Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai tại việt nam giai đoạn 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.64 KB, 105 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ KIM ANH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
ĐẾN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế - Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


1

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Ngọc Trang là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tất cả
Quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy chúng em trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng thu thập tài liệu, nghiên cứu và học hỏi song luận


văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được góp ý từ Quý Thầy
Cô và các anh chị để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình khoa
học nào. Nếu có sai sót, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước phátp luật.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Anh


3

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI
KHÓA VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI ..............................................................10
1.1. Các khái niệm về chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai ....................11
1.1.1. Chính sách tài khóa ..............................................................................11
1.1.1.1. Khái niệm ....................................................................................11
1.1.1.2. Công cụ .......................................................................................12
1.1.1.3. Tác động của CSTK đối với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế

.................................................................................................................11
1.1.1.4. Độ trễ trong quá trình thực hiện và hiệu lực của chính sách tài
khóa ..........................................................................................................16
1.1.2. Tài khoản vãng lai ................................................................................17
1.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................17
1.1.2.2. Các thành phần của tài khoản vãng lai ........................................18
1.1.2.3. Vị thế của tài khoản vãng lai với mục tiêu ổn định và tăng trưởng
kinh tế ......................................................................................................20
1.2. Quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai ..........................22
1.2.1. Tác động của chính tài khoá đến tài khoản vãng lai .............................22
1.2.2. Mô hình biểu thị tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng
lai ..................................................................................................................25
Kết luận chương 1..............................................................................................26
CHƯƠNG 2: NHỮNG BẰNG CHỨNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN TÀI KHOẢN VÃNG
LAI ....................................................................................................................27
Kết luận chương 2 .............................................................................................34


4

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN
VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 ................36
3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ...........36
3.2. Thực trạng chính tài khóa Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ....................44
3.3. Thực trạng tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 .........48
3.4. Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa chính sách tài khóa đến tài
khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 ........................................56
3.4.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................56
3.4.2. Cơ sở dữ liệu .......................................................................................59

3.4.3. Phương pháp ước lượng .......................................................................59
3.4.4. Kết quả ước lượng ...............................................................................60
Kết luận chương 3 .............................................................................................69
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN THÂM HỤT
CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI ..............................................................71
4.1. Giải pháp mang tính nhận thức .................................................................71
4.2. Giải pháp mang tính chiến lược ................................................................72
4.2.1. Thực hiện nhất quán chính sách tài khóa, chủ động quản lý nhu cầu chi
tiêu trước mắt và trong dài hạn theo định hướng đảm bảo kiềm chế lạm pháp và
ổn định vĩ mô tình hình kinh tế xã hội ...........................................................72
4.2.2. Quản lý hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, khoa học bám sát với thực
tiễn trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm đáp ứng nhu cầu ổn định kinh tế xã hội ..73
4.2.3. Tổ chức tốt công tác lập dự toán ngân sách, kiểm tra thường xuyên hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách trên cở sở tăng cường công tác kiểm soát của các bộ,
ngành chuyên môn .........................................................................................75
4.2.4. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, phối hợp thực hiện đồng
bộ, hài hòa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, cải
thiện cán cân tài khoản vãng lai ......................................................................76


5

4.2.5. Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu thực hiện
giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai .......................................................78
4.2.6. Tạo cơ chế để lãi suất danh nghĩa được kịp với lãi suất thực của thị trường
nhằm hạn chế nhu cầu tư tư dàn trải trong khu vực tư nhân, tích cực khơi thông
nguồn vốn nội lực giảm dần nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài để cải thiện
thâm hụt tài khoản vãng lai ............................................................................79
4.2.7. Thống nhất mục tiêu trong việc thực hiện chính sách điều hành tỷ giá theo
hướng linh hoạt có phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác có liên

quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ........................................81
4.3. Giải pháp thực hiện trong ngắn hạn .........................................................83
4.4. Giải pháp hỗ trợ .........................................................................................84
Kết luận chương 4 .............................................................................................85
KẾT LUẬN .......................................................................................................86


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC:

