Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ HUY ĐỘNG vốn CHO PHÁT TRIỂN kế cấu hạ TẦNG KINH tế xã hội NÔNG THÔN ở TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.74 KB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
Chương 1

Trang
3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
9
HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU
HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở

TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Vốn và huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng

9

kinh tế - xã hội nông thôn
1.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong huy động vốn

19

cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Chương 2

ở tỉnh Hải Dương
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY

45

ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH
HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI


2.1. Những quan điểm cơ bản nhằm tăng cường huy động

45

vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động

56

vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

75
76
80


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là

nhiệm vụ chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài.
Từ vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân” [18, tr.88]. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) khẳng định: “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [19, tr.12]. Và, từ thực trạng “Nông
nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn
yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai
còn nhiều hạn chế”[19, tr.122], Nghị quyết xác định một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung giải quyết là: “Xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị” [19, tr. 132].
KCHTKT - XH nông thôn, là một bộ phận cấu thành KCHTKT - XH của nền
kinh tế quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển KCHTKT - XH nông thôn sẽ
làm thay đổi cơ bản toàn diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nông thôn,
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi; giữa
phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển KCHTKT XH nông thôn đòi hỏi chi phí rất tốn kém, nên để thực hiện vấn đề này, cần huy động
mọi nguồn lực, trong đó vốn là nguồn lực quan trọng. Vì vậy, HĐV để phát triển


4
KCHTKT - XH nông thôn là vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Hải Dương là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, song hiện
tại hệ thống KCHTKT - XH ở địa bàn nông thôn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi tỉnh Hải
Dương phải đẩy nhanh phát triển hệ thống KCHTKT - XH nông thôn. Nhận thức
được vấn đề đó, thời gian qua, thực hiện chính sách HĐV năng động, phù hợp, Hải

Dương đã huy động được nhiều nguồn vốn của địa phương, trong nước và ngoài
nước cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn. Tuy nhiên, lượng vốn huy động được
vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển KCHTKT - XH nông thôn. Để có một hệ
thống KCHTKT - XH nông thôn hiện đại, phục vụ đắc lực nhiệm vụ CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và hội nhập kinh tế quốc tế,
thì vấn đề HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở Hải Dương hiện nay có ý
nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Với những lý do trên, vấn đề “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay” được tác giả lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
Vốn và HĐV là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước nói chung và đối với phát triển KCHTKT - XH nông thôn nói riêng, nên trong thời
gian qua vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi lên một số
công trình khoa học tiêu biểu là:
- “Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế nông thôn, nông nghiệp
Việt Nam”, tác giả Phan Sỹ Mẫn, luận án PTS kinh tế, Viện kinh tế học, Hà Nội, năm
1995. Luận án đã phân tích vai trò, thực trạng KCHT trong nông nghiệp, nông thôn
những năm đầu đổi mới, đề xuất một số giải pháp cơ bản, trong đó có giải pháp về
vốn để xây dựng và phát triển hệ thống KCHT nông nghiệp, nông thôn.
- “Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển
kinh tế Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Lai, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị


5
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1996. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động
và sử dụng vốn, nhất là những yếu kém, bất cập trong thời gian gần 10 năm đổi mới,
tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp như: ổn định kinh tế vĩ mô; chú trọng phát
triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trường vốn; hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế…cho phát triển kinh tế - xã hội.

- “Sử dụng công cụ tài chính - tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển”,
tác giả Nguyễn Đình Tài, Nxb Tài Chính, Hà Nội, năm 1997. Tác giả đã khái quát
kinh nghiệm huy động vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... phân tích các công
cụ huy động vốn ở nước ta trong giai đoạn 1986 - 1991.
- “Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát triển công nghiệp
Việt Nam”, tác giả Trần Xuân Kiên, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 1998. Tác giả tập
trung nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1995 - 2000,
trên cơ sở đó khẳng định nhu cầu về vốn cho phát triển công nghiệp là rất lớn, có vai
trò quan trọng hàng đầu. Đồng thời, thông qua khái quát một số kinh nghiệm tích tụ
và tập trung vốn ở một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc, tác giả đưa ra những
định hướng và giải pháp cơ bản để đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong
nước cho phát triển công nghiệp.
- “Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông
Hồng”, tác giả Phạm Thị Khanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004.
Cuốn sách phân tích thực trạng HĐV trong nước dưới các nguồn từ vốn ngân sách,
vốn của các doanh nghiệp nhà nước, vốn trong nhân dân trên địa bàn vùng đồng
bằng Sông Hồng nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 1991 - 2000.
- “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay”, tác giả Đinh Văn Phượng, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000. Từ phân tích đặc điểm kinh tế xã hội kém phát triển của miền núi phía Bắc, tác giả luận án khẳng định vai trò quan
trọng của vốn, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư đối với phát triển
kinh tế của vùng trong thời gian từ 1986 - 1998; đề xuất phương hướng và giải pháp
cơ bản huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các tỉnh
miền núi phía Bắc


6
- “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc
phòng ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Đức Độ, luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị quân sự, Hà Nội, năm 2002. Tác giả luận giải vai trò phát triển kết

cấu hạ tầng kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp củng
cố Quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với
củng cố quốc phòng ở nước ta.
- “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng
và giải pháp”, tác giả Chu Tiến Quang (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2005. Cuốn sách luận giải nội dung huy động và sử dụng các nguồn lực: đất nông nghiệp,
lao động nông thôn, vốn cho phát triển nông thôn; đưa ra nhóm các giải pháp nhằm phân bổ
và sử dụng các nguồn lực trên một cách có hiệu quả.
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, tác giả
Trần Xuân Tùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Tác giả phân tích vị trí,
vai trò của vốn FDI, đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng và tác động của vốn FDI đối
với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta thời gian qua và đề xuất giải pháp nhằm thu
hút có hiệu quả vốn FDI trong thời gian tới.
- “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới”, tác giả Nguyễn Lương
Thành, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2006. Tác giả
đã phân tích hiện trạng HĐV cho đầu tư cho phát triển KCHTKT - XH ở tỉnh Bắc
Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, cải thiện
môi trường chính trị, pháp lý, đa dạng hoá các hình thức HĐV.
- “Huy động vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Đồng Nai” tác giả
Đỗ Thị Anh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội, năm 2009. Tác giả luận
giải cơ sở khoa học của việc HĐV cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai; đánh giá thực trạng
HĐV cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến năm 2008; đề xuất quan điểm,
giải pháp nhằm giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong quá trình huy động và sử dụng
các nguồn vốn cho quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai.


