Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án sunfuro hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.39 KB, 7 trang )

Giáo viên hướng dẫn: Lê Việt Hùng
Người soạn: Ngô Lan Hương
Ngày soạn

Dạy

Lớp
Ngày
Tiết
CHỦ ĐỀ 16. LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Tiết 68. Bài 44: LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức:
- Học sinh biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng,
phương pháp điều chế SO2.
- Học sinh hiểu: Nguyên nhân tính khử oxi hóa, khử: SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa
có tính khử).
b. Kỹ năng
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của SO3.
- Giải bài tập liên quan đến chúng, bài tập về oxit axit tác dụng với dung dịch
kiềm.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2. Phân biệt được
chúng với các khí đã biết.
c. Trọng tâm
- Tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần học tập:
- Trung thực, tự trọng.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự


nhiên
b. Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán.
c. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên : Máy chiếu, video hình ảnh, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung ôn tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Trực quan : thí nghiệm trên video hình ảnh và thí nghiệm giáo viên làm.
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật công não.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài 1: Dựa vào cấu hình obitan hãy giải thích số oxi hóa +4 của lưu huỳnh và cho
ví dụ minh họa.
Đáp án: Ở trạng thái kích thích 1, lưu huỳnh có 4e độc thân ở các phân lớp 3p và
3d vì vậy lưu huỳnh dễ dàng cho đi 4e này để có số oxi hóa là +4
VD: SO2
2. Vào bài: Dựa vào nội dung kiểm tra bài cũ, đưa ra lời dẫn vào bài.
3. Nội dung bài giảng:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
Thời gian: 3 phút
Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo phân tử của SO2
GV: Yêu cầu HS vẽ công thức cấu tạo của HS: Vẽ CTCT của lưu huỳnh đioxit
lưu huỳnh đioxit
GV: Dựa vào cấu tạo hãy dự đoán tính chất HS: SO2 có 4 liên kết cộng hóa trị có
có thể có của lưu huỳnh đioxit.
cực nghiêng về phía oxi có độ âm
GV bổ sung: SO2 được gọi là lưu huỳnh điện lớn vì thế SO2 có thể tan trong
dioxit hay khí sunfurơ
những dung môi phân cực như H2O.
Trong phân tử SO2 lưu huỳnh mang
số oxi hóa là +4 là một số oxi hóa
trung gian của lưu huỳnh vì vậy SO2
vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Kết luận: SO2 có 4 liên kết cộng hóa trị có cực của nguyên tử S với nguyên tử O.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
Thời gian:5 phút
Mục tiêu: Nắm được tính chất vật lí của hidro sunfua
- GV cung cấp: lưu huỳnh đioxit là khí HS: lắng nghe và ghi chép.


không màu, có mùi hắc, tan nhiều trong
nước và là khí rất độc( gây viêm đường hô
hấp).
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
Thời gian: 20 phút
Mục tiêu: - Nắm được tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Áp dụng vào giải các bài tập hóa học
GV cung cấp: SO2 tan trong nước tạo dd HS:
axit yếu (mạnh hơn H2S và H2CO3), không - SO2 + Oxit bazơ → muối
- SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối
bền gọi là axit sunfurơ.
trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất
SO2 + H2O
H2SO3
tham gia.
SO2 là oxit axit hãy nêu tính chất hóa học
của oxit axit.
NaOH + SO2 → NaHSO3
(1)
Natri hidro sunfit
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O (2)
Natri sunfit

Đặt: T =
- Nếu T < 1 → sp NaHSO3 và SO2 dư.
- Nếu T=1 → sp NaHSO3
- Nếu 1- Nếu T = 2 → sp Na2SO3
- Nếu T>2 → sp Na2SO3 và NaOH dư.

