Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

“sự cần thiết của việc giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 28 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
I. TÌNH HUỐNG : “Sự cần thiết của việc giáo dục giới tính - Sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho học sinh”.
Tình huống cần giải quyết:
Trống báo hiệu giờ ra chơi, học sinh lớp 6A đã ùa ra khỏi lớp. Duy nhất chỉ
còn một mình bạn Lan vẫn ngồi khúm núm tại bàn, đưa mắt nhìn ngó xung
quanh. Được một lúc, Lan bỏ chạy vào nhà vệ sinh nữ đóng cửa và không chịu
ra ngoài. Vào tiết học sau, không thấy bạn Lan đâu, cả lớp nhốn nháo đi tìm, thì
một học sinh nam cho biết, đã nhìn thấy bạn Lan chạy vào phòng vệ sinh. Linh –
Bạn thân của Lan vào xem thì thấy Lan đang ngồi khóc trong nhà vệ sinh với
tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì chiếc quần dính đầy máu. Linh nói nhỏ với cô giáo
chủ nhiệm, cô đã an ủi hai bạn và nói rằng đó là điều bình thường, là biểu hiện
của tuổi dậy thì.
Từ câu chuyện của bạn Lan lớp 6A và thực tế bản thân en cũng như qua tìm hiểu
một số bạn trong cùng lớp, cùng trường. Chúng em nhận thấy khi có những thắc mắc
hay những điều khó nói về sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi thì chúng em lại ngại và không
thể tâm sự được với ai kể cả cha, mẹ, thầy, cô hay anh, chị. Muốn tìm hiểu, chúng em
phải tự kiếm tìm các thông tin trên mạng Internet, qua bạn bè cùng trang lứa. Vì
vậy, các thông tin thường không đầy đủ và nhiều khi thiếu khoa học. Nhiều bạn
do không có kiến thức về giáo dục giới tính nên khi đi quá giới hạn đã gây
những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình học tập.
Từ thực trạng trên, nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu về giới tính – sức
khỏe sinh sản, để giúp các bạn trong trường có đầy đủ thông tin về giới tính – sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chắc chắn đây sẽ là vấn đề được nhiều bạn trẻ, nhiều bậc phụ
huynh quan tâm.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1



- Nhm giỳp cỏc bn nm c h thng kin thc c bn, chớnh xỏc, hu ớch
v gii tớnh, sc khe sinh sn v thnh niờn.
- Trang b cho cỏc bn kin thc hiu c s phỏt trin t nhiờn ca bn
thõn mỡnh v ngi khỏc gii, nhng iu cú th xy ra trong quan h bn bố
khỏc gii; quan h tỡnh dc hay nhng hu qu nghiờm trng ca s thiu hiu
bit, thiu kin thc v gii tớnh, sc khe sinh sn v thnh niờn. ng thi qua
õy cng giỳp cỏc bn nhn thc sõu sc giỏ tr cao p ca tỡnh bn, tỡnh yờu v
hỡnh thnh nhng phm cht c trng cho phỏi tớnh ca mỡnh.
- Giúp cỏc bn hình thành thái độ và hành vi đúng đắn
trong các mối quan hệ bạn bè khác giới, biết cách giải quyết các
vấn đề liên quan đến tình cảm, tình yêu.
- Giúp cỏc bn vợt qua đợc những khó khăn trong tuổi vị
thành niên một cách an toàn để xây dựng cuộc sống lành
mạnh, có văn hoá và hớng tới cuộc sống hạnh phúc trong tơng
lai.
- Vn dng kin thc cỏc mụn hc hiu c s cn thit ca vic
giỏo dc gii tớnh cho hc sinh la tui v thnh niờn. T ú giỳp cho mi
hc sinh cú thỏi nghiờm tỳc v vn giỏo dc gii tớnh trong hc ng .
III. TNG QUAN V CC NGHIấN CU GII QUYT TèNH
HUNG
1. Thnh lp nhúm nghiờn cu:
Gm 2 thnh viờn: Nguyn Ngc Bớch , Chu Th Thng (Hc sinh Lp 8A)
2. Tin hnh nghiờn cu: bng cỏc phng phỏp:
-Thu thp thụng tin, tỡm hiu t liu liờn quan: Tỡm hiu thụng tin qua
sỏch bỏo, mng xó hi, hc sinh, thy cụ, cha m.
- Kho sỏt: lp phiu thụng tin, ly s liu c th.
- Tớch hp: Tớch hp nhng iu ó bit, ó hc, kin thc liờn mụn vi
thc t i sng.

2



- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể hậu quả của sự thiếu kiến thức về
giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên; bày tỏ quan điểm về vấn đề.
3. Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:
* Kiến thức môn Sinh:
+ Các kiến thức về giải phẫu sinh lý người(đặc biệt là cơ quan sinh
dục), hiểu được các hoạt động sinh lý của cơ thể.
+ Nghiên cứu về tuổi dậy thì, xuất tinh, hiện tượng kinh nguyệt, thụ tinh thụ
thai, những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây qua đường tình
dục.
+ Giải thích một số hiện tượng tâm- sinh lý lứa tuổi.
+ Biết cách vệ sinh thân thể và giữ gìn sức khoẻ bản thân.
* Môn GDCD:
+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
+ Những điều nên và không nên về vấn đề giới tính. Giáo dục giới tính,
xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
+ Hiểu về Luật hôn nhân Gia đình.
* Môn Toán: Điều tra, thống kê về những hiểu biết của học sinh trường
THCS Tự Lạn về giới tính và sức khỏe sinh sản.
* Môn Văn:
+ Nắm được các kỹ năng thuyết minh tình huống, kể chuyện.
+ Giáo dục về tính cách nam và nữ( Nam thì uy nghi, mạnh mẽ, nữ thì
dịu dàng nết na) qua đó giúp các bạn hoàn thiện cả về tâm hồn và thể chất
thông qua các truyện kể, các tiểu phẩm.
* Môn Mỹ thuật: Biết vẽ tranh tuyên truyền về giáo dục giới tính - SKSS .
* Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.


