Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.96 KB, 56 trang )

Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng và lâm sản đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế, quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.
Trong xu thế ngày nay, Việt Nam đã nỗ lực chung tay góp sức cùng với thế giới bảo
vệ rừng và lâm sản, thế nhưng hiện nay tài nguyên rừng và lâm sản ở Việt Nam đang bị
xâm hại một cách nghiêm trọng và phức tạp. Cho nên, bảo vệ rừng và lâm sản đang là
một trong những vấn đề nóng bỏng và được nhiều người quan tâm nhất.
Những thập kỷ qua, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ hệ
thống rừng, lâm sản và khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển kinh tế ở cấp quốc gia
và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng đối với bảo
vệ đa dạng sinh học được tăng cường đáng kể. Hầu hết các khu rừng đã hình thành các
ban quản lý rừng riêng biệt và các khu rừng đó đã phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng
sinh học của chúng, gây tác động tích cực đối với các ngành kinh tế như công nghiệp
nông nghiệp, du lịch... Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành như: Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng (2004); Luật bảo vệ môi trường (2005); Nghị định số 99/2009/NĐ-CP
ngày 02/11/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản... Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản ở các hệ thống rừng đạt được hiệu quả hơn. Bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, luật vẫn còn một số điểm hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu
như: việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, biện pháp chế tài chưa chặt chẽ, chưa có
chính sách thỏa đáng trong vấn đề quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm.
Trong khi đó, rừng và lâm sản lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong vấn đề bảo vệ
môi trường và trong cuộc sống của con người. Trong thời gian qua, tình trạng khai thác,
chặt phá, đốt rừng bừa bãi đang xảy ra ở nhiều nơi đã dẫn đến diện tích rừng bị tàn phá
nặng nề. Chính vì thế mà ngày nay độ che phủ rừng của nước ta đã giảm đi đến mức
báo động, kéo theo nó là nguồn lâm sản cũng bị suy giảm và cạn kiệt nghiêm trọng.


Diện tích rừng mất đi sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán, lũ lụt, nhiều động - thực vật trở nên
quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng… Đây là một vấn đề mang tính cấp thiết cần
được khắc phục kịp thời và nhanh chóng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản cần phải được chú trọng về nhận thức đi đôi với hành động của Đảng
và toàn xã hội nhằm bảo vệ rừng tồn tại và phát triển. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-1-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

“xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản” hiện nay là rất cần thiết và thực tiễn áp dụng trên địa bàn của tỉnh Trà Vinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực cải cách chính sách,
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, do nhu cầu phát
triển kinh tế nên các vấn đề về quản lý, bảo vệ hai nguồn tài nguyên này còn có nhiều
vấn đề bất cập, vướng mắc. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định về quản lý, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản của pháp luật, người viết muốn làm sáng tỏ những quy định
của pháp luật và đưa ra những kiến nghị góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về
xử phạt vi phạm hành chính để gìn giữ, bảo tồn và phát triển rừng (trong đó có nguồn
lâm sản) đạt hiệu quả cao trong hiện tại và trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của một đề tài luận văn với thời gian cho phép bị hạn chế nên người
viết chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu trong luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) và
Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành

chính trong việc quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và thực tiễn áp dụng luật trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó có những nhận định và vạch ra những giải pháp mới cho
pháp luật giúp ích trong công việc điều chỉnh, bổ sung trong việc xử phạt vi phạm hành
chính về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn này người nghiên cứu chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích
luật viết, phương pháp tổng hợp, so sánh kết hợp với lý luận thực tiễn và tham khảo trên
các phương tiện thông tin liên như: sách, báo, Internet, tạp chí… để người nghiên cứu
vận dụng và hoàn thành nên bài luận văn này.
5. Kết cấu luận văn
Lời mở đầu.
Nội dung luận văn: Luận văn này được người viết trình bày trong hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tài nguyên rừng và lâm sản.
Chương 2: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản: Pháp luật và thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh.
Kết luận.
Mục lục.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-2-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ LÂM SẢN

1.1. Những vấn đề cơ bản về tài nguyên rừng
1.1.1. Khái niệm
Đã từ lâu, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung
cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về
rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm “Những chỉ dẫn về lâm
học”, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng học
thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm “Học thuyết về rừng”. Sự phát triển
hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ
lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển.
Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý,
trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển. chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và
với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên,
là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.1
Theo quy định tại Điều 3 khoản 1- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, rừng được
định nghĩa “là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặt
trưng là thành phần có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. rừng gồm rừng trồng và
rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặt dụng”.
Còn được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:2
- Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ,
cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài
cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ
1


/>
2

Điều 3 Thông tư 34 ngày 10/06/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiêu chí xác định và phân

loại rừng.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-3-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng
trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0
m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là
rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm
là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.
- Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có
chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét
được gọi là cây phân tán.

Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có giá trị to lớn trong phòng hộ sinh
thái, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, nền kinh tế quốc dân.... đồng thời rừng
còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ.
1.1.2. Phân loại tài nguyên rừng
Việt Nam là một nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều và có sự đa
dạng về khí hậu nên tài nguyên rừng cũng rất phong phú. Tuy nhiên việc phân loại rừng
có một ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bởi lẻ
mỗi loại rừng có những đặc điểm, mục đích, quy luật riêng và được bảo vệ bằng những
biện pháp, cách thức khác nhau. Việc phân loại và sử dụng đúng mục đích, khai thác
đúng quy luật của từng loại rừng ảnh hưởng đến sự bền vững của nó.
Có nhiều căn cứ để phân loại rừng, theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày
10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và
phân loại rừng thì rừng được phân dựa vào các căn cứ như: phân loại theo mục đích sử
dụng, phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo điều kiện lập địa, phân
loại theo loài cây và phân loại rừng theo trữ lượng. Theo Điều 4 - Luật bảo vệ và phát
triển rừng 2004 căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại
sau đây:
- Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-4-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản


trường.3 Được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói, mòn chống
sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: là loại rừng thường tập trung ở thượng nguồn các
dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho dòng
chảy và các hồ chứa nước trong mùa khô, hạn chế xói mòn, điều hòa không khí, hạn
chế thiên tai.
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: loại rừng này có tác dụng ngăn cản các
tác hại do gió, bão, chắn cát di động để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, bảo vệ các khu
dân cư, đường giao thông và cải tạo bãi cát thành đất canh tác... Loại rừng này chủ yếu
tập trung ở ven biển.
+ Rừng phòng hộ chắn sống, lấn biển: là loại rừng tự nhiên có tác dụng chủ yếu để
ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất
mới. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thường mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở
cửa sông.
+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dãy rừng đã và đang xây dựng
xung quanh các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị với chức năng điều hòa
khí hậu bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó.
- Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích
lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ
bảo vệ môi trường.4 Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh
thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ,
góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Vườn quốc gia;
+ Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh
cảnh;
+ Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh;
+ Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

3

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 34 ngày 10/06/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiêu chí xác định
và phân loại rừng.
4
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 34 ngày 10/06/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiêu chí xác định
và phân loại rừng.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-5-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. 5 Được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi
trường, bao gồm:
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
+ Rừng sản xuất là rừng trồng;
+ Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
Tóm lại, việc phân loại rừng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo vệ
và phát triển rừng. Bởi lẽ, mỗi loại rừng điều có những đặc điểm và quy luật khác nhau.
Chúng được bảo vệ bằng những quy chế khác nhau. Việc sử dụng đúng mục đích, khai
thác đúng quy luật của từng loại rừng ảnh hưởng quyết định đến sự bền vững của nó.
1.1.3. Vai trò và những ảnh hưởng của rừng

Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng
của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời
sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc 6 “rừng vàng biển bạc”. Từ xa xưa con
người đã gắn bó với rừng rất chặt chẽ, thường xuyên, thậm chí là phụ thuộc hoàn toàn
vào tài nguyên rừng. Ngày nay con người đã nhận ra vai trò to lớn của rừng và nó có
thể đem lại lợi ích to lớn. Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng
đồng địa phương và dân tộc sống phụ thuộc vào rừng, cùng với các kiến thức bản địa,
kiến thức sinh thái địa phương được tích luỹ trong qua trình khai thác rừng. Có thể tóm
tắt một số vai trò chủ yếu về không khí, nhiệt độ, nguồn nước, đất, và kinh tế xã hội
như:
Đối với không khí, qua sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải,
mở rộng sử dụng hóa chất trong nông lâm nghiệp thì con người đã làm cho môi trường
xung quanh bị biến đổi ngày càng xấu đi. Nghiêm trọng hơn là việc thải khí độc hại vào
khí quyển đã gây ô nhiễm không khí.
Rừng có khả năng làm giảm sự nhiễm bẩn không khí thông qua bốn con đường sau
đây:7
- Rừng làm giảm tốc độ gió, ngăn cản sự bay lên của bụi và các phần từ đất tơi rơi
trên mặt đất.
5