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEM:

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CSTK :

Chính sách tài khóa

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước


FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

OECD:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA:

Hỗ trợ phát triển chính thức

XDCB:

Xây dựng cơ bản

WTO:


Tổ chức Thương mại Thế giới

WB:

Ngân hàng Thế giới


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế 2005 – 2010 ................................38
Bảng 3.2. Tăng trưởng xuất nhập khẩu qua hàng năm, 2005 – 2010 ...................39
Bảng 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo sở hữu năm 2005 – 2010 .....................40
Bảng 3.4. Thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 1987 – 1990 ................................44
Bảng 3.5. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng GDP và tỷ lệ lạm phát giai đoạn
1991 – 1997 ........................................................................................45
Bảng 3.6. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng GDP và tỷ lệ lám phát giai đoạn
1998 – 2001 ........................................................................................46
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF ..............................................60
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF ...............................................61
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ..........................................62
Bảng 3.10. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản
vãng lai trong ngắn hạn ....................................................................65


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1. Đồ thị cân bằng thị trường (trường hợp Y1 < Yp) .................................13
Hình 1.2. Đồ thị cân bằng thị trường sau khi thực thi CSTK mở rộng ..................14
Hình 1.3. Đồ thị cân bằng thị trường (trường hợp Y1 > Yp) ..................................15
Hình 1.4. Đồ thị cân bằng thị trường sau khi thực thi CSTK thắt chặt ..................16
Hình 3.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo giá cố định (1990 – 2010) .............42
Hình 3.2. Thâm hụt ngân sách Việt Nam 1990 – 2010 ........................................48
Hình 3.3. Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam (1990 – 2010) ..........................49
Hình 3.4. Cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và các cấu thành giai đoạn
1990 – 2010 ........................................................................................50
Hình 3.5. Thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, đầu tư khu vực
tư nhân Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ............................................52
Hình 3.6. Đồ thị véc tơ đồng liên kết cho CAD....................................................67


9

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 – Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị của các biến CAD,FDP, INV và
LREER
Phụ lục 2 – Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị của sai phân bậc một các biến CAD,
FDP, INV và LREER
Phụ lục 3 – Kết quả ước lượng mô hình VECM (CAD)
Phụ lục 5 – Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng
lai trong ngắn hạn
Phụ lục 6 – Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư của kết quả ước lượng
VECM (CAD)


10


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI
1.1. Các khái niệm về chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai
1.1.1. Chính sách tài khóa
1.1.1.1. Khái niệm
Chính sách tài khóa (CSTK) là hệ thống các giải pháp nhằm điều chỉnh thu
nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng đến mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu (Yp). Chính sách tài khóa, trong

ngắn hạn, điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp nhằm ổn định kinh tế.
Trong dài hạn, chính sách tài khóa điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng
trưởng lâu dài.
Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết nền kinh tế, chính
phủ sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau:
-

Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó
chi tiêu của chính phủ bằng hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ
thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các
hoạt động kinh tế (G = T , trong đó G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ
thuế).

-

Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính
phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt
nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt
ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có
ngân sách cân bằng.


-

Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ
ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả
hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân
sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách
cân bằng.


11

1.1.1.2. Công cụ
Công cụ chủ yếu để điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa là
Chi tiêu chính phủ (G) và Thuế (T). Vấn đề chủ yếu, cơ bản của chính sách tài khóa
là giải quyết mối tương quan giữa thu – chi ngân sách.
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 1, Luật
Ngân sách Nhà nước).