3


+ Học sinh được trao đổi mạnh dạn hơn với thầy cô và bạn bè về vấn đề
giới tính và cách ứng xử với bạn khác giới.
* Nghiên cứu, thu thập các thông tin: Từ các phương tiện thông tin
đại chúng, từ Internet, các sách báo về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, đồng bộ toàn
diện.
• Về phương diện cộng đồng – xã hội:
- Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức về giới tính và sức khỏe sinh sản của vị thành niên.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện, tư vấn trực tiếp,
các câu lạc bộ, các tổ chức đoàn đội để tuyên truyền, giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản vị thành niên.
- Chi cục dân số - KHHGĐ cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa về
chủ đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các giờ chào cờ.
- Nhà trường gia đình và xã hội cần kết hợp với nhau để việc giáo dục giới
tính sức khỏe sinh sản vị thành niên đạt kết quả tốt.
• Đối với nhà trường:
- Tăng cường công tác giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên
qua các tiết học để học sinh có hiểu biết đầy đủ chính xác về giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa thi tìm hiểu về giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Qua đó nâng cao nhận thức cũng như ý thức hành động
của mỗi học sinh về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản .
- Tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ( nhất là câu lạc bộ tiền hôn
nhân) tạo không gian cho HS giao lưu, trao đổi, học hỏi về kiến thức; phương
pháp học tập cũng như các kỹ năng sống…

4


• Đối với học sinh:
- Cần tích cực vận dụng những kiến thức đã học được ở trường lớp, sách vở
vào thực tế cuộc sống để giải quyết các tình huống thực tiễn cũng như việc vận
dụng các kiến thức đời sống vào bài học của các bộ môn trong nhà trường.
- Hãy là một tuyên truyền viên tích cực trong việc giáo dục giới tính sức
khỏe sinh sản vị thành niên.
• Đối với gia đình:
- Bố mẹ cần gần gũi, làm bạn với con cái khi bước vào tuổi dậy thì.
- Cha mẹ nên nói chuyện về giới tính, tình dục. Tận dụng những mẩu chuyện,
sách báo mang tính giáo dục định hướng để qua đó giáo dục giới tính – SKSS
cho con cái.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nhóm chúng em đã sử dụng một số tài liệu tham khảo sau:
- Sách giáo khoa sinh học 8; Toán; Ngữ văn; GDCD 8,9; …
- Cuốn sách y tế học đường (Tác giả Nguyễn Võ Kỳ Anh NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội )
- Tài liệu tập huấn mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân của Sở
y tế Bắc Giang
- Một số Trang web: />
1. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp đề nghị: đề nghị các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhà trường,
gia đình.
- Phương pháp tuyên truyền: trên trang Web của nhà trường, chương trình
giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua bảng tin của nhà trường; trong các buổi
hoạt động của câu lạc bộ Tiền hôn nhân, các buổi sinh hoạt lớp.

5



- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: để lấy tư liệu soạn nội dung
tuyên truyền.
- phương pháp trực quan: chụp hình ảnh để tuyên truyền.
- Phương pháp thuyết minh: thuyết minh các kiến thức về giới tính, sức
khỏe sinh sản vị thành niên và hậu quả của sự thiếu hiểu biêt, thiếu kiến thức về
giới tính, sức khỏe sinh sản .
- Phương pháp hợp tác: thành lập nhóm, hợp tác, chia sẻ những hiểu biết
của bản thân về giới tính, sức khỏe sinh sản
2. Tiến trình thực hiện
Từ tình huống thực tế và từ yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng
giải quyết vấn đề như sau:
2.1. Một số các khái niệm cần nắm vững
a. Khái niệm giới tính:
Giới tính là đặc điểm khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, chủ yếu liên
quan đến chức năng sinh sản (nữ có kinh nguyệt, rụng trứng, mang thai, cho con
bú, còn nam giới có tinh trùng, xuất tinh). Sự khác biệt này là tự nhiên vốn có ở
nam và nữ khắp mọi nơi trên trái đất và không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi
con người, cũng như không thay đổi ở mọi thời đại. Nhờ có sự khác biệt giới
tính mà nhận biết được đàn ông, đàn bà, con trai, con gái.
b. Khái niệm về tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10 - 19 tuổi,
cũng có một số nước VTN là từ 13 - 20 tuổi hoặc từ 15-24 tuổi.
Các nhà sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn VTN sớm, tương đương với tuổi thiếu niên.
+ Nữ từ 10 - 12 tuổi
+ Nam từ 12 - 14 tuổi

- Giai đoạn VTN giữa, tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn.
6


+ Nữ từ 13 - 15 tuổi
+ Nam từ 14 - 16 tuổi
- Giai đoạn cuối VTN, tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên.
+ Nữ từ 16 - 18 tuổi
+ Nam từ 17 - 19 tuổi
Trẻ em bước vào tuổi VTN bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy
thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu (khoảng 13 - 14
tuổi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng từ 14 - 15 tuổi).
c. Khái niệm về sức khỏe sinh sản VTN và những thay đổi về thể chất,
tâm lý, tình cảm ở tuổi VTN.
* SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi
VTN, đó là tình trạng khỏe mạnh của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong
mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động
của nó.
Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ VTN đều liên quan đến sự
phát triển tự nhiên về thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác động một cách
cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cơ thể trong giai đoạn tiếp theo
hình thành một con người hoàn thiện với các chức năng đầy đủ, đặc biệt là các
chức năng về tình dục, sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý.
* Tuổi VTN có những thay đổi về cả thể chất và tâm lý, tình cảm.
- Thay đổi về thể chất:
Những thay đổi về thể chất ở em gái:
+ Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em bắt đầu phát triển nhanh
hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi, các em có thể
cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt
đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục và xuất hiện mụn trứng cá ở mặt.

+ Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên,
báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra

7


những biến đổi quan trọng cho việc làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn,
tuyến vú phát triển, hông rộng ra…
Những thay đổi về thể chất ở em trai:
+ Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển
mạnh mẽ về chiều cao và đến 17 - 18 tuổi hầu hết các em đã đạt đến chiều cao
tối đa.
+ Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và
mọc mụn trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về
kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của cơ
bắp ở ngực, vai và đùi, bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới. Dấu hiệu
quan trọng nhất đánh dấu giai đoạn dậy thì ở em trai là xuất tinh lần đầu.
- Thay đổi về tâm lý, tình cảm
VTN là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người
lớn, dù là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm
giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác
nhau.
+ Ở tuổi VTN nhóm sớm (10 - 13 tuổi): Về mặt tâm lý và tình cảm, các em
bắt đầu có tư duy trừu tượng, các em ý thức được mình không còn là trẻ con
nữa. Trong hành động, các em muốn thử sức mình và muốn khám phá những
điều mới lạ. Các em thường quan tâm đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các
em gái dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể mình
khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn,
muốn tách khỏi sự bảo vệ của cha mẹ. Tuy nhiên, các em vẫn còn quá trẻ, chưa
có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình.

+ Ở tuổi VTN nhóm giữa (14 - 16 tuổi): Các em phát triển mạnh tính độc
lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính
và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở
nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc
biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em
8


tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi
tình cảm một cách dễ dàng, khi vui khi buồn kiểu "sáng nắng, chiều mưa". Khi
mong muốn điều gì, các em muốn thỏa mãn nhu cầu ngay và có thể hành động
bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy, các em chưa phát triển đầy đủ khả
năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này, các em thường muốn tìm hiểu về khả
năng hoạt động tình dục của mình.
+ Ở nhóm tuổi VTN nhóm muộn (17 - 19 tuổi): Cơ thể và chức năng sinh
lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh về mặt tâm lý,
tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng
thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách
thực tế hơn, ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích
hợp với mình, bạn tâm giao. Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt
được tình bạn và tình yêu, chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó.
2.2. Thực trạng về giáo dục giới tính, SKSS VTN hiện nay và những
hiểu biết về giới tính, SKSS VTN của học sinh
a. Thực trạng về giáo dục giới tính, SKSS VTN hiện nay
Hiện nay vấn đề giáo dục giớ tính, SKSS đã và đang được toàn xã hội quan
tâm. Tại điều 27- Mục 2, Luật giáo dục có ghi: “ Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân,…”

Năm 2011 Chính phủ triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ
nuôi dạy con tốt” (gọi tắt Đề án 704) với chuyên đề “Giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên” trong học sinh từ THCS đến trung học phổ thông (lớp 6 đến lớp
12).
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch phối hợp với
Chi cục Dân số KHHGĐ trong tuyên truyền chuyên đề “Giáo dục SKSS - VTN”

9


thông qua các buổi nói chuyện, tư vấn trực tiếp vào tiết chào cờ. Thành lập các
câu lạc bộ tiền hôn nhân trong các nhà trường.
Trong giáo dục , vấn đề giáo dục Giáo dục giới tính - Sức khỏe sinh sản đã là
nội dung giáo dục xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học. Chúng ta không
có bộ sách giáo khoa riêng cho nội dung giáo dục này nhưng vấn đề này đã được
các thầy cô giảng trong nhiều môn khoa học khác nhau như: Văn học, Địa lí,
Sinh học, Giáo dục công dân . Tuy nhiên hiệu quả giáo dục chưa cao bởi lẽ văn
hóa phương Đông vẫn coi đây là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại cho cả giáo
viên và học sinh. Việc giáo dục giới tính (GDGT), SKSS luôn bị coi là chủ đề
nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở trong nhà trường. Thực tế
chương trình giảng dạy GDGT - SKSS vẫn còn nhiều bất hợp lý, chưa phù hợp
với sự phát triển tâm, sinh lý của học sinh, nội dung còn chung chung, cụ thể:
cấp tiểu học, chương trình lớp 5 ở bộ môn Khoa học phần “Con người và sức
khỏe ” có đề cập đến GDGT - SKSS như sự sinh sản, nam hay nữ, vệ sinh tuổi
dậy thì... nhưng kiến thức khá ít ỏi và hơn nữa lứa tuổi này các em còn quá nhỏ,
không cần thiết. Còn cấp THCS, mãi đến cuối chương trình môn Sinh học lớp 8
mới có chương “Sinh sản” giới thiệu về cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh
dục nữ , thụ tinh, thụ thai, các biện pháp tránh thai…trong khi nhiều em đã dậy
thì thừ lớp 6, 7. Còn nội dung GDGT chỉ được lồng ghép, tích hợp trong một số
môn học và một vài chương trình ngoại khóa. Tuy nhiên, nội dung chương trình

