Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI CHUYÊN MÔN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.97 KB, 3 trang )

CÔNG ĐOÀN GD HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
CĐCS THCS BÌNH DƯƠNG

BÁO CÁO THAM LUẬN
“VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI
CHUYÊN MÔN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA ”
Kính thưa !Đc ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Trước tiên tôi hoàn toàn nhất trí với bản dự thảo phương hướng, nhiệm vụ năm học
2012 - 2013 do đc NV Đông bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường vừa trình bày và
các bản tham luận của CM, 2tổ, của đội , tôi xin thay mặt BCH Công đoàn trường
THCS Bình Dương nêu tham luận về “Vai trò của công đoàn trong việc phối
hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện các phong trào thi đua ”
Công đoàn trường THCS Bình Dương hiện có tổng số 26 CBĐVCĐ trong đó nữ
là 22 đ/c ; với 02 tổ Công đoàn. Ban chấp hành công đoàn gồm 3 đ/c;
Trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 100% , hiện nay có một số
đ/c đang theo học các lớp Đại học tại chức.
*Về thuận lợi: Tập thể công đoàn nhà trường luôn là một tập thể đoàn kết, nhất trí
thống nhất trong mọi chủ trường và hành động, có chí hướng vươn lên trong chuyên
môn và trong nhận thức tư tưởng, luôn tự khẳng định mình trong điều kiện còn nhiều
khó khăn; nhà trường và công đoàn cũng đã đánh giá chính mình trong thời gian qua
về kết quả đạt được do Phòng giáo dục và công đoàn các cấp kiểm tra
Kết quả 21CBGV đạt LĐTT, 5đc đạt CSTĐ cấp cơ sở; 6 GVG cấp huyện; 3GVG cấp
tỉnh; Trường đạt tập thể LĐTT xuất sắc;CĐ,ĐTN, Liên đội vững mạnh; 2tổ lao động
tiên tiến, xuất sắc từ đó làm cho Phụ huynh HS và xã hội tin ở đội ngũ, tin ở lương
tâm trách nhiệm của các thầy,cô giáo trong nhà trường.
*Bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn : Đội ngũ CNVC- LĐ đa phần là nữ,
số nuôi con nhỏ nhiều nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công việc được giao; Một
số Uỷ viên BCHCĐ còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác, tham gia trong tổ chức
công đoàn chưa nhiều, kinh nghiệm còn hạn chế nên tổ chức các hoạt động còn chưa
phong phú.


Bằng sự nỗ lực cố gắng của BCHCĐ, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của CĐ cấp
trên và sự phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, hoạt động của công đoàn trong các
năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể và thành tích đó được thể hiện rõ qua
kết quả và kinh nghiệm phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn trong việc thực
hiện các phong trào thi đua trong nhà trường.
Thông thường khi nói đến tổ chức Công đoàn trong suy nghĩ, nhận thức của mọi
người đều rất đơn thuần, coi đó là tổ chức với chức năng chủ yếu là chăm lo chế độ
chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Điều
đó đúng nhưng chưa đủ nhất là trong đơn vị làm công tác giáo dục như chúng ta, khi
mà mọi thành viên trong nhà trường đều là viên chức, hưởng lương hành chính sự


nghiệp, chế độ chính sách trong nhà trường cũng khá thuần tuý, khác hẳn các đơn vị
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong nhà trường tất cả các hoạt động, các mặt công tác cũng như
các phong trào thi đua đều hướng tới và tập trung cho hoạt động chính trị quan
trọng nhất đó là công tác chuyên môn nghiệp vụ và phong trào thi đua “Hai tốt”
mà mục đích cuối cùng là nâng cao chất giáo dục đó là dạy tốt, học tốt, dạy
thực chất, học thực chất. Có thể khẳng định rằng, phong trào thi đua quyết định
sự sống còn, làm nên thương hiệu của mỗi nhà trường và sự tồn tại của các
thành viên trong nhà trường.
Vậy làm thế nào để phát huy vai trò phối hợp của công đoàn với chuyên môn
trong việc thực hiện tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường ? Trước
hết, để làm được điều đó, Ban chấp hành Công đoàn chúng tôi trong mỗi năm
học luôn tạo ra cơ chế hoạt động thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp
giữa Công đoàn với chính quyền nhà trường, đồng thời phối hợp với các ban
nghành đoàn thể, chính quyền địa phương. Chính hệ thống quy chế này sẽ giúp
cho Công đoàn hoạt động hoàn toàn độc lập, tự chủ, có quyền, có vị thế rõ ràng.
Ai cũng biết điểm thuận lợi của chính quyền là điều hành công việc bằng
mệnh lệnh, quyết định, nếu chính quyền giao việc đôi khi Giáo viên không