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 34 ngày 10/06/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiêu chí xác định
và phân loại rừng.
6
/>7
TS Nguyễn Văn Thêm, Sinh thái rừng, NXB Nông Nghiệp 2002.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-6-


SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Hệ thống rể cây cố định đất và chống sự phân tán đất thành các phần tử nhỏ và
không khí.
- Gió trong đai rừng có tốc độ nhỏ nên cát bụi khó bốc lên cao, hạt nặng thì bị lắng
đọng xuống đất.
- Lá và cành cây như một bộ lọc bụi.
Chính vì vậy mà rừng được quý như lá phổi xanh của trái đất và là bộ lọc khổng lồ
có tác dụng làm sạch không khí. Cây xanh trong quá trình quan hợp, hấp thụ khí
Cacbon và nhả khí Oxy cần thiết cho sự sống.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cây điều có khả năng chống lại sự nhiễm bẩn
không khí. Điển hình khi nồng độ khí CO2 tăng đến 26 mg/m3 không khí sẽ làm cho cây
lá kim chết.8
Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ thông qua một số quá trình như:
- Ngăn cản bức xạ trực tiếp của mặt trời chiếu đến trái đất và bức xạ nhiệt của mặt
đất phát ra.
- Hấp thu và phản xạ bức xạ qua hệ thống tán lá.
- Thoát hơi nước qua hệ thống lá.
- Tích tụ và thu nước từ các lớp đất sâu.
Những ảnh hưởng của rừng đến nhiệt độ làm cho khí hậu điều hòa hơn, mùa nóng
mát mẻ, mùa lạnh ấm áp, không quá ẩm thấp cũng không quá khô hạn tạo ra một môi
trường dễ chịu.
Rừng có vai trò to lớn đối với việc nuôi dưỡng và làm sạch nguồn nước. Rừng làm
tăng mực nước ngầm vì rừng có khả năng tích tụ mưa và làm giảm tốc độ gió nên lượng
nước bốc hơi từ đất giảm. Mặt khác, rể cây ăn sâu trong các tầng đất nên đã trở thành
ống dẫn nước từ bên dưới. Bên cạnh đó rừng còn có tác dụng chuyển dòng chảy bề mặt

thành dòng chảy ngầm nhờ khả năng hấp thụ nước cao của đất rừng. Điều này đảm bảo
cho các sông hồ luôn có đủ nước. Tuy nhiên, do việc khai thác rừng không hợp lý đã
dẫn đến sự khô kiệt của nhiều sông hồ. Hơn thế nữa do rừng bị phá hủy nặng nề nên độ
che phủ của rừng bị giảm trầm trọng nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt còn mùa
khô thì thiếu nước gây hạn hán ở nhiều nơi.
Rừng có vai trò đặc biệt trong bảo vệ đất qua khả năng giữ ổn định và nâng cao độ
phì của đất, chống lại sự dịch chuyển đất do gió mưa. Phá hủy rừng trên không gian
rộng lớn có thể dẫn đến xói mòn làm phá hủy đất, thậm chí làm mất hẳn lớp đất phủ
8

TS Nguyễn Văn Thêm, Sinh thái rừng, NXB Nông Nghiệp 2002

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-7-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

trên bền mặt. Đất có địa hình càng cao thì khả năng bị bào mòn càng mạnh, nước có thể
là bào mòn toàn bộ lớp đất, làm mất đi chất dinh dưỡng trong đất và làm giảm thiểu độ
phì của đất.
Rừng được hình thành từ những cây gỗ lớn nên có khả năng bảo vệ đất tốt hơn các
thảm thực vật khác. Do rừng có chức năng bảo vệ đất nên mọi người phải có trách
nhiệm bảo vệ rừng, nến phá hủy rừng trên không gian rộng lớn thì chúng ta không thể
tránh khỏi những thảm họa to lớn.
Bên cạnh đó, rừng đã cung cấp một số lượng lớn nguồn tài nguyên và tạo công ăn

