PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Khu chế xuất
a. Khái niệm: Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau, vì vậy
có nhiều định nghĩa khác nhau về khu chế xuất, nhưng đều thống nhất về bản
chất: Là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (hay khu
vực xử lý hàng hóa xuất khẩu).
Theo quan niệm truyền thống: Một khu đất có tường rào cố định, ngăn
cách với nội địa; sản xuất sản phẩm trong khu vực đó chỉ để xuất khẩu, không
được bán trong nội địa gọi là EPZ, hàng hoá sản xuất trong EPZ được miễn thuế
xuất nhập khẩu.
Theo quan niệm của hiệp hội khu chế xuất thế giới WEPZA (World
Export Processing Zone Asssociation), khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực
được chính phủ nước sử tại cho phép chuyên môn hoá hoạt động sản xuất công
nghiệp chủ yếu vào mục đích xuất khẩu đó là khu vực biệt lập có chế độ mậu
dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan phổ
thông ở nước đó. Theo quan niệm này, khu chế xuất bao gồm Cảng tự do, đặc
khu kinh tế, các khu vực ngoại thương.
Theo các tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc UNIDO
(United Nations Industrial Development Organization): là một khu tương đối
nhỏ, có phân cách địa lý trong một quốc gia, nhằm mục tiêu thu hút các doanh
nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hướng về xuất khẩu,
bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp những điều kiện về đầu tư và mậu
dịch đặc biệt thuận lợi hơn so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Đặc
biệt, khu chế xuất cho phép nhập khẩu hàng hóa cho mục tiêu sản xuất hàng
xuất khẩu miễn thuế.
Trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Tháng 11/ 1996): là khu công
nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ
thành lập hoặc cho phép thành lập.
b. Sơ lược lịch sử hình thành khu chế xuất
∗ Đầu tiên EPZ đợc hình thành dới dạng, Cảng tự do của các quốc gia
thành phố dọc bờ Đông và Nam Địa Trung Hải từ 1819, 1923 tại Penang (Tây
Bắc MaLaysia) Hồng Kông, PhiLippin
∗ Năm 1966, khu chế xuất ở Ấn Độ, Đài loan đã thành lập khu chế xuất
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết công ăn việc làm cho dân bản xứ
và đã thu được những thành công đáng kể trong việc xây dựng một nền kinh tế
độc lập tự cường và cải thiện được kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia.
∗ Đài Loan: Ngày 03/12/1996 thành lập khu chế xuất Cao Hùng. Sau 3
năm sau xây dựng thêm 2 khu chế xuất mới là: Đài Trung và Nam Tân. Lượng
và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, số người lao động gần 100 ngàn người với
mức lương cao.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các nước cạnh tranh nhau
để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn, các khu chế xuất Đài Loan đã
có hướng hoạt động mới: Dành cho hàng xuất khẩu trong khu chế xuất chỉ có
44%, phần còn lại chủ yếu là hoạt động dịch vụ và thương mại. Vì vậy, những
năm cuối thập kỷ 90 các khu chế xuất Đài Loan đã thu hút lượng vốn đầu tư trực
tiếp gấp 1,7 lần so với những năm 60.
∗ Sau đó các khu vực khác ở Châu Á, Trung Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Châu
Phi, Ấn Độ Dương....
Quá trình phát triển khu chế xuất là một nhân tố quan trọng trong
chiến lược phát triển mậu dịch và công nghiệp hoá của các nước đang và muốn
phát triển kinh tế, vì nó gắn liền với sự bành chướng, lớn mạnh của các công ty
xuyên quốc gia.
c. Vai trò và ý nghĩa của khu chế xuất
* Xúc tiến đẩy mạnh sản xuất trong nước:
Do phát triển các xí nghiệp trong khu chế xuất, một số nguyên vật
liệu cần dùng cho sản xuất được mua tại thị trường nội địa để thay thế hàng nhập
khẩu, vì vậy gây nên phản ứng dây chuyền kéo theo ngành công nghiệp có liên
quan trong nước phát triển theo. Ngoài ra, các xí nghiệp trong khu chế xuất uỷ
thác cho các cơ sở trong nước gia công, hầu như họ phái nhân viên kỹ thuật đến
tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật, làm cho các ngành công nghiệp trong nước có
điều kiện thuận lợi để nâng cao tiêu chuẩn sản xuất.
Ví dụ: Các khu chế xuất ở thành phố Hà Nội liên kết làm ăn với các
doanh nghiệp trong thị trường nội địa khá tốt: Hiện nay có hàng trăm doanh
nghiệp nội địa nhận gia công hàng cho doanh nghiệp trong khu chế xuất với
tổng giá trị hàng trăm triệu USD.
