Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô lai mới có khả năng chịu hạn và năng suất cao tại sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.42 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

DƯƠNG GIA ĐỊNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI CÓ KHẢ NĂNG
CHỊU HẠN VÀ NĂNG SUẤT CAO TẠI SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

DƯƠNG GIA ĐỊNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI CÓ KHẢ NĂNG
CHỊU HẠN VÀ NĂNG SUẤT CAO TẠI SƠN LA
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP



THÁI NGUYÊN – NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

DƯƠNG GIA ĐỊNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI CÓ KHẢ NĂNG
CHỊU HẠN VÀ NĂNG SUẤT CAO TẠI SƠN LA
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp – Khoa
Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và viết luận văn
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Phòng
quản lý Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Nông
Học Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, thuỷ sản
tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Dương Gia Định


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 3
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ......................................................... 6
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La .......................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 10
1.3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới........................................ 10
1.3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ........................................... 13
1.3.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của cây ngô .......................... 16
1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây ngô ................. 19
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................. 25


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm............................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu trong phòng .................................................. 27
2.4.1. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng ................................................................. 28
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 34
3.1. Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm thời kỳ
cây con trong điều kiện gây hạn nhân tạo ....................................................... 34
3.1.1. Tỷ lệ cây không héo của các giống ngô thí nghiệm sau gây hạn .......... 35
3.1.2. Tỷ lệ cây phục hồi của các giống ngô thí nghiệm sau gây hạn............. 35
3.1.3. Kết quả đánh giá tỷ lệ vật chất khô của các giống ngô thí nghiệm ...... 36
3.1.4. Chỉ số chịu hạn tương đối của các giống ngô thí nghiệm ..................... 36

3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống ngô thí
nghiệm vụ hè thu năm 2015 ............................................................................ 37
3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục chính của các giống ngô thí nghiệm
vụ hè thu năm 2015 ......................................................................................... 37
3.2.3. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính và chống đổ
của các giống của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 tại Sơn La...... 48
3.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí
nghiệm vụ Hè Thu 2015 tại Sơn La ................................................................ 55
3.3. Hạch toán hiệu quả kinh tế sản xuất các giống ngô ................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 64
1. Kết luận. ...................................................................................................... 64
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN –PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CHDCND Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CIMMYT

Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế

TB


Trung bình

CT TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

VN

Việt Nam

Sn

Chỉ số chịu hạn tương đối

ASI

Khoảng cách giữa tung phấn và phun râu của các giống
ngô

TGST

Thời gian sinh trưởng

CCC

Chiều cao cây

CCĐB


Chiều cao đóng bắp

CSDTL

Chỉ số diện tích lá

Đ/c

Đối chứng

TP Sơn La

Thành phố Sơn La

C.Xôm

Chiếng Xôm

M. Bon - M.Sơn

Mường Bon – Mai Sơn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


HQ

Hiệu quả


vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2010 – 2014 ............ 5
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014 ....................... 6
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ........... 7
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2014 ............ 8
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô tỉnh Sơn La từ năm 2010 – 2015 ................ 9
Bảng 2.1: Danh sách các giống ngô thí nghiệm.............................................. 25
Bảng 3.1: Khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm thời kỳ cây con 34
Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm
vụ Hè Thu năm 2015 tại Sơn La ..................................................................... 38
Bảng 3.3: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Hè thu năm 2015 ........................................................................................ 42
Bảng 3.4: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm............. 44
Bảng 3.5: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô
thí nghiệm vụ Hè thu năm 2015 ...................................................................... 47
Bảng 3.6: Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống ngô
thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 tại Sơn La ................................................... 50
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm một số loại bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm
Vụ Hè Thu năm 2015 tại Sơn La .................................................................... 52
Bảng 3.8: Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm................................ 54
vụ Hè Thu năm 2015 ....................................................................................... 54
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm
tại Chiềng Xôm - Thành phố Sơn La vụ Hè Thu 2015 ................................... 56

Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm
tại Mường Bon huyện Mai Sơn vụ Hè Thu 2015 ........................................... 57
Bảng 3.11: Năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại Sơn La
vụ Hè Thu năm 2015 ....................................................................................... 60
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của các giống ngô vụ Hè Thu 2015 tại các điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 62


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.