việc làm cho con người. Rừng còn cung cấp một lượng lớn về thực phẩm, sợ, da, lông
thú và nhiều sản vật khác một cách hợp lý và bền vững có thể còn vượt xa giá trị về gỗ.
Ngoài ra, rừng còn là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản như gỗ và than rất dồi dào
đồng thời cũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài thủy sinh. Một giá trị quan trọng khác
của rừng là giá trị du lịch vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật
hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người có thể mang lại thu nhập
lớn cho người dân.
1.1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng của Việt Nam
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, diện tích trải dài từ bắc đến nam với bờ
biển dài hơn 3.000Km. Việt Nam có 13.258.843ha đất có rừng, trong đó diện tích rừng
tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538ha. Hơn 3/4 diện tích đất nước là
đồi núi, có tổng diện tích 13.258.843ha có độ che phủ 39,1% 9 với địa hình phức tạp, khí
hậu nóng ẩm đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau rất phong phú và đa dạng; là một
trong những điểm có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.
Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường
sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu. Do đất nước ta trải dài
từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển, nên
rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa
dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây
lá kim, rừng thứ cấp, trồng cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn...
Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật,
nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (1991- 1993), trong đó có khoảng 10%
là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được
dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài
9

Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009 ngày 09 tháng 08
năm 2010

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài


-8-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

cho gỗ quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây
dựng (nhóm 3)..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra rừng còn có
loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có
giá trị kinh tế cao.10
Tuy nhiên, diện tích rừng tre nứa bị thay đổi trong năm 2009 giảm 11.809 ha, chỉ
còn 621.454 ha; rừng ngập mặn trong năm 2009 cũng bị thay đổi, giảm đi 181 ha, còn
lại 60.603 ha. Rừng trồng cây đặc sản chiếm 206.730 ha, tức là trong năm 2009 có tăng
được 4.591 ha. Theo thống kê của cục kiểm lâm vào 12/2009: cả nước có 4145,74 ha
rừng bị tàn phá. Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất trồng cây công nghiệp, nuôi
thuỷ sản, xây dựng, cho mục đích nông nghiệp như: trồng cà phê, trồng cao su và phát
triển trồng những cây lương thực, công nghiệp khác, hay phá rừng để làm các khu du
lịch, vui chơi, giải trí… Dự đoán đến năm 2020 cả nước sẽ có 40% rừng còn lại bị tàn
phá do xã hội càng phát triển, dân số tăng nhanh. Vì lẽ đó nguồn tài nguyên thiên nhiên
được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, rừng bị chặt phá để phục vụ cho nhu cầu của xã
hội. Ngày nay, có lẽ nhiều người cảm nhận ra rằng hình như khí hậu bây giờ có phần nóng hơn
đồng thời cũng có vẻ ngột ngạt hơn hồi trước, hoặc bây giờ sông ngòi hay tạo ra lụt lội hơn.
Nguyên nhân của những hiện tượng này là do nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá
rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để tìm kiếm khoáng sản, phá
rừng lấy gỗ, phá rừng vô tình gây ra cháy rừng.
Nhờ có sự nỗ lực của các ngành các cấp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
nhằm mục đích cải thiện rừng đã bị mất đi, để bảo vệ đất nước tránh khỏi những ảnh

hưởng của thiên tai. Trong năm 2009, nước ta trồng mới được 359.409 ha rừng, trong
đó có 7.599 ha rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và
13.387 ha loại rừng khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính trên tổng diện tích rừng, đến
hết năm 2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng phòng hộ và
6.020.649 ha rừng sản xuất, không kể 124.333 ha diện tích rừng khác. Cũng tính đến
thời điểm 31/12/2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha, như vậy trong năm 2009 đã có
thêm 29.202 ha diện tích rừng.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm
2010 cả nước sẽ có 13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất trống quy hoạch cho
phát triển lâm nghiệp. Và trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
10

/>
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

-9-

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

2006-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên
42% - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.11
1.1.5. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ và phát triển rừng
* Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước, cụ

thể là:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền
các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, định
mức kinh tế - kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện.
- Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, lập quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước và các vùng, xác lập quy hoạch hệ thống
các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn công tác điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản
đồ và trên thực địa để thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Hướng dẫn và chỉ đạo việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng,
đất để trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.
- Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng
rừng.
- Cấp và hướng dẫn việc cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển
rừng: xuất, nhập khẩu giống lâm nghiệp, giấy phép của cơ quan Việt Nam đại diện
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy
phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng. Bộ
11

/>
Cong_bo_hien_trang_rung_toan_quoc_2009/


GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 10 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về
lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị
trấn có rừng.12
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
* Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.
- Lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh)13.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.
- Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa
phương; xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất của địa
phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên
địa bàn tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hướng dẫn xây dựng phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã; tổ chức thực
hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công
nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư
về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và
đất để trồng rừng.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư
thôn và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
12
13