∗
Mở rộng thị trường trong nước, xúc tiến
hợp tác quốc tế:
Khu chế xuất là khu vực chuyên xử lý hàng xuất khẩu, sản phẩm
làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Vì vậy, mặc dù các xí nghiệp trong
khu chế xuất chỉ là các chi nhánh của công ty mẹ ở nước ngoài nhưng giá của
sản phẩm thấp, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nên nó cũng đem lại cho chủ
nhà những thị trường có liên quan, tạo điều kiện cho nước chủ nhà mở rộng tầm
ảnh hưởng trên thị trường thế giới. Mặt khác, qua thực tế phát triển khu chế xuất
ở một số nước cho thấy, nơi nào khu chế xuất hoạt động thành công, ở đó sẽ tiếp
xúc với nhiều phái đoàn nước ngoài đến học tập kinh nghiệm đồng thời tìm
kiếm đối tác để hợp tác kinh tế.
∗
Tăng thu nhập cá nhân và phồn vinh cho
địa phương.
Các xí nghiệp trong khu chế xuất và công nhân trong các xí
nghiệp phải nộp cho nhà nước và ngân sách địa phương các khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển
tiền...ngoài ra doanh nhân và khách hàng qua lại khu chế xuất thường xuyên sẽ
đem đến cho các khách sạn, nhà hàng địa phương một khoản thu đáng kể. Cảnh
quan địa phương nơi có khu chế xuất cũng được thay đổi cho phù hợp với điều
kiện phát triển của nó.
∗
Trợgiúp công nghiệp truyền thống trong
nước, du nhập công nghệ KTC
đó cũng chính là động lực thúc đẩy người lao động phải tự đào tạo, bồi
dưỡng tay nghề nếu muốn tồn tại và nâng cao hiệu suất lao động.
∗
Cho hiệu quả sử dụng đất cao:
Do phải thuê đất của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu chế xuất
nên nhà đầu tư nước ngoài phải tích cực khai thác tối đa diện tích được thuê.
Ví dụ: Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở khu chế xuất Tân Thuận
(Tp. HCM), ông Huang Chir Chung – Tổng Giám đóc công ty liên doanh Tân
Thuận cho rằng: mỗi giáp đất (=9.570m 2) nông nghiệp tạo ra việc làm cho 3
người, trong khi mỗi giáp đất công nghiệp trong khu chế xuất tạo ra việc làm
cho từ 26 đến 530 người lao động.
2. Lý luận chung về khu công nghiệp
a. Quan niệm:
Khu công nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ
thống, theo kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ
sở hạ tầng phục vụ công cộng phù hợp với sợ phát triển của liên hiệp các ngành
công nghiệp.
Là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp được xây dựng trên một vùng có
thuận lợi về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, có cơ sở hạ tầng
tốt...nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động theo một cơ cấu
hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
a.
So sánh khu công nghiệp tập trung với khu chế xuất
- Khu công nghiệp về cơ bản có nhiều đặc điểm trùng với khu chế
xuất, cả hai đều là một trong những loại hình khu công nghiệp, là khu vực được
xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn
được lập ra để phát triển công nghiệp, mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng đại
bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống và có các quy
chế pháp lý riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu...
- Tuy nhiên, giữa hai loại hình này có những đặc điểm khác nhau:
Các sản phẩm sản xuất ra trong khu chế xuất đều phải xuất khẩu 100%, nếu
muốn tiêu thụ ở thị trường trong nước, chủ doanh nghiệp phải đòng thuế như các
hàng hoá nhập khẩu cùng loại khác. Như vậy có nghĩa là quan hệ giữa doanh
nghiệp của khu chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương, trong
khi đó quan hệ giữa các doanh nghiệp của khu công nghiệp với thị trường nội
địa là quan hệ nội thương.
Các xí nghiệp ở khu công nghiệp có những ưu thế hơn là khu chế
xuất biệt lập.
Tuy nhiên, các xí nghiệp trong khu công nghiệp cũng có điểm kém
ưu thế hơn khu khu chế xuất như phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, thời
gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ngắn hơn...
Khu công nghiệp có diện tích rộng hơn khu chế xuất vì nó bao hàm
cả các xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và các nhà máy – xí nghiệp sản xuất
công nghiệp; khu công nghiệp không cần có tường rào ngăn cách với địa phận
nước sở tại, chỉ có ranh giới địa lý được xác định; có thể có dân cư sinh sống ở
xung quanh và sản phẩm sản xuất vừa để xuất khẩu, đồng thời bán cả trong nội
địa và không được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Các xí nghiệp ở khu công nghiệp có những ưu thế hơn là khu chế
xuất biệt lập.
Tuy nhiên, các xí nghiệp trong khu công nghiệp cũng có điểm kém
ưu thế hơn khu khu chế xuất như phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, thời
gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ngắn hơn...