7
Ngoài các công trình, luận án, luận văn nêu trên, còn một số bài báo khoa học

liên quan đến chủ đề của luận văn được đăng tải trên một số tạp chí, tiêu biểu là:
- “Huy động vốn trong nhân dân để góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy tới một
bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tác giả Bùi Hồng Quang, Tạp chí Kinh tế và
dự báo, số 4/1995.
- “Huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, tác giả
Nguyễn Văn Hùng, Tạp chí Cộng sản số 14/1995.
- “Xây dựng giao thông nông thôn đáp ứng sản xuất nông nghiệp hàng hoá”, tác giả
Chu Xuân Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2004.
- “Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: thực trạng và một số đề xuất”, tác giả
Kim Thị Dung, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11 năm 2005.
- “Cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn để thu hút các nhà
đầu tư”, tác giả Lê Huỳnh Kỳ, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 9/2006.
- “Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thành tựu và giải pháp”, tác
giả Trần Anh Dũng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 431- 2008.
- “Một số giải pháp phát triển tam nông bền vững”, tác giả PGS, TS Nguyễn
Sinh Cúc, Thông tin phục vụ lãnh đạo tháng 4/2009 v.v…
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn,
song cho đến nay vấn đề HDV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở tỉnh Hải
Dương chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố. Vì vậy, đề tài luận văn
không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải
pháp tăng cường huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn;
quan niệm và tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay.



8
- Phân tích, đánh giá thực trạng HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông
thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác định nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển
KCHTKT - XH nông thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu: Huy động vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn
trên địa bàn tỉnh Hải Dương; thời gian khảo sát và lấy số liệu từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị quyết của Đại hội đại
biểu Đảng bộ và của Ban Chấp hành Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó đề cập đến vấn đề vốn và HĐV cho phát triển KCHTKT XH; đồng thời sử dụng số liệu khảo sát thực tế, tham khảo các tài liệu có liên quan và
kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số
phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên gia v.v…
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được thực hiện thành công sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa
học cho việc xác định chủ trương, biện pháp tăng cường huy động vốn cho phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác.
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
khoa học và giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin, giáo dục quốc phòng ở các học
viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.



9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN
CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Vốn và huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm của vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn
* Quan niệm về vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Các nhà kinh tế thuộc nhiều trường phái kinh tế trước C.Mác thông qua
phạm trù tư bản quan niệm: Vốn là phạm trù kinh tế. Kế thừa chọn lọc tư tưởng của
các nhà tiền bối, khi nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, C.Mác khẳng
định: “Như vậy là giá trị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong
lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư,
hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy biến giá trị thành tư bản" [31,
tr.228]. Khẳng định trên của C.Mác đã vạch rõ bản chất và chức năng của tư bản (vốn)
trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị; chức năng của tư bản là sinh lời. Tuy
nhiên, để giá trị trở thành tư bản và tư bản sinh lời phải trải qua sự vận động. Thông qua sự
vận động, tư bản sinh sôi nảy nở và lớn lên không ngừng.
Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, tác giả Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín cho
rằng vốn là: “tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư
trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức” [35, tr 29].
Dưới góc độ tài sản, trong cuốn Từ điển kinh tế của Penguin Reference do
hai dịch giả Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch lại đưa ra khái niệm: “Vốn
là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được cái khác
tạo ra” [39, tr 56].
Dưới góc độ nhân tố đầu vào, trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng kinh tế,
I.Đ.Uđanxôp và F.I.Pôlianxki cho rằng: “Vốn là một trong ba yếu tố đầu vào



10
phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu
bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà
cửa...” [22, tr.300].
Ở Việt Nam, cuốn Từ điển tiếng Việt, của Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà
Nẵng đã định nghĩa: “vốn là tiền của ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm
sinh lời” [41, tr.1126]. Coi là vốn, thì điều hiển nhiên phải được đầu tư vào sản xuất - kinh
doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận; nhưng trên thực tế việc đầu tư vốn vào sản xuất
- kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều hay ít, lãi hay lỗ... lại tùy thuộc vào khả năng, trình
độ, tài tổ chức, năng lực ... của từng chủ thể sản xuất - kinh doanh.
Như vậy, trong lịch sử và hiện tại có rất nhiều cách tiếp cận, quan niệm về
vốn, nói lên tính đa dạng, nhiều vẻ về hình thái tồn tại của vốn. Vốn có thể là tiền
hoặc là tài sản đã được giá trị hoá, mặt khác với tư cách là vốn thì phải được đầu tư
vào sản xuất - kinh doanh, tức là gắn với quá trình vận động và có chức năng sinh lời.
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các quan niệm về vốn đã được các
nhà kinh tế học đưa ra, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, có thể
quan niệm về vốn như sau: Vốn là tổng giá trị của những tài sản (tài sản hữu
hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
quá trình sản xuất - kinh doanh của các chủ thể đầu tư nhằm thu được lợi
nhuận cho nhà đầu tư.
Từ quan niệm chung về vốn, có thể hiểu: Vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn là tổng giá trị của những tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô
hình, tài sản tài chính) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Trên cơ sở quan niệm về vốn, căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân
loại vốn phát triển KCHTKT - XH nông thôn như sau:
- Dựa vào phạm vi lãnh thổ quốc gia, vốn chia làm hai loại là: vốn trong
nước và vốn ngoài nước.