Tác giả

Dương Gia Định


2
9/2016) [33], do đó chưa phản ánh hết tiềm năng của giống, chưa tận dụng được
khí hậu thời tiết, đất đai của từng vùng sinh thái riêng biệt.
Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, trong cơ cấu sản xuất
nông nghiệp của tỉnh, ngô được coi là một loại cây trồng chính, diện tích gieo
trồng hàng năm lớn, trên 162.780 ha (chiếm trên 56,8% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp). Ngô được xác định là một trong những loại cây phù hợp với

điều kiện đất đai, khí hậu của Sơn La, là cây chịu hạn tốt, dễ gieo trồng,
chăm sóc và cho thu nhập khá cao. Cùng với việc chú trọng đầu tư thâm
canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất thì việc sử dụng
các giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao đã được quan tâm.
Tuy nhiên, do diện tích đất trồng ngô phần lớn là đất đồi có độ dốc
cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất rất lớn, trình độ sản xuất
ngô của nông dân còn hạn chế như chưa quan tâm đến kỹ thuật canh tác, từ
khâu làm đất, bón phân đến chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nên năng suất
ngô thấp, năm 2013 chỉ đạt khoảng 40, tạ/ha (Cục Thống kê tỉnh Sơn La năm
2013) [4]. Sản xuất ngô Sơn La hiện nay phần lớn nhờ nước trời nên không
chủ động được mùa vụ gieo trồng làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế của cây ngô. Đặc biệt trong những năm gần đây khí hậu biến
đổi bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất ngô, đòi hỏi các giống có
khả năng thích nghi với điều kiện bất thuận của thời tiết như hạn hán, sâu
bệnh…. là vấn đề cấp bách.
Do vậy, chọn được những giống ngô có năng suất cao, có khả năng
chịu hạn tốt đang là yêu cầu cấp thiết mà sản xuất ngô Sơn La đặt ra. Chính
vì những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh
học của một số giống ngô lai mới có khả năng chịu hạn và năng suất cao tại
Sơn La”.


3
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Lựa chọn được 1 - 2 giống ngô có năng suất cao và khả năng chịu hạn
thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của Sơn La để giới thiệu cho sản xuất.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô thí nghiệm thời kỳ cây con.
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống ngô thí nghiệm

vụ Hè Thu năm 2015 tại Thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định giống ngô
lai năng suất cao và khả năng chịu hạn tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của
tỉnh Sơn La.
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong nghiên cứu chọn
tạo giống ngô, là cơ sở cho cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo người
dân sử dụng giống mới trong sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của
từng vùng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tuyển chọn 1-2 giống ngô lai đã được Bộ NN –PTNT công nhận có năng
suất cao, khả năng chịu hạn tốt phù hợp với điều kiện của địa phương, bổ
xung cho cơ cấu giống ngô của tỉnh Sơn La


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn hán kéo dài, lượng mưa
không đều ở các vùng là một khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều
châu lục như châu Á, châu phi, Nam Mỹ….Ngoài tác động trực tiếp lên quá
trình canh tác, biến đổi khí hậu còn làm thu hẹp diện tích sản xuất nông
nghiệp. Việt Nam có khoảng 75% là đồi núi, đất dốc nên thường xuyên khan
hiếm về nguồn nước gây khó khăn cho canh tác đối với nhiều loại cây trồng

nói chung và cây ngô nói riêng. Do vậy, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến trong thâm canh thì việc chọn giống ngô có khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi nói chung, chịu hạn nói riêng là hết sức
cần thiết mang tính thời sự trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Khả năng chịu hạn là sự thích nghi có bản chất di truyền, biểu hiện của
sự đa dạng về đặc điểm hình thái, sinh lý và hóa sinh. Do đó để đánh giá được
khả năng chống chịu hạn ở thực vật nói chung và cây ngô nói riêng một cách
toàn diện cần phải có trang thiết bị hiện đại, chi phí lớn. Tuy nhiên năng suất
và khả năng chống chịu có mối quan hệ nhất định với một số đặc điểm nông
sinh học, dựa vào mối quan hệ này ở các giai đoạn sinh trưởng như giai đoạn
cây con, giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu…. Có thể đánh giá nhanh khả
năng chịu hạn làm cơ sở cho quá trình chọn giống. Do vậy chúng tôi đã tiến
hành đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của các giống ngô lai thời kỳ cây con
theo phương pháp của Lê Trần Bình và Lê Thị Muội 1998 [2].
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Hiện nay ngô là cây lương thực đứng thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và
lúa nước, năm 2014, diện tích trồng ngô khoảng 183,32 triệu ha, sản lượng