Tuy nhiên, các xí nghiệp trong khu công nghiệp cũng có điểm kém
ưu thế hơn khu khu chế xuất như phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, thời
gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ngắn hơn...
c. Phân loại; Có 2 loại
∗ Khu công nghiệp đa ngành
∗ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyên ngành: như khu công
nghiệp dệt- may; khu công nghiệp đóng tàu; khu công nghiệp hóa chất.
3. Khu thương mại tự do
a. Quan niệm:
Khu mậu dịch tự do hay khu thương mại tự do thường được tạo lập ở
những vùng buôn bán quốc tế thuận tiện như ở các vùng biên giới, giáp ranh
giữa các quốc gia. Đó là khu vực không có sản xuất, chỉ có buôn bán tự do, hàng
hoá được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Nói cách khác, đây là khu vực có ranh giới xác định với nội địa, chủ yếu
phục vụ cho hoạt động thương mại với những chính sách thương mại riêng.
Những dự án đầu tư của Nhà nước và nhà đầu tư trong nước (nếu có) có thể
được hưởng những ưu đãi về thuê đất và các khoản đóng góp khác.
b. Các chính sách ưu đãi thường được áp dụng tại khu thương mại tự do
Hàng hóa có xuất xứ từ nội địa và hàng từ nước ngoài nhập vào khu
thương mại tự do được miễn thuế.
Hàng hoá từ khu thương mại tự do đưa vào thị trường nội địa được giảm
thuế nhập khẩu so với thuế hiện hành.
Hàng hóa - dịch vụ phục vụ gia công tái chế, lắp ráp tại khu thương mại tự
do khi xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu.
4. Đặc khu kinh tế - khu kinh tế tổng hợp
a. Khu kinh tế mở
Quan niệm:
Một khu vực có cảng biển, sân bay và khu vực thương mại tự do đạt tiêu
chuẩn quốc tế và được vận hành theo một cơ chế đặc biệt được gọi là khu kinh tế
mở.
Đặc điểm:
- Là nơi giao lưu hàng hoá quốc tế thuận lợi (khu vực phát triển hướng
ngoại)
- Tạo tiền đề và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Khai thác tối đa hiệu quả lợi thế quốc gia
- Có cơ chế quản lý Nhà nước đặc biệt.
Các phân khu chức năng:
- Khu công nghiệp
- Khu thương mại tự do
- Khu cảng biển, dịch vụ cảng
- Sân bay quốc tế
- Các khu đô thị – dịch vụ.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu kinh tế mở sẽ được hưởng những
ưu đãi đầu tư về xuất nhập cảnh, cư trú và lao động. ví dụ: Nhà đầu tư nước
ngoài được cùng gia đình cư trú trong khu kinh tế mở trong thời gian dự án hoạt
động; được miễn thuế nhập khẩu một số trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cá nhân
và gia đình...
b. Đặc khu kinh tế - khu kinh tế tổng hợp
∗ Quan niệm khu kinh tế tổng hợp và đặc khu kinh tế:
- Khu kinh tế tổng hợp: Một khu vực trong đó có công nghệ sử dụng cho
sản xuất ở mức độ hiện đại, có diện tích đủ lớn, đồng thời có cả buôn bán các
loại hàng hóa – dịch vụ.
Theo ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam: một khu vực trong đó
có công nghệ sử dụng cho sản xuất ở mức độ hiện đại, có diện tích đủ lớn, đồng
thời có cả buôn bán các loại hàng hoá, dịch vụ gọi là khu kinh tế tổng hợp.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam định nghĩa: khu kinh tế là khu vực
có không gian kinh tế riềng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt
thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
quy định của chính phủ.
- Đặc khu kinh tế: khu vực phát triển với quy mô lớn hơn khu kinh tế tổng
hợp sẽ trở thành đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế là một bộ phận lãnh thổ thuộc
chủ quyền của quốc gia, có ranh giới địa lý xác định, có không gian kinh tế – xã
hội riêng, được vận hành bởi khung pháp lý riêng và điều kiện vật chất hiện đại,
thích hợp cho hoạt động cơ chế thị trường, do quốc hội thành lập.
Cơ chế hoạt động giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng, quản lý
nhà nước đối với hoạt động của đặc khu kinh tế theo cơ chế một cửa và mở.
Quyền lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền mạnh hơn, rộng hơn so với
những quy định hiện hành.