- Dựa vào đặc điểm vận động, vốn có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm : đất đai, máy


11
móc, thiết bị, phương tiện xây dựng hệ thống KCHTKT - XH nông thôn .v.v. Vốn lưu
động được biểu hiện bởi giá trị của những tài sản lưu động, bao gồm: Nguyên vật liệu,
các khoản tiền tệ đáp ứng thanh toán cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ...
- Dựa theo hình thái tồn tại cụ thể, vốn chia thành ba loại: vốn hữu hình, vốn
vô hình và vốn tài chính.
- Dựa vào thời gian sử dụng vốn có ba loại gồm: vốn ngắn hạn (là lượng giá
trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn dưới một năm); vốn trung hạn (là lượng giá
trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ một năm đến dưới năm năm) và vốn dài
hạn (là lượng giá trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ năm năm trở lên).
- Dựa vào quan hệ sở hữu: Vốn được phân chia gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự
có) là vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của một hay nhiều chủ thể sở hữu và vốn
vay (huy động từ bên ngoài) có thể huy động từ vay trong nước và vay ngoài nước.
- Dựa vào phương thức sử dụng, không chỉ có vốn đầu tư trực tiếp mà còn
cần vốn đầu tư gián tiếp cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn.
Việc phân chia vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn thành nhiều loại
khác nhau nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn - là hình thái giá trị, là
thứ hàng hóa đặc biệt, có mối quan hệ mật thiết với thời gian và nhận thức được
tính đa dạng, nhiều vẻ và rất phức tạp của vốn trong nền kinh tế thị trường. Đồng
thời, trong các nguồn vốn phát triển KCHTKT - XH nông thôn hiện nay ở nước ta
cũng như ở Hải Dương, nguồn vốn tiền tệ là quan trọng nhất.
* Đặc điểm vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Đặc điểm của vốn phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở nước ta hiện nay được
thể hiện trên các khía cạnh:
Một là, quan hệ sở hữu về vốn: Ở nước ta hiện nay tồn tại nhiều thành phần kinh
tế đã làm cho chủ thể sở hữu về vốn tồn tại một cách đa dạng: Vốn ngân sách Nhà nước,

vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân cư và vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát
triển KCHTKT - XH nông thôn.
Hai là, sự tồn tại đa hình thức của vốn: Vốn tiền tệ, vật chất, đất đai ; vốn hữu
hình, vốn vô hình, vốn tài chính... đã tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức huy động, đóng


12
góp cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn. Với quan niệm, vốn không chỉ là tiền (tư
bản), mà vốn trong phát triển KCHTKT nói chung và vốn cho phát triển KCHTKT - XH
nông thôn nói riêng, được xác định tồn tại dưới nhiều hình thức, thông qua từng hình
thức về vốn mà có thể thấy được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của từng vùng, khu
vực, của từng chủ thể sản xuất kinh doanh, để khai thác một cách có hiệu quả.
Ba là, vốn cần cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn là rất lớn: Xuất phát từ
tính chất, đặc thù của KCHTKT - XH nông thôn, là toàn bộ các hạng mục công trình, cơ
sở vật chất của KCHT nông thôn như: hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, các
công trình văn hóa, giáo dục, y tế, hệ thống cầu cống, kho tàng, bến bãi... mỗi hạng mục
công trình đòi hỏi lượng vốn đáp ứng khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau. Để có
được một KCHTKT - XH nông thôn hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn đòi hỏi phải có lượng vốn rất lớn. Trong cấu thành của vốn cho phát triển
KCHTKT - XH nông thôn chủ yếu là vốn cố định, có nguồn gốc kỹ thuật. Vì vậy, để có
được hệ thống KCHTKT - XH nông thôn phát triển ở Hải Dương đòi hỏi phải có một
lượng vốn rất lớn. Để có được lượng vốn, phải qua nhiều nguồn, kênh khác nhau mới có
thể đáp ứng được. Quá trình HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn còn phải đáp
ứng nâng cao năng lực sản xuất và kéo dài tuổi thọ của các hạng mục công trình.
Bốn là, vòng quay của vốn chậm, thời gian thu hồi vốn dài, lợi nhuận thấp, lại chịu
nhiều rủi ro trước tác động của tự nhiên: KCHTKT - XH nông thôn cơ bản là các công
trình mang tính cố định, thời gian sử dụng dài, làm cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển
vốn chậm, thời gian thu hồi vốn dài. Mặt khác, KCHTKT - XH nông thôn, chịu tác động
mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nên khi sử dụng vốn sẽ gặp nhiều rủi ro, tổn thất, giảm
hiệu quả đầu tư vốn (khi thời tiết, khí hậu không thuận hòa). Nên khi HĐV cho phát

triển KCHTKT - XH nông thôn trong phát triển kinh tế hàng hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, không chỉ đầu tư vốn cho quá trình xây dựng KCHTKT - XH nông thôn,
mà còn phải dành một khoản nhất định hình thành quỹ duy tu, bảo dưỡng, hỗ trợ rủi
ro nhằm phân tán rủi ro cho các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khi họ sử dụng
KCHTKT - XH nông thôn cho quá trình sản xuất - kinh doanh, đảm bảo tính ổn
định, bền vững trong phát triển KCHTKT - XH nông thôn.


13
1.1.2. Quan niệm và tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay
* Quan niệm huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn
Theo Từ điển Tiếng Việt, thì:“Huy động là điều động, tập trung số đông các
yếu tố vào để thực hiện một mục tiêu nào đó” [42, tr.427]. Trên cơ sở đó có thể hiểu
HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn là quá trình tập trung, thu hút các nguồn tiền
tích luỹ trong xã hội, bao gồm: tiền vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tiền tích luỹ từ hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiền tiết kiệm trong dân; huy động thông qua vay
vốn ngân hàng, các quỹ tín dụng ... huy động từ nước ngoài (dưới các hình thức tài trợ, đầu tư
liên doanh liên kết) vào đầu tư phát triển KCHTKT - XH hội nông thôn nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển KCHTKT - XH nông thôn hiện đại.
Với cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương là hoạt động tích cực, chủ động của
Nhà nước, chính quyền địa phương nhằm điều động, tập trung, thu hút các nguồn vốn trong
xã hội theo đúng quy định của luật pháp cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn trong giai đoạn mới.
Chủ thể huy động vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn:
Do KCHTKT - XH nông thôn là một bộ phận trong hệ thống KCHTKT XH của quốc gia, điều kiện chung của quá trình tái sản xuất xã hội, nên chủ thể
chịu trách nhiệm đầu tư phát triển kết cấu HTKT - XH nông thôn trên địa bàn