và phương pháp vẫn chưa giải quyết được vấn đề trọn vẹn, chỉ mới dừng lại ở
bước khám phá, tìm hiểu nên dễ tạo tâm lý băn khoăn, tò mò trong tâm trí học
sinh làm cho họ lại tìm hiểu dựa trên những thông tin sai lệch Vấn đề giáo dục
về đạo đức, ý chí để trang bị cho HS về mặt ý thức nhằm kiểm soát hành vi còn
hạn chế.
Các thầy cô giáo khi dạy vẫn có tâm lý ngại ngùng khi nói về giới tính hay
quan hệ tình cảm, lúc giảng dạy không đi sâu phân tích, giải thích vòng vo khiến
học sinh vừa tò mò, vừa khó hiểu.

10


Về phía gia đình, các bậc phụ huynh còn e ngại và cho rằng việc đó là "vẽ
đường cho hươu chạy", nên ít quan tâm tới những thay đổi của con em mình để
có sự quan tâm, giáo dục phù hợp, kịp thời.
Bản thân chúng em, do tâm lý e ngại, xấu hổ, không dám bộc lộ trực tiếp
những vấn đề mình đang băn khoăn về giới tính, SKSS với thầy cô giáo, với cha
mẹ, sợ cha mẹ mắng khi đề cập tới những vấn đề nhạy cảm. Cùng với tâm lý đó,
chúng em cũng ngại trao đổi với bạn bè và thường tự mình tìm hiểu.
Chính hoạt động giáo dục giới tính trong trường học còn chung chung, các
bậc phụ huynh thì không chú trọng, gây nên chúng em thiếu kiến thức, thiếu
hiểu biết về giới tính, SKSS.
b, Dưới đây là nhận thức về giới tính, SKSS VTN của học sinh lớp 8, 9 của
Trường THCS Tự Lạn qua việc khảo sát kiến thức về giới tính, SKSS VTN ở
câu hỏi trắc nghiệm.
Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 8, 9 Trường THCS Tự Lạn
Tổng số học sinh: 180
Nam : 108 chiếm 60%, nữ: 72 chiếm 40%
Số phiếu phát ra là 180. Số phiếu hợp lệ thu được là 180
* Nhận thức của học sinh về SKSS :

Bảng 1. Nhận thức của học sinh về SKSS là gì?
Sức khỏe sinh sản là :
Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi

SL
100

%
55,6

trình hoạt động của nó.
Quyền được thông tin và được hưởng các dịch vụ kế hoạch hóa

15

8,8

gia đình an toàn, hiệu quả cho cả nam và nữ.
Ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục.
Hoạt động giới tính thỏa mãn an toàn, có khả năng sinh sản mà

10
6

5,6
3

tự do quyết dịnh số con và thời gian sinh con.
Tất cả các phương án trên.


49

2.7

vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá

*Nhận thức về tình bạn khác giới :
11


Tình bạn khác giới cũng giống như tình bạn cùng giới đó là một loại tình
cảm giữa hai hoặc một nhóm người hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở
thích, có chung một quan niệm sống, lí tưởng, ước mơ…Trong tình bạn khác
giới mỗi người đều coi bạn mình như một điều kiện để tự hoàn thiện mình, tình
bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi người. Giữa hai bạn khác giới thường có
một khoảng cách tế nhị do đó không thể dễ dàng biểu lộ sự gần gũi như bạn
cùng giới. Đề cập đến vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong tình bạn
khác giới cần tránh những điều gì?” và thu được kết quả biểu hiện ở bảng 2
Bảng 2. Nhận thức của các bạn học sinh về tình bạn khác giới
Nên

Đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị.
Vô tình hay cố ý gán ghép lẫn nhau.
Ghen ghét, nói xấu hay đối xử thô bạo với

SL
10
33
0


%
5,56
18,33
0

Không nên
SL
%
170
94,94
147
81,67
180
100

bạn.
Nói năng nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn nhau.
Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho

180
34

100
18,89

0
146

0
81,11


dù rất thân nhau.
Giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện bản thân.
Luôn chia sẻ, đồng cảm, thân thiện với nhau..
Có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn

180
180
15

100
100
8,33

0
0
165

0
0
91,67

khác giới hiểu nhầm là tình yêu
Không có sự say mê vể thể xác, không ghen

79

43,89

101


56,11

Quan điểm

tuông khi bạn khác giới có người yêu.
Qua các bảng số liệu trên ta thấy đa số các bạn đã có cách nhìn nhận
khá đúng đắn về SKSS và tình bạn khác giới , đa số các bạn lựa chọn đúng các
cách ứng xử trong tình bạn khác giới (cách ứng xử 4 - 6 - 7) .Với kết quả này,
ta thấy trong tình bạn khác giới có khi các bạn đối xử với nhau rất tốt và đúng
mực nhưng vẫn còn một số HS chưa nhận thức đúng sự khác biệt trong mối
quan hệ với bạn cùng giới.
Ở lứa tuổi này, tình bạn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
nhân cách của các bạn. Tình bạn sẽ nâng đỡ những ước mơ, hoài bão giúp