Ví dụ: Trung Quốc thực hiện xải cách và mở cửa kinh tế từ cuối năm
1978, lập ra những đặc khu kinh tế, đó là nơi khởi đầu quá trình gọi vốn đầu tư
nước ngoài; là những vùng kinh tế đặc biệt, chịu sự chỉ đạo của nhà nước Trung
Quốc, có thể chế kinh tế và chính sách kinh tế khác hẳn với thể chế kinh tế và
chính sách kinh tế của cả nước đã tồn tại suốt 30 năm trước. Đặc biệt là hoạt
động của các đặc khu kinh tế chủ yếu dựa vào điều tiết thị trường, chịu sự chi
phối trực tiếp của thị trường thế giới, sự phát triển của đặc khu kinh tế chủ yếu
dựa vào thu hút, sử dụng vốn nước ngoài, thương nhân nước ngoài đầu tư vào
các đặc khu kinh tế được hưởng nhiều ưu đãi...
* Một số đặc khu kinh tế trên thế giới:
- Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến: Đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc,
xây dựng đầu năm 1979, năm 1988 diện tích của Thẩm Quyến: 327,5 Km2, trước
đây vốn là làng chài nghèo xơ xác và hẻo lánh, nằm ở phía Đông – Nam tỉnh
Quảng Đông và phía đông của sông Châu Giang. Dân số Thẩm Quyến trước khi
thành lập đặc khu là: 20.000 người sống dưới mức nghèo khổ. Hiện nay khoảng
3 triệu người. Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, khách sạn, các khu văn hoá...
mọc lên san sát. Thẩm Quyến hiện nay là thành phố nổi tiếng, nơi thu hút đầu tư
nước ngoài hấp dẫn.
- Đặc khu kinh tế chu hải: Diện tích ban đầu là 15,16 Km 2 (sau mở rộng
tới 121 Km2) , nằm ở phía Nam thành phố Chu Hải và phía Đông Nam tỉnh
Quảng Đông, tả ngạn sông Châu Giang.
- Đăc khu kinh tế Sán Đầu: Được chia thành 2 vùng: Đông Sán Đầu 22,6
Km2 dùng để phát triển khu công nghiệp gia công tổng hợp và mở rộng kỹ thuật
nông nghiệp tiên tiến. Vùng bán đảo Quảng Ao (phía Đông nam Sán Đầu), rộng
30 Km2 chủ yéu phục vụ công nghiệp hoá dầu.
- Đặc khu kinh tế Hạ Môn: Năm 1985 Quốc vụ viện Trung Quốc thực
hiện chính sách cảng tự do đối với Hạ Môn, diện tích 131 Km 2, nằm ở phía
Đông nam thành phố Hạ Môn (đảo lớn thứ 4 của tỉnh Phúc Kiến – một hải cảng
ở phía Đông nam Trung Quốc), có tới 70.000 dân.
- Đặc khu kinh tế Hải Nam: Thành lập năm 1980, là đặc khu kinh tế lớn
nhất Trung Quốc, diện tích 34,000 Km 2. Có vai trò chiến lược quan trọng trong
công cuộc mở cửa của Trung Quốc. Là hòn đảo lớn thứ 2 của Trung Quốc (sau
Đài Loan). Có đường biển gần nhất với Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương và
Nam Á.
* Đánh giá các đặc khu kinh tế của Trung Quốc:
- UNCTAD: “So với các khu chế xuất khác trên thế giới, các đặc khu kinh
tế của Trung Quốc được xây dựng tương đối thành công”. Tuy rằng Trung Quốc
được xây dựng muộn hơn so với các nước khác, với ưu thế của “kẻ đi sau” nhờ
đó rút kinh nghiệm, cộng với sự quyết tâm cao và sự táo bạo của chính phủ và
nhân dân nên Trung Quốc đã đạt được những thành công đáng kể.
- Tạp chí khoa học xã hội Quảng Đông” Các đặc khu kinh tế hết sức nổi
bật có nhiều cái “nhất”: Tốc độ phát triển nhanh nhất; sử dụng vốn nước ngoài
tập trung nhiều nhất; xí nghiệp liên doanh dày đặc nhất; khả năng xuất khẩu
ngoại tệ nhanh nhất; phạm vi liên hệ kinh tế nội địa rộng nhất; mức độ điều tiết
của thọi trường lớn nhất...
5. Khu công nghệ kỹ thuật cao
a. Quan niệm: Khu kinh tế – kỹ thuật đa chức năng; có ranh giới xác định;
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ cao; sản xuất – kinh doanh công nghệ cao.
b. Cần thiết phát triển khu kỹ thuật công nghệ cao
– Do yêu cầu toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi các sản phẩm phải có sức cạnh
tranh cao. Như vậy hàng hoá phải có chất lượng cao và giá rẻ. Chỉ có phát triển
Công nghệ cao mới thoả mãn yêu cầu này, vì lợi thế so sánh động, do con người
tạo ra.