tỉnh Hải Dương là Nhà Nước và chính quyền các cấp của tỉnh Hải Dương. Nhà
Nước và chính quyền các cấp của tỉnh Hải Dương có trách nhiệm huy động vốn
cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch đề ra.
Phương thức huy động vốn:
Trên cơ sở quy định của luật pháp hiện nay, việc huy động vốn cho phát triển
KCHTKT - XH nông thôn ở tỉnh Hải Dương được thực hiện theo hai phương thức chủ
yếu sau: Phương thức kế hoạch hóa và phương thức thị trường.


14
Huy động vốn theo phương thức kế hoạch hóa, là phương thức HĐV thông qua
cơ chế kế hoạch huy động các nguồn ngân sách của Nhà nước và địa phương của Hải
Dương cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn. Theo phương thức này, Nhà nước và
chính quyền các cấp ở tỉnh Hải Dương phân bổ và bảo đảm ngân sách cho phát triển
các công trình KCHTKT - XH nông thôn theo kế hoạch đã được xác định.
Huy động vốn theo phương thức thị trường, là phương thức huy động vốn thông
qua cơ chế thị trường. Nhà nước và chính quyền các cấp ở tỉnh Hải Dương thông qua
cơ chế thị trường để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách của các tổ chức, cá nhân
trong tỉnh, ngoài tỉnh cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn.
Trên thực tế, việc HĐV cho phát triển nhiều công trình KCHTKT - XH nông
thôn ở Hải Dương được thực hiện theo phương thức hỗn hợp: kết hợp cả hai phương
thức kế hoạch hóa và phương thức thị trường.
Hình thức huy động vốn:
Trên cơ sở các phương thức huy động vốn nói trên, trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, mở cửa hội nhập như hiện nay, để có đủ vốn cho phát triển KCHTKT
- XH nông thôn cần phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều hình thức khác
nhau. Đối với Hải Dương, HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn có thể được
thực hiện thông qua một số hình thức chủ yếu sau:
- Huy động vốn theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đây là hình
thức khá phổ biến trong việc HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn không

những ở Hải Dương mà còn rộng rãi trên phạm vi cả nước. Nhà nước kích thích, thu hút
một phần vốn tự nguyện từ nhân dân thông qua việc hỗ trợ ngân sách cho phát triển các
công trình KCHTKT - XH nông thôn. Trong hình thức huy động vốn này, vốn ngân sách
nhà nước không chỉ đơn thuần là “vốn mồi”, mà quan trọng là nó đã trở thành “cú hích”,
là “lực đẩy” cho tất cả các thành phần kinh tế đua tranh phát triển KCHTKT - XH nông
thôn; đồng thời, vốn ngân sách Trung ương huy động vào phát triển KCHTKT - XH
nông thôn không mang tính “cào bằng” giữa các vùng, mà đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm phát huy ưu thế từng vùng đã mang lại nét mới trong việc huy động nguồn ngân
sách Trung ương cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở Hải Dương.


15
- Huy động vốn theo hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Đây là hình thức
HĐV cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn thông qua việc Nhà nước phát hành công
trái, trái phiếu nhằm nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức
kinh tế, xã hội... tạo vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách, tăng cường đầu tư phát triển
KCHTKT - XH nông thôn.
- Huy động vốn theo hình thức tín dụng. Hiện nay, trên địa bàn Hải Dương
có ba tổ chức tín dụng chính thức là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Ngân hàng chính sách xã hội và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đến hết tháng 5
năm 2010 nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn đạt 46.400,0 tỷ đồng; tổng dư nợ
ước đạt: 31.700,0 tỷ đồng, chiếm tới 82,84% thị phần cho vay vốn phát triển
KCHTKT - XH nông thôn. Thông qua hình thức tín dụng, Nhà nước và chính quyền
các cấp ở Hải Dương có thể huy động lượng vốn lớn cho phát triển KCHTKT - XH
nông thôn.
- Huy động vốn theo hình thức BT (xây dựng, chuyển giao), BOT (xây dựng,
kinh doanh, chuyển giao). Đây là hình thức huy động vốn thông qua việc Nhà nước,
chính quyền địa phương các cấp ở Hải Dương cấp phép cho các tổ chức, cá nhân
đầu tư vốn xây dựng một số công trình KCHTKT - XH nông thôn theo hình thức
xây dựng, chuyển giao, hoặc xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Những năm vừa

qua, hình thức đầu tư BT và BOT được xem là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất
là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài chính. “Mở màn” cho xu hướng đầu tư
phát triển KCHT theo hình thức BT, BOT phải kể tới Tập đoàn Nam Cường, với
hàng loạt các dự án lớn ở Hải Dương, như: xây dựng cầu Cậy, cầu Tuần Mây, cầu
Hàn, cầu Quang Thanh, dự án xây dựng đường 394, 390B kéo dài,... Đây có thể nói là
tiền lệ tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển KCHTKT XH nông thôn ở Hải Dương theo hình thức BT và BOT trong thời gian tới.
- Huy động vốn viện trợ ODA. Nguồn vốn này chủ yếu theo hình thức địa
phương vay cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn. Tập trung vào các dự án điện,
đường, trường, trạm theo quy hoạch, kế hoạch Nhà nước. Tổng số vốn huy động qua
ODA cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm qua chỉ đạt