GV: Giải thích sự tạo thành 2 muối của
HS: SO2 trong dung dich H2O tạo
SO2
thành H2SO3 và là axit 2 lần axit phân
li ra 2 nấc H vì vậy có thể tạo nên 2
GV: Cho HS xem một số video minh họa loại muối.

phản ứng của SO2 yêu cầu HS viết phương + 2 +2H2O → 2H +
trình phản ứng và nêu tính chất của SO2  SO2 là chất khử.
SO2 + 2H2 3↓ + 2H2O
trong các phương trình trên.
 SO2 là chất oxi hóa

HS: SO2 và CO2 đều có tính oxi hóa
GV: SO2 và CO2 đều có số oxi hóa là +4 nhưng SO còn có tính khử vì có thể
2
chúng có điểm giống và khác gì nhau. Viết lên số oxi hóa là +6 còn số oxi hóa
PTPƯ minh họa.
của C lớn nhất là +4 vì vậy CO 2
không có tính khử.


VD: Mg + SO2  S + MgO
Mg + CO2  C + MgO
+
2 +2H2O → 2H + (pư phân biệt
CO2 và SO2)

Kết luận: SO2 có tính axit yếu và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Hoạt động 4: Chất gây ô nhiễm
Thời gian: 3 phút
Mục tiêu: - Nắm được sự ảnh hưởng của SO2 tới sức khỏe và môi trường.
HS: lắng nghe và ghi chép
GV cung cấp: SO được sinh ra quá trình
2

đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch và tạo

nên mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường và sức khỏe con người.
Hoạt động 5: Ứng dụng và điều chế
Thời gian: 5 phút
Mục tiêu: - Biết được ứng dụng của SO2 trong đời sống.
- Nắm được các phương pháp điều chế SO2
GV cung cấp: - SO2 tẩy trắng giấy, bột HS: lắng nghe và ghi chép
giấy, là một chất trung gian để sản xuất
H2SO4, chống nấm mốc cho lương thực,
thực phẩm.
- Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2O + SO2
- Trong công nghiệp: đốt S hoặc đốt quặng
pyrit sắt
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Kết luận: - SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và là một oxit axit.
4. Củng cố kiến thức và kết thúc bài học:
- Trọng tâm: Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit.

- Bài tập củng cố:
Câu 1: Mưa axit được sinh ra do những khí thải công nghiệp nhưng không được xử
lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây?


A. SO2, H2S
B.H2S, Cl2
C. NO2, SO2
D.CO2, SO2
Đáp án: C
Câu 2: Để phân biệt các khí CO2, O2, SO2 người ta dùng thuốc thử là?

A. Nước vôi trong
B. Dung dịch Br2
C. Dung dịch KMnO4
D. A và B
Đáp án: D
Câu 3 Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + Br2 + H2O  2HBr + H2SO4
(2) SO2 + NaOH  NaHSO3
(3) SO2 + CaO  CaSO3
(4) SO2 + 2H2S  3S + 2H2O
A. 1,2,4
B. 1,4
C. 4
D.1
Đáp án: D
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
(1) FeCO3 + H2SO4đn  X + Y +…
(2) NaHCO3 + KHSO4  X + …
(3) Cu + HNO3đn  Z + …
(4) FeS + H2SO4(l)  G + …
(5) NH4NO3
(6) AgNO3

H+…
I + Z + ….

X, Y, Z, G, H, I, là các chất khí. Số chất khí tác dụng được với NaOH là:

A. 6
B. 3

C. 4
D. 5
Đáp án: C
Câu 5: X là chất:
(1) Ở nhiệt độ thường là chất khí nặng hơn không khí.
(2) Làm mất màu thuốc tím
(3) Tạo kết tủa trắng với Ba(OH)2
Vậy X là:
A. NO2
B. SO2
C. CO2
D. H2S
Đáp án: B
Câu 6: CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất người ta cần sục vào dung
dịch dư:
A. Br2
B. Ba(OH)2
C. Ca(OH)2
D. NaOH


Đáp án: A
Câu 7: Cho dãy biến hóa: X  Y  Z  T  Na2SO4
X, Y, Z, T có thể là:
A. S, SO2, SO3, NaHSO4
B. Tất cả đều đúng
C. FeS2, SO2, SO3, H2SO4
D. FeS, SO2, SO3, NaHSO4
Đáp án: B
Câu 8: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O  A + HCl

A là:
A.H2SO4
B. H2SO3
C. H2S
D. SO3
Đáp án: A
5. Hướng dẫn tự rèn luyện
- Học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới.
V. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
VI. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×