Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học CHẨN đoán NHÂN CÁCH và ỨNG DỤNG của nó TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.56 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU

Chẩn đoán tâm lý là một môn khoa học nằm trong khoa học nghiên cứu về
tâm lý con người, sự ra đời của chẩn đoán tâm lý đã đáp ứng nhu cầu khám phá thế
giới nội tâm “tâm hồn” con người ngày càng hiệu quả. Có thể nói sự ra đời của bộ
môn chẩn đoán tâm lý là rất sớm, lúc đầu nó được gắn với thuật ngữ
Psychodiagnostik được Rorschach đưa ra năm 1921. Trong những năm gần đây, các
từ điển tâm lý học cũng như trong các tài liệu tâm lý học ở Mỹ và nhiều nước đã
không còn sử dụng thuật ngữ chẩn đoán tâm lý mà thay vào đó là trắc nghiệm tâm
lý. Tại Liên Xô, chẩn đoán tâm lý được hình thành vào cuối những năm 1960. Chẩn
đoán tâm lý được gắn với lâm sàng nhiều hơn. Ngoài ra còn có xu hướng nữa là
gắn chẩn đoán tâm lý với sự sai biệt về tâm - sinh lý.
Chẩn đoán tâm lý là một lĩnh vực nghiên cứu của tâm lý học, chuyên nghiên
cứu những vấn đề về lý luận, xây dựng các nguyên tắc, công cụ và thực hành chẩn
đoán tâm lý. Chẩn đoán tâm lý là kết quả hoạt động của nhà tâm lý hướng đến việc
mô tả và làm sáng tỏ bản chất những đặc điểm tâm lý – cá nhân nhằm mục đích
đánh giá trạng thái hiện tại, dự đoán sự phát triển trong tương lai và đưa ra những
đề xuất, kiến nghị theo nhiệm vụ, yêu cầu của chẩn đoán.
Với góc độ là một lĩnh vực của tâm lý học, đối tượng nghiên cứu của chẩn
đoán tâm lý là các hiện tượng tâm lý. Đối tượng của đoán tâm lý trùng với đối
tượng nghiên cứu với tâm lý học sai biệt: sự sai biệt tâm lý. Tuy nhiên điểm khác
biệt lớn nhất giữa hai bộ môn này ở chỗ, nếu tâm lý học sai biệt hướng vào việc đo
lường thì chẩn đoán tâm lý hướng đến việc lý giải những sự khác biệt biệt đó nhằm
giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Và như vậy dưới góc độ nghiên cứu về chẩn đoán
tâm lý, nhận thấy có rất nhiều cách thức phương pháp tiếp cận. Trong phạm vi giới
hạn của tiểu luận, chỉ tập trung nghiên cứu về: “Chẩn đoán nhân cách và ý nghĩa
trong hoạt động quân sự”.

3



Chương 1
CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN NHÂN CÁCH

1.1. Khái niệm nhân cách
Nhân cách là vấn đề luôn được quan tâm của các khoa học. Theo một số tác giả
nhận định, đến nay đã có thể có đến hàng trăm phát biểu định nghĩa về nhân cách. Như
Gruzia đã nhận xét: Mặc dù có những nỗ lực hết sức to lớn song lý luận về nhân
cách vẫn là một trong những lý thuyết ít rõ ràng nhất của tâm lý học hiện đại, một
lĩnh vực mà trong đó ít có sự thống nhất nhưng nhiều tranh cãi hơn bất kỳ lĩnh vực
nào khác của tâm lý học.
W. James (1842 – 1910) quan niệm nhân cách bao gồm toàn bộ những gì mà
con người có thể gọi là của mình: cơ thể, tâm hồn, gia đình, bạn bè, nhà cửa, xe cộ...
W. Stern (1856 – 1939) lý giải nhân cách theo hai yếu tố: sự tương tác giữa
yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài (thuyết hai yếu tố).
E. Kretschmer và W. Sheldon lý giải nhân cách qua các đặc điểm thể tạng.
Trong tâm lý học Xô viết, mặc dù có sự thống nhất chung về phương pháp
luận song khi đi vào quan niệm cụ thể về nhân cách thì cũng có những sự khác biệt
nhất định. Kovaliev xem nhân cách như là một cá thể có ý thức, có một vị thế xã
hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định. Chia sẻ quan niệm nhân cách là một
con người cụ thể còn có: Platonov, Bueva, Feđenko, Sorokhova...
Leontiev quan niệm nhân cách là một cấu thành tâm lý, Miaxishev phân tích
nhân cách như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội còn Rubinstein nghiên cứu
nhân cách dưới góc độ là một sự thống nhất chặt chẽ các điều kiện bên trong mà
qua đó các tác động bên ngoài được khúc xạ.
Tâm lý học quân sự (Nxb QĐND, H. 2005): Nhân cách là tổng hoà các phẩm
chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã
hội của cá nhân đó trong cộng đồng.

4



1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu chẩn đoán nhân cách
1.2.1. Lí thuyết và thực hành
Khía cạnh lý thuyết về nhân cách mà chúng ta cần quan tâm từ góc độ chẩn
đoán tâm lý chính là các lý luận về cấu trúc nhân cách. Bên cạnh đó cũng phải nói
thêm rằng có rất nhiều định nghĩa về nhân cách đi theo hướng làm sáng tỏ cấu trúc
của nhân cách.
Về mặt thực nghiệm, việc nghiên cứu nhân cách cũng đã được quan tâm từ
lâu. Những nghiên cứu mang tính hệ thống chưa nhiều so với các lý thuyết. Cũng
có một thực tế là phần nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nhân cách mới chỉ triển
khai nhằm tiếp cận một khía cạnh nào đó của tổng thể: khảo sát về khí chất hay xu
hướng, “đo” hứng thú, giá trị...
1.2.2. Vấn đề phương pháp
Để hiểu rõ hơn những khó khăn mà nhà nghiên cứu gặp phải khi nghiên cứu
về nhân cách, chúng ta bàn về những vấn đề mang tính phương pháp luận. Trong
các thí nghiệm vật lý - hoá học cổ điển, người ta thường nghiên cứu những sự biến
đổi của biến phụ thuộc dưới góc độ là hàm số của biến độc lập được kiểm soát bởi
nhà nghiên cứu. Trong tâm lý học, cách tiếp cận thực nghiệm như vậy cũng hết sức
hiệu quả. Tuy nhiên đối với tâm lý học nhân cách thì cách tiếp cận như vậy lại chưa
thoả đáng. Vấn đề ở chỗ chúng ta có thể yêu cầu thân chủ thực hiện một bài tập trắc
nghiệm hoặc trả lời một bản câu hỏi hoặc quan sát những hành vi của thân chủ
trong hoàn cảnh (tình huống) đã định nhằm mục đích ghi nhận những phản ứng cá
nhân. Biến độc lập trong các tình huống đề cập ở trên chính là cấu trúc nhân cách.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu không thể kiểm soát được chính biến số độc lập này vì
bản thân nó cũng là cái chưa biết và chính thực nghiệm được thiết kế để nhằm nắm
bắt được cái chưa biết đó. Vòng tròn (luẩn quẩn) đã được khép kín và điều này
phần nào cũng đã giải thích tại sao lại có sự chậm chạp trong lĩnh vực này.