16
894,9 tỷ đồng (chiếm 3,55 %) [43, tr.6]. So với yêu cầu phát triển KCHTKT - XH
nông thôn phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh thì
lượng vốn trên là rất nhỏ bé. Vì vậy, trong những năm tới cần phải tăng cường huy
động tối đa nguồn vốn ODA cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở Hải Dương.
* Tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay
Việc huy động vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở tỉnh Hải Dương
hiện nay là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu đó được quy định bởi những lý do
chủ yếu sau đây:
Một là, xuất phát từ vai trò của vốn đối với phát triển KCHTKT - XH nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Các nhà kinh tế học từ cổ đại đến hiện đại đều khẳng định: vốn là nhân tố cơ bản của
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa,
C.Mác chỉ rõ vai trò của tư bản (vốn) trong quá trình phát triển nông nghiệp. Người
viết: “...do những quy luật tự nhiên chi phối trong nông nghiệp, nên khi canh tác đã
đạt đến trình độ nhất định và khi đất đã bị kiệt màu đi một cách tương ứng, thì tư
bản ... sẽ trở thành yếu tố quyết định” [32, Tr.333]. Ngày nay, khi nghiên cứu các nhân

tố đầu vào của quá trình sản xuất, các nhà kinh tế học hiện đại vẫn tiếp tục khẳng định vốn
là “chìa khóa” của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Khi nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, hai nhà kinh tế học
R.F.Harrod (Anh) và E.Domanr (Mỹ) đã lượng hóa vai trò của vốn đối với tăng trưởng
kinh tế của một đơn vị kinh tế bất kỳ (công ty, ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp...
thậm chí là một nền kinh tế) thông qua mô hình Harrod - Domanr các ông đã đưa ra một
hàm sản xuất giản đơn:
g=

s
k

Trong đó: - g là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra.
- s là tỷ lệ đầu tư so với sản lượng đầu ra.
- k là tỷ số giữa gia tăng tư bản (vốn) với gia tăng đầu ra (hệ số ICOR).


17
Hệ số k cho biết, để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng thêm) cần phải
đầu tư k đồng vốn.
Mô hình Harrod - Domanr khẳng định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ
lệ tiết kiệm đầu tư và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Để tăng trưởng kinh tế cần phải tiết
kiệm để đầu tư một tỷ lệ nhất định so với GDP. Khi phát triển kinh tế với đà tăng trưởng
cao, cùng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, để giữ được
nhịp độ tăng trưởng cao thì càng cần nhiều vốn. Trong trường hợp, tiết kiệm không đủ bù
đắp đầu tư, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng việc thu hút vốn từ bên ngoài.
Từ những cơ sở lý luận trên, trước hết có thể thấy, vốn là tiền đề quan trọng
quyết định tới quy mô, cơ cấu, trình độ và tốc độ phát triển KCHTKT - XH nông
thôn. Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay, phát
triển hệ thông KCHTKT - XH nông thôn không chỉ đòi hỏi về quy mô mà còn đòi

hỏi phải theo hướng hiện đại. Điều đó lại đòi hỏi phải có vốn.
Mặt khác, vốn là cơ sở, điều kiện để khai thác, phát huy các nguồn lực khác
vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Có vốn, sẽ tạo điều kiện
để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
từng thời kỳ, khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Thông qua vốn
huy động, mà Hải Dương có điều kiện bố trí nguồn vốn hợp lý cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội và cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, vốn chi phối rất lớn đến việc nghiên cứu, ứng dụng những thành
tựu khoa học - công nghệ mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Cùng với hệ thống trang thiết bị - kỹ thuật sử
dụng cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn, có vốn sẽ đảm bảo cho hệ thống
công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp và KCHTKT cũng được hình thành
với các ngành như: chế tạo máy, sản xuất vật liệu cho xây dựng hệ thống KCHTKT,
các trạm xưởng lắp ráp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi,
điện, đường, trường, trạm, hệ thống dịch vụ cho sản xuất...
Ngoài ra, vốn còn góp phần xây dựng, củng cố và phát triển các mối liên kết, liên
doanh giữa “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông) tham gia


18
vào đầu tư phát triển KCHTKT - XH nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thông
qua việc HĐV cho phát triển hệ thống KCHTKT - XH nông thôn, góp phần phát huy
dân chủ ở cơ sở với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tạo sự đồng
thuận cao giữa nhà nước và nhân dân trong xây dựng quy hoạch, kế hạch, chiến lược đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cho phát triển hệ thống KCHTKT - XH nông
thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới
hiện nay. Đồng thời, thông qua góp vốn giữa doanh nghiệp với địa phương, tạo điều
kiện để đầu tư phát triển KCHTKT - XH trên địa bàn như: điện, đường, trường,
trạm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm cho mối quan
hệ giữa doanh nghiệp và nông dân ngày càng mật thiết, gắn bó hơn; qua góp vốn,

doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của nông dân về các loại hàng hóa, dịch vụ cho
sản xuất và tiêu dùng, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển vùng
nguyên liệu, triển khai ứng dụng các dự án về các loại giống mới, ứng dụng nhanh
thành tựu về khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các
loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, tham gia bảo vệ môi
trường. Mặt khác, có vốn sẽ là điều kiện cho nông dân và các nhà khoa học liên kết
chặt chẽ với nhau trong việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các loại phương
tiện kỹ thuật, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho
xây dựng hệ thống KCHTKT - XH nông thôn, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành,
tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.
Hai là, xuất phát từ yêu cầu phát triển hệ thống KCHTKT - XH phục vụ CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hải Dương.
Để sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công, một trong
những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là: “Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị” [19, tr.6]. Là một tỉnh nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh... so
với nhiều địa phương khác, Hải Dương có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Tuy
nhiên trên thực tế, Hải Dương vẫn là tỉnh thuần nông với hệ thống KCHTKT - XH