Điều 8- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 11 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của
pháp luật.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ
và phát triển rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng
theo thẩm quyền.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về việc quản lý toàn bộ tài nguyên rừng và tài nguyên đất lâm nghiệp của
quốc gia thuộc phạm vi địa bàn của tỉnh, thành phố.
* Trách nhiệm của kiểm lâm
Để thể hiện chức năng quản lý Nhà nước, thì cơ quan kiêm lâm cần phải thực hiện
tốt trách nhiệm của mình bằng cách:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; vận động
các cơ quan, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.
- Kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về rừng; bố trí kiểm
lâm viên về địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương.
- Tổ chức tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xây
dựng và tổ chức đội xung kích phòng chống chặt phá rừng và phòng cháy, chữa cháy
rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy tổ chức các tổ đội phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở và dân phòng ở trong
rừng, ven rừng.
- Chủ động đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng phương án
truy quét các tụ điểm chặt phá rừng, hướng dẫn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng, phòng trừ, ngăn chặn khi có dịch sâu, bệnh hại rừng; chủ trì phối hợp với cơ
quan Công an, Quân đội cùng cấp huy động lực lượng truy quét những cá nhân, tổ chức
phá hoại rừng, xử lý kịp thời những trường hợp chống người thi hành công vụ. Phối


GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 12 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huy động lực lượng, phương tiện
của các cơ quan tổ chức, cá nhân để chữa cháy rừng.
- Khi phát hiện các vụ vi phạm pháp luật về rừng, cơ quan Kiểm lâm tiến hành xử
phạt vi phạm hành chính hoặc tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Đối với
những vụ phạm tội không thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Kiểm lâm thì ban giao
toàn bộ người vi phạm, vật chứng, hồ sơ và các đồ vật, tài liệu có liên quan cho cơ quan
điều tra có thẩm quyền, đồng thời phối hợp xác minh khi được cơ quan điều tra yêu
cầu. Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về rừng do cơ quan Công an, Quân đội
chuyển giao thì Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho đơn vị
đã chuyển giao vụ việc đó biết. Tổng hợp tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật
về rừng; định kỳ hàng quý thông báo cho cơ quan Công an và Quân đội.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc
gây cháy rừng mà thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Kiểm lâm, Công an, Bộ đội biên
phòng thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.
- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển

rừng 2004 và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được
phê duyệt.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt quy hoạch.
- Thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa
phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi của
địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư thôn.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng,
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng,
khoán rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 13 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Tổ chức, chỉ đạo việc lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, công nhận
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư thôn.
- Cấp và thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn

nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng theo thẩm quyền.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng
đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.
* Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng trong phạm vi cấp xã.
- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.
- Thực hiện việc phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa theo
sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm
vi địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới
rừng của các chủ rừng trên thực địa.
Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt và có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối
với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê.
- Lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; các hợp đồng
cho thuê rừng, khoán rừng giữa tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân
trong xã.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 14 -


SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản
xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; làm nương rẫy, định canh, thâm
canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã
được phê duyệt.
- Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước quản
lý, bảo vệ, phát triển rừng; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối
hợp với kiểm lâm, lực lượng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp
thời những hành vi xâm hại rừng.
- Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất
lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.
* Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo vệ và phát triển rừng.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai thống nhất với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
cơ quan có liên quan trong việc giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
chuyển mục đích sử dụng rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng; chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế quyền sử dụng
rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

- Bộ Công an có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng kiểm lâm và lực lượng liên
ngành ở địa phương truy quét, xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái
phép lâm sản; săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.
+ Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định nguyên
nhân cháy rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận việc điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội
phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về điều tra hình sự, phòng cháy, chữa
cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm.
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 15 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
+ Quản lý và chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng quân đội quản lý, bảo vệ và phát
triển các khu rừng được Thủ tướng Chính phủ giao.
+ Huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn, truy quét tổ chức,
cá nhân phá rừng; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển
rừng tại các tỉnh biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh.
- Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:
+ Lập quy hoạch các công trình văn hoá, lịch sử có liên quan đến các khu rừng

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử của các công
trình trong các khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng.
* Trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,
giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công
nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng
khác.14
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có phương án hoặc kế hoạch quản lý bảo vệ và
sản xuất kinh doanh rừng được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh phê duyệt. Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất
là rừng tự nhiên, trừ các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quy
chế quản lý rừng và chế độ quản lý bảo vệ và danh mục những loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đối với chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn được giao
rừng có trách nhiệm:
- Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật bảo
vệ và phát triển rừng 2004 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trình Uỷ
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

