Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.81 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ HIỂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
GIỐNG CHÈ SHAN KINH DOANH TẠI
THUẬN CHÂU, SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ HIỂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
GIỐNG CHÈ SHAN KINH DOANH TẠI
THUẬN CHÂU, SƠN LA
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG



THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ HIỂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
GIỐNG CHÈ SHAN KINH DOANH TẠI
THUẬN CHÂU, SƠN LA
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo giảng dạy. Thầy giáo hướng dẫn khoa học,
được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân trong địa bàn
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:

TS. Dương Trung Dũng: Giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Khoa sau đại học, Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La.
Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La.
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thuận Châu.
Đảng ủy, UBND xã Phỏng Lái, Xã Chiềng Pha.
Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Dương Thị Hiển


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 4
1.2. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng của chè ........................... 6
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè ........ 8

1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 8
1.3.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng .............................................................. 9
1.4. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè.... 14
1.4.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật............................................................ 14
1.4.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza .... 16
1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và Việt Nam ......................... 24
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón trên thế giới ....................... 24
1.5.2. Kết quả nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trong nước ................................ 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện .................................. 29
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 30
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 30


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.1. Phương pháp Bố trí thí nghiệm ................................................................. 30
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu:................................... 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng,
phát triển chè shan huyện Thuận Châu ....................................................... 36
3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây tại
hai xã Phỏng lái và Chiềng pha................................................................... 36
3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến độ rộng tán cây
tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha.............................................................. 38
3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến số lứa hái và thời
gian trung bình giữa 2 lứa hái tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha ............. 40

3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và
yếu tố cấu thành năng suất chè Shan tại huyện Thuận Châu ...................... 42
3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến phẩm cấp, chất lượng nguyên liệu .. 46
3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sâu, bệnh hại chè shan kinh
doanh Thuận Châu ...................................................................................... 51
3.5. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến chỉ tiêu lý tính đất, sinh
tính, hóa tính đất.......................................................................................... 55
3.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 62
1. Kết luận ........................................................................................................... 62
2. Đề nghị ............................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến
chiều cao cây ................................................................................. 36

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến
độ rộng tán cây .............................................................................. 38

Bảng 3.3


Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến số
lứa hái, thời gian trung bình giữa 2 lứa hái................................... 41

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng
suất và yếu tố cấu thành năng suất chè ......................................... 43

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu chất
lượng nguyên liệu chè ............................................................................. 47

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình sâu hại chính ..... 52

Bảng 3.7.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến lượng
giun đất.......................................................................................... 55

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu lý
tính đất .......................................................................................... 56

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu

hóa tính đất.................................................................................... 58

Bảng 3.10.

Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của chè shan ở Thuận Châu
- Sơn La ......................................................................................... 61


vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................... 37

Hình 3.2.

Tốc độ tăng trưởng độ rộng tán ...................................................... 39

Hình 3.3.

Số lứa hái, thời gian trung bình lứa hái chè Shan ........................... 41

Hình 3.4.

Diễn biến tăng mật độ búp .............................................................. 45

Hình 3.5.

Diễn biến tăng khối lượng búp ....................................................... 46


Hình 3.6.

Tỷ lệ búp mù xòe qua các lần đo .................................................... 48

Hình 3.7.

Hàm lượng tanin ............................................................................. 49

Hình 3.8.

Hàm lượng chất tan ......................................................................... 49

Hình 3.9.

Hàm lượng đường khử .................................................................... 50

Hình 3.10.

Diễn biến bọ trĩ qua các lần theo dõi .................................................. 53

Hình 3.11. Diễn biến rầy xanh gây hại qua các lần theo dõi ............................ 54
Hình 3.12.

Diễn biến bọ xít muỗi gây hại ............................................................ 54


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng trong luận văn nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Dương Thị Hiển