12


chúng em có thêm sức mạnh để thực hiện những hoài bão đó. Tuy nhiên, nếu
như các các không có nhận thức đúng về tình bạn cũng có thể dẫn đến những
sai lầm như: bao che những điều xấu, đua đòi…Vì vậy mà GDSKSS cho HS
trong nhà trường cần phải giúp học sinh nhận thức đúng, hiểu rõ về vấn đề
này.
*Nhận thức về tình yêu
Do sống trong thời đại mới - công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát
triển, các mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây nên
quan niệm về tình yêu của học trò cũng rất xa. Ngày nay, tình yêu ở tuổi VTN
không còn xa lạ với các bạn. Điều này càng được khẳng định khi được hỏi:
“Bạn đã có người yêu chưa” số HS của cả hai khối trả lời có chiếm tỷ lệ khá
cao (40 bạn = 22%)

Số này đã minh chứng khá rõ cho chúng ta rằng ở lứa tuổi này các bạn
đã bắt đầu có tình cảm yêu đương. Mặc dù đã có người yêu nhưng liệu các
bạn có thể hiểu tình yêu là như thế nào hay đơn thuần chỉ là các bạn cảm thấy
rằng bạn khác giới quan tâm đến mình thì đó được gọi là tình yêu. Để có thể
hiểu được điều này chúng em đã đưa ra câu hỏi: “Bạn hiểu như thế nào về
tình yêu?” kết quả thu được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3. Nhận thức của các bạn học sinh về tình yêu
Đặc điểm
Là sự thân thiết giữa hai người khác giới.
Chung thủy.
Có sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau.
Tôn trọng người mình yêu, tôn trọng bản thân mình.
Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai người.
Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khácgiới.

SL
150
140
170
119
0
160

%
83,33
77,78
94,44
66,11
0
88,89


Qua đây ta có thể thấy rằng các bạn bước đầu đã có nhận thức về tình
yêu tuổi học trò. Điều đó sẽ giúp cho các bạn xây dựng được một tình bạn đẹp

13


và sẽ là động lực để thúc đẩy các bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống,
xong đó lại chưa phải là tình yêu mà mới chỉ là tình bạn khác giới.
Do có sự phát triển về sinh lý, đặc biệt là sự phát dục tác động tới hoạt
động tâm lý của VTN thúc đẩy những xúc cảm, những xao động về tình cảm.
Vì vậy, những rung động đầu đời và tình yêu trong lứa tuổi VTN là một quy
luật của đời sống tình cảm. Chúng ta không thể ngăn được những tình cảm đó
của các bạn, mà điều quan trọng là phải có kiến thức, những kỹ năng sống để
các bạn có thể loại bỏ được những tình cảm tiêu cực, phát triển và xây dựng
những tình cảm trong sáng, lành mạnh.
* Nhận thức về tình dục
Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự
nguyện, hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người; là nhu cầu cần thiết cho
sự tồn tại của giống nòi. QHTD và tình yêu có mối quan hệ mật thiết. Trên nền
tảng của tình yêu, tình dục không đơn thuần là một bản năng mà được nâng lên
tầm cao mới. Lứa tuổi VTN có nhận thức như thế nào về QHTD, tìm hiểu vấn
đề này chúng em đã đưa ra câu hỏi: “Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về những
quan niệm sau đây của QHTD” kết quả thu được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4. Nhận thức của các bạn học sinh về quan hệ tình dục.
Đồng ý

Phân vân

Quan niệm


Không

SL
Là cách sinh con, duy trì nòi giống 93
Biểu hiện sự hấp dẫn về thể xác và 25

%
SL
51,67 37
13,89 120

%
20,56
66,67

đồng ý
SL
%
50 27,77
35
19,44

tình cảm giữa nam và nữ
Là cách thể hiện tình yêu và giữ

13,89 125

69,44


30

16,67

người yêu
Chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu 15

8,33

25

13,89

140

77,78

sinh lý.
Là cách thể hiện mình là người 15

8,33

30

16,67

135

75


25

trưởng thành

14


Những con số trên cho thấy rằng các bạn đã có nhận thức về QHTD
nhưng chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế về vấn đề tình dục. Tình dục không
phải chỉ là bản năng mà nó còn gắn liền với yếu tố đạo đức và nó bị chi phối
bởi yếu tố xã hội.
Vấn đề tình dục là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và tế nhị, trước đây
vấn đề này chỉ được nhắc đến trong “phòng the”. Trong xã hội vẫn còn nhiều
người chưa tán thành giáo dục tình dục vì họ có những định kiến đã ăn sâu,
bám rễ từ lâu. Các thầy cô giáo cũng thường né tránh chủ đề này, và ở gia đình
hầu như không ai nhắc đến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của
VTN.
Qua số liệu điều tra, có thể thấy rằng nhận thức của VTN là phù hợp với
quan niện chính thống của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn có những ý
kiến, suy nghĩ tương đối “thoáng” về vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu bởi xã
hội hiện nay có rất nhiều tác động, có nhiều tệ nạn nảy sinh, những quan điểm
lệch lạc với chuẩn mực xã hội Việt Nam. Do đó, cần phải giúp các em có đầy
đủ kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này.
* Nhận thức về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên:
Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có biết hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi
VTN” thu được kết quả thể hiện ở bảng 5
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên.
Hậu quả
Dễ mắc bệnh phụ khoa.

Dẫn đến vô sinh
Ảnh hưởng đến học tập
Có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần
Có thể gây tử vong
Bạn bè, người thân lên án.
Nhiễm HIV/ AIDS.
Tốn kém về kinh tế.
Không biết.