1.1.1.3. Tác động của CSTK đối với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế
John Maysard Keynes, người sáng lập bộ môn kinh tế vĩ mô, coi chính sách
tài khóa là chính sách trung tâm trong quá trình điều chỉnh kinh tế của Nhà nước.
Lý thuyết của Keynes chủ yếu sử dụng các công cụ G và T để tác động vào tổng
cầu, qua đó, tác động vào sản lượng Quốc gia, hướng đến sản lượng tiềm năng.
Để nghiên cứu tất cả các tác động của chính sách tài khóa, chúng ta cần xem
xét thấu đáo mô hình tác nhân của Keynes
Tổng cầu AD của nền kinh tế mở được tạo thành bởi toàn bộ lượng tiền mua
hàng hóa và dịch vụ trong nước, không kể hàng nhập khẩu

AD = C + I + G + X- M

(1.1)

Với :
C = C0 + Cm.Y

C : tiêu dùng hộ gia đình
C0 : tiêu dùng tự định
Cm : tiêu dùng biên
Y : sản lượng, thu nhập

I = Io + Im.Y + Irm.r

I : đầu tư khu vực tư nhân
I0 : đầu tư tự định


12

Im : đầu tư biên
Y : sản lượng
G = G0

G0 : hằng số
G : chi tiêu chính phủ

T = T0 + Tm.Y

T : hàm thuế

T0 : thuế tự định
Tm : thuế biên

X = X0

X0 : hàm xuất khẩu, coi như 1 hằng số

M = M0 + Mm.Y

M : hàm nhập khẩu
M0 : nhập khẩu tự định
Mm : nhập khẩu biên
Y = AD

Khi sản lượng cân bằng, ta có

( Y = GDP )

1
Y =

1 – Cm.(1 – Tm) – Im + Mm

(C0 + I0 + G0 + X0–M0 –Cm.T0 + Irm.r )

1
Đặt

K =


1 – Cm.(1 – Tm) – Im + Mm

: số nhân của tổng cầu

Số nhân của tổng cầu biểu thị lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi
tổng cầu thay đổi một đơn vị. Nghĩa là, khi AD thay đổi một lương ∆AD, sản lượng
sẽ thay đổi một lượng ∆Y = K.∆AD (K luôn lớn hơn 1, điều này gợi ý chỉ cần kích
tổng cầu tăng 1đơn vị, sản lượng sẽ tăng lớn hơn 1).
Chính sách tài khóa mở rộng


13

Tại một thời điểm nào đó, nền kinh tế của một quốc gia có thể đạt được tình
trạng cân bằng khi tổng cung bằng với tổng cầu tại một mức giá và sản lượng nhất
định nào đó. Trên đồ thị điểm cân bằng của thị trường đạt được tại điểm E1(Y1, P1)
(Hình 1.1)
Hình 1.1: Đồ thị cân bằng thị trường (trường hợp Y1 < Yp)
P
AS1

P1

E1

AD1

Y1

Yp


Y

Khi nền kinh tế ở trình trạng suy thoái, thất nghiệp cao tức là sản lượng thực
tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, để kích cầu làm tăng sản lượng quốc gia
chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng thông qua việc gia tăng chi tiêu của
chính phủ hoặc hay và giảm bớt nguồn thu từ thuế. Việc sử dụng chính sách tài
khóa mở rộng này có tác động nhất định đến nền kinh tế.
Nếu chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách gia tăng chi
tiêu một lượng ∆G, tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng thêm một lượng ∆AD = ∆G.
Lúc này đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải từ AD1 đến AD2. Trạng thái cân
bằng của nền kinh tế chuyển từ E1 sang E2. Lúc này sản lượng của nền kinh tế tăng
từ Y1 đến Y2 với mức tăng ∆Y = K. ∆AD (Hình 1.2).
Nếu chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách giảm thuế
một lượng ∆T, thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng một lượng ∆T và dẫn đến
tiêu dùng tiêu dùng tăng ∆C = Cm.∆T. Khi tiêu dùng tăng, tổng cầu của nền kinh tế
sẽ tăng thêm một lượng ∆AD = ∆C. Lúc này đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang


14

phải từ AD1 đến AD2. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ E1 sang E2 .
Lúc này sản lượng của nền kinh tế tăng từ Y1 đến Y2 với mức tăng ∆Y = K. ∆AD
(Hình 1.2).
Hình 1.2: Đồ thị cân bằng thị trường sau khi thực thi CSTK mở rộng
P