5
khoảng 1038,28 triệu tấn (FAOSTAT,9/ 2016) [33]. Trong những năm gần
đây nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc áp dụng những công
nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản lượng ngô.Tình hình sản
xuất ngô trên thế giới trong 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2010 – 2014
Năm

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

164,05

51,89

851,27

2011

171,38

51,77

887,13

2012

179,06


48,89

875,49

2013

186,02

54,71

1.017,75

2014

183,32

56,64

1.038,28

(Nguồn:FAOSTAT,9/2016) [33]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy sản xuất ngô của thế giới trong những năm
gần đây tăng đáng kể tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích
trồng ngô từ 164,05 triệu ha (năm 2010 ) đến 183,32 triệu ha (năm 2014).
Năng suất tăng không đáng kể từ 51,89 tạ/ha (năm 2010) đến 56,64 tạ/ha
(2014). Do diện tích tăng cho nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các
năm. Có được kết quả này, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38

nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển. Do sự khác
nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ khoa học kỹ thuật
nên có sự chênh lệch về năng suất ngô ở các châu lục. Tình hình sản xuất
ngô ở một số châu lục năm 2014 được trình bày ở bảng 1.2.


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp – Khoa
Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và viết luận văn
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Phòng
quản lý Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Nông
Học Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, thuỷ sản
tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Dương Gia Định


7
sản xuất còn hạn chế. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng
trầm và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn. Tình hình sản xuất ngô trên

ở Việt Nam trong 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

1.126,4

40,90

4.606,8

2011

1.121,3

43,13

4.835,7


2012

1.115,6

44,02

4.973,5

2013

1.170,3

44,35

5.190,9

2014

1.178,5

44,10

5.202,5

Năm

Nguồn:FAOSTAT,9/2016)[33]
Trong 5 năm trở lại đây Việt Nam đã phát triển mạnh cây ngô trên cả
2 mặt năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô từ 1.126,4 nghìn ha (năm
2010), có chiều hướng tăng đến năm 2014 (1.178,5 nghìn ha), trong đó có

khoảng 10% diện tích trồng ngô nếp, ngô ngọt và ngô rau.
Năng suất ngô tăng dần qua các năm, từ 40,9 tạ/ha (năm 2010), đạt
cao nhất năm 2013 (44,35 tạ/ha). Do diện tích và năng suất tăng nên sản
lượng ngô tăng dần trong 5 năm gần đây, do nước ta đã chuyển đổi từ sản
xuất quảng canh sang thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đưa
giống mới vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng các giống ngô lai năng suất cao,
khả năng thích ứng rộng vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên năng suất ngô của
Việt Nam còn thấp so với năng suất trung bình của thế giới và những nước
phát triển. Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô những thách thức và khó
khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay. Đòi
hỏi các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục nghiên cứu tạo ra những giống
ngô tốt và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả để năng cao năng suất, chất


8
lượng trong sản xuất ngô, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp
Việt Nam.
Hiện nay sản xuất ngô ở nước ta đã từng bước phát triển nhưng vẫn
còn thấp hơn so với sự phát triển chung của thế giới. Do sự khác biệt về điều
kiện tự nhiên và trình độ thâm canh ngô giữa các vùng miền trong cả nước
nên sản xuất ngô của nước ta có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các vùng
miền.Tình hình sản xuất ngô các vùng trong cả nước được thể hiện ở bảng 1.4.
Số liệu bảng 1.4 cho thấy vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện
tích trồng ngô lớn nhất cả nước với 514,7 nghìn ha, chiếm 43,71% diện tích
trồng ngô của cả nước, ngô được trồng chủ yếu trên nương rẫy có độ dốc lớn,
phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, khó thâm canh, việc áp dụng các kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó đây còn là vùng có điều kiện
khí hậu khác nghiệt như hạn hán và rét kéo dài, lượng mưa phân bố không
đều ở các vùng nên năng suất ngô trung bình thấp nhất trong cả nước (37,6
tạ/ha), chiếm 83,2% năng suất trung bình của cả nước. Tuy nhiên do diện tích

lớn nên sản lượng ngô vùng này đứng thứ 2 trong cả nước (1.891 tấn).
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của các vùng và cả nước năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng Sông Hồng