15

SL
50
0
100
170
10
110
10
121
10

%
27,78
0
55,56
94,44
5,56
61,11
5,56

67,22
5,56


Thông qua số liệu trên ta có thể thấy rằng, VTN đã có cách nhìn nhận về
hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN. Nhưng tiếc rằng sự hiểu biết của
các bạn mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính chứ chưa thực sự có cái nhìn sâu
rộng, vì khi được hỏi thì có bạn đã trả lời: “Mình chưa thực sự hiểu về hậu
quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN mà mình chỉ có nghe loáng thoáng đến
những hậu quả ấy mà thôi.”. Như vậy, cho dù trong công tác tuyên truyền giáo
dục vấn đề sức khỏe có tốt đi bao nhiêu chăng nữa mà không chú trọng đến
hậu quả thì công tác ấy vẫn không thể nói là có hiệu quả. Do đó trong công tác
GDSKSS chúng ta cần đi trước, đón đầu, định hướng trước những hậu quả
không may xảy ra cho các em.
* Nhận thức các biện pháp tránh thai
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn biết các biện pháp
tránh thai nào dưới đây” với 3 mức độ: có nghe nói đến, biết cách sử dụng,
không biết. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 6
Bảng 6. Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh thai.
Có nghe
Biện pháp

nói đến
SL
%
Thuốc tránh thai hàng ngày
32
17,78
Bao cao su
170 94,44

Tính chu kỳ kinh nguyệt
70
38,89
Thuốc tránh thai khẩn cấp
10
5,56
Thuốc diệt tinh trùng
0
0
Đặt vòng tránh thai
139 77,22
Trong các biện pháp tránh thai nêu ra

Biết sử dụng

Không biết

SL
%
SL
16
8,89
132
10
5,56
0
0
0
110
0

0
170
0
0
180
0
0
41
thì các bạn HS đã có

%
73,33
0
61,11
94,44
100
22,78
những hiểu

biết nhất định. Biện pháp tránh thai được các bạn biết đến nhiều nhất đó là:
dùng bao cao su và đặt vòng tránh thai. Có hai biện pháp tránh thai các bạn
không biết đến đó là: “Thuốc diệt tinh trùng”, “Tính chu kì kinh nguyệt” và
“Thuốc tránh thai khẩn cấp”. Hầu như VTN vẫn chưa có sự hiểu biết sâu rộng
về một số biện pháp tránh thai. Có những bạn tỏ ra biết nhưng khi hỏi cụ thể

16


thì mới chỉ dừng lại ở biết cách sử dụng thông qua sách báo, lý thuyết chứ
chưa có sự hướng dẫn cụ thể.

3. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về giới tính, SKSS VTN
Tuổi VTN có những biến đổi sâu sắc về tâm lý, thích tìm tòi, khám phá về
giới tính, tình dục, có xu hướng quan hệ tình dục sớm. Nhưng lại thiếu hụt kiến
thức về giới tính, SKSS nên đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả
đáng tiếc: mang thai ngoài ý muốn, mang thai sớm, mắc các bệnh lây qua đường
tình dục...

(Một xu hướng của giới trẻ)
Mang thai sớm (mang thai ở tuổi vị thành niên) là trường hợp người nữ giới
mang thai trước 18 tuổi. Ngay từ lúc dậy thì, các bạn gái bắt đầu có hành kinh,
các bạn trai bắt đầu xuất tinh, tức là có khả năng sinh sản. Vì thế, những bạn gái
ở lứa tuổi này khi có quan hệ tình dục sớm, nhưng không thực hiện các biện
pháp phòng tránh thai thì có khả năng có thai ngoài ý muốn.
Khi mang thai sớm, thường để lại hậu quả to lớn về cả sức khỏe, tinh thần
không chỉ với bản thân người mang thai mà còn để lại cả hậu quả cho gia đình
và xã hội.
* Nguy cơ về sức khỏe khi nữ giới mang thai sớm
Tuổi có thai của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức
khỏe của bà mẹ. Người mẹ càng trẻ, gây hậu quả về thể chất càng nghiêm trọng.

17


Vì lúc này cơ thể phát triển chưa đến độ hoàn thiện và ổn định. Mang thai ở tuổi
còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:
- Tỷ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai
đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.
- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỷ lệ tử vong cao.
* Hậu quả của sự mang thai sớm
- Hầu hết các bạn gái mang thai sớm đều phải bỏ học, phải xa cách bạn bè,

thầy cô giáo, cơ may tìm kiếm được việc làm của các bạn đó sẽ ít hơn và phải
phụ thuộc vào người khác để sống và nuôi con. Người mẹ trẻ cảm thấy mình bị
cô lập, tương lai của mình bị bán rẻ, mất giá trị trong con mắt của mọi người,
làm tăng thêm cảm giác thất bại, lạc lõng. Một số bạn đã vì những mặc cảm mà
dẫn đến những hành động đáng tiếc như tự vẫn, bỏ đi làm gái mại dâm hoặc trở
thành kẻ giết người (giết đứa con mình đẻ ra để trả thù người tình). Nếu có tiến
hành hôn nhân thì sẽ vi phạm Luật hôn nhân gia đình, phải sống gượng ép. Sự
kết hợp giằng buộc đó rồi cũng nhanh chóng kết thúc bằng sự tan vỡ. Đứa con
của những cặp vợ chồng này sẽ phải chịu đựng quá nhiều thiệt thòi và bà mẹ
không có khả năng chăm sóc, thậm chí còn ghét bỏ nó.