AS1

E2


P2
P1
E1

AD2
AD1

Y1

Y2

Y

Chính sách tài khóa mở rộng được thực thi thông qua gia tăng chi tiêu chính
phủ, hoặc cắt giảm thuế hay kết hợp cả hai có tác động khuếch đại sản lượng. Bởi
vì chỉ cần một lượng tăng tiêu dùng của chính phủ hay hoặc và giảm thuế đều làm
cho tiêu dùng xã hội tăng thêm và sau đó đến lượt nó làm thu nhập tăng thêm. Và
cứ như thế chu kỳ này được lặp đi lặp lại một cách liên tục nên tác động gia tăng
thu nhập và gia tăng tiêu dùng và cuối cùng làm gia tăng sản lượng rất nhiều lần.
Thông thường, chính phủ sẽ mở rộng việc thực hiện các dự án xây dựng trường
học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng giao thông…là cách tạo vốn cố định xã hội. Khi
Chính phủ tăng chi tiêu, tạo sự lan tỏa cho cả nền kinh tế vì các chi tiêu của Chính
phủ thường có quy mô lớn

Chính sách tài khóa thắt chặt


15


Khi nền kinh tế ở trình trạng tăng trưởng nóng, sản lượng thực tế hay sản
lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng, để giảm cầu nhằm ổn định tăng
trưởng kinh tế, chính sách tài khóa thắt chặt được sử dụng. Chính phủ có thể cắt
giảm thâm hụt ngân sách bằng cách cắt giảm chi tiêu của chính phủ hoặc tăng thu
từ thuế, hoặc kết hợp cả hai.
Giả định ban đầu nền kinh tế đang đạt ở mức cân bằng tại điểm E1(Y1, P1)
(Hình 1.3).
Hình 1.3: Đồ thị cân bằng thị trường (trường hợp Y1 > Yp)
P
AS1

E1

P1

AD1

Yp

Y1

Y

Sự sụt giảm trong chi tiêu của chính phủ một lượng ∆G, làm cho tổng cầu
của nền kinh tế sẽ giảm xuống một lượng ∆AD = ∆G. Lúc này đường tổng cầu sẽ
dịch chuyển sang trái từ AD1 đến AD3. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển
từ E1 sang E3 . Lúc này sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y1 đến Y3 với mức giảm
∆Y = K. ∆AD (Hình 1.4).

Hình 1.4: Đồ thị cân bằng thị trường sau khi thực thi CSTK thắt chặt



16

P
AS1

E1

P1
P3

AD1

E3
AD3
Y3

Y1

Y

Trong trường hợp chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt bằng
cách tăng thuế một lượng ∆T, thu nhập khả dụng của hộ gia đình giảm một lượng
∆T và dẫn đến tiêu dùng tiêu dùng giảm một lượng ∆C = Cm. ∆T. Lúc này tổng cầu
của nền kinh tế giảm xuống một lượng ∆AD = ∆C. Lúc này đường tổng cầu sẽ dịch
chuyển sang phải từ AD1 đến AD3. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ
E1 sang E3 . Lúc này sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y1 đến Y3 với mức giảm
∆Y = K. ∆AD (Hình 1.4).
1.1.1.4. Độ trễ trong quá trình thực hiện và hiệu lực của chính sách tài khóa

Trong thực tiễn vận động của nền kinh tế, quá trình hoạch định và thực hiện
chính sách tài khóa thường mất nhiều thời gian để triễn khai. Và do vậy tác động
của nó đến nền kinh tế có độ trễ nhất định. Có hai độ trễ trong quá trình thực hiện
chính sách ổn định nền kinh tế của quốc gia: độ trễ trong và độ trễ ngoài.
Độ trễ trong là khoảng thời gian từ lúc xuất hiện cú sốc tác động vào nền
kinh tế cho đến khi biện pháp chính sách được thực thi. Đây cũng chính là khoảng
thời gian cần có để các nhà hoạch định chính sách nhận thức được các cú sốc của
nền kinh tế và đưa ra chính sách một cách thích hợp.