88,7

47,2

418,9

Trung du và miền núi phía Bắc

514,7

36,7

1.891,0


207,9

41,1

861,0

Tây Nguyên

248,2

53,1

1.318,5

Đông Nam Bộ

80,0

59,5

475,7

Đồng bằng Sông Cửu Long

38,0

59,6

226,6


Vùng

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Nam Trung Bộ

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2016 [18]


9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc phía Tây Bắc Việt Nam có tọa
độ địa lý 20039’ vĩ độ Bắc và 105011’÷ 103002’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp
các tỉnh Yên Bái, Lào Cai về, Phú Thọ, Hòa Bình, phía Tây phía Đông giáp
tỉnh Lai Châu, Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và có 250 km
đường biên giới chung với nước CHDCND Lào. Thành phố Sơn La cách thủ
đô Hà Nội 300 km
Do điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với sinh trưởng, phát triển của
cây ngô nên Sơn La là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất. Tình hình sản
xuất ngô của tỉnh Sơn La trong 5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.5
Số liệu bảng 1.5 cho thấy diện tích trồng ngô của Sơn La tăng dần từ
năm 2010 (132,7 nghìn ha), đạt cao nhất vào năm 2012 (168,74 nghìn ha), sau
đó giảm nhẹ (2013 – 2014: 162,51 – 162,79 nghìn ha). Năng suất ngô tăng
dần trong 5 năm gần đây, từ 31,45 tạ/ha (năm 2010) lên 40,4 tạ/ha (năm
2014), cao hơn năng suất trung bình của các tỉnh miền núi phía Bắc (37,6
tạ/ha). Do đó sản lượng ngô của Sơn La trong 3 năm gần đây đạt 592,92 –
667,4 nghìn tấn.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô tỉnh Sơn La từ năm 2010 – 2015
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

132,70

31,45

417,41

2011

127,60

39,71

506,73

2012

168,74

39,60


667,40

2013

162,79

40,20

654,40

2014

162,51

40,40

657,66

2015

159,91

37,08

592,92

Năm

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, năm 2016 [4])

Tuy nhiên, phần lớn diện tích ngô ở Sơn La được trồng ở trên nương,


10
do địa hình dốc nên khó áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thâm
canh, đặc biệt ngô trên nương phụ thuộc chủ yếu vào “nước trời”, khi gặp thời
tiết không thuận lợi thì nguy cơ mất mùa rất lớn. Độ dốc lớn, hiện tượng xói
mòn, rửa trôi, thoái hóa đất rất lớn, làm giảm năng suất, hiệu quả trong sản
xuất ngô. Trình độ canh tác ngô của nông dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở
vùng sâu, vùng xa nông dân vẫn gieo trồng theo tập quán quảng canh. Khâu
thu hoạch và bảo quản ngô chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm chất
lượng sản phẩm. Đây là những vấn đề đặt ra đối với sản xuất ngô ở Sơn La.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Song song với việc mở rộng diện tích gieo trồng ngô là tăng cường
công tác chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Tuy
nhiên việc nghiên cứu cải tạo giống ngô mang tính chất khoa học mới chỉ bắt
đầu vào cuối thế kỷ 19.
Năm 1876, Charles Darwin quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai: Ông tiến
hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ phấn ở nhiều loài
khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn của các cây giao
phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt, số quả
trên cây và sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.
Trong quá trình nghiên cứu về ngô, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được
các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Sử dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô
lai được nhà nghiên cứu Wiliam Janes Beal người Mỹ bắt đầu nghiên cứu từ
năm 1876, Ông thu được những cặp lai hơn hẳn các giống bố mẹ về năng suất
từ 10 - 15%. Sau đó vào năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so
sánh hai dạng ngô tự thụ và giao phối đã đã đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở
dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9 % so với dạng ngô tự phối”

(Hallauer, A. R. and Miranda Fo, JB. ,1986) [36].