2

biện pháp thâm canh là vừa tăng năng suất, chất lượng đồng thời bảo vệ và cải
tạo được đất trồng, thực hiện canh tác bền vững trên đất dốc.
Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp bảo vệ đất trồng chè hợp lý. Có rất
nhiều giải pháp giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng trong đất
như sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, che phủ bảo vệ đất…
Về bón phân: xu thế hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng bón
phân cho cây trồng nói chung, cây chè nói riêng đều dựa trên nguyên tắc:
“Duy trì độ phì sẵn có trong đất là giải pháp dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là
khôi phục độ phì của đất do hậu quả của việc bón không hợp lý trong thời
gian dài’’(Bùi Huy Hiền) [8]. Đối với đất trồng chè giai đoạn giảm mùn
nhiều nhất là 4- 5 năm sau trồng. Do vậy, bón phân hữu cơ vi sinh là một
biện pháp tốt để bảo vệ đất trồng chè, vì phân hữu cơ vi sinh làm tăng hàm
lượng mùn trong đất, cải thiện tính chất vật lý đất, mùn lại làm tăng cường
hoạt động sinh học đất, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Đem lại cho
cây chè đạt hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh
đến sinh trưởng, phát triển giống chè Shan kinh doanh tại Thuận Châu,
Sơn La”.
2. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của chè Shan tại Thuận Châu Sơn La từ đó đưa ra khuyến cáo loại phân tốt nhất áp dụng cho sản xuất.
3. Yêu cầu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng,
hình thái của giống chè Shan.


3

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sâu, bệnh hại
chè Shan.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất, chất lượng nguyên liệu chè Shan.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh tính, lý
tính, hóa tính của đất.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
* Cơ sở khoa học biện pháp bón phân
Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón bao gồm nhiều chủng loại vi
sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân
giải xenluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang
hợp,vi sinh vật kháng bệnh… Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc
tự nhiên như: Than bùn, than bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt,
các sản phẩm phụ nông nghiệp… Trong quá trình phân giải tạo mùn và cung
cấp các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ

phì cho đất, bảo vệ môi trường.
Việc thử các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế phân khoáng cho cây chè
là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy
trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn
nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn
các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối với cây chè, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản
phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất.
Bón phân cho chè kinh doanh là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm
thúc đẩy sinh trưởng của cây chè để tăng năng suất và chất lượng chè.
Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè căn cứ vào điều kiện đất
đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của
nương chè. Cây chè có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ
phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp


5

cây chè tạm ngừng sinh trưởng xong vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng
nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn tiến hành
thường xuyên trong năm 78.
Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực
của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống
nhất. Vì vậy cần phải bón phân hợp lý điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh
dưỡng đối với cây chè hái búp và điều chỉnh sinh trưởng sinh thực đối với chè
thu hoạch quả, giống… Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh
dưỡng rộng, nó có thể sống ở nơi đất màu mỡ cũng có thể sống ở đất cằn cỗi
nghèo dinh dưỡng nhưng vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn
nương chè cho năng suất cao, phẩm chất tốt, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài cần bón

phân đầy đủ cho chè. Trong búp chè non của cây chè có 4,5%N, 1,5% P2O5,
VAF1, 2-2,5% K2O (Eden 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi 5 - 15 tấn búp
tươi/ha và đốn đi một lượng thân lá đáng kể.
Như vậy hàng năm qua hái và đốn ta đã lấy đi từ chè một lượng lớn N,
P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng năm một lượng dinh dưỡng đáng
kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn (theo Daraseha thì lượng N bị rửa trôi thường
bằng 1/3 lượng N bón vào đất). Do vậy cần bón bổ sung lượng dinh dưỡng đã
lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa trôi để cây chè sinh trưởng phát
triển tốt.
Trong quá trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho
bất kỳ loại cây trồng nào. Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón
và liều lượng khác nhau. Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón
phân hợp lý sẽ giúp cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn
định và chất lượng tốt.


6

1.2. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng của chè
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh
trưởng nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Chè là cây trồng cho sản phẩm thu
hoạch là búp và lá non do vậy khi bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do
như: điều kiện kinh tế, hạn chế về hiểu biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa
hay thiếu nguyên tố nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát
triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm.
Đồng thời với các vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân
khoáng như: Ure, kalyclorua… Với phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị
rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường
nước. Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân cân đối cả đa

lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên
đơn vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa để tiết kiệm và tránh ô
nhiễm môi trường đất, nước và nông sản. Đối với cây chè phân vi sinh có vai
trò quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè
mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng
khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh
vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố
trung, vi lượng… Nhưng thực trạng hiện nay việc sử dụng phân hữu cơ cho
chè còn gặp nhiều khó khăn: do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với các cây
trồng khác, đồi chè thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã khép
tán nên việc vận chuyển và bón phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp
để tăng cường hữu cơ cho chè là làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại
vườn chè, trồng cây xanh, cây họ đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh
cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón phân cho chè phải được chú ý
ngay từ khi bón lót trước khi trồng.