Hoang mang, hoảng loạn tinh thần
Gia đình bỏ rơi
- Khi có thai, các bạn gái vị thành niên thường xấu hổ, lúng túng, sợ tai
tiếng không dám thổ lộ cùng người thân, không dám đến cơ sở y tế để tư vấn,
nên cố tình che dấu tình trạng có thai càng lâu càng tốt bằng mọi cách có thể
nghĩ ra dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm cho cả con cái và cha mẹ. Nhiều

18


trường hợp, do sự áp lực từ gia đình và dư luận xã hội nên dẫn đến phá thai bất
hợp pháp ở nơi không đảm bảo an toàn (bà đỡ vườn, cơ sở y tế tư nhân không có
giấy phép hành nghề sản phụ khoa) dẫn đến dính buồng tử cung, tắc vòi trứng
gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con, tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo.
Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở
lần sinh sau cũng như sự vô sinh sau này.
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất
châu Á và thuộc một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất trên thế giới.
Cũng theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, ở

nước ta đang tồn tại một tỷ lệ vô cùng đáng báo động khi cứ trung bình 1 trẻ em
ra đời thì lại có 1 bào thai khác bị phá bỏ. Mỗi năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu trẻ em
được sinh ra, tương ứng với đó là số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả là số
trẻ vị thành niên phá thai ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia khác
và được coi là dẫn đầu về nạo phá thai. Cụ thể, theo số liệu của Bộ y tế có đến
300 đến 400 nghìn các ca nạo phá thai là của trẻ vị thành niên.

Buồn rầu, suy sụp ý chí

Nạo phá thai

- Ngoài ra, nữ VTN mang thai sớm sẽ làm tăng tốc độ phát triển dân số, nhà
nước sẽ phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để tăng giải quyết khó khăn
cho cha mẹ và con. Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn
kém và các sản phẩm kém hiệu quả của người lao động không lành nghề làm ra.

19


Làm mẹ khi còn quá trẻ

Tương lai của trẻ thơ

Gánh nặng cho xã hội và gia đình
* Hậu quả của việc QHTD tuổi VTN.
- Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây truyền chủ yếu bằng
cách tiếp xúc trực tiếp thân thể, đặc biệt là qua sinh hoạt tình dục. Bệnh có thể
lây giữa nam với nam, giữa nữ với nữ. Nhưng thường gặp ở những người quan

hệ tình dục khác giới.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở Việt Nam có bệnh lậu,
giang mai, HIV/AIDS.
- Bệnh lậu: Do một loại vi khuẩn hình hạt cà phê thường xếp thành từng
cặp nên gọi là song cầu khuẩn. Chúng khó tồn tại lâu ngoài tự nhiên, nhưng
sống được nhiều năm trong cơ thể người bệnh.
Tác hại của bệnh lậu: Gây vô sinh, do hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm
để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng (với nam); với nữ làm tắc ống dẫn trứng,
20


có nguy cơ chửa ngoài dạ con. Con sinh ra có thể bị mù lòa do nhiễm khuẩn khi
qua âm đạo.
- Bệnh giang mai: Do xoắn khuẩn giang mai gây nên và nếu bệnh không
được phát hiện và chữa kịp thời sẽ gây tổn thương đến các phủ tạng (tim, gan,
thận và hệ thần kinh); con sinh ra có thể mang khuyết tật, dị tật bẩm sinh.
- Bệnh HIV/AIDS: Bệnh AIDS do một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người, gọi tắt là HIV, chúng xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua
truyền máu và tiêm trích ma túy. Khi đã vào cơ thể, HIV tấn công vào tế bào
limpho T trong hệ miễn dịch và phá hỏng dần hệ thống miễn dịch, làm cơ thể
mất khả năng chống bệnh. Lúc này, người bị AIDS có thể chết vì những bệnh
thông thường mà bình thường cơ thể có khả năng chống lại. Nếu phụ nữ đã bị
lây nhiễm HIV, khi mang thai cũng có thể truyền HIV sang thai nhi qua nhau
thai.
4. Những giải pháp để góp phần vào việc giáo dục giới tính, SKSS VTN
cho học sinh.
Có thể khẳng định rằng, SKSS là một mảng quan trọng của đời sống, có
ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Những ai thiếu hiểu biết về nó hoặc có định kiến sai lầm, thiếu tình cảm, thiếu
lòng trân trọng có thể làm cho nó trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí đau

buồn, xấu xa và sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng
đồng. Vậy để giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên nhà trường, gia
đình và xã hội cần :
Một là : Cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo
dục giới tính - SKSS cho các bạn HS để các bạn có kiến thức về giới tính SKSS; hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản; vững
vàng bước vào cuộc sống..
Ngày nay, hầu như mọi người đã quan tâm đến vấn đề SKSS và mong
muốn hiểu biết rõ hơn về nó. Nhiều nước trên thế giới đã đưa giáo dục giới tính,
SKSS vào giảng dạy ở trường phổ thông. Vì giáo dục nhà trường có ý nghĩa rất
21


lớn đối với học sinh, thông qua sự dạy dỗ, hướng dẫn của thầy cô giáo trên lớp,
các em được truyền đạt những kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ và đúng
đắn. Thầy cô là người mẹ, người cha thứ hai trong đời của chúng em, cung cấp
cho chúng em nhiều thông tin nhất, dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất, đặc biệt là những
kiến thức liên quan đến SKSS.
* Thông qua những môn học trên lớp đặc biệt là môn sinh học, GDCD, văn
học... thầy cô giáo giúp các em hiểu rõ thế nào là tình bạn, tình yêu, phân biệt
được tình bạn và tình yêu, tình yêu và tình dục. Xây dựng tình bạn trong sáng,
lành mạnh, kể cả tình bạn khác giới, tình yêu lành mạnh.
- Tình bạn: Là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người với nhau
trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lý tưởng…
Tình bạn trong sáng, lành mạnh là thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, tin cậy,
chân thành, quan tâm giúp đỡ nhau, trung thực, nhân ái, vị tha. Tình bạn trong
sáng lành mạnh có thể có giữa những bạn cùng giới hoặc khác giới.
- Tình yêu: Là một loại tình cảm đặc biệt, thúc đẩy hai người bạn khác giới
đi đến hòa nhập nhau về tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời. Tình yêu lành mạnh là
một dạng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của con người. Tình yêu là sự kết
tinh của tình người, nó làm cho con người trở nên thanh cao, giàu lòng nhân ái,

giàu sức sáng tạo.
- Tình yêu lành mạnh là?
+ Tôn trọng người mình yêu: thể hiện việc nhìn nhận người yêu có các cá
tính riêng, không bắt người yêu phải theo ý mình. Tôn trọng và thông cảm với
các mối quan hệ xã hội của người yêu (quan hệ với cha mẹ, bạn bè, đồng
nghiệp).
+ Tôn trọng bản thân: mỗi người có một đặc tính riêng với cách suy nghĩ,
cách nhìn nhận, cách phản ứng riêng biệt trong từng hoàn cảnh, luôn sống chân
thành với người mình yêu, biết quý trọng bản thân là điều cần thiết trong tình
yêu.

22


+ Chia sẻ: khi hai người xây dựng tình yêu, tổ ấm hạnh phúc, họ thường
cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Điều đó không chỉ là niềm hạnh phúc
hiện tại mà còn là tình cảm gắn bó lâu dài.
+ Luôn đem lại hạnh phúc cho nhau: tình yêu là chỗ dựa, là nguồn nhựa
sống của con người. Tình yêu, hạnh phúc phải được chăm sóc, vun đắp hàng
ngày.
+ Quan tâm và giúp đỡ nhau đạt được những điều mong muốn giữa cuộc
sống bộn bề vất vả và tạo cho nhau những niềm vui nho nhỏ hàng ngày.
+ Chung thủy là một phẩm chất quan trọng của tình yêu lành mạnh.
- Tình dục:
+ Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người bắt đầu xuất hiện ở tuổi
dậy thì và là một phần bản năng duy trì nòi giống.
+ Ở tuổi dậy thì sự phát dục không chỉ kích thích các bạn trẻ quan tâm đến
bạn khác giới mà làm cho mỗi bạn luôn sống trong sự khát khao, mong đợi
muốn biết những điều mới lạ, diệu kỳ của người khác giới.
+ Tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ, đam mê, đem lại những khoái

cảm mãnh liệt nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống.
+ Tình dục có quan hệ mật thiết với tình yêu :
. Tình dục là biểu hiện cụ thể, mãnh liệt của sự hòa nhập, không thể thiếu
được trong một tình yêu trọn vẹn.
. Quan hệ tình dục và tình yêu là mối quan hệ mật thiết , không thể tách rời
nhau. Trên nền của tình yêu, tình dục không thuần túy là một bản năng mà được
nâng lên, được xử sự một cách có văn hóa, tình người.
* Cung cấp đầy đủ các thông tin để trẻ VTN hiểu và có các biện pháp
phòng tránh mang thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Các biện pháp tranh thai phù hợp với vị thành niên :
+ Cần trì hoãn quan hệ tình dục.
+ Biết cách giải tỏa cảm xúc tình dục.
+ Nói “ không ” với tình dục.
23


+ Tình dục không tiếp xúc : Các em chỉ nên có cử chỉ âu yếm vuốt ve, ôm
hôn (không có sự tiếp xúc giữa dương vật của em nam và âm đạo của em nữ).
+ Thuốc tránh thai hàng ngày
+ Bao cao su
+ Tính chu kỳ kinh nguyệt
+ Thuốc tránh thai khẩn cấp
+ Thuốc diệt tinh trùng
+ Đặt vòng tránh thai
Hai là : Tuổi vị thành niên cần được trang bị các kỹ năng sống để biết tự
bảo vệ mình
- Trang bị cho các bạn kiến thức đầy đủ và đúng về giới tính, SKSS.
- Trang bị những điều nên và không nên làm
+ Lứa tuổi VTN nên:
. Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, SKSS.

. Nên tâm sự những điều lo lắng, băn khoăn, thắc mắc về gới tính khi có
những thay đổi về cơ thể tâm lý với cha mẹ, những người thân tin cậy.

( Hình ảnh tâm sự với bác sỹ, người thân về giới tính)
.Tránh xa những hình ảnh khiêu dâm, tệ nạn ma túy, cờ bạc.
. Thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, tôn trọng và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
. Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao
cho phù hợp và điều độ.

24


( Giờ ra chơi của học sinh trường THCS Tự Lạn)
. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức
+ Lứa tuổi VTN không nên:
. Quan hệ với những bạn bè không tốt.
. Không nên yêu quá sớm.
. Không thử quan hệ tình dục.Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an toàn:
Sống chung thủy với 01 bạn tình.Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi
QHTD để vừa tránh mang thai ngoài ý muốn, vừa tránh các bệnh lây qua đường
tình dục và HIV/AIDS.
. Không đi chơi riêng với bạn khác giới, vào những chố vắng, tối tăm.
. Không nên tiếp bạn khác giới khi nhà vắng người.
Ba Là : Tuổi vị thành niên cần biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
- Nữ: Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh
thường xuyên trong thời gian hành kinh).Đến 15-16 tuổi mà không có kinh
nguyệt thì phải đi khám.
Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên,

liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu
sắt.
- Nam: Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình
để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường
của lỗ tiểu. Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp.
25


×