5



1.2.3. Phương tiện nghiên cứu
Về nguyên tắc, phương tiện phù hợp nhất cho nghiên cứu nhân cách chính là
sự quan sát trực tiếp hành vi, vì những hành vi thường ngày, trong những tình
huống thực: trong gia đình, cơ quan công sở, trong những tình huống giao tiếp với
người quen hay người lạ, với bạn bè hay kẻ thù...đều là sự thể hiện của nhân cách.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như không thể làm được điều đó. Còn nếu như lại
chỉ xem xét, đánh giá nhân cách trên cơ sở một số hành vi đã được ghi nhận một
cách phân tán thì sự đánh giá như vậy sẽ ít có giá trị, độ tin cậy không cao. Vì lẽ
đó, các nhà nghiên cứu thường sử dụng những phương pháp dưới đây để nghiên
cứu nhân cách.
1.2.4. Các phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu tiểu sử
Những tư liệu tiểu sử có quan hệ rất gần gũi với quan sát trực tiếp, bởi lẽ nó
bao gồm những thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người. Tuy
nhiên do mầu sắc chủ quan nên nó không thể phản ánh được đầy đủ và khách quan
những hành vi của đối tượng. Để khắc phục một phần những hạn chế đó, người ta
có thể bổ sung bằng các cứ liệu quan sát trong một khoảng thời gian dài.
* Sử dụng bảng hỏi
Để đánh giá một con người rõ ràng không thể dựa trên một vài quan sát lẻ tẻ
về hành vi, dù cho là những hành vi điển hình, của con người đó. Do vậy người ta
thường viện đến phương pháp sử dụng bảng hỏi. Người được hỏi có thể là chính
đối tượng hoặc là người khác như: cha mẹ, giáo viên, bạn bè...Trong bảng hỏi
thường hỏi về những hành vi, nét tính cách, hứng thú, sở thích...của đối tượng.
Chúng ta có cơ sở để nhận định rằng kết quả của phương pháp này có độ tin cậy
cao hơn so với những quan sát dời rạc, không hệ thống. Tuy nhiên nó cũng chứa
đựng khá nhiều hạn chế. Để chẩn đoán tâm lý cá nhân, một mình phương pháp này
chưa đủ.
6



* Kiến tạo tình huống thực nghiệm
Một cách khác để nhằm khắc phục những hạn chế của quan sát không hệ
thống là kiến tạo các tình huống thực nghiệm như nhau cho tất cả mọi nghiệm thể.
Phương pháp này mang tính khách quan hơn song hạn chế của nó là chỉ giới hạn
trong khuôn khổ nghiên cứu. Vấn đề không chỉ ở chỗ việc sử dụng nó khá phức
tạp, đòi hỏi nhiều thời gian mà còn hạn chế khá lớn nữa là sự lựa chọn các tình
huống cũng rất hạn hẹp. Ví dụ, không thể tạo ra các tình huống thực nghiệm gây
nguy hiểm hoặc thất vọng cùng cực. Ngoài ra cũng còn phải lưu ý một điểm rằng
không phải những gì mà họ thể hiện trong tình huống thực nghiệm thì cũng thể hiện
như vậy trong các tình huống thực ngoài đời.
* Sử dụng trắc nghiệm
Điển hình của các trắc nghiệm nhân cách phải kể đến các test phóng chiếu.
Gọi là điển hình bởi theo quan niệm của các nhà tâm lý học phân tích thì các đặc
điểm nhân cách được phóng chiếu lên các câu trả lời.

7


Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHÂN CÁCH
VÀ Ý NGHĨA TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
2.1. Lịch sử phát triển
2.1.1. Sự khởi đầu
Khi nói đến thực nghiệm trong tâm lý thì chính Wundt (1879) là người khởi
đầu. Còn nói đến trắc nghiệm tâm lý thì thường người ta nhắc đến Galton. Là một
nhà sinh vật học người Anh, Ngài Francis Galton rất quan tâm đến di truyền. Bằng
nghiên cứu phả hệ, ông nhận thấy rằng sự thông minh mang tính di truyền trong
dòng họ. Để tìm kiếm câu trả lời, ông đã hoạt động không mệt mỏi theo hướng
nhân trắc. Galton đã thành lập nhiều cơ sở nhân trắc. Năm 1884, Galton còn thành

lập Phòng thí nghiệm nhân trắc tại triển lãm quốc tế. Khách hàng chỉ cần trả 3 cent
là có thể được đo một số chỉ số về thị giác, thính giác, sức cơ, thời gian phản xạ
cùng một số chức năng giác quan đơn giản khác. Sau khi triển lãm đóng cửa, phòng
thí nghiệm nhân trắc được chuyển đến viện bảo tàng Nam Kensington – London và
còn tiếp tục hoạt động thêm 6 năm nữa. Galton cũng còn là người khởi đầu áp dụng
các phương pháp thang cho điểm, bảng hỏi và kỹ thuật liên tưởng tự do. Một công
lao nữa cũng đáng ghi nhận của Galton chính là việc phát triển các phương pháp
thống kê để phân tích các cứ liệu khác biệt cá nhân. Và cũng cần phải nói thêm là
chính Galton là người khởi xướng thuyết Ưu sinh học: khuyến khích những người
thông minh kết hôn với nhau, cấm những người chậm phát triển trí tuệ có con.
Đóng góp vào sự phát triển trắc nghiệm tâm lý còn có James McKeen
Cattell. Ngay từ luận án tiến sỹ của mình, Cattell đã nghiên cứu sự khác biệt cá
nhân về thời gian phản xạ mặc dù Wundt, người đầu tiên thành lập phòng thực
nghiệm tâm lý trên thế giới, không ủng hộ hướng nghiên cứu này. Sự quan tâm của
Cattell đến khác biệt cá nhân càng được củng cố khi ông gặp Galton trong thời gian
giảng bài tại Cambridge (1888). Trở về Mỹ ông đã tích cực hoạt động trong việc
8


thành lập các phòng thực nghiệm tâm lý, nhân rộng và phát triển xu hướng trắc
nghiệm tâm lý. Thuật ngữ “Mental test ” (test trí tuệ, tâm lý ) lần đầu tiên đã được
Cattell đưa ra vào năm 1890 trong bài báo của mình. Trong bài báo này Cattell đã
mô tả hàng loạt các test có thể được dùng để khảo sát mức độ trí tuệ của sinh viên.
Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tâm lý học Châu Âu đã quan tâm tới test.
Kraepelin (1895) là nhà lâm sàng đã tìm kiếm những yếu tố cơ bản tạo nên đặc
điểm cá nhân. Trước đó vài năm, học trò của Kraepelin là Oehrn (1889) đã sử dụng
test tri giác, trí nhớ, liên tưởng và vận động để tìm kiếm sự tương quan với các
chức năng tâm lý.
Test trí tuệ (trí tuệ là thành phần quan trọng, thông qua test trí tuệ để người
ta nhận biết nhân cách và là phương pháp xác định nhân cách con người)

Nếu F. Galton, J. Cattell là những người khởi đầu thì A. Binet và cộng sự của
ông, bác sĩ T. Simon với chính là những người thực sự mở ra thời kỳ mới của trắc
nghiệm trí tuệ nói riêng và test tâm lý nói chung. Năm 1905, test trí tuệ đầu tiên ra
đời. Thang Binet - Simon (Binet - Simon Scale). Do tính hiệu quả của nó, thang
Binet - Simon được phổ biến sang nhiều nước. Thang này cũng còn là sự khởi đầu
cho hàng loạt các test trí tuệ khác. Binet và các đồng nghiệp của ông đã miệt mài
trong nhiều năm để tìm kiếm cách đo trí tuệ. Họ đã thử rất nhiều cách: đo sọ não,
đo mặt, định dạng tay, thậm chí phân tích cả chữ viết. Tuy nhiên kết quả không
đáng kể. Cơ hội đã đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục phổ thông Pháp bổ nhiệm Binet
vào Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề giáo dục trẻ em chậm phát triển. Với hợp tác
chặt chẽ của bác sĩ Simon, năm 1905 Thang Binet – Simon nổi tiếng đã ra đời.
Ban đầu, Thang Binet – Simon (1905) gồm 30 vấn đề được sắp xếp theo mức
độ khó. Mức độ khó được xác định bằng kết quả của 50 trẻ bình thường, tuổi từ 3
đến 11, một số trẻ chậm phát triển trí tuệ và người lớn. Trắc nghiệm đã được thiết
kế nhằm bao phủ được nhiều chức năng, đặc biệt là những chức năng mà Binet cho
rằng chúng là những thành tố quan trọng trong trí tuệ: khả năng đánh giá, hiểu biết
9