7

Sang thập niên 70 các giống mới, năng suất cao đã được gieo trồng trên
diện rộng, thay dần các giống cũ lượng đạm ngày càng tăng, giống mới không
những cần nhiều đạm mà còn cần một lượng gấp đôi giống cũ, năng suất
trước đó tăng sau chúng lại giảm xuống, sự cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ.
Lân trở thành yếu tố hạn chế năng suất, trong suốt 2 thập kỷ qua không bón
lân thì hiệu của đạm cũng giảm, thậm chí không cho năng suất.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, lĩnh vực nghiên cứu sản xuất phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt
đặc biệt là công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ vi sinh là
sự kết hợp giữa các chất hữu cơ trong tự nhiên và các loại vi sinh có tác dụng
cải thiện môi trường cơ giới, lý, hóa, sinh trong đất, phân giải các chất hữu cơ

thành mùn, các nguyên tố khó tiêu thành dễ tiêu, tăng cường khả năng cố định
đạm… làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng được hoàn trả cho đất
thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản và sản phẩm phụ đã
lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P2O5:K2O. Để đảm bảo cho một nền nông
nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa
giữa phân vô cơ và hữu cơ, sử dụng hợp lý với điều kiện hiện nay.
* Hàm lượng N; P2O5; K2O
- Hàm lượng N (Đạm): trong chè tập trung ở các bộ phân còn non như:
búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Bón đủ
N lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp,
búp to. Thiếu N chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. nếu quá nhiều
hàm lượng tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng.
Nguồn cung cấp N cho đất là do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và mùn
trong đất, do hoạt động cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con
người bón vào đất…


8

- Hàm lượng P2O5 (lân): trong búp non của chè có 1,5% P2O5. Lân tham
gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan
trọng trong việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét,
chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên thân chính,
búp nhỏ, năng suất thấp.
- Hàm lượng K2O (Kali): kali trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất
là thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao
đổi chất cho cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích lũy gluxit và
axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất, chất lượng chè,

làm tăng khả năng chống chịu cho chè. Hàm lượng kali trong đất phụ thuốc
vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, chế độ canh tác và bón
phân. Khi thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ và phân ủ (Compost)
năng suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. khi kết hợp 30 tấn
phân ủ (Compost) + NPKMg 3: 1,5: 1: 0,3 đã làm tăng cho năng suất chè tăng
15% so với chứng.
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng
Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất
càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè
càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở
những nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy
nhiên muốn cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kỳ kinh tế dài
thì cần phải bón phân đầy đủ sao cho đất trồng chè cần phải đạt những yêu
cầu sau:
- pHKCL từ 4,0 - 6,0


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo giảng dạy. Thầy giáo hướng dẫn khoa học,
được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân trong địa bàn
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Dương Trung Dũng: Giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Khoa sau đại học, Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La.
Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La.
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thuận Châu.

Đảng ủy, UBND xã Phỏng Lái, Xã Chiềng Pha.
Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Dương Thị Hiển


10

Theo dõi của Assam thấy rằng hiệu lực của đạm tăng đều đặn theo thời
gian, hiệu suất 1 kg đạm của lần 1,2, 3, 4 lần lượt là 2, 4, 6, 8 kg chè khô.
Ở Đông Phi cho thấy: Hiệu suất của 1 kg đạm là 4 - 8 kg chè khô, nếu hiệu
suất là < 4 kg chè khô/1 kg đạm thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác là lân
hay kali.
Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ
tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N là hiệu quả nhất
* Dinh dưỡng kali đối với cây chè
Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và
các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong
cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các
axitamin và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng
búp chè, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè.
Thiếu kali rìa lá có vết nâu, búp nhỏ, lá nhỏ, rụng lá nhiều. Ở những
nương chè mới trồng, phân bón kali thường có hiệu quả thấp vì trong đất
hàm lượng kali còn cao (khoảng 20 - 25 mg K2O/100g đất) còn đủ nhu
cầu dinh dưỡng cho cây (Nguyễn Hữu La, 2013) [11].
Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo
AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp

theo thứ tự P, K, N và sau cùng là phân bón.
Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam năm
1988 quy định: Năng suất đạt 60 - 100 tạ/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha, năng
suất > 100 tạ/ha bón 100 - 120 K2O/ha (Nguyễn Hữu La, 2013) [11].
* Dinh dưỡng lân đối với cây chè
Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% P205. Lân tham gia
vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan


11

trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống
hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp
nhỏ, năng suất thấp (Nguyễn Hữu La, 2013) [11].
Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, Việt Nam và nhiều nước khác cho
thấy: Bón lân làm tăng năng suất chè rõ rệt, đặc biệt bón lân trên nền N, K.
Đất mà thiếu N, K cũng làm giảm hiệu quả của phân lân đối với chè. Điều
đáng chú ý là bón lân có hiệu quả phải tương đối dài, thậm chí đến 20 - 25
năm sau. Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân và liều lượng 120 - 960 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng
búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng, sản lượng
bình quân 21 năm về sau là 60 - 78% (Nguyễn Hữu La, 2013) [1].
Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm
chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm
không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội
thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5
làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi (Nguyễn Hữu La, 2013) [12].
Kết quả nghiên cứu của Curxanop (1954) và T.C.Migaloblisvili
(1966) ở Liên Xô đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng

Catechin trong búp chè có lợi cho chất lượng chè.
Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30 - 32 mg/100g đất thì cây chè
sinh trưởng bình thường, nếu là 10 - 12 mg/100g đất thì thiếu lân.
Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy
định 5 năm bón P2O5 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân
chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 - 30 cm (Nguyễn Hữu La, 2013) [1].


12

* Phân bón hữu cơ cho chè
Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những
cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như
làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước
của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng
các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.
Tuy vậy việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối
với vùng miền núi do địa hình khó vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn
chế, người dân không biết kỹ thuật chế biến phân xanh ủ phân hữu cơ tại chỗ.
Bón phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn
nhỏ và khi gieo trồng. Do đó khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ
lượng phân hữu cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ đậu làm tăng lượng
chất hữu cơ cho đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân
hữu cơ kết hợp với vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 - 32% so với sử
dụng riêng rẽ phân vô cơ (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 1997) [3].
Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè
Việt Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20
- 30 tấn/ha kết hợp với phân lân (Nguyễn Hữu La, 2013) [11].
Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất

quan trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng
nguyên tắc như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, P,
K, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và
đúng cách, đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều
kiện đất đai, khí hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp.
• Những kết quả nghiên cứu về bón phân cho chè.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè,
Viện Khoa học Kỹ thuật “Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc, cho thấy việc


13

bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ năng suất chè tăng 30-32% so với việc sử
dụng riêng rẽ phân vô cơ. Ngươi rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón
phân hữu cơ cho chè. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của
câyvà năng suất của vườn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ, cho
thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng
không bón (Phùng Thị vân và cộng sự, 2004) [21].
Theo nghiên cứu 10 năm liên tiếp của trại chè Phú Hộ về việc bón phân
N, P, K thấy trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có
chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do
phân bón là rất rõ rệt qua 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp
tươi (Phùng Thị vân và cộng sự, 2004 [21].
Kết quả 10 năm (1969-1979) nghiên cứu về phân bón NPK cho chè ở
Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy, khi bón đạm và kali cho giống chè
Trung Du có tác dụng rõ về năng suất và chất lượng búp chè, hàm lượng
tanin và chất hòa tan đều cao. Tỷ lệ phối hợp bón NPK cho chè hợp lý là
3:1:1(Chu Xuân Ái và cộng sự, 1998) [1].
Năm 1960- 1964 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, phân hữu cơ
(phân ủ, cành lá chè giá đốn hàng năm) đều có hiệu lực tăng năng suất chè

đáng kể và cải thiện lý hóa tính của đất. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân
xanh trồng xen giữa hàng chè (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 2006) [5].
Năm 1966- 1969 ở Phú Hộ, nghiên cứu tác dụng của phân ủ 3 năm bón
phân một lần (phân ủ gồm: phân bò, rác thải và cỏ tế), với lượng bón 20 - 25
tấn/ha. Kết quả cho năng suất chè búp tươi là 5- 6 tấn/ha, so với không bón
chỉ có 1,8 - 2 tấn/ha (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 2006) [5].
Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Ngọ (1998) về bón phân cho các giống
chè cho thấy, các giống chè và tuổi chè khác nhau có yêu cầu lượng phân bón
khác nhau. Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn la feralit vàng đỏ


14

được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản
những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4
đến 5 có lớp đất sâu hơn một mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo
chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ… Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để
bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên
cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè.
Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một
lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao
giờ người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá
thấp, dưới 4 (Báo cáo, sở nông nghiệp phát triển nông thôn Yên Bái, 2010) [15].
Bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản
lượng chè. Nhưng liều lượng NPK thích hợp cho nương chè còn phụ thuộc
vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các các yếu tố sinh
thái (Đỗ Ngọc Qũy, 1980)[13].
1.4. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè
1.4.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật

1.4.1.1. Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
Vi sinh vật sống trong đất và nước tham gia tích cực vào quá trình phân
giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và
tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
Tăng cường sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất góp phần hình
thành chất mùn trong đất để tăng độ phì trong đất.


15

Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế phẩm công
nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 1997, Nguyễn
Lân Dũng và cộng sự, 1997) [3], [4].
1.4.1.2. Thành phần
Trong đất có rất nhiều vi sinh vật. Chúng được xếp vào 5 nhóm chính:
nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, tảo và nguyên sinh động vật (protozoa) (Võ Thị
Hạnh, 2005) [9].
* Nhóm nấm: Thường gặp các chi penicillium, Aspergillus, Trichoderma,
Chaetomium, Alternaria, Rhizoctonia, Verticillium...
* Nhóm xạ khuẩn: thường gặp là các Streptomyces, có nhiều loại có khả
năng tiết ra kháng sinh chống lại sự phát triển của các loài vi sinh vật khác.
* Nhóm vi khuẩn: nhóm này rất đa dạng và giữ những vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Tùy theo vai trò của
chúng có thể phân chia ra làm các tiểu nhóm:
- Vi khuẩn hiếu khí (aerobic bacteria): có nhiều ở những nơi đất cao
ráo, thoáng khí.
- Vi khuẩn kỵ khí hay yếm khí (anaerobic bacteria): thường xuất hiện

nhiều trong đất ngập nước.
- Vi khuẩn phân hủy xelluloza: thường gặp là Clostridium,
Myrothecium, Cellulomonas...
- Vi khuẩn hóa ammon: (ammonifer): phân hủy N hữu cơ thành
ammonium (CH4) như: Pseudomonas, Bacillus, Clostridium, Serratia,
Micrococcus, Achromobacter...
- Vi khuẩn hóa nitrate: giữ vai trò chuyển biến NH4+ thành NO3- bàng cách
cung cấp oxi cho NH4. Quá trình này xảy ra qua hai giai đoạn do 2 tiểu nhóm:


16

+ Vi khuẩn oxid hóa ammon (ammonia oxidizer): chuyển biến NH4
thành NO2 (nitrite) gồm có các chi Nitrosomonas, Nitrosococcus,
Nitrosospira, Nitrosocystic và Nitrospgloea.
+ Vi khuẩn oxi hóa ntrite (nitrite oxidizer): oxi hóa NO2 (nitrite) thành
NO3 (nitrate), gồm có 2 khí Nitrobacter và Nitrocystis.
- Vi khuẩn khử N (denitrifier): giữ vai trò khử oxy của NO3 để chuyển
thành N2.
- Vi khuẩn cố định N (nitrogen fxer): cố định N của khí quyển có thể là
vi khuẩn cộng sinh như: Rhizobium hoặc không cộng sinh như: Nitrobacter,
Clostridium, Azospirillum.
1.4.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza
1.4.2.1. Sự phân giải xelluloza
* Xelluloza trong tự nhiên
Xelluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây bông
Xelluloza chiếm tới 90% trọng lượng khô, ở các cây gỗ nói chung Xelluloza
chiếm 40 - 50% (Phạm Văn Toản, 2004) [19]. Hằng ngày, hàng giờ một
lượng lớn Xelluloza được tích lũy lại trong đất do các sản phẩm tổng hợp của
thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống. Một phần không nhỏ do

con người thải ra dưới dạng rác, giấy vụn, phôi bào, mùn cưa... Nếu không có
quá trình phân giải của vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ tràn
ngập trái đất.
Xelluloza có cấu tạo dạng sợi, có cấu trúc phân tử là 1 polimer mạch
thẳng mỗi đơn vị là một disaccarrit gọi là xellobioza. Xellobioza có cấu trúc
từ 2 phân từ D-glucoza. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 rất phức tạp thành cấu trúc
dạng lớp gắn với nhau bằng lực liên kết hydto. Lực liên kết hydro trùng hợp


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 4
1.2. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng của chè ........................... 6
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè ........ 8
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 8
1.3.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng .............................................................. 9
1.4. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè.... 14
1.4.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật............................................................ 14
1.4.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza .... 16

1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và Việt Nam ......................... 24
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón trên thế giới ....................... 24
1.5.2. Kết quả nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trong nước ................................ 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện .................................. 29
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 30
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 30


×