19
yếu kém, lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ... chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, để xây dựng được hệ thống KCHTKT XH nông thôn hiện đại, Hải Dương cần rất nhiều vốn. Vì thế, Hải Dương phải tập
trung huy động tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển hệ
thống KCHTKT - XH nông thôn một cách đồng bộ, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,
chiến lược phát triển cả trước mắt và lâu dài.
Đồng thời, nhằm phục vụ cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; tạo sự phát triển
cân đối, rút ngắn khoảng cách giữa thành phố Hải Dương, Thị xã Chí Linh...với một số
huyện kém phát triển như Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kinh Môn,…đòi hỏi phải có một nguồn vốn

lớn để xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển KCHTKT - XH nông thôn gắn với phát
triển KCHT các trung tâm kinh tế - văn hóa trên toàn địa bàn Tỉnh, nhất là những địa bàn
khó khăn, tạo ra bước phát triển mới có tính đồng bộ ở các địa phương này.
Mặt khác, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương còn đặt
ra yêu cầu xây dựng, củng cố và ngày càng hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong
khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tế quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Hải Dương thời gian qua cho thấy, quan hệ sản xuất được xây dựng ngày
càng phù hợp. Toàn tỉnh hiện có 1.179 trang trại, 36 làng nghề, 355 HTX, 8.047 cơ
sở sản xuất, tổ kinh tế hợp tác và 150 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại khu
vực nông thôn. Tất cả 229 xã của tỉnh đều có HTX đang hoạt động. Đây là nhân tố
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để phát triển lực lượng sản xuất, hướng tới xây
dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
1.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong huy động vốn cho phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
1.2.1. Đặc điểm tình hình tác động đến huy động vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
* Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố:
Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Tổng


20
diện tích tự nhiên 1.662 km 2; được chia ra làm hai vùng: vùng đồi núi chiếm
11% diện tích (gồm: Thị xã Chí Linh và huyện Kinh môn), còn lại là đồng bằng
chiếm 89% diện tích tự nhiên. Hải Dương có nhiều bãi cát, sỏi và đá vôi tự nhiên
có thể khai thác làm vật liệu xây dựng các công trình KCHTKT - XH nông thôn.
Mặt khác, địa hình Hải Dương khá thuận lợi cho phát triển toàn diện KCHTKT XH nông thôn phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu nông,
sản phẩm trong Tỉnh và xuất khẩu.
Đồng thời, với vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị thuận tiện, nằm giữa vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Dương có nhiều tiềm năng
đóng góp vào phát triển kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là cho phát triển
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Hải Dương phát triển cả
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phát triển
mạnh mẽ hệ thống KCHTKT - XH, nhất là KCHTKT - XH nông thôn, mới có thể đánh
thức, khơi dậy những tiềm năng to lớn mà điều kiện thiên nhiên đã ưu đãi cho Hải Dương.
* Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của Hải Dương là 1.732.347 người,
tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (1.417.131 người. Hiện nay, Hải Dương có
1.097.967 người trong độ tuổi lao động, trong đó, lao động nông thôn có 579.219
người, chiếm 59,7%, là lực lượng lao động hùng hậu, sẵn sàng tham gia vào phát
triển KCHTKT - XH nông thôn của Tỉnh.
Đồng thời, Hải Dương là một trong những vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, có
truyền thống hiếu học; người Hải Dương thông minh, cần cù, chịu khó. Hiện nay,
trình độ học vấn của người dân Hải Dương khá cao; trên địa bàn Hải Dương có 43
cơ sở dạy nghề (trong đó, do trung ương quản lý 7 cơ sở và địa phương quản lý 36
cơ sở). Quy mô đào tạo của Tỉnh được mở rộng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt
40% (năm 2010); cán bộ khoa học - công nghệ chiếm 17%; lao động có tay nghề bậc
cao: 47%; trình độ Cao đẳng và Đại học trên 60,83%; Sau đại học là 19,17%. Hải Dương
là một trong số 20 Tỉnh, Thành phố đứng đầu về chỉ số HDI của Việt Nam. Điều này thể
hiện sự vượt trội về tiềm năng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KCHTKT - XH


21
nông thôn ở Hải Dương. Bên cạnh đó, Hải Dương lại nằm trong vùng có nhiều trường
đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, khoa học đầu ngành
của đất nước. Đây là một lợi thế rất lớn trong khai thác “chất xám” để phát triển
KCHTKT - XH nông thôn hiện đại.
Ngoài ra, lịch sử đã để lại cho Hải Dương một vùng văn hóa và vùng văn hiến
tâm linh chính của cả nước. Lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử,

trong đó có 133 di tích được xếp hạng quốc gia và xếp hạng đặc biệt như di tích
Côn Sơn - Kiếp Bạc... đây là lợi thế để Hải Dương phát triển mạnh kinh tế du lịch
trong thời gian qua và những năm tiếp theo; đồng thời, đó cũng là những thuận lợi
để “mời gọi” các nhà đầu tư bỏ vốn vào phát triển KCHTKT - XH nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó, hiện tại mức thu nhập của người dân bình
quân/người /tháng của Tỉnh ở mức thấp, mới chỉ đạt 985.000đ, trong đó, thu nhập
bình quân/người/tháng của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với 20% số hộ có thu
nhập thấp nhất chênh lệch là 6,02 lần; GDP bình quân đầu người ở nông thôn chỉ đạt
923.000đồng, bằng 69,81% so với thành thị (1.322.000đồng). Mặt khác, Hải Dương
là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao trong vùng đồng bằng Sông Hồng; số hộ nghèo (theo
chuẩn nghèo mới) đến năm 2009 là 31.429 hộ chiếm 6,9% tổng số hộ trong toàn
Tỉnh; thu nhập thấp, tích lũy từ nội bộ không lớn, đầu tư thấp dẫn đến tình trạng kinh
tế - xã hội chậm phát triển. Đây là yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng huy động
vốn cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn ở Hải Dương.
* Đặc điểm hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Hải Dương
Sau khi tách tỉnh tháng 1/1997, Hải Dương đã quan tâm coi trọng phát triển
toàn diện kinh tế, văn hóa - xã hội. Với quan điểm: “Phát triển cơ sở hạ tầng phải đi
trước một bước, phải có sự quan tâm đầu tư đúng mực”, và cùng với vị trí địa kinh
tế khá thuận lợi, đến nay Hải Dương đã có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá
đồng bộ, với hệ thống giao thông gồm: 3 tuyến đường sắt, 6 tuyến quốc lộ, 13 tuyến
tỉnh lộ, tổng chiều dài 256,9 km; các tuyến đường huyện có chiều dài 356,6 km và
7.070 km đường giao thông nông thôn [44, tr.12]; hệ thống đường thủy thuận tiện,
cảng Cống Câu công suất bốc dỡ trên 800.000 tấn hàng mỗi năm, hệ thống giao
thông phân bố thuận lợi tới các tỉnh, thành phố trong khu vực vùng kinh tế trọng


22
điểm Bắc Bộ, đảm bảo cho Hải Dương có đủ khả năng giao lưu kinh tế mạnh mẽ, rộng
khắp với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, với cả nước cũng như
giao lưu kinh tế quốc tế. Với 32 trạm bơm, 1.248 km kênh, mương hệ thống thủy

nông đảm bảo tưới tiêu cho trên 82,3% diện tích cây trồng [44, tr.10]. Hệ thống điện
và lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp điện an toàn và
chất lượng ổn định, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Mạng lưới bưu
chính viễn thông đã thực hiện phủ sóng trên phạm vị toàn tỉnh. 100% thôn, xã đều
có hệ thống điện thoại đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và liên lạc trực tiếp, nhanh
chóng thuận tiện đi các vùng trong cả nước và quốc tế.
Hệ thống tín dụng ngân hàng phát triển mạnh gồm: các Chi nhánh Ngân hàng
Công thương; Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Ngân hàng Đầu tư
phát triển; Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh
toán trong phạm vi cả nước và quốc tế nhanh chóng, thuận tiện. Ngân hàng Cổ phần
nông nghiệp và 79 quỹ tín dụng nhân dân đã đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhân dân trong Tỉnh. Bên cạnh đó, phát triển
du lịch và thương mại cũng được Tỉnh quan tâm đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại và 01 trung tâm thương mại
đứng chân trên địa bàn thành phố Hải Dương là đầu mối giao dịch và xúc tiến thương
mại, thông tin, tiếp thị, dự báo thị trường, tư vấn, môi giới, đàm phán, ký kết hợp
đồng...đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Mạng lưới y tế được Tỉnh đầu tư phát triển khá mạnh, với 6 bệnh viện, 01
trung tâm điều dưỡng, 01 trung tâm điều trị bệnh phong, 13 trung tâm y tế huyện và
6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã, phường; bình quân có 4 Bác sĩ và
21 giường bệnh/10.000 dân [48, tr.28], đảm bảo phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh
của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh
vực phát triển KCHT y tế nông thôn.
Hiện nay, Trên địa bàn tỉnh có 10 KCN, hàng năm lượng vốn đầu tư vào các
KCN là rất lớn, Hải Dương luôn coi trọng việc phát triển KCHTcác KCN với phát


23
triển KCHTKT - XH nông thôn vùng phụ cận, tạo điều kiện phát triển một cách

đồng bộ KCHTKT - XH, kết nối các KCN, các CCN với trung tâm kinh tế - chính
trị - văn hóa xã hội Tỉnh, Huyện với địa bàn nông thôn, góp phần đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống KCHTKT - XH
nông thôn của Hải Dương, về cơ bản có nhiều lợi thế để khai thác, huy động các
nguồn vốn để phát triển KCHTKT - XH nông thôn hiện đại, bền vững và hội
nhập quốc tế.
1.2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong huy động vốn
cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
thời gian qua
* Thành tựu huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn ở tỉnh Hải Dương thời gian qua
Trong những năm qua, phát huy thành tựu hơn 20 năm đổi mới, nhất là kết quả,
tiến bộ đạt được trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,
Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó
khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu trong HĐV cho phát triển KCHTKT - XH
nông thôn như sau:
Một là, vốn huy động đã cơ bản đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV, Hải
Dương đã thông qua 10 chương trình và 32 đề án về phát triển kinh tế xã hội 10 năm
2001 - 2010, trong đó có “Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hải Dương 2001 - 2010”. Cho đến nay, theo đánh
giá chung, các mục tiêu cơ bản của các chương trình, dự án phát triển KCHTKT - XH
nông thôn do Tỉnh đề ra đã được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả, thể hiện: kinh tế
tăng trưởng khá, đạt bình quân 11,15%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
CNH, HĐH (tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là:



24
27,5% - 43% - 29,5%). Tổng vốn huy động cho đầu tư xây dựng KCHTKT - XH trên
địa bàn Tỉnh đạt: 25.196,0 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động cho phát triển KCHTKT XH nông thôn đạt 10.006,0 tỷ đồng (chiếm 39,7%) [44, tr.6].
Thực tế nguồn vốn Hải Dương huy động được cho phát triển KCHTKT - XH
có xu hướng ngày càng tăng lên. Hàng năm, Tỉnh đã quan tâm tăng tỷ lệ vốn đầu tư
từ ngân sách, từ nguồn tăng thu cho phát triển KCHTKT - XH nông thôn; đồng
thời, tích cực khai thác các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành Trung ương, như:
chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, vốn tài trợ phát triển ODA cho
lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản: 200,0 tỷ đồng (chiếm 1,99%); y tế: 239,0 tỷ
đồng (chiếm 2,38%); khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường: 141,9 tỷ đồng
(chiếm 1,41%) ; cấp, thoát nước và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn: 250,0
tỷ đồng (chiếm 2,49%)...); vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư phát triển lĩnh
vực điện nông thôn: 208,0 tỷ đồng (chiếm 2,07%); vốn đầu tư JBIC cho phát triển
giao thông nông thôn, cấp thoát nước và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn:
272,0 tỷ đồng (chiếm 2,71%). [44, tr.6, 26].
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, Tỉnh đã áp dụng nhiều hình
thức huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKT - XH nông thôn theo hình thức BT,
BOT hoặc ứng vốn thi công. Ngoài ra, trên cơ sở các quy định của Luật đất đai,
Tỉnh đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển đô thị: đổi đất lấy công trình, giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu
thầu quyền sử dụng đất. Đồng thời, Tỉnh, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn thông
qua hình thức cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT - XH nông thôn
từ hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Với kết quả HĐV từ nhiều nguồn khác nhau, trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương
đã làm mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo 182,2 km đường tỉnh lộ; 383 km đường huyện;
7.070 km đường giao thông nông thôn, trong đó đường chất lượng cao là 4.211km (bê
tông xi măng là: 3,584 km, đường nhựa là 627 km); hoàn thành 44 tuyến đường thuộc
dự án giao thông nông thôn 3 (bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới WB) chiều dài 83
km và 6.953 m cầu, cống; 263/263 số xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, với tổng



25
vốn đầu tư: 3.638,8 tỷ đồng (không tính vốn đầu tư của nhà nước và địa phương vào
giao thông đường sắt, đường quốc lộ và đường thủy) [44, tr.11]; hoàn thiện cơ sở hạ
tầng 10 khu công nghiệp với diện tích 2.087 ha, với tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ
tầng các KCN là: 1.650 tỷ đồng; quy hoạch và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho 07
khu công nghiệp mới với tổng diện tích 1.523 ha; đầu tư xây dựng KCHT 36 làng nghề
trên địa bàn nông thôn với tổng số vốn đầu tư: 42,0 tỷ đồng v.v.[44, tr.17 – 18].
Hệ thống thủy nông của Tỉnh được củng cố, nâng cấp, trong đó xây dựng mới
15 trạm bơm (gồm trạm bơm Ứng Hèo, Tuần Mây, An Phụ, Thanh Xá, Ngọc Tân, Ô
Xuyên,, Ngọc Châu, Đò Đồn...); duy tu, bảo dưỡng 17 trạm bơm nước hiện có, đảm
bảo chủ động trong việc tưới, tiêu, chống úng, thoát lũ. Đáng lưu ý là, thực hiện
chương trình kiên cố hóa kênh, mương nội đồng, những năm qua Hải Dương đã thực
hiện kiên cố hóa 1.248 km kênh, mương (trong đó, kênh chính, kênh cấp I dài 180
km; kênh cấp III dài 350 km, còn lại kênh nội đồng dài 718 km); đào, đắp hơn
2.397,061 m3 đất đắp đê, gia cố 236.616mks, tu bổ kè 126.246 m3 đá, xây dựng và cải
tạo 16 cống dưới đê, cải tạo và xây dựng mới 96 điếm canh đê và 4 nhà quản lý đê,
cải tạo 76.265m mặt đê, thực hiện cứng hóa 29,7 km mặt đê; ngoài ra còn xây dựng
các công trình chắn sóng, hạ tầng nuôi, trong thủy sản, với tổng vốn đầu tư đạt:
1.777,42 tỷ đồng [44, tr.9 – 10]. Đồng thời, hệ thống trạm biến áp, đường dây tải điện
của Tỉnh được nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh đã có 263/ 263 xã có điện và
100% hộ gia đình sử dụng điện [44, tr.12 – 13].
Với tổng vốn đầu tư: 975,0 tỷ đồng (chiếm 9,74%); ngành Bưu chính viễn
thông của tỉnh Hải Dương đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng thông tin liên lạc
và mở rộng phạm vi phục vụ; đến nay đã có 230/ 263 xã có các trạm, điểm bưu điện
văn hóa xã; xây dựng hàng trăm điểm dịch vụ điện thoại công cộng, lắp đặt thêm
65.000 điện thoại cố định cho các hộ dân, 100% xã có điện thoại ở trụ sở UBND, đạt
tỷ lệ 45 máy điện thoại/ 100 dân, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc thông suốt trong
và ngoài Tỉnh [44, tr.15].

Về kết quả đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục, tính đến hết năm 2009, toàn
tỉnh Hải Dương có 284 trường Mần non với tổng số học sinh hàng năm (60.500 cháu);


26
279 trường tiểu học (116.200 học sinh); 273 trường trung học cơ sở (100.001 học sinh);
52 trường trung học phổ thông (70.000 học sinh); 43 trường cao đẳng và trung tâm dạy
nghề mỗi năm đào tạo nghề cho trên 30.000 lao động [44, tr.14].
Hệ thống y tế ở Hải Dương trong những năm qua cũng được quan tâm đầu tư,
nâng cấp nhất là các tuyến y tế xã, phường, thị trấn, các trung tâm y tế, có 263/263
xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó, có 208/ 263 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Tỉnh đã tập trung có trọng điểm trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tuyến y tế
cấp tỉnh. Thông qua nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, của nhân dân, kết
hợp với vốn vay bên ngoài, nhất là nguồn vốn ODA từ Chính phủ, mạng lưới y tế
được Tỉnh đầu tư phát triển khá mạnh, với 6 bệnh viện, 01 trung tâm điều dưỡng, 01
trung tâm điều trị bệnh phong, 13 trung tâm y tế huyện và 6 phòng khám đa khoa khu
vực, 236 trạm y tế xã, phường; bình quân 4 Bác sĩ và 21 giường bệnh/ 10.000 dân;
đảm bảo phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh của nhân dân, với tổng vốn đầu tư 623,5 tỷ
đồng (chiếm 6,22%) [44, tr.13].
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ những năm qua được Tỉnh quan tâm đầu tư
xây kết cấu hạ tầng thương mại trong các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, hệ
thống thương mại - dịch vụ tại các trung tâm kinh tế - văn hóa xã hội ở các thị trấn, thị
tứ. Dịch vụ các khu công nghiệp ngày càng đa dạng như: vận tải, nhà ở cho công nhân,
hệ thống kho chứa; dịch vụ vận tải (đường bộ, đường thủy, đường sắt); dịch vụ ngân
hàng... với tổng vốn đầu tư đạt: 4.965,4 tỷ đồng, đã tạo ra sự liên kết giữa hiệu quả kinh
tế và xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Hai là, thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn với quy mô và tốc độ ngày càng cao.
Thời gian qua, việc thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động cho phát triển
KCHTKT - XH nông thôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược

HĐV của Tỉnh. Để huy động được một lượng lớn vốn cho phát triển KCHTKT XH nông thôn, Hải Dương đã đề ra nhiều giải pháp, chính sách nhằm khuyến khích
các nhà đầu tư, đầu tư vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề... mà Hải Dương có lợi thế,


×