và khả năng suy luận. Năm 1908, phiên bản thứ 2 ra đời. Trong phiên bản này, có
nhiều bài mới được bổ sung, những bài không phù hợp bị loại bỏ. Toàn bộ test
được phân theo nhóm tuổi trên cơ sở kết quả của khoảng 300 trẻ bình thường, độ
tuổi từ 3 đến 13. Ví dụ, Các test của nhóm 3 tuổi gồm những bài tập mà khoảng 80
– 90 % số trẻ 3 tuổi bình thường thực hiện được. Tương tự, test nhóm 4 tuổi bao
gồm những bài mà số trẻ 4 tuổi bình thường thực hiện được. Điểm trắc nghiệm của
một trẻ bất kỳ sẽ được đối chiếu và qua đó xác định được mức độ trí tuệ. Trong
nhiều bản dịch, bản thích ứng sau đó, thuật ngữ Mental level (Mức độ trí tuệ), đã
được một số tác giả đổi thành Mental age (tuổi trí tuệ). Bản thân Binet không thích
cụm từ Mental age bởi nó không làm sáng tỏ được hàm ý phát triển và ông vẫn
thích dùng thuật ngữ Mental level hơn.

Phiên bản thứ 3 của Thang Binet - Simon xuất hiện năm 1911, năm Binet đột
ngột qua đời. Trong thang này đã có những thay đổi cơ bản. Ngay từ trước phiên
bản năm 1908, Thang Binet - Simon đã được rất nhiều nhà tâm lý học trên thế giới
quan tâm và thang cũng được phổ biến ở nhiều nước. Tại Mỹ cũng có nhiều bản
chỉnh lý khác nhau song bản của L. M. Terman Trường Đại học Stanford là có uy
tín nhất và được biết với tên thang Stanford – Binet (Terman 1916). Cũng trong
Thang này Terman đưa ra thuật ngữ Intelligence Quotient - Chỉ số trí tuệ IQ1. Năm
1939, Wechsler cho công bố test trí tuệ người lớn, mở đầu hướng đo trí tuệ theo
khuynh số (deviation).
Test nhân cách
Năm 1921, H. Rorschach, nhà tâm thần học Thụy Sĩ đã cho ra đời công trình
Psychodiagnostick (Chẩn đoán tâm lý). Trong quyển sách này ông đã mô tả việc
dùng các vết mực để chẩn đoán bệnh nhân tâm thần. Mãi đến năm 1937, S. Beck và
B.Klopfer cùng đưa ra các kỹ thuật tiến hành và tính điểm thì phương pháp
Rorschach mới thực sự trở lên phổ biến. Năm 1939, L. Frank đưa ra thuật ngữ
Projective techniques (kỹ thuật phóng chiếu, xuất chiếu) để giải thích cơ chế của
1

10


phương pháp Rorschach. Kể từ đó đến nay, hàng loạt các phương pháp, công trình
nghiên cứu, tạp chí dựa trên kỹ thuật phóng chiếu xuất hiện. Năm 1935, TAT
(Thematic Apperception Test) của Christiana Morgan và Henry Murray ra đời. TAT
cũng là một test nhân cách dựa trên kỹ thuật phóng chiếu. Mức độ thông dụng của
nó chỉ đứng sau test Rorschach (T.Trull và E.Phares, 2001). Năm 1943 xuất hiện
trắc nghiệm nhân cách MMPI (Minnesota Multiphasic Inventory). Trải qua các đợt
điều chỉnh, phiên bản đang dùng phổ biến hiện nay là MMPI - II. Do những thành
công của trắc nghiệm trí tuệ, các test nhân cách cũng phát triển mạnh. Những năm
1940 - 1950 là thời kỳ bùng nổ của trắc nghiệm nhân cách, đặc biệt là các test

phóng chiếu. Trong thời gian giữa 2 cuộc đại chiến thế giới, chẩn đoán tâm lý vẫn
tiếp tục phát triển. Năm 1926, Goodenough dùng kỹ thuật Draw – a - Man (vẽ
người) để đo trí tuệ. Như vậy cho đến giữa thế kỷ XX, chẩn đoán tâm lý đồng nghĩa
với làm test, hoặc là test trí tuệ hoặc là test nhân cách, thậm chí nhà tâm lý còn
được gọi là các tester.
2.1.2. Thời kỳ từ giữa thế kỷ XX đến nay
Mặc dù xuất hiện cũng khá sớm, ngay từ đầu thế kỷ thứ XX, song mãi đến
cuối những năm 50, tâm lý học hành vi mới vào cuộc trong chẩn đoán tâm lý. Như
đã biết, tâm lý học hành vi cho rằng đối tượng của tâm lý học không phải là các
hiện tượng tâm lý mà là hành vi. Theo các nhà tâm lý học hành vi, chỉ có thể đo
được hành vi chứ không thể đo được nhân cách hay các nét nhân cách.
Do sự "tấn công" của tâm lý học hành vi, việc lượng giá, chẩn đoán nhân
cách trong tâm lý học vào những năm 60 đã chuyển sang hướng hành vi nhiều hơn.
Năm 1968, W. Mischel cho rằng cái gọi là nét nhân cách chỉ tồn tại trong ý thức
của nhà nghiên cứu hơn là trong hành vi của những người được quan sát. Chính các
tình huống, hoàn cảnh (situation) chứ không phải là các phức bộ nét nhân cách qui
định hành vi của con người.

11


Tuy nhiên đến những năm 1980 - 1990 lượng giá nét nhân cách lại khẳng
định lại vị trí của mình: vẫn có những nét nhân cách ổn định trong các tình huống
khác nhau (Epstein và Obrien, 1985; Costa và Mc Crae, 1980). Cũng trong giai
đoạn này, xu hướng của chẩn đoán tâm lý không gắn với một trắc nghiệm mà là
một tập hợp các trắc nghiệm (tổng nghiệm) và sau đó là sự kết hợp với nhiều
phương pháp khác nữa. Ví dụ, lượng giá hành vi hoặc phỏng vấn chẩn đoán.
Trắc nghiệm nhóm
Thang Binet và những phiên bản đều là thang đo cá nhân, có nghĩa là chỉ có
thể thực hiện với từng người riêng lẻ. Do vậy thang không thể thích ứng, chuyển

đổi sang trắc nghiệm nhóm. Một đặc điểm khác nữa của thang Binet – Simon là nó
đòi hỏi nghiệm viên phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, phải được đào tạo. Những
trắc nghiệm dạng này rất phù hợp với các nhà lâm sàng khi phải nghiên cứu từng
trường hợp. Cũng như thang Binet, trắc nghiệm nhóm được xuất hiện dưới áp lực
của thực tiễn. Khi Mỹ tham chiến vào chiến tranh thế giới lần thứ I, hội tâm lý học
Mỹ đã thành lập một uỷ ban để tìm các biện pháp mà tâm lý học có thể đóng góp
vào cuộc chiến. Uỷ ban này nhận thấy công việc đầu tiên mà các nhà tâm lý học
cần phải làm đó là phân loại nhanh mức độ trí tuệ của 1,5 triệu tân binh. Thông tin
này rất cần thiết cho các quyết định: tuyển chọn học sỹ quan, bố trí vào các dạng
hoạt động phù hợp hoặc thậm chí có thể là loại ngũ.
Để soạn thảo trắc nghiệm nhóm, các nhà tâm lý quân đội Mỹ đã thu thập rất
nhiều những tư liệu test, đặc biệt là trắc nghiệm trí tuệ nhóm của A. S. Otis nhưng
chưa được công bố. Trắc nghiệm này do Otis soạn thảo ngay từ khi còn đang theo
học một chương trình củaTerman. Điều thú vị là test của Otis được xây dựng theo
dạng “khách quan” và câu trả lời dưới dạng lựa chọn. Cuối cùng bộ trắc nghiệm do
các nhà tâm lý quân đội Mỹ biên soạn được mang tên The Army Alpha (Alpha
Quân đội) và The Army Beta (Beta Quân đội). The Army Alpha được xây dựng cho
việc sử dụng chung còn The Army Beta được thiết kế theo các thang phi ngôn ngữ
12


và dành cho những người mù chữ hoặc những tân binh gốc nước ngoài không thạo
tiếng Anh. Cả 2 trắc nghiệm đều phù hợp với nhóm lớn.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, các trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi
trong lĩnh vực dân sự. Không chỉ có Alpha Quân đội mà cả Beta Quân đội cũng đều
được phát triển và xuất hiện nhiều phiên bản mới. Một trào lưu và gần như mốt thời
thượng đó là trắc nghiệm trí tuệ, đặc biệt sau khi người ta đã soạn thảo được test
tập thể cho mọi lứa tuổi. Do trắc nghiệm tập thể được thiết kế để sử dụng rộng rãi
nên hầu như ai cũng có thể trở thành nhà làm test (tester) và ai cũng có thể được đo
IQ. Anastasi A. gọi đó là Tinh thần IQ. Việc sử dụng một cách bừa bãi trắc nghiệm

tâm lý nói chung, trí tuệ nói riêng đã gây ra những hậu quả xấu: về xã hội gây ra sự
phân biệt đối xử, còn về khoa học, nó không những không làm cho trắc nghiệm
phát triển thêm mà ngược lại.
Trắc nghiệm năng lực:năng lực là bộ phận hợp thành nhân cách và thông
qua phương pháp trắc nghiệm năng lực người ta cũng có thêm cơ sở xác định
được nhân cách con người.
Dần dần các nhà tâm lý nhận ra rằng trí tuệ là một cấu trúc phức tạp, trong đó
có nhiều thành tố. Những test được gọi là test trí tuệ đã không đo được toàn bộ các
thành tố đó mà chỉ chủ yếu đo được những khả năng có sử dụng ngôn ngữ. Mặt khác,
có nhiều test trong số đó chỉ là trắc nghiệm năng lực học tập. Bên cạnh việc hoàn thiện
các test trí tuệ, thực tiễn tư vấn nghề, công tác nhân sự...cũng đòi hỏi các nhà tâm lý
phải xây dựng những trắc nghiệm năng lực riêng biệt. Và như vậy đã có hàng loạt trắc
nghiệm năng lực ra đời, trong đó đáng kể nhất là những trắc nghiệm năng lực cơ khí,
năng lực văn phòng, năng lực âm nhạc, năng lực biểu diễn nghệ thuật.
Khuynh hướng chẩn đoán phân biệt năng lực rất được các nhà lâm sàng quan
tâm. Thậm chí họ còn bóc tách một số bài tập trong các trắc nghiệm trí tuệ để làm
công cụ khảo sát năng lực. Cùng với khuynh hướng phân tách nhỏ này lại xuất hiên
một khuynh hướng ngược lại. Trong quá trình nghiên cứu bản chất của trí tuệ người
13


ta nhận thấy ở rất nhiều người sau khi thực hiện nhiều trắc nghiệm khác nhau thì có
những mối tương quan bên trong. Đi đầu trong các nghiên cứu này là nhà tâm lý
học người Anh Charler Spearman (1904). Dựa trên kết quả của các tác giả như: T.
L. Kelley (1928); L.L. Thurstone (1935), ông đã cho ra đời phương pháp mới,
phương pháp phân tích yếu tố.
Một trong những kết quả ứng dụng thực tiễn chính của phân tích yếu tố
chính là việc xây dựng các bộ tổng nghiệm đa năng lực. Các tổng nghiệm đa năng
lực này đã được các nhà tâm lý học quân đội Mỹ sử dụng nhiều trong thời gian
Chiến tranh Thế giới lần II. Ví dụ: như trong Lực lượng Không quân Mỹ, người ta

đã xây dựng các tổng nghiệm cho phi công, chuyên gia ném bom, sỹ quan thông tin
liên lạc, biệt kích...Sau chiến tranh, bên cạnh sự tiếp tục phát triển trong quân đội
Mỹ, các tổng nghiệm đa năng lực cũng được soạn thảo và ứng dụng trong lĩnh vực
dân sự: trong tư vấn nghề nghiệp, tư vấn giáo dục, lựa chọn nhân sự...
Trắc nghiệm thành tựu chẩn hoá
Trong khi các nhà tâm lý bận rộn với việc phát triển các test trí tuệ, test năng
lực thì cách thức kiểm tra truyền thống trong trường học cũng đã có những cải tiến
kỹ thuật đáng kể. Bước đi quan trọng đầu tiên thuộc hướng này do các trường phổ
thông ở Boston (Mỹ) thực hiện từ năm 1845. Khi đó người ta đã thay kiểm tra viết
bằng vấn đáp. Tuy nhiên phải sang đầu thế kỷ XX, sau khi xuất hiện công trình
nghiên cứu của E. L. Thorndike các trắc nghiệm kết quả chuẩn mới thực sự được
quan tâm. Ví dụ các thang đo của trắc nghiệm này: thang cho điểm chất lượng bài
luận cũng như chữ viết, các test đánh vần, tính toán, suy luận số học. Năm 1923
xuất hiện Tổng nghiệm kết quả Stanford của nhóm tác giả T. L. Kelley, G. M. Ruch
và L. M. Terman. Test đã đưa ra các phép đo quả các môn học khác nhau và so sánh
với nhóm chuẩn.Trắc nghiệm thành tựu rất phát triển ở Mỹ. Vào những năm 30 của
thế kỷ vừa qua, khuynh hướng này đã lan rộng toàn liên bang, thậm chí còn có các
chương trình về trắc nghiệm. Năm 1947 người ta đã thành lập Dịch vụ Trắc nghiệm
14


Giáo dục. Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm kết quả còn lan sang cả
các lĩnh vực khác: tuyển chọn nghề nghiệp, tuyển chọn công chức... Cho đến nay,
khuynh hướng này vẫn đang trên đà phát triển.
Trắc nghiệm nhân cách
Một lĩnh vực khác được nhiều nhà trắc nghiệm quan tâm, đó là lĩnh vực phi
trí tuệ: cảm xúc. Tuy nhiên sau này tất cả các trắc nghiệm đó đều được xếp chung
vào nhóm trắc nghiệm nhân cách. Bước đi ban đầu của test nhân cách là test liên
tưởng tự do dành cho bệnh nhân dị thường của Kraepelin. Nội dung chính của trắc
nghiệm là: người bệnh được nghe lần lượt từng từ (cụm từ) đã được lựa chọn trước

và trả lời thật nhanh mỗi từ nghe được bằng từ đầu tiên xuất hiện trong đầu.
Sommer (1894) cũng đã cho rằng phương pháp này còn có thể được sử dụng để
chẩn đoán phân biệt các rối loạn tâm thần với nhau. Cho đến nay, kỹ thuật liên
tưởng tự do vẫn được sử dụng nhiều trong lâm sàng.
Một biến thể của anket nhân cách hoặc bộ câu hỏi tự thuật là tờ tư liệu cá nhân
do Woodworth soạn thảo từ hồi đại chiến Thế giới lần thứ nhất. Test được thiết kế như
là một thiết bị sàng lọc nhằm phát hiện những người bị suy nhược thần kinh nặng (tâm
căn) và không có đủ khả năng phục vụ quân đội. Bộ câu hỏi bao gồm những câu hỏi
chung về các triệu chứng tâm căn và chủ thể trả lời những vấn đề liên quan đến bản
thân. Điểm tổng được tính theo tổng điểm các triệu chứng đã được tự thuật. Mặc dù có
những điểm chưa hoàn thiện song tờ tư liệu cá nhân được nhiều tác giả khác lấy làm
mẫu để soạn thảo các bộ câu hỏi thích ứng cảm xúc. Thậm chí còn có những anket
được thiết kế chuyên biệt hơn như: thích ứng trong gia đình, thích ứng trường học,
thích ứng nghề nghiệp. Một hướng tiếp cận khác là test thực thi hoặc test tình huống.
Trong những test này, chủ thể phải thực thi một việc gì đó nhưng lại không rõ ràng.
Hầu hết các test này đều mô phỏng những tình huống của cuộc sống. Hướng tiếp cận
thứ 3 trong test nhân cách chính là các kỹ thuật phóng chiếu. Trong những test này, đối
tượng phải thực hiện những nhiệm vụ không có cấu trúc rõ ràng và phạm vi giải quyết
15


vấn đề cũng rất rộng. Cũng giống như test tình huống, nội dung của trắc nghiệm
phóng chiếu vẫn còn đang tranh cãi. Liên tưởng tự do, như đã đề cập ở trên, hoàn
thiện câu cũng đều được xếp vào nhóm kỹ thuật phóng chiếu. Cho đến nay, các kỹ
thuật phóng chiếu vẫn được ưa dùng, trước hết là trong lâm sàng.
2.2. Các phương pháp chẩn đoán nhân cách
2.2.1. Các phương pháp đo yếu tố
* Trắc nghiệm nhân cách Eysenck
Năm 1947, trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở 700 quân nhân bị suy
nhược thần kinh, H. J. Eysenck một giáo sư tâm lý học người Anh đã xác định được

hai yếu tố chính từ tổng số 39 biến số: tính thần kinh (dễ bị kích thích) và yếu tố
hướng nội - hướng ngoại. Cùng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác,
Eysenck cho rằng nhân cách được cấu trúc bởi hai yếu tố chính đó.
Yếu tố hướng nội - hướng ngoại (I)
Người hướng ngoại điển hình là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiều bạn,
người quen. Họ hành động dưới ảnh hưởng chốc lát, có tính chất xung động, vô
tâm, lạc quan. Thích vận động và hành động, tình cảm và cảm xúc không được
kiểm soát chặt chẽ.
Người hướng nội điển hình là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, giữ kẽ, ít tiếp
xúc, giao tiếp với mọi người, trừ những bạn bè thân. Họ có khuynh hướng muốn
hoạch định kế hoạch hành động. Không thích sự kích động, làm công việc hàng
ngày với tinh thần nghiêm túc, thích trật tự, ngăn nắp. Kiểm soát chặt chẽ cảm xúc
tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả.
Tính thần kinh – tính ổn định về cảm xúc (N)
Người có tính thần kinh ổn định cao là người mềm dẻo hay thay đổi về cảm
xúc, khá nhạy cảm và dễ nổi nóng, dễ ấn tượng.
Để đo hai yếu tố này, Eysenck đã thiết bản câu hỏi EPI – Eysenck
Personality Inventory (Bảng kiểm nhân cách Eysenck). Bản gồm có 57 câu hỏi
16


trong đó 24 câu về tính hướng nội - hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của
thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời.
Eysenck cũng đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và lý giải các yếu tố. Ông đã nêu
ra giả thuyết cho rằng kiểu thần kinh mạnh và yếu của Pavlov rất gần với kiểu nhân
cách hướng ngoại và hướng nội. Cùng với giả thuyết đó, Eysenck đã tìm kiếm các
mối tương quan giữa các chỉ số sinh lý với các số đo nhân cách. Ví dụ, đối với
người hướng nội: mạch nhanh hơn, ngưỡng thính giác thấp hơn, hình thành phản xạ
có điều kiện nhanh hơn, trí tuệ cao hơn. Ngược laị, đối với người nhân cách hướng
ngoại: mạch chậm, ngưỡng cảm giác cao; khó thành lập phản xạ có điều kiện và trí

tuệ thấp hơn.
* Trắc nghiệm nhân cách Cattell
Trắc nghiệm nhân cách Cattell 16 PF được soạn thảo (1949), nhằm đo 16 yếu
tố của nhân cách. Theo Cattell, nhân cách được cấu thành từ 16 yếu tố, chứ không
phải hai yếu tố như theo Eysenck. Tất nhiên quan niệm này của Cattell hoàn toàn
không phải là võ đoán mà dựa trên cơ sở phân tích yếu tố và kết quả của những
phương pháp khách quan khác.
Trắc nghiệm nhân cách Cattell có 2 phiên bản A, B gồm 187 câu và phiên
bản C rút gọn có 105 câu. Mỗi yếu tố bao gồm một số câu nhất định. Thân chủ có
thể lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời đã có. Câu trả lời được chuyển qua điểm thô.
Tổng số điểm thô của từng yếu tố được quy ra điểm chuẩn (theo thang bậc 10 đối
với 2 phiên bản chính) tuỳ theo tuổi và giới. Dựa vào điểm chuẩn đó, người ta lý
giải mức độ của từng yếu tố.
Các yếu tố nhân cách của Cattell là những yếu tố nguyên phát (cấp I), được
xác định trên cơ sở của nhiều biến số khởi đầu. Tuy nhiên từ những yếu tố tố này
lại cũng có thể khái quát thành các yếu tố thứ phát (cấp II), khái quát hơn. Mặc dù
số lượng các yếu tố thứ phát của Cattell nhiều hơn của Eysenck song chính Cattell
cũng nhận thấy chỉ có 2 yếu tố có độ tin cậy lớn nhất: sự lo sợ, tính “thần kinh” của
17


Eysenck và tính hướng ngoại. Ví dụ, yếu tố hướng nội, hướng ngoại là yếu tố thứ
phát từ 3 yếu tố :A, F, H.
* MMPI
MMPI – Minnesota Multiphasic Personality Inventory: Bảng kiểm nhân cách
đa diện Minnesota (test) MMPI, do các nhà tâm lý của Đại học tổng hợp Minnesota
soạn thảo và được công bố lần đầu vào năm 1943. Sau khi ra đời, MMPI được sử
dụng rất rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Graham (1990), đã có
khoảng 10.000 công trình nghiên cứu về MMPI đã được công bố. Khi Hathaway và
McKinley soạn thảo MMPI thì mục đích chính của họ là là nhằm xác định chẩn

đoán tâm thần. Các câu hỏi (item) được lựa chọn từ các test khác và từ kinh
nghiệm lâm sàng. Các câu này đã được khảo sát trên bình thường khoảng 700
người và nhóm bệnh nhân tâm thần (trên 800 người). Bảng khoá được xây dựng
trên cơ sở phân nhóm những câu có sự khác biệt giữa nhóm bình thường với nhóm
bệnh tâm thần nào đó. Ví dụ như: trầm cảm.
Như vậy, MMPI được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn kinh nghiệm, chứ không
theo như một trắc nghiệm thông thường. Do vậy, gọi MMPI là trắc nghiệm cũng
chỉ mang ý nghĩa tương đối. Toàn bộ MMPI gồm 550 câu và 10 câu lặp lại, mỗi câu
có 3 phương án trả lời: Đúng, Không, Không rõ. Từ các câu trả lời này được quy ra
điểm thô, từ điểm thô được quy ra điểm chuẩn. Thiết đồ (Profile) nhân cách MMPI
bao gồm 10 thang lâm sàng và 3 thang phụ. Mặc dù rất thành công trong nhiều năm
song người ta vẫn quyết định biên soạn lại MMPI. Ngoài 550 câu cũ, có sửa chữa
lại, người ta còn bổ sung thêm 154 câu nữa thành 704. Sau khi thích ứng hoá, số
câu cuối cùng của MMPI - 2 là 567. Mẫu tái chuẩn hoá của MMPI - 2 gồm 1138
phụ nữ và 1462 đàn ông Mỹ, từ 7 bang, có các sắc tộc: da trắng (81%), Mỹ gốc Phi
(12%); gốc Tây Ban Nha, da đỏ, gốc Châu Á; từ 18 - 85 tuổi...theo điều tra dân số
của Mỹ năm 1980. Hiện nay trong nước ta vẫn sử dụng bản MMPI cũ.

18


2.2.2. Các trắc nghiệm phóng chiếu
* Thuật ngữ projection đã được S. Freud đưa ra từ năm 1894. Cho đến nay
có 4 cách lý giải khác nhau về phóng chiếu:
Theo quan niệm kinh điển của Freud thì phóng chiếu là một cơ chế tự vệ.
Nhiệm vụ chủ yếu của cơ chế này là làm trung hoà tác nhân gây bệnh. Năm 1923,
S. Freud cho rằng sự phóng chiếu không chỉ tồn tại với tư cách là một cơ chế tự vệ
mà còn là một cơ chế quyết định sự mô tả các sự vật, hiện tượng của thế giới bên
ngoài. Đó chính là sự phóng chiếu đặc trưng. Nó có nghĩa là là sự bộc lộ các đặc
điểm tâm lý của một nhân cách thông qua sự mô tả về nhân cách khác. Nhiều tác

giả đã tán thành luận điểm này của Freud. Quan niệm “tự kỷ” về phóng chiếu xuất
hiện sau kết quả một số thực nghiệm: Sự không thoả mãn những nhu cầu nào đó
với sự tăng cường, cụ thể hoá chúng ở một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự phóng
chiếu nội dung của nhu cầu vào tưởng tượng, vào giấc mơ, vào hứng thú. Quan
niệm phóng chiếu “hợp lý hoá”: cũng được hình thành trên cơ sở một số thực
nghiệm tâm lý: sự đánh giá phù hợp những nhược điểm của mình có thể được kết
hợp với sự chuyển dịch sang người khác, nghĩa là sự phóng chiếu được bộc lộ như
là một yếu tố cần thiết để biện hộ cho hành vi của mình theo nguyên tắc: mọi người
đều thế cả!!!
L. Frank (1939) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Projective method để
chỉ một nhóm các phương pháp, trong đó có cả những phương pháp mà lúc đầu
được xây dựng không phải là dựa trên lý thuyết Phân tâm. Cũng theo Frank,
phương pháp phóng chiếu chứa đựng những kích thích sao cho nghiệm thể buộc
phải suy nghĩ, lựa chọn phán đoán tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý của mình.
* Theo Xokolova E. T., một nhà TLH Xô viết: đặc điểm riêng của phương
pháp phóng chiếu gồm:
Tính không xác định của tài liệu kích thích, nhờ đó thân chủ được tự do lựa
chọn câu trả lời hoặc phương thức hành vi.
19


Hoạt động của thân chủ diễn ra trong không khí thân mật, trong hoàn cảnh
thoải mái. Cùng với yếu tố nghiệm thể không rõ cái gì trong câu trả lời đã làm cho
sự phóng chiếu đạt mức tối đa.
Phóng chiếu không phải do chức năng tâm lý này hay chức năng tâm lý kia mà
do cách thức, chuẩn mực quan hệ qua lại của nhân cách với môi trường sung quanh.
* Phân loại phương pháp phóng chiếu:
Các phương pháp cấu trúc hoá: tài liệu chưa được dàn dựng, nghiệm thể phải
cho nó một ý nghĩa chủ quan. Ví dụ trắc nghiệm Rorschach
Các phương pháp thiết kế: xây dựng và giải thích cái tổng thể, toàn bộ từ

những chi tiết có dàn dựng. Ví dụ test Warterg.
Các phương pháp giải thích: TAT
Các phương pháp bổ sung: hoàn thiện câu, liên tưởng tự do.
Các phương pháp thanh lọc: kịch tâm lý, trò chơi tâm lý.
Các phương pháp nghiên cứu sự biểu cảm: phân tích nét chữ, những đặc
điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ
* Rorschach
Lược sử: Trước khi phương pháp Rorschach ra đời đã có nhiều trò chơi hoặc
bài tập (test) dạng vết mực. Ví dụ như Da Vinci và Botticelli đã rất quan tâm đến
mức độ thể hiện nhân cách qua việc lý giải những hình vẽ mập mờ. Về sau, Binet
và Henry (1895), Whipple (1910) cũng đã đề cập đến. Vào cuối những năm 1800, ở
nhiều nước Châu Âu cũng đã có trò chơi có tên gọi Blotto. Đây là trò chơi yêu cầu
người chơi phải có những phản ứng sáng tạo khi được quan sát các vết mực. Tuy
nhiên Rorschach (1884 – 1922) là người đầu tiên đã phát triển dạng trò chơi này
thành một trắc nghiệm. Rất tiếc ông đã qua đời ở tuổi 37, ngay sau khi công trình
Psychodianostik của được công bố.
Ý tưởng chính mà Rorschach cũng như những người trước đó phát triển kỹ
thuật vết mực chính là sự khác nhau trong các câu trả lời. Với cương vị là một bác
20


sĩ tâm thần, Rorschach đã xác lập những chuẩn đầu tiên để phân biệt người bệnh
tâm thần với người bình thường. Tiếp đó các chuẩn này lại được phát triển để phân
biệt những người chậm phát triển tâm thần, người bình thường, nghệ sĩ, học giả và
những loại người khác. Lúc đầu, Rorschach không chú ý đến các biểu tượng. Ông
chỉ đi xác định những đặc điểm cơ bản ở từng loại bệnh mà thôi. Ví dụ, ở người
bệnh trầm cảm có rất ít các câu trả lời. Hoặc những người trả lời nhanh và nhiều thì
tính cách của họ cũng không sâu sắc. Sau Rorschach, nhiều người khác với lý giải
phương pháp từ góc độ phân tâm.
Mô tả trắc nghiệm: Phương pháp Rorschach gồm 10 bức hình vết mực đối xứng,

5 bức màu đen - xám (I, IV, V, VI, VII) và 5 bức nhiều màu. Thân chủ được lần lượt
xem từng hình, theo thứ tự và chiều thống nhất chung. Nhiệm vụ của thân chủ là trả lời
câu hỏi đây là cái gì? Nó giống cái gì? Và kết quả được phân tích theo các chỉ số:
Độ tin cậy và hiệu lực: Một mặt người ta vẫn tiếp tục tranh luận về độ tin cậy
và hiệu lực của phương pháp Rorschach, mặt khác người ta vẫn cứ tiếp tục sử dụng
nó. Bản thân phương pháp Rorschach đã có thời kỳ đứng thứ hai về mức độ sử
dụng của các trắc nghiệm tâm lý. Tính đến năm 1982 đã có khoảng 6.000 công
trình nghiên cứu về trắc nghiệm Rorschach (Kobler, 1983). Một điều cũng dễ dàng
nhận thấy là cho đến nay, nếu phương pháp Rorschach gây nhiều tranh cãi trong
các lĩnh vực khác thì trong lâm sàng, ngược lại, nó vẫn được ưa dùng.
Weiner (1994) không phải không có lý khi cho rằng phương pháp Rorschach
không phải là một trắc nghiệm (test) mà chỉ nên gọi nó là một phương pháp thu thập số
liệu: Rorschach không phải là một test bởi nó chẳng đo một cái gì cả. Đã là test thì nó
phải đo xem cái gì đó có tồn tại hay không và nếu có thì với một lượng bao nhiêu...Tuy
nhiên với Rorschach, theo cách phân loại truyền thống là một test nhân cách, chúng ta
không thể đo được nhân cách cũng như khối lượng của nó mà con người có.

21


* TAT: (Thematic ApperceptionTest) và lần đầu được Murray và C. Morgan
mô tả năm 1935 với tư cách là một phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về tưởng
tượng. Đến 1938 và sau đó, 1943 nó được hoàn thiện.
Mô tả test: TAT là một bộ gồm 30 tấm hình và một tấm không hình (trắng),
hầu hết trong số đó mô tả người trong các tình huống khác nhau. Có những bức
dành riêng cho tuổi, giới và có những bức chung cho mọi người. Mỗi nghiệm thể
được yêu cầu mô tả 20 bức (kể cả bức trắng). Trên cơ sở mỗi bức hình như vậy,
nghiệm thể phải tạo dựng một câu chuyện càng sinh động càng tốt, mô tả cả những
cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật, về chuyện gì đang xảy ra với (các) nhân vật,
chuyện gì đã xảy ra trước đó và chuyện gì sẽ đến với họ. Khác với Rorschach, các

kích thích không có cấu trúc, các bức tranh TAT có thể rõ hình người. Tuy vậy
không phải hình nào cũng có thể dễ dàng xác định được tuổi và giới của những
người này cũng như không rõ họ đang làm gì.
Lý thuyết về nhân cách của Murray: Trong lý thuyết về nhân cách, Murray
nhấn mạnh cả cơ sở sinh học cũng như các yếu tố xã hội quy định hành vi. Bên
cạnh đó, Ông cũng nhấn mạnh rằng con người không tồn tại một cách độc lập mà
trong sự tương tác qua lại với môi trường xung quanh. Trong sự tương tác qua lại
đó, con người chịu ảnh hưởng không chỉ của những tác động bên ngoài mà còn của
cá các nhu cầu, thái độ, giá trị. Có lẽ Murray là một trong những nhà tâm lý học đi
sâu phân tích nhu cầu. Thậm chí, lý thuyết của Ông về nhân cách còn được đồng
nhất với lý thuyết về nhu cầu.
Nhu cầu: con người có 2 loại nhu cầu chính: nhu cầu nguyên phát (bên
trong) và nhu cầu thứ phát hoặc nhu cầu tâm lý. Nhu cầu nguyên phát là những
nhu cầu sinh lý, mang tính bẩm sinh: nhu cầu về không khí, thức ăn, tình dục...Nhu
cầu thứ phát là những nhu cầu phái sinh từ những nhu cầu nguyên phát và được
hình thành trong quá trình phát triển tâm lý.

22


Áp lực(sức ép): cái thúc đẩy con người hoạt động không chỉ là những thúc đẩy
bên trong (nhu cầu) mà còn do lực ép, áp lực, sức ép từ bên ngoài. Murray chia áp lực
thành 2 loại: áp lực α và áp lực β. áp lực α là trực tiếp từ phía môi trường còn áp
lực β là sự tri giác, tiếp nhận, lý giải khía cạnh nào đó của môi trường.
Chủ đề - đơn vị của hành vi : Chủ đề theo Murray, là đơn vị của hành vi, được
hình thành do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và áp lực. Các chủ đề nhỏ có thể kết
hợp với nhau tạo thành chủ đề lớn. Chính các chủ đề lớn, thống nhất giữa áp lực và
nhu cầu là cốt lõi hành vi của cá nhân. Những chủ đề lớn, thống nhất này có thể
được tổ chức chặt chẽ và có đủ sức mạnh nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu nguyên
phát và nhu cầu sinh lý. Tinh thần tử vì đạo, vì nghĩa, vì niềm tin. Chủ đề thống nhất

được bắt nguồn từ những kinh nghiệm thời thơ ấu và được phát triển, thể hiện dưới
nhiều dạng khác nhau trong cuộc sống của cá nhân.
Trong chẩn đoán tâm lý, trắc nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng. Các tư
liệu trong thực nghiệm chẩn đoán tâm lý được thu nhận chủ yếu từ các phương
pháp trắc nghiệm. Như trong bài mở đầu đã đề cập, ở cấp độ các phương pháp cụ
thể, trong chẩn đoán tâm lý, các phương pháp trắc nghiệm giữ vai trò to lớn.
Trong nhiều tài liệu tâm lý học, trắc nghiệm tâm lý được xem như là cách
tiếp cận chính và cũng là hệ phương pháp chính của chẩn đoán tâm lý. Tuy vậy cho
đến những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cách quan niệm và lý giải về trắc nghiệm tâm
lý trong chẩn đoán tâm lý cũng đã có những thay đổi rất đáng kể. Từ chỗ đơn thuần
về mặt kỹ thuật, đánh giá, chẩn đoán tâm lý đã đi sâu vào việc phân tích các kết quả
thu được từ những phương pháp khác nhau như phân tích tư liệu đời sống cá nhân,
kết quả của các test, các thang lượng giá...
2.3. Ý nghĩa trong hoạt động quân sự.
Những thành tựu khám phá, phát triển qua các thời kỳ của lịch sử, đã chứng
tỏ sự cần thiết khách quan và nhưng giá trị không thể phủ nhận của khoa học chẩn
đoán tâm lý người đối với sự ứng dụng của nó đã thực sự tạo ra hiệu quả và thành
23


công cho mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong phát hiện và khắc phục kịp thời sai, lệch
chuẩn trong phát triển tâm, sinh lý của mỗi cá nhân con người trong xã hội, tìm ra
khuyết tật của cá nhân, phát hiện sự nổi trội về đặc điểm năng lực, cảm xúc, tình
cảm… là vấn đề hết sức có ý nghĩa đối với cuộc sống. Không những giúp cho
chúng ta sớm có biện pháp khắc phục, mà còn là cơ sở cho các nà nghiên cứu, chẩn
đoán tâm lý con người tiếp tục tìm kiếm, phát hiện những mô hình mới trong xây
dựng các test trắc nghiệm đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với xu thế phát triển
của xã hội con người hiện nay. Các mô hình nghiên cứu, khám phá nhằm tìm kiếm
một lối đi, con đường căn bản thông qua các test trắc nghiệm nhân cách con người
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có thể nói tính ứng dụng của nó trong các hoạt động

xã hội là vô cùng rộng lớn, không thể phủ nhận.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy tính chất phức tạp của cách thức nghiên cứu,
tiếp cận khi nghiên cứu chẩn đoán nhân cách con người. Hiện nay những thành tựu
phát triển của của chẩn đoán tâm lý nói chung và trong đó có thành tựu phát triển,
khám phá không ngừng của chẩn đoán nhân cách đã có sự đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển cũng như giải quyết các vấn đề trong quá trình hoạt động quân sự của
các quân nhân tham gia trong quân đội. Điều đương nhiên ứng dụng, thành quả của
chẩn đoán nhân cách không phải bây giờ mới phát huy tác dụng, mà nó được ứng
dụng ngay từ khi những khám phá đó mới suất hiện, tuy nhiên cách thức, phương
pháp không phải đã hoàn thiện một cách tối ưu, mà cần được bổ sung không ngừng
theo dòng chảy xã hội lịch sử.
Ngày nay, trong các hoạt động của đời sống xã hội quân nhân các nước trên thế
giới nói chung và trong đó có quân đội ta, có sự tham gia rất tích cực của các phương
pháp và những ứng dụng của tâm lý học chẩn đoán nhân cách. Đặc biệt là phương
pháp trắc nghiệm, phóng chiếu, quan sát hành vi thái độ hành động của quân nhân
trong tất cả mọi khâu như: lựa chọn và sàng lọc các quân nhân tham gia quân đội đã
có sự tham gia của các trắc nghiệm có tính chất khoa học để nhận biết khả năng, năng
24