11
Để tạo ra được các giống ngô lai có năng suất cao, Shull (1904) cho rằng phải
có các dòng thuần làm vật liệu khởi đầu nên đã áp dụng tự phối cưỡng bức ở ngô để
tạo ra các dòng thuần. Bằng cách lai giữa các dòng thuần ông đã cho ra đời các giống
lai có năng suất và sức sống tăng lên đáng kể. Năm 1909, G.H. Shull đã công bố các
giống lai đơn (Single cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô lai khác
thời bấy giờ (Hallauer và Miranda, 1988) [36].
Từ kết quả nghiên cứu của Shull các nhà khoa học đều thống nhất rằng để tạo
được giống ngô lai năng suất cao, chống chịu tốt cần có các vật liệu khởi đầu là dòng
thuần. Chính vì vậy từ những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học nghiên cứu
ngô trên thế giới đã nghiên cứu phát triển các dòng thuần ưu tú để làm vật liệu tạo
giống. Mỹ là nơi có nguồn gen tạo dòng phong phú nhất thế giới, để tạo dòng các nhà
tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn gen di truyền rộng, 16% quần thể có
nguồn gen di truyền hẹp, 14% quần thể của các dòng ưu tú và 17% quần thể hồi giao
(Bauman, 1981) [27].
Ngô lai đơn đã đem lại năng suất rất cao cho người trồng ngô, tuy nhiên
giá thành rất cao và khả năng thích nghi hẹp nên sự phát triển cây ngô lai trên
diện rộng rất hạn chế. Do vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm cách cải
tiến sáng tạo ra quy trình sản xuất hạt giống mới năng suất cao mà giảm được
giá thành.
Năm 1917, Jones đã đề xuất sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm
giá thành hạt giống. Nhờ việc sản xuất lượng lớn hạt giống với giá thành hạ
nên đã tạo điều kiện cho cây ngô lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và các nước có
kỹ thuật trồng ngô tiên tiến trên thế giới (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [17].
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống ngô có năng suất cao các chuyên gia
tạo giống tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển ngô chất lượng Protein QPM.
Các nhà nghiên cứu đã và đang sử dụng phương pháp đánh dấu AND giúp việc

chuyển gen chất lượng Protein vào những giống ngô thường ưu tú. Cuộc cách
mạng về ngô QPM được CIMMYT, một số nước và công ty tư nhân nghiên cứu


12
thành công ở Mỹ, Nam Phi, Braxin. Ngô QPM được đưa vào sản xuất sẽ đem lại
hiệu quả vô cùng to lớn khi dùng làm thức ăn chăn nuôi và làm lương thực cho
người. Ở Châu Á, có ba nước đang có chương trình phát triển ngô QPM là
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (Trần Thị Thêm, 2007) [15].
Nhờ áp dụng công nghệ sinh học, các giống ngô mới có nhiều ưu thế như
kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ mang lại nhiều lợi ích cho người sản
xuất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc
sử dụng các giống ngô biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngô toàn
cầu. Theo Graham Brookes (2011) [35] nếu không sử dụng giống ngô biến
đổi gen thì diện tích trồng ngô trên thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới
đáp ứng đủ nhu cầu ngô toàn cầu. Ngoài ra nhờ sử dụng các cây trồng biến
đổi gen, thế giới đã cắt giảm được khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm
khoảng 17,1 % các chất độc hại ra môi trường.
Hiện nay có hơn 28 quốc gia trên thế giới trồng cây công nghệ sinh học
(CNSH) và tổng diện tích tăng lên hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha (năm 1996) lên
181,5 triệu ha (năm 2014) (Clive James, 2015) [30].
Các nhà khoa học tại Đại học bang North Carolina (NC) đã công bố một
nghiên cứu có giá trị quan trọng là xác định được gen và tế bào kiểm soát
phản ứng bảo vệ nhạy cảm cao (HR) ở ngô. Phòng vệ nhạy cảm cao là là phản
ứng của cây ngô khi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, trong đó ngô có
thể phản ứng bằng cách làm chết các tế bào riêng của cây gần các điểm bị tấn
công để ngăn chặn bị thiệt hại lây lan. Để khảng định kết quả trên các nhà
khoa học của NC và Đại học Purdue đã xem xét hơn 3.300 cây ngô có phản
ứng HR tăng do 1 gen kháng đặc biệt (RP1-D21). Bằng cách kiểm tra toàn bộ
chi tiết gen ngô đã phát hiện ra gen 44 có thể tham gia vào phản ứng tự vệ,

làm chết tế bào được lập trình, thay đổi thành tế bào và một số phản ứng khác
liên quan đến phản ứng tự vệ (Ag biotech Việt Nam, 2014b) [44].


13
Công nghệ sinh học còn được áp dụng để cải thiện chất lượng hạt ngô.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tamil Nadu đã thử nghiệm bằng cách cấy
nấm Mycorrhizal (AMF-). Hạt ngô của cây có chủng AMF- có hàm lượng
kẽm và tryptophan cao hơn so với cây không cấy AMF- (Ag biotech Việt
Nam, 2014a) [43].
Hiện nay công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới vẫn đang
được chú ý phát triển với những kỹ thuật hiện đại để tạo ra những giống ngô
mới cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần làm tăng sản lượng ngô, tăng
tổng sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
1.3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Nghiên cứu ngô ở Việt Nam đã từng bước được đẩy mạnh từ những năm
đầu của thập kỷ 80. Trong thời gian đó các nhà khoa học nước ta đã tiến hành
thử nghiệm, chọn tạo giống ngô lai, tuy nhiên do quỹ gen còn hạn chế và các
giống ngô lai có nguồn gốc ở vùng ôn đới không thích hợp trong điều kiện
nhiệt đới ẩm, ngắn ngày ở Việt Nam nên thử nghiệm không đạt được kết quả
như mong muốn. Từ bài học này, các nhà khoa học đã đưa ra những định
hướng tích cực hơn là tăng cường thu thập và sưu tầm các nguồn vật liệu
nhiệt đới.
Thập kỷ 90, công tác chọn tạo giống ngô lai được các nhà khoa học coi
là nhiệm vụ chiến lược chủ yếu. Cuộc cách mạng về ngô lai nước ta đặc biệt
được quan tâm. Chính vì vậy, nó đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán
canh tác lạc hậu, góp phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng vào hàng ngũ
những nước tiên tiến Châu Á. Chỉ tính trong vòng 10 năm từ vụ gieo trồng
1990 đến vụ gieo trồng 2000 tỷ lệ trồng ngô lai từ 0 - 60%, nâng cao sản
lượng ngô từ 700 nghìn tấn lên 1,8 triệu tấn.

Từ những năm 1993, nước ta mới bắt đầu đưa giống ngô lai vào sản xuất
đại trà đến nay đã đạt được những bước phát triển lớn, sự phát triển ngô lai ở
nước ta đã được Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 3
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ......................................................... 6
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La .......................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 10
1.3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới........................................ 10
1.3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ........................................... 13

1.3.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của cây ngô .......................... 16
1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây ngô ................. 19
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................. 25


15
giống được công nhận sản xuất thử là LVN154, LVN111, LVN81, LVN102,
LVN152, LVN62, VS36, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc
điểm chung các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng
(cả trong và ngoài nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia),
chống chịu tốt hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy, thời gian sinh trưởng ngắn hoặc
trung bình, tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm có thể đạt tới 120 - 130
tạ/ha, chất lượng hạt tốt. Các giống ngô mới đang được Viện, các Trung tâm
trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng và chuyển
giao đến người sản xuất trong cả nước (Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh [21].
Kết quả “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống
chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016” đã duy trì
được 35 nguồn vật liệu và cải tạo được 550 tổ hợp lai mới được đánh giá ở
vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013. Kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn lọc
được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013 chọn được 19 THL tốt (Châu Ngọc Lý và
cs, 2013) [6].
Ở phía Nam đã phát triển các giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118,
VN112 với diện tích hàng năm là 2.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ. Đây là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng
suất cao, có khả năng phối hợp cao, cho năng suất cao. Đặc biệt giống lai đơn
V-118 cho năng suất cao trên 80 tạ/ha, thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông
Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô lai trên
đất lúa vụ đông xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12% so với trồng lúa
cùng vụ (Nguyễn văn Tuất và Nguyễn Văn Viết 2013) [20].

Qua 2 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho
vùng thâm canh”, kết quả 3 giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận cho phép sản xuất thử đó là LVN111, LVN102, LVN62
(Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh, 2013) [21]


16
Không chỉ chú trọng công tác chọn tạo giống mới mà các nhà khoa học
còn quan tâm nghiên cứu cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù
hợp với yêu cầu của giống để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong
vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao
quy trình kỹ thuật trồng ngô trên đất ướt. xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất hạt giống ngô lai trên quy mô lớn, phạm vi toàn quốc.
Đến nay công tác chọn tạo giống ngô của Việt Nam đã đi vào chiều sâu
và có bài bản, nhờ vậy mà ngày nay chúng ta đã có hàng trăm dòng ngô thuần
với xuất xứ và đặc tính khác nhau. Từ những dòng này, hàng chục giống ngô
lai đã được tạo ra và đưa vào sản xuất. Không chỉ quan tâm đến năng suất,
công tác chọn tạo giống còn quan tâm đến những chỉ tiêu khác như chọn tạo
giống có chất lượng protein cao, giống chống chịu với điều kiện bất thuận...
1.3.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của cây ngô
Thời gian sinh trưởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín trung bình
từ 90 – 160 ngày. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào
giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự phát triển của cây ngô có thể chia ra làm
hai giai đoạn:
+ Trong giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng), những mô
khác nhau phát triển và phân hóa cho đến khi các cấu trúc hoa xuất hiện. Giai
đoạn sinh trưởng dinh dưỡng gồm hai chu kỳ: Ở chu kỳ đầu những lá đầu tiên
được hình thành và tiếp tục phát triển. Việc sản xuất chất khô ở chu kỳ này
chậm, nó kết thúc khi mô tế bào bắt đầu phân hóa hình thành cơ quan sinh
sản. Ở chu kỳ thứ 2, các lá và cơ quan sinh sản phát triển, chu kỳ kết thúc với

sự xuất hiện của nhị cái.
+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Bắt đầu với việc
thụ tinh của các hoa cái. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm là tăng trọng
lượng lá và những phần hoa khác. Suốt pha thứ hai trọng lượng của hạt tăng nhanh.


17
1.3.3.1. Giai đoạn nảy mầm (Từ trồng đến 3 lá)
Giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong
hạt. Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên do vậy nước luôn có sẵn
cho hạt hấp thu. Ở giai đoạn này bên trong hạt quá trình oxy hóa các chất dự
trưc diễn ra mạnh qua quá trình sinh hóa phức tạp, những chất hữu cơ phức
tạo sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hòa tan. Quá trình này xảy ra nhờ
hoạt động của các loại men với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt độ và thoáng khí.
Theo sau quá trình hút nước là sự nảy mầm và sinh trưởng cây con. Ngay sau
khi nẩy mầm, một sự thay đổi quan trọng xảy ra khi cây ngừng phụ thuộc vào
lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Trong giai đoạn này rễ phát triển hơn lá
trên mặt đất.
1.3.3.2. Giai đoạn cây con (Từ lúc ngô 3 lá đến phân hóa hoa)
Đây là pha đầu của giai đoạn 1, nó thường bắt đầu khi ngô đạt 3 -4 lá
đến 7 -9 lá (vào khoảng 10 -40 ngày sau khi gieo đối với giống ngô 4 tháng).
Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang
trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên giai
đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm. Cây ngô bắt đầu phân hóa bước
2 -4 của bông cờ. Lóng thân bắt đầu được phân hóa. Các lớp rễ đốt được hình
thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các
lớp rễ đốt và bắt đầu chuyển sang hình thành các cơ quan sinh sản đực.
1.3.3.3. Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (Từ phân hóa hoa
đến trỗ cờ)
Đặc điểm ở giai đoạn này là cây ngô sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ

phát triển mạnh, ăn sâu tỏa rộng. Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp
phân hóa mạnh: từ bước 4 – 8 của bông cờ, bước 1 -6 của bắp. Giai đoạn này
kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Có thể nói đây là giai đoạn quyết định số hoa
đực và hoa cái, cũng như quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong
thân lá (là chu kỳ 2 của giai đoạn đầu).


×