- Khu công nghệ cao ra đời đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực công nghệ
cao và sản xuất – kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Nghị định 99/2003/NĐ - CP của Chính phủ quy định: Công nghệ cao là
công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có
khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và
giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch
vụ mới có hiệu quả kinh tế – xã hội cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế
– xã hội và an ninh – quốc phòng; sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm được
tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao.
c. Các lĩnh vực công nghệ cao được chú ý ở khu công nghệ cao
- Công nghệ tin học – thông tin liên lạc viễn thông – máy tính (IT): phù
hợp với xu hướng đầu tư quốc tế của các nước có nền công nghệ tiên tiến. Có
nhiều khả năng phát triển ở nội địa do tính “compact” (tính tinh gọn) của nó.
Ngoài ra lĩnh vực IT còn cho phép thắt chặt mối liên hợp giữa ngành công
nghiệp chế tạo máy cơ bản với phần mềm máy tính.
- Phần mềm máy tính: vốn đầu tư nhỏ; phù hợp với xu hướng đầu tư của
thế giới là tăng thêm mối liên kết giữa sản xuất công nghiệp với công nghệ
thông tin.
- Cơ học điện tử: có liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực IT. Nâng cao độ chính
xác và tăng năng suất lao động của các ngành chế tạo.
- Công nghệ sinh học: Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp;
nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành công nghiệp thực phẩm và hoá dược.
- Vật liệu mới và năng lượng mới: hai lĩnh vực này quan hệ chặt chẽ
nhau, có ảnh hưởng đến các ngành công nghệ cao.
d. Lộ trình phát triển các ngành công nghệ cao: Chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Các ngành công nghệ cao dạng kết hợp sẽ do các doanh
nghiệp FDI thực hiện (công nghệ được nhập khẩu nhanh chóng từ các nhà đầu
tư nước ngoài). Trong khi đó nền móng của các ngành công nghiệp phần mềm se
được tăng cường (các nhà đầu tư tiến hành cải tiến công nghệ đã được chuyển
giao – quá trình thích ứng và địa phương hoá sản phẩm.
Giai đoạn 2: Việc sản xuất các bộ phận rời và các linh kiện diễn ra trong
giai đoạn trung bình. Tiếp theo là quá trình phát triển sản phẩm và các sản phẩm
cải tiến.
Giai đoạn 3: Phát triển công nghệ cao gốc và các sản phẩm được thực
hiện tại các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao.
6. Tình hình phát triển các khu kinh tế ở Việt Nam
a. Khả năng phát triển khu chế xuất- khu công nghiệp ở Việt Nam
* Về mặt quản lý Nhà nước:
- Điều kiện chính trị – xã hội trong nước ổn định, tạo tâm lý an toàn với
các nhà đầu tư.
- Giá thuê đất hạ, dịch vụ tốt.
- Thủ tục hành chính có nhiều cải thiện theo hướng đơn giản, tiện lợi,
nhanh chóng và có chất lượng..
* Khả năng và chất lượng:
- Vị trí thuận lợi: Việt Nam nằm ở bán đảo gần như trung tâm Đông Nam
Á, có thể sử dụng đường biển và đường bộ đi mọi nơi trên Thế Giới.
- Quy mô lãnh thổ tương đối lớn: Xếp hạng thứ 50/191 quốc gia trên thế
giới.
- Có tiềm năng xây dựng được nhiều cầu cảng, cầu tầu tầm cỡ quốc tế từ
Cam Ranh – Nha Trang tới Vũng Tầu có thể xây dựng được những cảng có thể
tiếp nhận được tầu 50.000 tấn đến 500.000 tấn. Những cảng và cầu tầu nằm trên
tuyến đường hàng hải chính đi từ các nước Nhật, Nga, Hàn Quốc, Hồng Công,
Trung Quốc...giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu
Âu..
- Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào (trên 50% dân số trong độ tuổi
lao động) với đặc tính chịu khó, cần cù, ham học hỏi, tiếp thu nhanh. Cán bộ
khoa học kỹ thuật vững mạnh, giầu chất xám.
- Tiềm năng điện lực lớn: Có nhiều nhà máy điện công suất lớn. Đặc biệt
Trung tâm điện lực Phú Mỹ có tổng công suất 3.880 MW gồm 8 nhà máy đã
hoàn thành xong vào đầu năm 2005.
b. Một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở Việt Nam.
* Khu thương mại tự do Lao Bảo:
Ngày 7/4/1994 hai Chính Phủ Việt Nam và Lào đã ký hiệp định hợp tác
kinh tế – văn hoá - khoa học kỹ thuật, trong đó có chủ trương xây dựng khu
thương mại tự do ở cửa khẩu Lao Bảo - Đen Sa Vẳn.