lực, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, xu hướng,…của các quân nhân. Từ đó có cách thức
biện pháp trong công tác quản lý, lãnh đạo chỉ huy không ngừng hoàn thiện, phát triển
nhân cách cho người quân nhân cách mạng trong tình hình mới.
Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp quân sự ngoài những đặc điểm chung, thì
đây là một loại hình hoạt động có tính chất đặc thù rất cần đến những khả năng tâm
lý đặc thù, chuyên biệt của nhân cách quân nhân và điều này chúng ta có thể làm
được thông qua khả năng, trí tuệ của chủ thể sàng lọc, cũng như việc sử dụng một
cách thành thạo các phương pháp cách thức trắc nghiệm đánh giá tâm lý thông qua
các test trắc nghiệm tâm lý nhân cách, trí tuệ, năng lực giúp cho chúng ta tìm kiếm,
phát hiện, tuyển dụng một cách chính xác những quân nhân đáp ứng được nhu cầu

của hoạt động nghề nghiệp theo từng chuyên ngành công tác trong quân đội. Có thể
nhận thấy trong mối quan hệ với các kiểu loại chẩn đoán khác thì chẩn đoán nhân
cách giữ một vị trí quan trọng, có tính chất chủ đạo, thông qua chẩn đoán nhân
cách, xét trong mối quan hệ tổng thể với các kiểu loại chẩn đoán khác để xác định
ngày càng tốt hơn khả năng của con người, nhận định chính xác cái bên trong thông
qua cái bên ngoài.
Tâm lý con người tồn tại là khách quan, song việc cân đong đo đếm, lượng
hóa tâm lý lại là bài toán vô cùng khó khăn và phức tạp đối với khoa học tâm lý nói
chung và khoa học chẩn đoán tâm lý con người nói riêng. Thực tế bài học thành
công trong quá trình ứng dụng các thành tựu khoa học của sự phát triển các trắc
nghiệm chẩn đoán nhân cách, khám tuyển sàng lọc quân nhân tham gia phục vụ
quân đội Mỹ trong những năm chiến tranh trước đây, đã chứng tỏ vai trò, ý nghĩa
tầm quan trọng có tính ứng dụng trong chẩn đoán nhân cách quân nhân.
Chẩn đoán tâm lý càng phát triển thì thành quả ứng dụng của nó càng rộng
khắp và hiệu ứng đối với xã hội lại càng cao. Quân đội ta là bộ phận hợp thành
quan trọng của xã hội, với chức năng, nhiệm vụ có tính chuyên biệt, hoạt động
mang tính chất khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh đổ máu. Bởi vậy việc nghiên
25


cứu ứng dụng thành tựu của chẩn đoán tâm lý nhân cách sẽ giúp cho quân đội sớm
phát hiện được những ưu, nhược điểm, trong đời sống của mỗi quân nhân. Đánh giá
một cách khoa học các vấn đề cần nghiên cứu ứng dụng trong công việc, nghề
chuyên môn quân sự cho các nghành nghề đặc thù. Một trong những vấn đề có tính
nguyên tắc đó là trong quá trình chẩn đoán nhân cách quân nhân cần phải tiến hành
áp dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức để chẩn đoán tâm lý quân nhân. Mỗi
kiểu loại trắc nghiệm, phương pháp khác nhau sẽ cho chúng ta nhìn thấy một mặt
nào đó trong các thuộc tính nhân cách của quân nhân và việc càng đưa ra kết quả
chính xác bao nhiêu, thì khả năng ứng dụng, xử lý thông tin càng chất lượng bấy
nhiêu. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu cần nhận thức rõ tính chất khó khăn, phức

tạp của các thang đo nhân cách con người, cách hiểu nhân cách con người, sự
chuẩn hóa nhân cách con người theo từng góc độ tiếp cận, từ đó có thái độ thận
trọng, chu đáo, tỷ mỷ trong nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng cần nhận thức mỗi đối
tượng, môi trường hoạt động hoàn cảnh thực tiễn khác nhau cần thiết kế, xây dựng
các phương pháp, các test nghiên cứu, bảng hỏi khác nhau, mức độ chính xác của
vấn đề phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng các thang đo, các test trắc nghiêm. Tuy
nhiên cũng còn phụ thuộc vào tổng thể nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh, xã hội,
chủ thể nhận thức, cách đánh giá, phân tích số liệu nghiên cứu,…
Mỗi cách thức chẩn đoán có nhưng ưu thế của nó, hiện nay việc đầu tư cho
phát triển ứng dụng của chẩn đoán tâm lý đối với hoạt động quân sự còn hết sức
hạn chế, đặc biệt là về con người và phương tiện phục vụ cho nghiên cứu, trước hết
cần nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa, vai trò của bộ môn đối với sự phát triển
phẩm chất nhân cách quân nhân, tìm thấy sự thích ứng của nó trong môi trường
hoạt động quân sự, biết cụ thể hóa vào các điều kiện hoàn cảnh cụ thể, xây dựng
các thang nhận thức đánh giá cần sát đúng trên cơ sở của thực tiễn khách quan của
xã hội và quân đội.

26


KẾT LUẬN

Sự phát triển của khoa học tâm lý nói chung, trong đó có khoa học về chẩn
đoán tâm lý con người nói riêng có thể nhận thấy trong những năm gần đấy có sự
phát triển hết sức mạnh mẽ, nó không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết, hay
thuần túy về mặt thực hành, thực nghiệm trong phạm vi hẹp của một bộ phận nào
đó của xã hội, mà có thể nhận thấy hiện nay tính ứng dụng của ngành khoa học này
là hết sức rộng khắp trong mọi ngành nghề, mọi hoạt động xã hội. Tính hiệu quả
của khoa học chẩn đoán hiện nay khẳng định vị thế, tính ưu trên cơ sở thành công
trong thực tiễn các hoạt động xã hội. Trước sự phát triển hết sức mạnh của đời sống

hiện nay và sự đỏi hỏi đáp ứng về nhu cầu con người, thực trạng vận động của cơ
chế thị trường - xã hội trên mọi phương diện, đã làm cho đời sống tâm lý con người
phát sinh rất nhiều vấn đề cần giải đáp một cách thỏa đáng. Song không phải thuần
túy đơn giản, có thể nhận thức và giải quyết mà muốn làm được cần thông qua một
hệ cách thức, biện pháp tiến hành xác định, nguyên nhân, đề xuất biện pháp, tìm ra
căn nguyên của các vấn đề tâm lý, để có cách thức điều trị một cách hiệu quả nhất.
Tính ứng dụng mà ngành khoa học chẩn đoán tâm lý, trong đó có sự tham gia tích
cực của các phương pháp, cách thức, test trắc nghiệm nhân cách con người đã đóng
góp hết sức quý báu cho sự phát triển ngày càng cao của xã hội, phục vụ ngày một
hữu ích không những trong lĩnh vực hoạt động quân sự, mà còn cả trong mọi lĩnh
vực của đời sống lao động và sản xuất xã hội khác, làm cho chất lượng sống của
con người ngày một tốt hơn.

27


×