14

Điều 3 khoản 4- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 16 -


SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo
hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
- Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao
rừng.15
1.2. Những vấn đề cơ bản về tài nguyên lâm sản
1.2.1. Khái niệm
Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định lâm sản là sản phẩm khai
thác từ thực vật rừng, động vật rừng, và các sinh vật khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản
ngoài gỗ.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 139/2004/NĐ-CP của Chính phủ Về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định
“Lâm sản: gồm thực vật rừng, động vật rừng (chim, thú, lưỡng cư, bò sát, côn trùng;
sau đây gọi tắt là động vật hoang dã) và các sản phẩm của chúng. Lâm sản gồm lâm
sản thông thường và quý hiếm…”
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2009
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản định nghĩa “lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi
sinh vật và các bộ phận của chúng có nguồn gốc từ rừng”.
Lâm sản gỗ: gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo; có đơn vị tính khối lượng là mét khối
3
(m ). Trong Nghị định này, khối lượng gỗ vi phạm được tính theo gỗ quy tròn. Trường
hợp gỗ vi phạm là gỗ xẻ, gỗ đẽo hình hộp thì quy ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số

1,616. Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú, và được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Lân sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng đồng địa
phương và dân tộc sống phụ thuộc vào rừng, cùng với các kiến thức bản địa, kiến thức
sinh thái địa phương được tích luỹ trong qua trình khai thác và sử dụng các loại lâm sản
này. Theo định nghĩa, lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có
nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử
dụng. Như vậy, lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái
rừng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể thống nhất, biện
15

Điều 30 khỏan 2- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 139/2004/NĐ-CP của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
16

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 17 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm tươi, thực vật ký sinh, phụ sinh, dây leo,
các động vật, vi sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ… Tập hợp các cây, con cho sản phẩm
lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất phong phú cả về
số loài cây, tuổi cây, dạng sống, ứng dụng và giá trị của nó.
1.2.2. Phân loại tài nguyên lâm sản

Người ta thường phân thành hai loại lâm sản chính gồm:
- Gỗ: Theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các loại gỗ quý hiếm, có vân thớ đẹp, có mùi
thơm, hoặc cứng, bền. Theo nghĩa rộng là chỉ nguồn cung cấp vật liệu gỗ phục vụ cho
các hoạt động sống của con người.
- Lâm sản ngoài gỗ: Chỉ các sản vật khác ngoài gỗ, thiết thực cho cuộc sông, sinh
hoạt của con người, ví dụ: làm dược liệu, làm cảnh, dùng làm lương thực thực phẩm,... 17
Năm 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng. “Đặc sản
rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời
sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu…”18. Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một
bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá
trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ
đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim giao…,
như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính đến những sản
phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng
thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định.
Lâm sản quy định tại Thông tư số 08/LN-KL của Bộ Lâm nghiệp ngày 25/04/1992
gồm: “gỗ, tre, nứa, lồ ô, đặc sản rừng, động vật rừng và các lâm sản khác (loại thông
thường và loại quý hiếm)”
1.2.3. Những giá trị của lâm sản
Lâm sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng đồng địa phương và
dân tộc sống phụ thuộc vào rừng, cùng với các kiến thức bản địa, kiến thức sinh thái địa
phương được tích luỹ trong qua trình khai thác và sử dụng các loại lâm sản này. Rừng là
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có giá trị to lớn trong phòng hộ sinh thái, bảo vệ
môi trường, an ninh quốc phòng, nền kinh tế quốc dân. Đồng thời rừng còn giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ. Từ xa xưa con người đã gắn
bó với lâm sản chặt chẽ, thường xuyên, thậm chí là phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên
17
18


/>Bộ Lâm nghiệp – Kế hoạch phát triển Đặc sản rừng, 1981-1990.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 18 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

rừng. Ngày nay con người đã nhận ra vai trò to lớn của chúng trong cấu thành tài
nguyên rừng và nó có thể đem lại lợi ích to lớn. Ở Việt Nam, lâm sản là nguồn tài
nguyên đa dạng, phong phú, phân bố rộng khắp cả nước và có tiềm năng rất lớn. Chúng
ta cần phải đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực gây trồng, bảo tồn,
phát triển, chế biến, tiêu thụ và quản lý lâm sản nhằm nâng cao cuộc sống của người
dân, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Nhiều loại lâm sản đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp,
được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các
loài hoa…
Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc.
Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần
làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân
dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc
và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc
linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất
khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe… Theo Viện Dược liệu
thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ
và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật, con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người

dân sử dụng làm thuốc19
Lâm sản rất đa dạng, nhiều tiềm năng và thường gắn liền với cuộc sống của người
dân và có ý nghĩa về kinh tế hộ gia đình rất lớn, đặc biệt là đối với đồng bào miền núi
và dân tộc ít người.
1.2.4. Khái quát tình hình tài nguyên lâm sản Việt Nam
Nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000m, có địa hình đa dạng,
với nét độc đáo của vùng nhiệt đới, có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên
thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng
ngập mặn... nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc
đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được.
Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật,
nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả, trong đó có khoảng 10% là loài đặc
hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm
lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho gỗ
19

Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 1997.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 19 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng
(nhóm 3)...20, loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra, lâm sản Việt

Nam còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được
gây trồng có giá trị kinh tế cao
Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt
Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1500 loài trong đó có
khoảng 75% là cây hoang dại. Những cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp
(Altingia sp.) có nhựa thơm có ở vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria
agalocha) sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ tỉnh đến Thuận Hải; cây Dầu rái
(Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa…
Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có
những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ,
Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180
loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và
cá biển; chúng phân bố trên những sinh cảnh khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá
trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ của thế
giới.21
Tóm lại, rừng và lâm sản có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày
càng tăng con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu khai thác một
cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta vẫn có thể thỏa mãn được
các nhu cầu mà không làm tổn hại đến rừng.
1.3. Sơ lược các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, ngăn chặn tình trạng phá rừng, nâng
cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng và lâm
sản. Đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 đã
được thông qua và có hiệu lực vào ngày 19/08/1991. Luật này quy định việc quản lý,
bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã thông qua
Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 ngày 03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày
01/04/2005. Đây là một đạo luật quan trọng thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 gồm 8 chương, 88 điều và kèm

20

21

/> />
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 20 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

theo đó, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 do Chính phủ ban hành hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
Bên cạnh đó, việc đề cập đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ và phát triển rừng cũng đã sớm được quan tâm. Có thể nói Nghị định số 14/CP ngày
05 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là Nghị định đầu tiên được ban hành
quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Nhưng có một số hạn chế nhất định nên đến ngày 29/11/1996 Nghị định 77 ngày
29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và chỉ quy định có 2 loại hành vi bị chuyển sang truy
cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại chương II của Nghị định.
Tiếp theo đó là Nghị định số 17/2002/NĐ-CP ngày 08/02/2002 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 77/CP. Nghị định Chính phủ số 139/2004/NĐCP ra đời Ngày 25/06/2004. Nghị định 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
cũng được ban hành vào ngày 30/10/2007, cụ thể nhất được quy định tại Điều 9 và 10

của Nghị định này. Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2009/NĐ-CP
ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định có VII chương và 52 Điều; Nghị
định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 quy đinh về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Và hiện nay, với Nghị định số 99/2009/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản (thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007)
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là một loại vi phạm
pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội
của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân cần được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự trong bảo vệ và phát triển
rừng từ đó biết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính
cho xã hội.
Vi phạm hành là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách có ý hoặc vô ý,
xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 21 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm những hành vi sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính:

- Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng.
- Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ.
- Vi phạm các quy định khai thác gỗ.
- Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng.
- Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm.
- Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng.
- Lấn, chiếm rừng trái pháp luật.
- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
- Phá rừng trái pháp luật.
- Khai thác rừng trái phép.
- Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng.
- Vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
- Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước.
- Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất
giữ lâm sản.
Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động
cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực Nhà nước phát sinh khi có vi phạm
hành chính; biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính mang tính chất trừng phạt,
gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có
thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ và phát triển rừng được áp dụng đối với
các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi có ý hoặc vô ý vi phạm các
quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và lâm sản.
Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ và phát triển rừng có những đặc điểm
sau:
- Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh
cáo hoặc phạt tiền.
- Tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà người vi phạm hành chính còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 22 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
- Nếu người nước ngoài có hành vi vi phạm thì ngoài áp dụng các hình thức xử phạt
trên còn có thể bị xử phạt trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành trong khuôn khổ và
phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính.
Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là quyết định xử phạt vi phạm
hành chính được thể hiện bằng văn bản xử phạt cụ thể.

GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 23 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản


CHƯƠNG 2
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH TRÀ VINH
2.1. Những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Trong các năm qua, Chính phủ đã tập trung triển khai nhiều chương trình quan
trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội, thu hút mọi người dân tham gia bảo vệ và phát
triển rừng, tăng độ che phủ của rừng, từng bước tạo lập sự cân bằng về môi trường sinh
thái, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng chặt
phá rừng và săn bắt động vật hoang dã ở nước ta ngày càng lan rộng, đặc biệt nghiêm
trọng là các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các ngành, các cấp chính quyền từ xã, huyện,
tỉnh chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật, chưa tổ chức tốt công tác kiểm tra,
ngăn chặn; khi lâm tặc phá rừng thì cấp chính quyền tại chỗ không kịp thời huy động
các lực lượng trấn áp, có nơi còn làm ngơ, phó mặc cho các chủ rừng và lực lượng kiểm
lâm đối mặt với lâm tặc. Các Lâm trường quốc doanh được giao làm chủ rừng nhưng
chưa làm tròn trách nhiệm, thậm chí có nơi còn thông đồng với những phần tử xấu để
khai thác bất hợp pháp các loại gỗ và các lâm sản quý hiếm. Một số trường hợp vì lợi
ích cục bộ đã khai thác gỗ không theo kế hoạch. Việc tổ chức quản lý dân đi, dân đến ở
một số địa phương thiếu chặt chẽ, không theo quy hoạch và kế hoạch, dẫn đến việc dân
di cư tự do phá rừng nghiêm trọng. Lực lượng kiểm lâm chưa được kiện toàn, chưa làm
đầy đủ chức năng được giao, chưa thường xuyên kiểm tra, tham mưu giúp các cấp
chính quyền chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức phối hợp các lực lượng bảo vệ các khu rừng;
trang bị phương tiện cho lực lượng kiểm lâm để thực thi nhiệm vụ còn thiếu, không đủ
sức trấn áp bọn phá rừng; do đó chưa tạo được lực lượng đủ mạnh để bảo vệ có hiệu
quả tài nguyên rừng, có nơi lùi bước, làm ngơ trước những kẻ hung hãn phá rừng, thậm
chí một bộ phận cán bộ kiểm lâm thoái hóa biến chất, dung túng và đồng lõa với kẻ xấu
khai thác gỗ và các lâm sản quý hiếm trái phép.

Quản lý và bảo vệ rừng không còn là một vấn đề mới mẽ nhưng hiện nay đó đang
là một vấn đề hết sức cấp bách. Trong cuộc sống, do những nhận thức về rừng chưa đầy
đủ cùng với sức ép về dân số, sức ép về xã hội, con người đã lợi dụng các sản phẩm từ
rừng một cách trực tiếp hay gián tiếp. Dù có ý thức hay không có ý thức, con người đã
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 24 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

luôn tác động đến rừng, ở đây nghĩa là tác động đến thành phần của hệ sinh thái rừng,
tác động và làm thay đổi các quy luật vận động đang diễn ra một cách ổn định, dù chỉ
một tác động nhỏ đến rừng cũng làm thay đổi rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong
rừng.
Chính vì vậy, với ý chí quyết tâm góp phần bảo vệ rừng, phát triển rừng, làm cho
lâm sản ngày càng dồi dào hơn, phong phú hơn thì trước mắt chúng ta cần phải tìm
hiểu, phát huy, đồng thời có sự tuyên truyền phổ biến những quy định của luật, những
quy định về biện pháp chế tài, những đối tượng nào thì bị xử phạt? Thời hạn, thời hiệu
để xử phạt là bao lâu? Cũng như thẩm quyền chuyên môn thuộc về cơ quan nào? Hay
những thụ tục về xử phạt ra sao? Những vấn đề trên được người viết phân tích cụ thể
như sau:
2.1.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những tư tưởng mang tính chất pháp lý
có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ quá trình xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
Hiện nay, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định chủ yếu ở Điều 3 Pháp

lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 đã được sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008.
Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày
02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng được dựa theo các nguyên tắc sau:
- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành
chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm
hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do
hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản chỉ bị xử phạt vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 99. Nhưng
theo quy đinh mới này thì một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
- Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải
xem xét nhân thân người vi phạm; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8, 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 (sau đây gọi là Pháp lệnh
GVHD: Ths.Trương Tấn Tài

- 25 -

SVTH: Thạch Trường Thọ


×