17

Độ trễ ngoài là khoảng thời gian từ lúc thực thi chính sách cho đến khi chính
sách đó phát huy tác dụng đối với nền kinh tế.
Có một số chính sách có cơ chế tự ổn định, được thiết kế để làm giảm độ trễ
gắn với chính sách ổn định. Cơ chế này làm chính sách tài khóa phát huy ngay tác
dụng, thí dụ khi thu nhập tăng thì lượng thuế thu được tăng, Chính phủ sẽ có nguồn
để đầu tư, cho dù thuế suất không đổi; hoặc khi thất nghiệp giảm thì các khoản chi
cho trợ cấp thất nghiệp giảm…

1.1.2. Tài khoản vãng lai
1.1.2.1. Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế là báo cáo thống kê có hệ thống của một quốc
gia, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa của một quốc gia với nước ngoài
trong một thời gian xác định, thường là một năm. Việc ghi nhận các giao dịch được
thực hiện thông qua ghi chép bằng bút toán kép. Điều này có nghĩa là, mỗi giao
dịch phát sinh đều được ghi sổ hai lần – đồng thời một khoản có và một khoản nợ.
Cán cân thanh toán có hai tài khoản chính là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Tài khoản vốn được sử dụng để ghi chép những chuyển dịch về vốn giữa
một quốc gia với phần còn lại của thế giới, phản ánh những thay đổi trong tài sản

dài hạn và ngắn hạn mà một quốc gia sở hữu.
Tài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập
giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. “Đặc điểm chính của tài
khoản vãng lai là ghi chép lại những khoản thu và khoản chi mang tính thu nhập,
nghĩa là các khoản thu, chi này phản ảnh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản
giữa những người cư trú và những người không cư trú” (“Những yếu tố ảnh hưởng
đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992-2001” – TS. Nguyễn
Đức Thảo, trang 13)


18

1.1.2.2. Các thành phần của tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai là thành phần quan trọng trong cán cân thanh toán quốc
tế, là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và các khoản
chuyển giao của một quốc gia. Thành phần của tài khoản vãng lai gồm: cán cân
thương mại hàng hóa, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao
vãng lai một chiều
Cán cân thương mại hàng hóa (cán cân thương mại): ghi chép các giao
dịch về xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hóa của một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu)
giữa chúng. Các khoản thu từ xuất khẩu được phản ánh bên “Có” với dấu “+” và
chi cho nhập khẩu hàng hoá ghi ở bên “Nợ” với dấu “-”. Đây là thành phần chủ yếu
của tài khoản vãng lai. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư khi giá trị xuất khẩu
hàng hóa hữu hình lớn hơn giá trị hàng hóa được nhập khẩu, lúc này xuất khẩu
ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Ngược lại, cán cân thương mại hàng
hóa bị thâm hụt, khi giá trị xuất khẩu hàng hóa hữu hình nhỏ hơn giá trị hàng hóa
được nhập khẩu, lúc này xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Có
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thương mại như tỷ giá, lạm
phát, giá cả hàng hoá, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế, v.v... Cán cân

thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế đồng thời tác động
trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hoá và sự biến động của tỷ giá, tiếp đến, sẽ tác
động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước.
Cán cân dịch vụ: bao gồm các khoản thu – chi về các hoạt động dịch vụ:
vận tải, tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Các dịch vụ cung
ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, được ghi vào bên “Có” với
dấu “+” và ngược lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu ngoại tệ sẽ ghi vào
bên “Nợ” với dấu “-”. Cán cân dịch vụ của các nước ngày càng có tỷ trọng tăng dần
trong tổng giá trị cán cân thanh toán quốc tế. Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu
ảnh hưởng bởi các nhân tố như: thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ,và các yếu tố về
tâm lý, chính trị, xã hội.


19

Cán cân thu nhập :ghi chép những khoản thu nhập của người lao động (tiền
lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của những người cư trú và không cư
trú. Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm
tăng cung ngoại tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược lại các khoản
chi trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên
“Nợ” với dấu “-”. Cán cân thu nhập thường bị tác động bởi những nhân tố như quy
mô thu nhập (mức tiền lương, thưởng, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi
suất) và các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Cán cân chuyển giao vãng lai: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn
lại, giá trị của những khoản quà tặng và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật
cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú và không cư trú. Các khoản thu (nhận)
phát sinh cung ngoại tệ/cầu nội tệ nên được ghi vào bên “Có” với dấu “+”. Ngược
lại, các khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội tệ nên được hạch toán vào
bên “Nợ” với dấu “-”. Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm,

chính trị - xã hội và ngoại giao giữa các nước.
Trong các thành phần của tài khoản vãng lai thì cán cân thương mại hàng
hóa là thành phần quan trọng nhất. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài
sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu
tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản
vãng lai, và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư
trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. Tài
khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết
kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập
khẩu nhiều hơn xuất khẩu hay đầu tư nhiều hơn tiết kiệm. Mức thâm hụt tài khoản
vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện
nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức
thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm trên GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị
coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.


20

1.1.2.3. Vị thế của tài khoản vãng lai với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế
Cán cân tài khoản vãng lai, đặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ
số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Tầm quan trọng của nó xuất
phát từ một thực tế là cán cân vãng lai phản ảnh tỉ lệ tiết kiệm - đầu tư, có liên quan
chặt chẽ với trạng thái cán cân tài khoá và tiết kiệm tư nhân, những nhân tố chủ yếu
có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Tầm quan trọng của cán cân vãng lai
(thâm hụt) còn do nó phản ảnh động thái của tỉ giá và tính cạnh tranh của nền kinh
tế. Do vậy phân tích cán cân tài khoản vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản
lý kinh tế vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất,
tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Đồng
thời tài khoản vãng lai còn là một đại lượng đo lường quy mô và chiều hướng vay
mượn quốc tế, đo lường mức độ tham gia vào nền kinh tế quốc tế của một quốc gia.

Khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để tài
trợ cho khoản thâm hụt tài khoản vãng lai này. Với tư cách là một tổng thể, một
quốc gia chỉ có thể bù đắp thâm hụt trong tài khoản vãng lai bằng cách vay mượn từ
nước ngoài (hoặc sẽ giảm tài sản nước ngoài ròng đã tích lũy được)
Nếu chỉ nhìn vào con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì chắc
chắn sẽ không có câu trả lời rõ ràng. Câu trả lời tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ
mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Bản thân việc nhập siêu và
thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Theo
Roubini và Wachel, thâm hụt cán cân vãng lai trong các nền kinh tế chuyển đổi
phản ảnh cả khả năng phát triển tốt của kinh tế đang tăng trưởng và phản ảnh cả
nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế do thâm hụt kéo dài liên tục.
Thâm hụt cán cân vãng lai đồng nhất với mức chênh lệch giữa tiết kiệm và
đầu tư đối với toàn bộ nền kinh tế (CA=S-I), do vậy trong một chừng mực nhất
định nào đó, thâm hụt tài khoản vãng lai đo lường và phản ảnh sức mạnh của một
nền kinh tế đang phát triển. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể phản ảnh sức phát
triển tốt của nền kinh tế khi có nhiều nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào để bù đắp
khoảng cách thiếu hụt giữa tiết kiệm và nhu cầu đầu tư thích đáng trong nước.


21

Trong trường hợp này, thâm hụt cán cân vãng lai phản ảnh những thành công trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
mở ra triển vọng tăng trưởng kinh tế nhanh.
Tuy nhiên, một mức chênh lệch âm giữa tiết kiệm và đầu tư do thâm hụt tài
khoản vãng lai kéo dài liên tục, có thể không chịu đựng được và không có nguồn
ngoại tệ để bù đắp một cách ổn định thì khu vực kinh tế đối ngoại sẽ bị tổn thương.
Khi thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn và liên tục đồng thời dẫn tới khủng hoảng
cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền thì đây là nguy cơ cho nền kinh tế. Cơn sốc
hay cuộc khủng hoảng kinh tế đối ngoại có thể xảy ra theo hai hình thức: (i) như

một cuộc khủng hoảng tiền tệ đi kèm với một sự giảm giá mạnh đồng nội tệ hay
một sự giảm mạnh dự trữ ngoại hối; (ii) như một cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài,
dưới dạng không có khả năng trả nợ nước ngoài, và/hoặc không có khả năng vay nợ
nước ngoài. Ở khía cạnh này, thâm hụt cán cân vãng lai có thể phản ảnh một sự
quản lí tồi các quá trình chuyển đổi, thể hiện những mất cân đối quá mức chịu
đựng, là một nguy cơ tiềm tàng của một cuộc khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng
cán cân thanh toán (Roubini và Wachel, 1998). Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như
lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các
biện pháp cần thiết như tăng lãi suất, phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính
phủ, thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường
hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm
1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay
nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ giá được đồng tiền, và
dữ trữ ngoại hối bị cạn kiệt.
Trong nhiều trường hợp, thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền
kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có
nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm
trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để
đáp ứng nhu cầu đầu tư. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của
cán cân thương mại (thặng dư hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm


22

trọng nào. Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát
triển kinh tế trong nước.
1.2. Quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vàng lai
1.2.1. Tác động của chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai
Chính sách tài khóa có tác động nhất định đến tài khoản vãng lai của một
quốc gia. Có rất nhiều công trình nghiên cứu và đi sâu phân tích về tác động của

chính sách tài khóa đến tài khoản vãng lai.
Từ những năm 1960, mô hình Mundell-Fleming được xem là mô hình hữu
hiệu trong việc phân tích kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. Mô hình đã phân tích
chính sách tiền tệ, tài khóa khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cân bằng bên trong
(khi sản lượng và lãi suất được duy trì ở mức cả thị trường hàng hóa và thị trường
tiền tệ đều đạt được sự cân bằng) và cân bằng bên ngoài (khi cán cân thanh toán cân
bằng) tạo ra những ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến nền kinh tế trong đó có
tài khoản vãng lai, bằng cách sử dụng các đường IS-LM-BP. Theo mô hình
Mundell-Fleming, tài khoản vãng lai chịu tác động của tỷ giá hối đoái, lãi suất và
mức tăng trưởng trong và ngoài nước. Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa
mở rộng, nhu cầu về đầu tư và tiêu dùng tăng làm tổng cầu nền kinh tế tăng. Từ đó
làm tăng lãi suất trong nước lúc này luồng ngoại tệ đi vào nhiều hơn dẫn đến tỷ giá
hối đoái trên thị trường nội địa có khuynh hướng giảm, nghĩa là đồng tiền nội tệ
mất giá hơn so với đồng ngoại tệ. Tỷ giá giảm làm sức cạnh tranh của hàng trong
nước giảm dẫn đến xuất khẩu có khuynh hướng giảm và nhập khẩu có khuynh
hướng tăng. Do vậy tài khoản vãng lai bị thâm hụt. Ngược lại khi chính phủ thực
thi chính sách tài khóa thu hẹp, nhu cầu về đầu tư và tiêu dùng giảm làm tổng cầu
nền kinh tế giảm. Sự sụt giảm trong tổng cầu dẫn đến lãi suất trong nước giảm lúc
này luồng ngoại tệ đi vào ít hơn dẫn đến tỷ giá hối đoái trên thị trường nội địa có
khuynh hướng tăng, nghĩa là đồng tiền nội tệ có giá hơn so với đồng ngoại tệ. Tỷ
giá tăng làm sức cạnh tranh của hàng trong nước tăng dẫn đến xuất khẩu có khuynh


23

hướng tăng và nhập khẩu có khuynh hướng giảm. Do vậy tài khoản vãng lai có
thặng dư.
Các nhà nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận các nhân tố ngắn hạn
(intertemporal approach) lại cho rằng “mất cân đối trên tài khoản vãng lai phản ảnh
sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm”(“Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài

khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992-2001” – TS. Nguyễn Đức Thảo, trang
15)
Từ đồng nhất thức của tài khoản thu nhập quốc dân
GDP = C + I + G + X- M
Trong đó:

(2.1)

C

:

Tiêu dùng tư nhân

I

:

Đầu tư tư nhân

G

:

Chi tiêu của chính phủ

X

:


Xuất khẩu

M

:

Nhập khẩu

Với thu nhập quốc dân được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, tiết kiệm và
nộp thuế vào ngân sách nhà nước
Y = C+ S + T
Trong đó:

(2.2)

C

:

Tiêu dùng tư nhân

S

:

Tiết kiệm tư nhân

T

:


Thuế

Do vậy ta có (2.1) luôn bằng (2.2)
C + I + G + X- M = C + S + T
=>

X – M = (T – G) + ( S – I)
Trong đó:

(2.3)

X – M:

Cán cân tài khoản vãng lai

T–G :

Cán cân ngân sách

S–I :

Tiết kiệm ròng khu vực tư nhân

Phương trình 2.3 biểu hiện được mối liên hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai
với ngân sách chính phủ nếu như tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân cân bằng.


24


Tài khoản vãng lai sẽ thặng dư khi tiết kiệm ròng vực tư nhân thặng dư (S > I) và
hay hoặc ngân sách chính phủ thặng dư (T > G) và ngược lại. Tài khoản vãng lai sẽ
thâm hụt khi tiết kiệm ròng khi vực tư nhân thâm hụt (S < I) và hay hoặc ngân sách
chính phủ thâm hụt (T < G). Hiện tượng thâm hụt như thế này gọi là thâm hụt kép.
Khi cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia có dấu hiệu thâm hụt, các nhà làm
chính sách cần tìm hiểu xem phải chăng đang có sự sụt giảm trong tiết kiệm tư
nhân, gia tăng trong đầu tư và hay hoặc có sự thâm hụt trong ngân sách. Tuy nhiên
điều quan trọng là cần phải xem xét trong dài hạn là liệu rằng sự thâm hụt trong tài
khoản vãng lai có phải là biểu hiện của giảm đầu tư và thâm hụt ngân sách hay
không. Trong cả hai trường hợp này, các quốc gia sẽ phải đi vay từ nước ngoài
hoặc giảm tài sản ở nước ngoài để duy trì hay gia tăng chi tiêu cả ở khu vực tư nhân
và chính phủ. Nếu chính sách thuế và mức thu từ thuế ổn định và không đổi đồng
thời tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân cũng ổn định thì bất kỳ một sự gia tăng
trong chi tiêu của chính phủ sẽ làm thâm hụt ngân sách và từ đó sẽ tác động đến tài
khoản vãng lai. Như vậy, thâm hụt ngân sách do tăng chi tiêu sẽ làm giảm thặng dư
hoặc làm tăng thêm mức độ thâm hụt của tài khoản vãng lai (Abel và Bernanke,
2001).
Tuy nhiên các nhà kinh tế học theo quan điểm này (Sachs, 1981; Obstfeld và
Rogoff, 1995, 1996) cũng cho rằng những quyết định liên quan đến tiết kiệm và đầu

tư được dựa trên những nhân tố ngắn hạn như lãi suất, sở thích, lợi tức từ dự án đầu
tư, vì vậy cán cân tài khoản vãng lai cũng là hiện tượng ngắn hạn (Sachs, 1981).
Một điểm đặc biệt của phương pháp tiếp cận này là một nền kinh tế có thể chấp
nhận cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt liên tục trong nhiều năm, miễn là nền kinh
tế đó đạt điểm dừng – tại đó nền kinh tế đạt đến đường giới hạn khả năng sản xuất.
Một minh chứng thực tế cho lập luận này chính là trường hợp của nền kinh tế New
Zealand. Cán cân tài khoản vãng lai của New Zealand có thâm hụt liên tục từ những
năm 1970 đến nay nhưng nền kinh tế lại không rơi vào khủng hoảng.
Trong khi đó theo phương pháp tiếp cận chi tiêu (the absorption approach)
(Alexander, 1952), tài khoản vãng lai là sự chênh lệch giữa thu nhập quốc dân và



×