đúng, sai lệch; Những vấn đề mới phát sinh mà
khi hoạch định chưa dự báo hết.
+ Nguyên tắc: kịp thời, cần thiết, quyết đoán.
1.6. Chức năng hạch toán
- Khái niệm: Là hoạt động phân tích, đánh giá các phương án hoặc giải pháp
trên cơ sở các tiêu chí QLKT, qua đó nhận diện hiện tại và định hướng cho các
quyết định của tương lai.
- Nội dung:
+ Cung cấp thông tin cho nhà quản lý thông qua 3 nghiệp vụ hạch toán
(hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ) nhằm
đánh giá hiệu quả của nhiệm vụ và công việc đang thực hiện.
+ Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh tế đã, đang diễn ra mà phân tích
kịch bản có thể trong tương lai trước cơ hội và thách thức, lấy quan
điểm và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để lựa chọn.
 Các chức năng QLKT tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó từng
chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc vào các

chức năng khác.
2. Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản
lý sản xuất kinh doanh
- Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế:
+ Các cơ quan QLKT các cấp – các ngành thực hiện hoạt động dự đoán
và dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình đồng thời tổ chức, phối hợp kiểm tra, điều chỉnh,…
hoạt động kinh tế trên cơ sở mục tiêu đã được xác định.
+ Biện pháp: Sử dụng các công cụ riêng có như pháp luật, kế hoạch, cơ
sở kinh tế và lực lượng kinh tế của nhà nước.
+ Mục tiêu: là tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời bảo đảm công
bằng xã hội.
- Chức năng quản lý sản xuất kinh doanh:
+ Các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành các
hoạt động tác nghiệp hàng ngày nhằm tạo ra lợi nhuận, nâng cao vị
thế cạnh tranh và đứng vững trên thị trường xã hội.
+ Thực chất: quản lý các quá trình cạnh tranh, xác định chỗ đứng của
doanh nghiệp trên thị trường trên cơ sở kết hợp các yếu tố nguồn lực
kinh doanh và sự nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu về hàng hóa dịch vụ
trên thị trường – bao gồm thị trường trong nước và thị trường thế giới.
6


CÂU 3. Trình bày cơ sở, nội dung và yêu cầu của từng nguyên tắc
QLKT
Nguyên tắc QLKT là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động
mà chủ thế quản lý phải tuân theo trong quá trình tiến hành các hoạt động
QLKT.
Nguyên tắc QLKT chỉ có tính định hướng về phương châm hoạt động cho
hoạt động QLKT phải tuân theo, song lại không làm mất đi tính tự chủ, sáng tạo
của các bộ phân và cá nhân tỏng hệ thống QLKT.

Bao gồm các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo chính trị đối với kinh tế:
+ Cơ sở:
• Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
• Chính trị - xã hội là môi trường phát triển kinh tế
• Kinh tế là nền tảng hạ tầng và “chính trị là biểu hiện tập trung
của kinh tế”
+ Nội dung:
• Các quyết định chính trị phải có cơ sở kinh tế
• Các quyết định kinh tế phải có quan điểm chính trị
• Lãnh đạo chính trị phải đặt trọng tâm vào lãnh đạo kinh tế,
quyết tâm chính trị phải nhất quán, khách quan, khoa học.
+ Yêu cầu
• Nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh
tế và vai trò quyết định thuộc về kinh tế: làm chính trị bằng
kinh tế.
• Nhà nước thông qua chức năng kinh tế để củng cố quyền lực
chính trị.
• Phát triển kinh tế phải đồng thời củng cố và lành mạnh quan hệ
chính trị - xã hội
• Nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của Đảng cầm quyền
• Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Cơ sở:
• Do yêu cầu khách quan quản lý
• Do yêu cầu xử lý quan hệ lợi ích
7



• Đặc trưng của kinh tế thị trường
+ Nội dung
• Nhà nước tập trung vào nhiệm vụ QLKT vĩ mô, làm tốt vai trò
“nhạc trưởng” để quản lý thống nhất và phát huy sức mạnh, lợi
ích chung của cả nền kinh tế.
• Phân công phân cấp phải bảo đảm cân bằng giữa quyền hạn vói
trách nhiệm, đồng thời với hệ thống giám sát quyền lực hữu
hiệu
• Phát huy tính tự chủ sáng tạo của các chủ thể sản xuất – kinh
doanh theo sự dẫn dắt của cơ chế thị trường, trong khuôn khổ
pháp luật.
+ Yêu cầu:
• Phân công, phân cấp trên cơ sở quyền, nghĩa vụ.
• Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức
năng quản lý sản xuất kinh doanh
• Xóa bỏ đặc quyền (xin – cho), tách bạch quyền lực kinh té và
quyền lực chính trị
• Giải quyết tốt mối quan hệ quản lý giữa trung ương – địa
phương, quản lý ngành – vùng lãnh thổ
- Nguyên tắc kết hợp khuyến khích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần:
+ Cơ sở:
• Đối tượng bị quản lý là con người, vì vậy, lợi ích vừa là động
cơ vừa là mục đích hoạt động của con người.
• Động cơ hành động luôn bao trùm cả lợi ích vật chất và lợi ích
tinh thần.
+ Nội dung
• Chính sách tiền công, tiền lương, tiền thưởng phải công bằng,
mang tính khuyến khích cao.
• Tạo lập và duy trì môi trường làm việc thân thiện, có tính cạnh
tranh, có cơ hội cống hiến, có cảm hứng sáng tạo và phát triển.

• Kết hợp và phối hợp hợp lí 2 động lực một cách tối ưu, một
cách hợp lý.
+ Yêu cầu
• Lợi ích vật chất của đối tượng quản lý phải được tôn trọng theo
nguyên tắc công bằng và trả đúng giá trị cống hiến.

8


• Giá trị lợi ích tinh thần phải được coi trọng đúng mức và phù
hợp với tập tính tinh thần của đối tượng quản lý.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
+ Cơ sở:
• Quy luật và bản chất QLKT quy định
• Mục tiêu của QLKT
• Yêu cầu và nhiệm vụ QLKT
+ Nội dung
• Áp dụng triệt để chế độ hạch toán kinh tế
• Xây dựng và áp dụng hệ thống chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ
thuật tiên tiến đối với việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của
hệ thống kinh tế..
• Hiệu quả và tiết kiệm phải là chỉ tiêu chủ yếu nhất để đánh giá,
thẩm định các quyết định QLKT.
+ Yêu cầu:
• Tiết kiệm và hiệu quả phải luôn được coi trọng và là phương
châm của mọi họa động QLKT.
• Bảo đảm cơ chế QL chặt chẽ và chế tài đủ áp lực răng đe
• Tiết kiệm và hiệu quả phải được nhìn nhận theo quan điểm thị
trường.
CÂU 4. Trình bày nội dung và đặc điểm của từng phương pháp QLKT.

Giải thích tại sao để nâng cao hiệu quả trong hoạt động QLKT, chủ thể
QLKT phải vận dụng tổng hợp các phương pháp QLKT.
Phương pháp QLKT là cách thức tác động của chủ thể quản lý kên đối
tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục
tiêu.
Phương pháo QLKT là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng lao động QLKT, là nền tảng để phát triển nghệ thuật quản lý, kỹ năng
quản lý, là nhân tố tác động phối hợp nhằm quy tụ các nỗ lực của đối tượng
quản lý.
Bao gồm các phương pháp:
1. Phương pháp hành chính
- Hành chính và quan hệ hành chính:

9


+

Hành chính là hệ thống quyền lực hợp pháp của tổ chức kinh tế:
quyền quyết định, quyền hành động, quyền kiểm soát (quyết định
hành chính bằng nhân danh tổ chức)
+ Quan hệ hành chính là tập hợp các mối quan hệ trong bộ máy quản lý
nhằm thực thi quyền lực hành chính.
- Gồm 3 nhóm:
+ Nhóm 1:
• Cấp trên với cấp dưới
• Lãnh đạo cấp trên với cơ quan chức năng
• Cơ quan chức năng cấp trên với cấp dưới
• Các cơ quan chức năng cùng cấp
• Cơ quan TW với cơ quan địa phương

• Cơ quan với doanh nghiệp
+ Nhóm 2: Những quan hệ liên quan đến duy trì chế độ công tác (chế độ
báo cáo, thỉnh thị, xin ý kiến chỉ đạo,…)
+ Nhóm 3: Quan hệ giữa cơ quan được giao quyền hành chính với cá
nhân.
- Đặc điểm phương pháp hành chính: Mệnh lệnh đơn phương
+ Nhân danh và dùng quyền lực của tổ chức quyết định đơn phương, ra
lệnh đơn phương
+ Bên chấp hành có quyền đề nghị, bên ra lệnh có thể xem xét hoặc bác
bỏ.
- Nội dung:
+ Quy cách hóa tổ chức bằng phân công, phân cấp trên cơ sở quyền
(thẩm quyền) và nghĩa vụ, gắn với trách nhiệm theo nguyên tắc rõ
ràng.
+ Tiêu chuẩn hóa tổ chức là tiêu chuẩn hóa và chức danh hóa hệ thống
cán bộ để tạo ra sự nhất quán về chất lượng của bộ máy quản lý.
+ Tiêu chuẩn hóa chỉ tiêu: đưa ra các định mức kinh tế - kỹ thuật với tư
cách là mệnh lệnh hành chính.
+ Điều khiển bằng nghị quyết, quyết định chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy
chế,… và quy trình thủ tục hành chính.
- Vai trò;
+ Đảm bảo và duy trì trật tự kỷ cương của hoạt động kinh tế
+ Đảm bảo và duy trì môi trường kinh doanh
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLKT.
10


2. Phương pháp kinh tế
- Quan hệ kinh tế và các hình thức biểu hiện:
+ Quan hệ kinh tế là quan hệ XH gắn liền với hoạt động kinh tế và lơi

ích kinh tế giữa chủ thể QLKT với các chủ thể kinh doanh và các chủ
thể kinh doanh với nhau, cá nhân với các chủ thể hay cá nhân với
nhau.
+ Các hình thức biểu hiện:
• Quan hệ kinh tế trong sản xuất thể hiện qua các hình thức như:
hợp tác, khoán, thuê, hợp đồng, thầu.
• Trong phân phối các quan hệ kinh tế thể hiện qua các hình thức
như tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, cổ tức, thuế.
• Trong trao đổi và tiêu dùng, quan hệ kinh tế thể hiện qua các
hình thức như: hợp đồng, giá cả.
- Đặc điểm:
Phương pháp kinh tế sử dụng các hình thức khách quan để tác động vào
quan hệ kinh tế và lợi ích kinh tế, để định hướng, kích thích, thúc đẩy hoạt động
kinh tế.
+ Sử dụng các hình thức kinh tế khách quan
+ Vận dụng quan hệ hàng – tiền
+ Tác động gián tiếp lên đối tượng bằng cách đặt đối tượng vào sự tự
lựa chọn thông qua lợi ích, vì lợi ích kinh tế mà tự giác hành động.
+ Dùng lợi ích kinh tế và thông qua lợi ích kinh tế để đạt mục tiêu
QLKT.
 Điều khó nhất trong phương pháp kinh tế là xử lý mối quan hệ giưa
các nhóm lợi ích.
- Nội dung:
+ Tác động bằng cách tạo ra sự quan tâm về lợi ích thông qua các kế
hoạch, chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế của chủ thể
quản lý.
+ Tác động bằng cách quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa các định mức như
định mức khoán, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiền lương,
định mức thuế, định mức về doanh thu và lợi nhuận.
3. Phương pháp tâm lý giáo dục trong QLKT

- Là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, đạo đức của người lao
động để nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong công việc.
- Nội dung:

11


+

Trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động về công việc và nghề
nghiệp cũng như về tương lai của công ty, của ngành, địa phương
cũng như của đất nước.
+ Laàm rõ vị trí, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của từng người, từng bộ
phận để nâng cao ý thức của họ đối với công việc và tổ chức kinh tế.
+ Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức.
Tôn trọng, đánh giá công bằng là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định và
sức sống lâu dài của một trật tự kinh tế.
+ Làm tăng ý nghĩ cuộc sống của mọi người thuộc quyền bằng cách giải
quyết tốt các quan hệ chủ yếu của người lao động khiến hị gắn bó với
tập thể và sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm với đơn vị trong những
lúc khó khăn.
4. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động QLKT, chủ thể QLKT phải
vận dụng tổng hợp các phương pháp QLKT vì:
- Đặc điểm của phương pháp QLKT:
+ Phụ thuộc vào lao động QLKT: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, quá
trình QLKT
+ Phương pháp QLKT mang tính linh hoạt, tính thực tế và tính mục
đích
+ Kỹ năng vận dụng các phương pháp trong quá trình QLKT phụ thuộc
vào phong cách của nhà quản lý.

- Nội dung của phương pháp QLKT:
+ Về hành chính tổ chức: phải dùng quyền lực hành chính tổ chức tác
động
+ Về lợi ích kinh tế: phải dùng lợi ích kinh tế để tác động
+ Về lợi ích tinh thần: phải giáo dục, khuyến khích, thuyết phục
 Ba phương pháp quản lý kinh tế vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối
liên hệ hữu vơ với nhau, bổ trợ và chi phối, quyết định lẫn nhau. Do vậy, quá
trình QLKT – bao gồm QLKT vĩ mô và QLKT vi mô cần phải vận dụng tổng
hợp các phương pháp để đtạ được hiệu quả cao nhất: nhà quản lý thuận lợi trong
quá trình QLKT và người bị quản lý cũng thoải mái hơn khi lợi ích vật chất và
lợi ích tinh thần được đảm bảo; hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả
cao nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và các thủ tục hành chính.
CÂU 5. Trình bày yêu cầu và nội dung của cơ chế QLKT trong điều kiện
KT thị trường. Giải thích tại sao, cơ chế QLKT trong điều kiện KT thị

12


trường chính là cơ chế thị trường được chủ thể QL sử dụng có ý thức vào
mục đích QLKT.
1. Khái niệm cơ chế QLKT
Cơ chế QLKT là tổng thể các quy định, cách thức, phương tiện, công cụ do
chủ thể QLKT đề ra để tác động vào đối tượng bị quản lý nhằm khuyến khích,
điều tiết và ràng buộc để đạt mục tiêu của chủ thể QLKT.
Cơ chế QLKT là sản phẩm chủ quan của chủ thể QLKT, là hệ thống định
hướng, điều tiết, kiểm soát và khống chế đối tượng bị quản lý, xác lập khung
khổ và quy trình hành vi của cả chủ thể và đối tượng QLKT; mối quan hệ giữa
cơ chế QLKT và con người: con người là chủ thể xây dựng và điều khiển cơ chế
với con người nằm trong cơ chế, chịu sự điều tiết của cơ chế QLKT đồng thời
chủ thể QLKT nhận thức và vận dụng cơ chế thị trường để thiết lập cơ chế

QLKT.
2. Vai trò cơ chế QLKT
- Cơ chế QLKT là thiết chế vận hành mô hình phát triên rkinh tế và quyết
định hiệu quả hoạt động mô hình đó.
- Cơ chế QLKT là phương tiện hiện thực hóa quan điểm, đường lối kinh tế
của Đảng cầm quyền.
- Cơ chế QLKT là phương tiện đạt mục tiêu QLKT.
3. Chức năng của cơ chế QLKT
- Tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi (an toàn, minh bạch,
hấp daanxm, cạnh tranh bình đẳng,…) môi trường (pháp lý, kinh tế, xã hội).
- ĐỊnh hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng các ràng buộc trong cơ chế quản lý
(giám sát bằng chế độ hạch toán, giám sát bằng quy trình và thủ tục, giám sát
bằng chế độ thanh kiểm tra và các chế tài,…)
4. Yêu cầu – nội dung của cơ chế QLKT
- Cơ chế QLKT phải tác động cùng chiều với sự điều tiết của cơ chế thị
trường, sử dụng cơ chế thị trường đạt mục tiêu QLKT:
+ Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ các quan hệ kinh tế,
nhân tố kinh tế khách quan của thị trường bằng cách hợp pháp hóa
chúng dưới dạng ý chí nhà nước, đây chính là nội dung QLKT bằng
pháp luật và pháp luật phải là nội dung chủ yếu của cơ chế QLKT.
+ Khó khăn nhất là nhận thức về nội dung kinh tế khách quan và vai trò
của các yếu tố đó.

13


- Cơ chế QLKT hướng vào tạo lập điều kiện hoạt động của htij trường và
điêu fkienej kinh doanh theo cơ chế thị trường

+ Vì: sự hoạt động của cơ chế thị trường bị giới hạn bởi những điều
kiện kt-xh
+ Những đk đó là: kết cấu hạ tầng, lao động, vốn, công nghệ, sức mua,

+ Giải quyết những vấn đề trên chính là nội dung QLKT bằng các công
cụ hoạch định.
 Hoạch định phải gắn với thị trường bằng việc coi trọng thị trường là
đối tượng vừa là căn cứ của hoạch định.
- Cơ chế QLKT hướng vào xử lý những vấn đề do cơ chế thị trường đặt ra:
+ Thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua giá cả, lãi suất,
lợi nhuận,… nhưng giá cả, lãi suất, lợi nhuận có thể bị sai lệch. Khi
đó phải có sự can thiệp cần thiết.
+ Thực hiện yêu cầu này chính là nội dung QLKT bằng các chính sách
như chính sách giá cả, tài chính, chính sách tiền tệ,…
+ Điều khó khăn trong việc xây dựng, thực thi các chính sách là xây
dựng nội dung khách quan của giá cả, lợi nhuận, lãi suất.
- Cơ chế QLKT đảm bảo và duy trì chức năng giám đốc của đồng tiền:
+ Tiền là yếu tố kinh tế khách quan của thị trường “là của cải của mọi
của cải”
+ Mọi hoạt động kinh tế đều sử dụng tiên flafm thước đo để ghi chép,
đối chiếu, so sánh, hạch toán. Tiền tự nó sẽ kiểm soát các hoạt động
kinh tế.
+ Để hạch toán đúng và đầy đủ, QLKT phải xây dựng được chế độ hạch
toán, khoa học chế độ hạch toán, kiểm toán là nội dung cơ bản của cơ
chê QLKT.
+ Ngoài hạch toán kế toán, QLKT còn sử dụng các hạch toán khác:
hạch toán thống kế, hạch toán nghiệp vụ,…
 Để sử dụng cơ chế thị trường vào mục đích quản lý và để quản lý hiệu quả,
cơ chế phải đạp ứng được 4 yêu cầu trên, thực hiện 4 yêu cầu khách quan chính
là nội dung cơ bản của cơ chế QLKT. Pháp luật, chiến lược, kế hoạch, quy

hoạch, chính sách, chế độ hạch toán là những can thiệp có tính phổ biến để hoàn
thiện cơ chế thị trường và sử dụng cơ chế thị trường vào mục đích QLKT,
+ Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế thị trường hoạt động

14


+

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tạo lập những điều kiện hoạt động
và định hướng của cơ chế thị trường
+ Chính sách tạo lập động lực và hướng điều tiết của cơ chế thị trường
+ Chế độ hạch toán duy trì vai trò giám đốc của đồng tiền đối với mọi
hoạt động kinh tế.
Như vậy, cơ chế QLKT trong điều kiện KT thị trường chính là cơ chế thị
trường được nhà nước sử dụng có ý thức vào mục đích QL:

5. Giải thích tại sao cơ chế QLKT trong điều kiện KTTT chính là cơ chế
thị trường được chủ thể QL sử dụng có ý thức vào mục đích QLKT.
- KTTT là sản phẩm tiến bộ của nhân loại về phương diện KT vì vậy nó
mang tính tất yếu khách quan.
- KTTT với cơ chế thị trường được thực tiễn kiểm nghiệm mang tính tích
cực và hiệu quả Nhà nước với tư cách là chủ thể QL nền KT quốc dân phải thừa
nhận và tôn trọng KTTT và cơ chế TT.
- Để cơ chế QLKT đưa lại hiệu quả, tích cực đòi hỏi:
+ Cơ chế QLKT phải tác động cùng chiều với cơ chế TT
+ Cơ chế QLKT phải trên cơ sở nhận thức và vận dụng cơ chế TT vào
mục đích QL.
+ Một mặt phát huy tính tích cực của cơ chế TT, mặt khác giảm thiểu,
hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế TT.

CÂU 6. Trình bày đặc điểm và vai trò của công cụ pháp luật QLKT.
Phương thức tác động điều chỉnh của công cụ pháp luật trong quá trình
quản lý KT.
* Công cụ QLKT là những phương tiện được chủ thể QL sử dụng để tác
động vào đối tượng bị QL nhằm đạt mục tiêu QLKT. Chất lượng QLKT phụ
thuộc vào chất lượng công cụ và năng lực sử dụng công cụ của chủ thể QLKT.
1. Luật kinh tế

15


- Luật KT là tổng hợp các quy định của Nhà nước điều chỉnh các QHXH
phát sinh tỏng quá trình tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của các đơn
vị kinh tế và những QHQL của nhà nước đối với các đơn vị sản xuất – kinh
doanh.
- Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ XH cơ bản sau:
+ Quan hệ XH phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh giữa các
doanh nghiệp với nhau.
+ Nhóm QHXH giữa nhà nước với doanh nghiệp
+ Nhóm QHXH trong nội bộ doanh nghiệp
+ Nhóm QHXH giữa các cơ quan tài phán với doanh nghiệp.
- Các luật chủ yếu: luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương
mại, luật hợp đồng, luật lao động, luật giải thể, luật thuế.
- Hình thức thể hiện: văn bản pháp luật
- Đối tượng tác động: lên các quan hệ kinh tế cơ bản, quan trọng và phổ biến
- Cơ sở (chỗ dựa): Quyền uy kinh tế khách quan và quyền uy nhà nước.
2. Đặc điểm của công cụ pháp luật
- Quản lý bằng PL là QL bằng sức mạnh của những quyền uy khách quan –
kết hợp với sức mạnh của quyền uy nhà nước: những quan hệ, những lợi ích KT
khách quan được XH thừa nhận và bảo vệ dưới dạng ý chí của Nhà nước, được

cụ thể hóa thành những chuẩn mực về quyền và nghĩa vụ để điều chỉnh hành vi
của các tập thể người LĐ, đảm bảo phù hợp với những quan hệ và lợi ích kinh
tế khách quan  pháp chế KT có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu
lực quản lý của công cụ pháp luật.
- Quản lý bằng PL chứa đựng tính phổ quát và công bằng:
+ Đối tượng điều chỉnh của PL KT là những QH XH phát sinh trong
lĩnh vực QLSX và trao đổi sản phẩm của con người nhưng không
phải tất cả mà chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế cơ bản nhất, quan
trọng nhất.
+ Việc điều chỉnh của PL KT là chung cho tất cả mọi đối tượng khi
tham gia vào các QH KT.
 Những quy địn của PL có ý nghĩa phổ biến, bao quát tất cả các đối
tượng tham gia và không có sự phân biệt. Trước PL, mọi người có cơ hội
ngang nhau và bình đẳng về cơ hội phát triển KT.
- Tác động QL của PL nói chung và của PL KT nói riêng là sự tác động điều
chỉnh gián tiếp dưới hình thức đưa ra các giả định về điều kiện để quy định
quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động kinh tế, để đặt các chủ thế KT vào sự tự

16


lựa chọn, tự quyết định hành động trong khuôn khổ những điều kiện và phạm vi
đã được xác định.
3. Vai trò của công cụ pháp luật
- Đưa tính trật tự, tính tổ chức vào nền KT và vào các hoạt động KT, vì QL
bằng quyền và nghĩa vụ hàm chứa việc xác định quyền và thẩm quyền, xác định
điều kiện, phạm vi thực hiện, quy định trình tự thức hiện, quy định giới hạn
được làm và cấm làm.
- PL tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh theo cơ chế thị trường
- PL là cơ sở pháp lý của các quyết định QLKT (các quyết định hành chính

KT và quyết định sản xuất – kinh doanh)
- PL tạo sân chơi công bằng và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, kiểm soát các
hành vi phản cạnh tranh.
4. Phương pháp tác động điều chỉnh của công cụ PL trong quá trình
QLKT
- Xác định quyền và nghĩa vụ, đảm bảo thwucj hiện, phương pháp điều
chỉnh là thỏa thuận và bình đẳng.
- Xác định các tiêu chuẩn hành vi trong các QH KT.
CÂU 7. Vì sao trong nền KT thị trường nhà nước lại phải can thiệp vào giá
cả và lãi suất? Sự can thiệp đó được thể hiện trong thực tiễn như thế nào?
QLNN về KT là sự tác động của các cơ quan QLNN về kinh tế đúng với các
đơn vị kinh tế cơ sở, các ngành, địa phương, cùng kinh tế cũng như tổng thể nền
kinh tế quốc dân, nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
* Trong nền KTTT, Nhà nước phải can thiệp vào giá cả và lãi suất vì:
- Giá cả, lãi suất là những nhân tố quan trọng tạo nên thị trường, bao gồm
thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường tiền tệ.
Giá cả là nhân tố trực tiếp hướng dẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh vực và
phương án kinh doanh có hiệu quả, giá cả là thước đo để tính toán đo lường các
chi phí và hiệu quả SX kinh doanh, đo lường của cải của XH và thu nhập thực tế
của mọi tầng lớp dân cư. Can thiệp vào giá cả, sử dụng giá cả như là một công
cụ để hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Lãi suất là phần lợi nhuân mà nhà sản xuất đạt được. dựa vào lãi suất, chủ
thể QL có thể xác định được hướng tác động, điều chỉnh đúng với các hoạt động
KT. Mặt khác, thông qua lãi suất, chủ thể QL có thể kích thích hoặc hạn chế đầu
tư vào các hoạt động SX kinh doanh.
- Giá cả, lãi suất là yếu tố cơ bản của KT vĩ mô, là yếu tố thực hiện ổn định
KT vĩ mô.

17



Nhà nước kiểm soát được giá cả, lãi suất là sẽ kiểm soát được nền KT vĩ
mô, từ đó điều chỉnh nhằm ổn định thị trường, ổn định KT vĩ mô.
- Giá cả, lãi suất luôn luôn bị các yếu tố ngoại vi tác động làm cho nó méo
mó đi, không phản ánh xác thực:
Nền KTT luôn luôn biến động  giá cả, lãi suất cũng luôn luôn biến động
theo do đó Nhà nước phải can thiệp để giữ vững các tiêu chuẩn, địn mức về giá
cả, lãi suất làm cho KT phát triển nhưng vẫn nàm trong tầm kiểm soát.
* Sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả, lãi suất thể hiện trong thực tiễn cụ
thể như sau:
- Giá cả:
+ Biện pháp định giá trực tiếp hay còn gọi là chính sách vật giá cứng)
Nhà nước trực tiếp quy định mức giá cho từng loại hàng hóa, các
doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Biện pháp này thường được áp
dụng để quản lý giá cả của ccas hàng hóa thuộc ngành có tính chất
độc quyền như điện, than, nước sinh hoạt, hàng không, thép, giao
thông, hàng tiêu dùng ít co giãn về cầu,…
+ Biện pháp hướng dẫn giá cả:
Đây là biện pháp can thiệp gián tiếp của nhà nước vào giá cả bằng
cách chỉ ra những giới hạn cần thiết về giá làm cơ sở tham khảo cho
các quyết định kinh doan. Việc xác định những giới hạn cần thiết về
giá thường dựa vào mức giá bình quân của hàng hóa trong một
khoảng thời gian nhất định thông qua công tác thống kê giá cả.
+ Biện pháp khống chế giá cả bằng chính sách điều chỉnh tiền tệ
Đó là biện pháp đảm bảo tương quan hàng hóa – tiền tệ trong lưu
thông bằng cách căn cứ vào chỉ số giá cả để nới lỏng hay thắt chặt
tiền tệ thông qua việc điều chỉnh quỹ dự trữ bắt buộc của các ngân
hàng thương mại thông qua nghiệp vụ thị trường mở, hay căn cứ vào
sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cán cân thương mại
và lãi suất cho vay để điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.

+ Biện pháp hoàn thiện cơ chế giá:
Giá cả của hầu hết mọi hàng hóa do áp lực cạnh tranh xác lập nên. Do
đó canh tranh lành mạnh sẽ là một đảm bảo rất cơ bản để có giá cả
tương đối đúng đắn. Để làm được điều đó, chủ thể quản lý phải chống
lại các độc quyền lũng đoạn phá giá, các hành vi gian đối trong cạnh
tranh, cũng nhưu các hành vi cấu kết – sáp nhập để lũng đoạn và phải
thông tin giá cả thường xuyên cho dân chúng.

18


- Lãi suất: sử dụng công cụ lãi suất để hạn chế lạm phát, bình ổn thị trường
tiền tệ
+ Ấn định lãi suất cho các ngân hàng thương mại (huy động lãi suất tối
đa 14%)
+ Sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết lưu thông tiền tệ
+ Lãi suất cơ bản
+ Lãi suất ưu đãi
 Nhà nước thực hiện quyền điều tiết, điều chỉnh nhịp độ phát triển của nền
kinh tế, không khí cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời kích
thích tiết kiệm và đầu tư của các thành phần kinh tế.
CÂU 8. Trình bày các cơ sở khoa học nhằm xác lập các loại hình cơ cấu tổ
chức QLKT. Nêu rõ ưu, nhược điểm của từng loại hình cơ cấu tổ chức
QLKT. Phương pháp vận dụng nguyên tắc lý thuyết CC TC QLKT để thiết
lập bộ máy QLKT.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế
- Cơ cấu là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp vị
trí giữa các phần tử và các phần hệ thống trong hệ thống cùng mối quan hệ ràng
buộc giữa chúng.
- Cơ cấu tổ chức QLKT là một hệ thống bao gồm các bộ phận quản lý trong

nền kinh tế với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nhưng có mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí theo từng khâu và từng cấp quản lý tạo
thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu QLKT đã xác định.
- Mỗi cơ cấu TC QL có 2 mối liên hệ cơ bản:
+ Liên hệ ngang: các khâu QL (kế hoạch, tài chính, vật tư kỹ thuật, thương
mai,… do từng cơ quan đảm nhận và chịu sự lãnh đạo của mỗi cấp quản lý nhất
định)
+ Liên hệ dọc: các cấp quản lý (Trung ương, địa phương, cơ sở)
* Cơ sở khoa học để xác lập các loại hình CC TC QLKT
- Là sự phân công và hợp tác lao động trong nền KT. Mỗi khâu, mỗi cấp
đảm nhận chức năng QL riêng nhằm chuyên mon hóa theo ngành, lĩnh vực, địa
phương, vùng kinh tế,, thành phần KT và các bộ phận khác của nền KT quốc
dân.
- CC TC QLKT chịu sự chi phối của cơ cấu KT. Với mỗi cơ cấu KT thì phải
tổ chức một bộ máy QLKT thích ứng với nó và phục vụ nó.

19


- Cơ cấu TC QLKT phụ thuộc vào cơ chế QLKT, bởi vì vấn đề tổ chức bộ
máy các cấp với mục đích là để vận hành nền kinh tế theo yêu cầu của quy luật
KT.
* Các nhân tố ảnh hưởng CC TC QLKT
- Các nhân tố ảnh hưởng chung: Thể chế KT + Cơ câu KT và cơ cấu tổ chức
SX + Chính triax hội và con người.
- Các nhân tố đặc thù:
+ Chuyên môn hóa: chuyên môn hóa chức năng – chuyên môn hóa khu
vực – chuyên môn hóa sản phẩm – chuyên môn hóa khách hàng.
+ Tiêu chuẩn hóa: thủ tục và tiêu chuẩn công việc trong từng bộ phận
và vị trí.

+ Hợp tác hóa: liên kết các bộ phận với nhau.
+ Quyền hành: quyền ra quyết định, quyền hành động, quyền kiểm soát,
quyền thừa nhận.
2. Các loại hình cơ cấu tổ chức QLKT
* Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến
- Khái niệm: Mỗi người QL cấp dưới chỉ nhận quyết định và chịu trách
nhiệm trước 1 người quản lý cấp trên trực tiếp.
QUẢN LÝ
CẤP A
QUẢN LÝ CẤP
B2

QUẢN LÝ CẤP
B1

QUẢN LÝ CẤP C1

QUẢN LÝ CẤP C2

QUẢN LÝ CẤP C3

QUẢN LÝ CẤP C4

- Đặc điểm:
+ Quản lý theo cấp và quan hệ trực tuyến là duy nhất
+ Cấp trên có thể có nhiều cấp dưới song cấp dưới chỉ có một cấp trên
duy nhất
+ Thông tin quản lý và thông tin phản hồi cùng nằm trên một kênh.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:

• Do tập trung quyền hành mà các quyết định quản lý kịp thời,
nhanh chóng.
• Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm ở từng cấp khá rõ ràng.

20


+

Nhược điểm:
• Tập trung quyền cao dẫn đến xu hướng quan liêu hóa.
• Lãnh đạo cấp phải xử lý nhiều sự vụ
• Thông tin phản hồi dễ sai lệch
* Cơ cấu tổ chức QLKT theo chức năng
- Khái niệm: là loại hình cơ cấu trong đó từng chức năng quản lý do một cơ
quan đảm nhiệm.

- Đặc điểm:
+ Quan hệ QL chức năng là chủ đạo
+ Phân công chuyên môn hóa QL sâu
+ Thông tin QL phản hồi theo quan hệ chức năng.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Các quyết định QL có tính chuyên môn cao
• Các cơ quan chức năng làm việc chủ động
• Người lãnh đạo cấp có điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ
lãnh đạo
+ Nhược điểm:
• Rối loạn thông tin QL
• Vi phạm nguyên tắc một thủ trưởng

• Tình trạng tùy tiện  hiệu lực QL thấp
* Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng

21


- Đặc điểm:
+ Quan hệ QL trực tuyến là chủ đạo, quyết định chung theo cấp
+ Bộ phận chức năng vừa làm tham mưu vừa được giao nhiệm vụ QL
cấp dưới (QL nghiệp vụ)
+ Thông tin QL và thông tin phản hồi trên 2 kênh.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Vừa bảo đảm thống nhất QL theo cấp, vừa phát huy tính
chuyên môn các bộ phận chức năng.
• Duy trì quyền lực tập trung – chế độ 1 thủ trưởng
• Các quyết định QL có chất lượng cao do có sự tham gia của các
bộ phận chức năng.
• Giảm tải công việc cho người lãnh đạo.
+ Nhược điểm:
• Do sự thiếu mạch lạc của ủy quyền nên ccs bộ phận chức năng
dễ lạm quyền và ngược lại.
• Do có sự đan xen quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng nên
thường xảy ra rối loạn thông tin.
• Bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối.
• Khi có sự cố hay đổ lỗi cho nhau do thiếu sự điều hòa giữa các
bộ phận.
* Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – tham mưu:

- Đặc điểm:

22


+
+

Quan hệ trực tuyến là chủ đạo, quyết định theo cấp
Các bộ phận tham mưu không có quyền ra quyết định mà chỉ chuẩn
bị, đề xuất, soạn thảo, giám định quyết định quản lý.
+ Quan hệ giữa các bọ phận tham mưu với nhau chỉ là quan hệ chuyên
môn nghiệp vụ - không phải là quan hệ quản lý.
- Ưu điểm:
+ Tập trung quyền lực theo cấp nên có thể duy trì hiệu lực quản lý.
+ Do có tham mưu giúp việc nên các quyết định quản lý có chất lượng
cao.
+ Bảo đảm triệt để nguyên tắc một thủ trưởng.
- Nhược điểm:
+ Quản lý cấp thường bị quá tải công việc
+ Bộ phận tham mưu thụ động
+ Thông tin phản hồi trên 2 kênh song dễ bị sai lệch.
3. Phương pháp vận dụng nguyên lý lý thuyết CC TC QLKT để thiết
lập bộ máy QLKT.
- Nguyên tắc trực thuộc quản lý: Mỗi cấp quản lỳ trực tiếp một số lượng cấp
dưới nhất định để có thể quản lý trực tiếp được, phụ thuộc vào khối lượng công
việc quan rlys và đặc điểm tính chất công việc quản lý.
- Nguyên tắc phân chia quyền hành:
+ Phân chia quyền hành là tiến trình nhà QL chuyển giao một phần
quyền hành cho cấp dưới, phân quyền là chuyển giao quyền hành,
trách nhiệm – nghĩa vụ cho thuộc cấp.
+ Hai kiểu phân chia quyền hành: Phân chia quyền hành trực tuyến và