Tháng 12/1998 dự án khu thương mại Lao Bảo đã được chính phủ Việt
Nam phê duyệt, với diện tích xây dựng 15.000ha.
Một số chính sách ưu đãi áp dụng trong khu thương mại Lao Bảo: Miễ
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu hoạt động; hàng hoá có xuất xứ từ
nội địa và hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu thương mại Lao Bảo được
miễn thuế; hàng hoá nhập khẩu từ khu thương mại Lao Bảo vào thị trường nội
địa được giảm 10% thuế nhập khẩu hiện hành; hàng hoá sản xuất tại Lào được
giảm 50% thuế nhập khẩu; hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất gia công, tái
chế, lắp ráp tại khu thương mại Lao Bảo khi xuất khẩu được miễn thuế.
* Khu kinh tế mở Chu Lai.
Được xây dựng ngày 10/07/1999, do khu vực này có đủ điều kiện về
cảng, biển, sân bay, đường bộ...và các yếu tố địa lý khác. Nội dung chủ yếu là
xây dựng cảng biển và khu thương mại tự do đạt tiêu chuẩn quốc tế và được vạn
hành theo một cơ chế đặc biệt do trung ương quy định.
Vị trí: thuộc vùng đất phía đông huyện Núi Thành, thị xã Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
Mục tiêu xây dựng:
- Thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài,
đi đôi với tăng cường khuyến khích đầu tư trong nước, tạo ra động lực và chất
lượng phát triển mới cho nền kinh tế.
- Thí điểm thực hiện các cơ chế, chính sách mới trước khi nhân rộng ra cả
nước theo hướng giảm bớt sự can thiệp của Nhà Nước, tạo môi trường tự do tối
đa cho các nhà đầu tư nhưng vẫn giữ được vai trò của Nhà Nước trong điều
chỉnh kinh tế ở tầm vĩ mô.
- Thu hút lao động, tạo việc làm kết hợp với việc thực hiện quy hoạch
tổng thể đô thị mới làm cho việc chuẩn bị và cải tạo các vùng kinh tế khác trên
cả nước; là cửa ngõ, trung tâm giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng trong
nước và giao lưu quốc tế, là cầu nối quan trọng giữa các nhà đầu tư, các đơn vị
sản xuất kinh doanh trong nước với cả nền kinh tế của đất nước và với thế giới
bên ngoài.
- Là điểm tựa thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung, trong đó có tỉnh
Quảng Nam.
Khu kinh tế mở Chu Lai giai đoạn 1 rộng 9.700ha gồm những phân khu
chức năng:
- 3 khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Nghĩa.
- Khu thương mại tự do.
- Khu cảng biển, dịch vụ cảng với kho ngoại quan Kỳ Hà.
- Khu sân bay Chu Lai.
- Các khu đô thị – dịch vụ Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Nghĩa.
- Khu du lịch – thể thao.
Những ưu đãi đầu tư được áp dụng ở khu kinh tế mở Chu Lai:
+ Nhà đầu tư được giao đất tối đa 70 năm không thu tiền sử dụng đất và
được thực hiện đầy đủ các quyền trên diện tích được thuê.
+ Nhà đầu tư được đầu tư các loại hình kinh doanh và được thế chấp
quyền sử dụng vốn để vay vốn ngân hàng.
+ Áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% và thuế suất thu
nhập doanh nghiệp 10% cho mọi đối tượng thu thuế.
+ Miễn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài .
+ Về thuế xuất nhập cảnh, cư trú và lao động: nhà đầu tư được cùng gia
đình cư trú trong khu kinh tế mở Chu Lai được cấp thị thực nhập cảnh tối đa 3
năm, được nhập khẩu miễn thuế các trang bị phục vụ sinh hoạt cá nhân và gia
đình.
* Khu kinh tế Dung Quất
Ngày 09/10/1994 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 658/TTG về dự
án xây dựng khu công nghiệp Dung Quất (đặt tại địa bàn huyện Bình Sơn – tỉnh
Quảng Ngãi), với tổng diện tích 14.000 ha. Tuy nhiên do quy mô hoạt động lớn,
sự đa dạng về ngành nghề hoạt động và sự thành công của nó đòi hỏi nhiều công
sức của nhiều người, nhiều đơn vị có liên quan, nên khu công nghiệp Dung Quất
đã được mở rộng diện tích lên 20. 000 ha và Chính phủ đã phê duyệt chuyển khu
công nghiệp Dung Quất thành khu kinh tế Dung Quất. Các nhà đầu tư sẽ được
hưởng chính sách ưu đãi như khu kinh tế mở Chu Lai.
Nơi đây được coi là trung tâm kinh tế của miền Trung với những phân
khu chức năng và các công trình hiện đại:
- Khu thương mại tự do (phi thuế quan)
- Khu dân cư và chuyên gia đô thị mới Vạn Tường.