muốn nhận cũng phải thực hiện, chấp hành, dù tư tưởng chưa thông, như thế
việc thực hiện mang tính bắt buộc, miễn cưỡng, vì thế cái khó của chính quyền
là khi mệnh lệnh không phù hợp với lòng người thì không thể phát huy tối đa
năng lực, sở trường của người thực hiện, kết quả công việc sẽ thấp thậm chí có
thể nảy sinh mâu thuẫn trong cơ quan. Ngươc lại, cái khó của Công đòan là
trước mọi công việc không thể áp đặt giao nhiệm vụ theo cách của chính quyền
tuy nhiên hoạt động công đoàn lại có điểm thuận lợi, nếu tổ chức công đoàn
thực sự là tổ ấm, các thành viên coi tổ chức Công đoàn là gia đình, mọi người
đoàn kết thương yêu như những người thân, thì trước mọi công việc được giao,
khi đã nhận thức đày đủ, tư tưởng đã thông, tình cảm đã có thì các việc làm sẽ
có tính tự giác, nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả sẽ cao hơn. Từ đó có thể thấy tổ
chức công đoàn đã kết hợp, hỗ trợ chính quyền nhà trường cùng hướng tới thực
hiện nhiệm vụ chung.
Để làm được điều này, Ban chấp hành công đoàn trường đã thực hiện bằng
nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền giúp tất cả ĐVCĐ nhận thức đầy đủ, đúng
đắn vai trò vị trí của người thầy, nghề thầy, năng lực của thầy trong xã hội hiện
nay.
*Cụ thể, ngay từ đầu năm học Công đoàn đã cùng với chuyên môn vận động,
động viên CBĐV tích cực tham gia đăng ký thi đua dạy tốt. Qua HNCC đã
có 92% CBGV và 2tổ Công đoàn đăng ký phấn đấu các danh hiệu thi đua.
Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn tổ chức phát động các đợt
thi đua chào mừng các ngày lễ lớn như: Chào mừng kỷ niệm 20/10,20/11, 3/2,8/3,
26/3, 19/5.Vận động đoàn viên và người lao động thi GVdạy giỏi các cấp, thi làm
và sử dụng đồ dùng dạy học, thi thao giảng trên CNTT, qua đó giúp cho GV tích
cực tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.


Trong việc phát động, triển khai các phong trào thi đua Ban chấp hành đã phối
hợp chặt chẽ với tổ trưởng chuyên môn trong việc lập kế hoạch để phát động phong
trào thi đua với các nội dung cụ thể, trọng tâm, định hướng từng nội dung cụ thể cho

từng đợt thi đua, cách thức tiến hành của các bộ phận từ BCH đến tổ công đoàn và
đoàn viên.
Ban chấp hành luôn phối hợp với chính quyền trong công tác sơ kết, tổng kết,
đánh giá khen thưởng, kỷ luật. Qua mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, đánh giá
rút kinh nghiệm chỉ ra những cá nhân thực hiện chưa tốt, khen thưởng động viên
những ngươì làm tốt, góp ý, phê bình những người làm chưa tốt để rút kinh nghiệm
cho lần sau.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các
phong trào thi đua của công đoàn, đã có sự chỉ đạo đúng đắn, có sự phối kết hợp chặt
chẽ với chuyên môn nhà trường, công đoàn đã biết phát huy vai trò quan trọng trong
việc phát động, triển khai các phong trào thi đua nên nội bộ luôn đoàn kết nhất trí và
cộng đồng trách nhiệm, chất lượng giáo dục nhà trường luôn ổn định và ngày càng
nâng cao, ngay từ đầu năm học CBGV tích cực tham gia đăng kí các danh hiệu thi
đua:
- CSTĐ cấp tỉnh: 4
- CSTĐ cấp cơ sở: 2
- GVG cấp trường: 11
- GVG cấp cơ sở: 11
- LĐTT: 24/26
Trên đây là báo cáo tham luận của CĐ trường THCS Bình Dương về “Vai trò của
Công đoàn trong việc phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện các phong trào
thi đua”
Chúng tôi tin rằng những kết quả đạt được là bước đi đúng hướng trong mục tiêu
giáo dục trong nhà trường và trong xây dựng tổ chức CĐVMXS, chúng tôi rất mong
sự giúp đỡ từ các đơn vị bạn và các cấp công đoàn cấp trên để CĐ trường tiếp tục
được giữ vững và phát triển toàn diện hơn.
Xin kính chúc các quý vị dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.
Xin trân trọng cảm ơn !
Bình Dương, ngày 02 tháng 10 năm 2012
T/M BCH Công Đoàn CS

Chủ tịch

Phạm Thị Hường



×