Phân chia quyền hành chức năng.
- Nguyên tắc bao quát hết chức năng:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy QLKT phải bao quát hết các chức năng QL.
+ Cần tránh 2 sai lầm thường gặp:
• Không bao quát hết chức năng quản lý, có chức năng không có
cơ quan quản lý chịu trách nhiệm.
• Chồng chèo chức năng quản lý trong phân công chức năng.
- Nguyên tắc một thủ trưởng: Trong bộ máy quản lỷ phải đảm bảo rằng ở tất
cả các cấp, các khâu luôn có một người đứng đầu chịu trách nhiệm chung.
+ Quyền hành tập trung vào người đứng đầu
+ Trách nhiệm của người đứng đầu

23


- Nguyên tắc cân đối: Ở mỗi cấp, mỗi khâu, mỗi cá nhân trong bộ máy quản
lý đều phải duy trì sự cân đối giữa trách nhiệm với nghĩa vụ và quyền hành với
quyền lợi.
- Nguyên tắc 4 tính: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính tối ưu và tính kinh tế.
 Yêu cầu chung:
+ Bộ máy quản lý phải duy trì thường xuyên tính năng động và linh
hoạt.
+ Phù hợp với đặc trưng của hệ thống tổ chức: mục tiêu, nội dung, cơ
chế vận hành.
+ Phù hợp với văn hóa tổ chức: bộ máy quản lý là một thực thể xã hội
 cần tạo lập hệ thống văn hóa tổ chức riêng.
+ Phù hợp với chính trị của tổ chức.
CÂU 9. Nêu các tiêu chí cơ bản để phân loại doanh nghiệp. Dựa trên các
tiêu chí đó thì hiện nay ở VN có các loại doanh nghiệp nào? Trình bày ý
nghĩa quản lý của việc phân loại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế có chức năng sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ một cách hợp pháp nhằm đạt lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế xã hội tối đa.
* Đặc điểm:
+ Doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế và bao quát các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
+ Doanh nghiệp có thể là pháp nhân hay thể nhân, có tư cách pháp lý
độc lập, thực hiện chức năng ản xuất hàng hóa cho nhu cầu xã hội.
+ Tính hợp pháp của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ doanh nghiệp phải có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh
và tuần thủ pháp luật.
+ Mục đích của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận hay đạt hiệu quả kinh
tế - xã hội cao nhất.
* Phân loại doanh nghiệp
- Theo thành phần kinh tế (tiêu chí sở hữu): Doanh nghiệp nhà nước, Doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã , Doanh nghiệp hỗn hợp (công ty TNHH, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp cí vốn đầu tư nước ngoài)
 các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế vừa cạnh tranh bình
đẳng với nhau vừa liên kết với nhau tạo nên chế độ sở hữu đan xen với cơ cấu

24


tổ chức nhiều tầng nấc  nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh trong đó
doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt.
- Theo ngành Kinh tế: Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ
+ Doanh nghiệp công nghiệp: đòi hỏi vốn lớn, sản xuất chuyên môn
hóa, sử dụng công nghệ hiện đại, là những doanh nghiệp mũ nhọn,
đảm nhận các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát
triển của các ngành kinh tế khác.
+ Doanh nghiệp nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp với đối tượng SX

là cây trồng, vật nuôi, thủy sản) tồn tại dưới các tên gọi: nông trường,
lâm trường, trạm, trại, hợp tác xã , xí nghiệp,…
+ Doanh nghiệp dịch vụ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, vân tải, bưu chính – viễn
thông, bảo hiểm, quảng cáo.
- Theo tư cách chủ thể kinh doanh: Pháp nhân kinh doanh (nhiều người) và
Thể nhân kinh doanh (một người).
 Trách nhiệm pháp lý trong kinh doanh là ý nghĩa cơ bản của sự phân loại
này.
- Theo quy mô doanh nghiệp: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ - dựa
vào mức vốn kinh doanh và số lượng lao động.
+ Doanh nghiệp lớn (vốn điều lệ > 5 tỉ và > 200 lao động): có ưu thế về
vốn, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ: khả năng xoay chuyển nhanh các phương
án kinh doanh thích ứng với thị trường, vốn ít nên dễ huy động, tạo ra
nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Theo trách nhiệm tài chính:
+ Trách nhiệm hữu hạn: chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi
phần vốn góp.
+ Trác nhiệm vô hạn: chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến
cùng.
 sự khác nhau vceef trách nhiệm tài chính đối với các hoạt động
kinh doanh là ý nghĩa của sự phân loại này.
* Ý nghĩa quản lý của việc phân loại doanh nghiệp: Phân loại DN là tất yếu
cần thiết, bởi vì đó là cơ sở để xác định các hình thức tổ chức quản lý ở tầm vĩ
mô lẫn nội bộ doanh nghiệp.

25



×