- Trung tâm lọc hoá dầu Việt Nam.
- Cảng Dung Quất có nhiệm vụ phục vụ công nghiệp lọc hoá dầu và
những sản phẩm ngoài dầu, phục vụ công nghiệp luyện thép, đồng thời còn làm
nhiệm vụ của cảng thương mại quốc tế.
- Sân bay quốc tế Chu Lai.
- Hệ thống cung cấp nước cho khu kinh tế được xây dựng theo hình thức
BOT...
* Một số tồn tại trong khu chế xuất khu công nghiệp:
- Công tác quy hoạch phát triển còn thiếu đồng bộ
+ Phân bổ các khu công nghiệp, khu chế xuất giữa các vùng còn bất hợp
lý như: thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở cùng một vùng,
trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế hoặc không phát huy được hiệu quả
của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các khu công
nghiệp.
+ Giữa công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa gắn với
nhau. Nhiều quy hoạch được duyệt, thậm chí đã đi vào xây dựng kết cấ hạ tầng
vẫn bị địa phương thay đổi quy hoạch về diện tích, ranh giới.
- Tình trạng tự phát trong việc thu hút vốn đầu tư còn diễn ra phổ biến
+ Các địa phương ganh đua, cạnh tranh để thu hút các nguồn vốn đầu tư.
+ Nhiều địa phương đã ban hành những ưu đãi riêng nhằm thu hút vốn
- Còn thiếu lao động có trình độ cao
+ Hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có khu công nghiệp, khu
chế xuất, chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không quen với môi trường
lao động công nghiệp, khu chế xuất. Số lao động có trình độ đại học và trên đại
học trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động,
công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm 31%, lao động giản đơn chiếm 60%.
- Quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế.
- Tình trạng thiếu đất sản xuất cho đại bộ phận nông dân do đầu tư tràn
lan, dẫn đến đời sống khó khăn.
- Xuất hiện nhiều vấn đề xã hội bức xúc xung quanh các khu công nghiệp,
khu chế xuất.
+ Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất không hài hoà với phát
triển các công trình xã hội (nhà ở, các công trình giáo dục, y tế...)
+ Vấn đề môi trường trong và xung quanh khu công nghiệp, khu chế xuất
cũng đang đặt ra và cần được giải quyết.
+ Công nhân tổ chức đình công đòi tăng lương.
c. Khu công nghệ cao ở Việt Nam
* Mục tiêu xây dựng khu công nghệ cao ở Việt Nam:
- Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công
nghệ cao của đất nước.
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn,
công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước, góp phần xây dựng
các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt
đối với vùng kinh tế trọng điểm.
- Tạo điều kiện gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu, phát triển công nghệ cao
với sản xuất, dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao và thương mại công nghệ cao..
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và
sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
* Một số khu công nghệ cao ở Việt Nam;
- Khu công nghệ cao Hoà Lạc
+ Ngày thành lập: 12/10/1998. Đây là khu công nghệ cao đầu tiên của
Việt Nam, do bộ khoa học – công nghệ và môi trường thiết lập với sự trợ giúp
của tổ chớc hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
+ Vị trí: Tại huyện Thạch Thất, Hà Tây, với 1.650 ha, chia thành 6 khu
chức năng: Nghiên cứu triển khai; khu công nghiệp công nghệ cao; khu trung
tâm hợp tác công nghệ; khu huấn luyện; khu nhà ở; khu hành chính. Giai đoạn 1
(1998 – 2005) xây dựng 796 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 420 triệu USD.
+ Những ưu đãi: Được hưởng những ưu đãi đặc cách nhất. Ngoài những
ưu đãi chung như đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp
cao Hoà Lạc còn được hưởng những ưu đãi bổ sung khác như: miễn thuế giá trị
gia tăng cho vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được; miễn thuế xuất,
nhập đối với các sản phẩm phần mềm tin học; kinh phí đền bù, giải phóng mặt
bằng do nhà nước chịu trách nhiệm. Đối với trường hợp mở rộng đầu tư, thời
hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng thêm 5 năm nữa; giảm 50% tiền
thuê đất cho doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng; các cá nhân làm việc trong
khu công nghệ cao Hoà Lạc có thu nhập cao được giảm 50% thuế thu nhập so
với quy định hiện hành; người làm việc trong khu công nghiệp Hoà Lạc được
quyền cư trú tại đây.
- Khu công nghệ cao tp Hồ Chí Minh
+ Ngày thành lập: Năm 1992, với tổng diện tích 804 ha, chia thành 2 giai
đoạn xây dựng: 300 ha giai đoạn 1 và 504 ha giai đoạn 2. Có nhiều khu chức
năng: Khu sản xuất công nghệ cao; cơ sở nghiên cứu, đào tạo; khu quản lý dịch
vụ công nghệ cao; khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối; bãi đỗ xe.
+ Có 4 ngành mũi nhọn: Điện tử; công nghệ thông tin, viễn thông; công
nghệ sinh học và ứng dụng vào nông nghiệp, dược phẩm, y học và môi trường;
cơ khí chính xác, tự động hoá; vật liệu mới và năng lượng sạch. Trong đó đặc
biệt khuyến khích đầu tư vào ngành điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông và
công nghệ sinh học và ứng dụng vào nông nghiệp, dược phẩm, y học và môi
trường.
+ Vị trí: Gần như nằm giữa 45 khu công nghiệp – khu chế xuất của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt là khu công nghệ cao cách trường đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh khoảng 2 Km.
+ Những ưu đãi: áp dụng thuế suất 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong
suốt thời gian thực hiện dự án. Miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế
và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Người nước ngoài, người
Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư tại khu công nghệ
cao và các thành viên của gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh và có giá
trị sử dụng nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc tại khu công
nghệ cao; Được hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi
trực tiếp xuất khẩu sản phẩm và được áp dụng quy chế thưởng xuất khẩu theo
quy định của pháp luật.
* Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong phát triển các khu công
nghệ cao
Về khu CNC đa chức năng có Khu CNC Hoà Lạc và Khu CNC Thành
phố Hồ Chí Minh.
Về khu (công viên, trung tâm) phần mềm, hiện có hơn 10 khu đang hoạt
động, tập trung ở một số thành phố lớn như Công viên phần mềm Quang Trung,
Trung tâm Công nghệ phần mềm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công nghệ
phần mềm Cần Thơ, Trung tâm công nghệ phần mềm Hải Phòng, Khu công
nghệ phần mềm Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công
nghệ phần mềm Hà Nội.
Về khu Nông nghiệp ứng dụng CNC có hơn 10 khu ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Lạt, Ninh Thuận…
Từ thực tế phát triển khu CNC ở nước ta trong thời gian vừa qua, tham
khảo kinh nghiệm thế giới, có thể rút ra một số vấn đề lớn mà Việt Nam cần
quan tâm sau đây:
Một là: Cần nghiên cứu, tìm kiếm mô hình khu công nghệ cao phù hợp
Quá trình tiến hành xây dựng khu CNC ở nước ta vừa qua cho thấy cần
phải giải quyết những vấn đề cơ bản, nhất là việc xây dựng mô hình khu CNC
phù hợp.
Với khu CNC Hoà Lạc một trong những lý do khiến nhiều năm qua khu
Hoà Lạc trì trệ, không phát triển được là do chúng ta chưa có mô hình nào về
khu CNC. Về cơ bản mới là san lấp mặt bằng, làm đường sá, hạ tầng xong rồi
mời người ta vào, cứ công nghiệp thì cho vào.
Hai là: Cần chú trọng vấn đề lựa chọn địa điểm
Khu CNC phải được gần các thành phố lớn, tập trung nhiều tổ chức
nghiên cứu - phát triển, đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
CNC. Trong khi đó, địa điểm triển khai khu CNC Hoà Lạc là một bất lợi.
Trái với Khu CNC Hoà Lạc, nhiều phân tích đã gắn việc triển khai có
phần thuận lợi hơn của Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh với sự lựa chọn vị trí chỉ
cách trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
khoảng 15 km, nằm ở giữa 43 khu công nghiệp và khu chế xuất, gần Đại học
Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu công nghệ.
Ba là: Phát huy vai trò của chính quyền địa phương
Quá trình triển khai xây dựng dự án Khu CNC Hoà Lạc đã gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng và phân công, phân cấp trách
nhiệm và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
Bốn là: Vấn đề thu hút FDI
Thành công của Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh có liên quan chặt chẽ với thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tài liệu tham khảo.
1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại.
Nxb CTQG, H.1996.
2. Văn kiện Đại hội Đảng khoá VIII, IX, X, XI Nxb CTQG, H.1996,
2001, 2006 , 2011 Nxb CTQG,.
3. Kinh tế đối ngoại - những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nxb
Lao động - xã hội và Thống kê năm 2006.
4. Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, h. 2008.
5. Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta – một số vấn đề đặt
ra. Tạp chí cộng sản số 13 tháng 7 năm 2006.
Câu hỏi ôn tập
1. Đánh giá tình hình phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt
Nam. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển mạnh các khu công
nghiệp, khu chế xuất?
2. So sánh khu công nghiệp tập trung với khu chế xuất?
3. Thành tựu và hạn chế thu hút vốn đầu tư trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất?