Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.03 KB, 33 trang )

MÔN CÁC CHUYÊN ĐỀ BÁO CHÍ
Đề bài 1: Anh (chị) hãy khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông
tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí. Thời gian khảo sát : Tối thiểu 3
tháng. Không giới hạn tối đa thời gian khảo sát.

BÀI LÀM
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn tờ báo khảo sát
Báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là báo Tuổi trẻ) là tờ báo in có
lượng tia-ra gần như đứng số 1. Chỉ tính riêng trang Tuổi trẻ Online (TTO)
cũng có tới 2 triệu lượt truy cập/ngày. Kể cả với tờ báo in hay trang điện tử,
báo Tuổi trẻ đều dành “đất”, “phần” cho các phản hồi của bạn đọc. Ngoài ra,
báo còn có đường dây nóng, email… để thường xuyên cập nhật ý kiến độc
giả. Có thể nói, việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc của báo Tuổi
trẻ chu đáo và khoa học. Bên cạnh đó, khi liên hệ khảo sát với báo Tuổi trẻ
thì nhà báo phụ trách đã cung cấp cho người viết những số liệu cụ thể về
một chiến dịch truyền thông cụ thể mà sự tương tác giữa bạn đọc và tòa
soạn hiệu quả nhất. Đó là chiến dịch truyền thông sự kiện nhật ký Nguyễn
Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm do báo Tuổi trẻ tổ chức.
Nhà báo Bùi Thanh- Tổng phụ trách chiến dịch truyền thông chia sẻ: “
Khi tổ chức chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và
Đặng Thuỳ Trâm của Báo Tuổi trẻ đã nhận được nhiều thư phản hồi của độc
giả bày tỏ sự xúc động mạnh mẽ. Những người làm báo Tuổi trẻ đã cảm nhận
được một làn sóng yêu thích nhật kí chiến tranh trong công chúng đặc biệt là
giới trẻ. Nhìn lại thành công của hai cuốn nhật ký về số lượng phát hành cũng
như hiệu quả xã hội, có thể nhận thấy vai trò đóng góp rất lớn của các cơ


quan báo chí, truyền thông và không thể không kể đến là sự phản hồi, tương
tác với bạn đọc”.
Trên thực tế thì trước Tuổi trẻ, cũng đã có một số tờ báo giới thiệu


nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” nhưng không thực sự gây chú ý. Thành công
của báo Tuổi trẻ có được không phải chỉ nhờ đơn thuần trích đăng những
dòng nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm mà Tuổi trẻ còn tổ
chức cả một chiến dịch tuyên truyền, vận động sâu rộng trong đông đảo quần
chúng nhân dân trong nhiều tháng liên tiếp, tạo thành một dòng chảy thông
tin liên tục và mạnh mẽ, có sức lôi cuốn toàn xã hội.
Rõ ràng, để có được thành công đó, ngoài những kiến thức và kỹ năng
tổ chức và thực hiện chiến dịch truyền thông là yêu cầu cơ bản nhất thì việc
phản hồi của bạn đọc với cơ quan báo chí cũng góp phần tạo nên hiệu quả cho
chiến dịch này. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích việc tổ chức thực hiện
chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 6 đến tháng 12) để hiểu hơn thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin
phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN
THÔNG SỰ KIỆN CỦA BÁO TUỔI TRẺ
1.1 Tuổi trẻ với chiến dịch truyền thông về sự kiện Nhật ký Mãi
mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm
1.1.1 Vài nét về báo tuổi trẻ
Ra mắt ngày 2-9-1975, Tuổi trẻ, cơ quan ngôn luận của Thành Đoàn
TP. Hồ Chí Minh, kế tục sự nghiệp báo chí của phong trào thanh niên yêu
nước từ những ngày thành phố còn bị chiếm đóng. Chọn cái tên Tuổi trẻ,
những người sáng lập muốn tờ báo tự thể hiện mình như tiếng nói của những
con người biết dấn thân vì điều ngay lẽ phải. Trẻ trước hết ở tính lí tưởng,
lòng trung thực, khả năng nhạy cảm với cái mới. Trẻ ở tính năng động, sáng
tạo, nhanh nhạy kịp thời. Trẻ cũng có nghĩa là hướng đến một trình độ chuyên
nghiệp ngày càng cao, biết vượt qua chính mình để phúc đáp những đòi hỏi

của học.
Số báo đầu tiên với măng sét Tuổi trẻ được phát hành với số lượng rất
thấp: khoảng 5000 bản/tuần, đến năm 1980 mới lên 12000 bản/tuần. Báo in
theo chỉ tiêu giấy nên cũng được phát hành theo phương thức phân phối cho
các cơ sở đoàn theo chỉ tiêu, mỗi chi đoàn 1-5 tờ. Đến đầu năm 1987, báo
được phát hành rộng rãi cho mọi người đọc, không giới hạn số lượng và
thông qua 2 ngõ: Hệ thống đoàn và các đại lí để từ đó phân phối đến các điểm
bán báo, người bán báo dạo. Số lượng phát hành trên dưới 55.000 bản trên
ngày.
Đến nay, báo đã có 3 ấn phẩm và đạt được con số phát hành vào loại
cao nhất cả nước:


Báo tuổi trẻ hằng ngày (phát hành 7 kỳ/tuần): xấp xỉ 400.000
bản/ngày
Báo Tuổi trẻ cuối tuần (Phát hành sáng thứ 7 hàng tuần): 65.000 bản
Báo Tuổi trẻ cười (Phát hành 2 kì/tháng): 120.000 bản/kì
Ngoài báo in, Tuổi trẻ còn có báo điện tử trên mạng là Tuổi trẻ Online
(TTO) đứng thứ 3 về số lượng lượt người truy cập trong bảng xếp hạng tất cả
các website tiếng việt trên thế giới và so với các báo Online xuất phát từ báo
in, TTO luôn đứng vị trí số 1 với khoảng 2 triệu lượt truy cập/ngày.
Đến nay, Tuổi trẻ là đơn vị sự nghiệp có tổng số cán bộ phóng viên
lên đến hơn 300 người. Trụ sở báo được xây dựng khang trang bằng nguồn
vốn tự có tại 60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP HCM. Báo hiện đã
phát hành rộng rãi trên cả nước với 8 văn phòng đại diện và thường trú tại Hà
Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Cần Thơ.
1.1.2 Vài nét về hai cuốn nhật kí
Nhật kí Nguyễn Văn Thạc, tên xuất bản là Mãi mãi tuổi 20 là
“Chuyện đời” của một chàng trai hi sinh khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và
20 tuổi đời. Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc ghi lại những kỉ niệm buồn

vui, những xúc cảm tự nhiên trong suốt quãng thời gian huấn luyện tân binh.
Với một trái tim nhạy cảm, một đôi mắt xanh tươi, anh lính binh nhì
ấy nhìn những cánh đồng, những làng xóm trên đường đi với vẻ đẹp nên thơ
bằng những rung động tinh tế nhất. Những cảm xúc buồn vui xen lẫn trong
từng trang nhật kí nhưng tất cả đều toát lên một khát vọng sống, một lí tưởng
sống vì độc lập tự do của dân tộc.
Xuyên suốt cả cuốn nhật kí là tình yêu cháy bỏng và trong sáng anh
dành cho Như Anh, cô bạn gái học cùng phổ thông. Tình yêu đó như ngọn gió


thổi mát tâm hồn anh mỗi lúc tổn thương, như dòng sông tưới mát trái tim
anh mỗi khi mệt mỏi. và anh có một dự cảm kì lạ lời hẹn đúng 30/4/1975 hai
người sẽ gặp nhau để: “Thạc sẽ trả lời cho Như Anh câu hạnh phúc là gì”
Khác với Mãi mãi tuổi 20, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm bắt đầu từ khi
bác sĩ Thuỳ Trâm là việc tại bệnh xá trong rừng ở Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Cuốn nhật kí ấy có một số phận thật kì lạ, đi đúng nửa vòng trái đất rồi quay
về Việt Nam trong sự ngạc nhiên xen lẫn hạnh phúc. Frederic Whitehurs
(thường gọi là Fred)- người sĩ quan quân báo Mỹ trong thời kì tham chiến tại
Đức Phổ, Quảng Ngãi đã thư được cuốn nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm. Khi
ông đốt các tài liệu được coi là không có giá trị quân sự thì thượng sỹ Nguyễn
Trung Hiếu- người phiên dịch của Fred cầm cuốn nhật kí của chị Trâm lên và
nói: “Fred, đứng đốt cuốn sổ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi”. [18-72005, tr 9]. Mấy tháng sau như một định mệnh, Fred tiếp tục nhận được cuốn
nhật kí thứ hai của chị Trâm do Nguyễn Trung Hiếu mang về. Khi Fred rời
khỏi Việt Nam năm 1972, hai cuốn nhật kí của bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã
theo anh về Mỹ.
Trong nhiều năm, Fred và anh trai Rober Whitehurst (thường gọi là
Rob) đã miệt mài tìm kiếm gia đình Đặng Thuỳ Trâm. Và cuối cùng, thông
qua một nhà báo khá hiểu về Việt Nam, chiếc đĩa CD chứa bản sao cuốn nhật
kí đã đến tay những người ruột thịt của chị Trâm ở Việt Nam đúng vào dịp kỉ
niệm 30 thống nhất đất nước.

Những trang viết của Thuỳ Trâm khiến người đọc phải rơi lệ và quặn
đau theo từng nỗi đau của chị. Nhưng cũng thật kì lạ, trong mỗi nỗi buồn của
Thuỳ Trâm đều ánh lên tia hi vọng, chính những lúc chị thất vọng, chán
chường, người ta thấy sức sống và khát vọng của chị mạnh mẽ. Đặng Thuỳ
Trâm- cô gái Hà Nội bé nhỏ nhưng rất can trường, đầy nghị lực và trách
nhiệm, không chỉ là người thầy thuốc tận tình cứu chữa, mà còn là chỗ dựa


tinh thần cho bệnh nhân. Những trang nhật kí viết dở dừng lại ở cái ngày mà
bệnh xá bị lộ, chị cùng 2 người đồng đội quyết tâm ở lại chăm sóc bệnh nhân
và sẵn sàng chiến đấu nếu kẻ thù xuất hiện.
Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm đã phá vỡ
các kỉ lục về xuất bản sách ở nước ta. Tính đến đầu năm 2006, mỗi cuốn đã in
hơn 400.000 bản. Hai cuốn nhật kí này cũng được trao giải đặc biệt tại lễ trao
giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 1 diễn ra ngày 28-5-2006.
Đã có rất nhiều cuộc giao lưu, trò chuyện về hai cuốn nhật kí được tổ
chức khắp nơi. Gia đình liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã nhận được gần 100 bài
thơ và 10 bài hát do độc giả gửi tặng. Gia đình chị Trâm cũng đã nhận được
lời đề nghị đàm phán về việc dịch và xuất bản nhật kí Đặng Thuỳ Trâm sang
tiếng anh, trung quốc. Romania, Ý và Thái Lan. Một tập đoàn xuất bản lớn ở
châu Âu đã xin phép gia đình độc quyền xuất bản nhật kí Đặng Thuỳ Trâm
trên toàn châu Âu. Đặng Thuỳ Trâm sẽ còn xuất hiện sống động trên màn ảnh
qua một bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc nhận được lời đề nghị làm phim giáo dục từ điện ảnh quân đội. Chị
Trâm, Anh Thạc cũng là nguyên mẫu cho kịch bản phim mà nhà biên kịch
Hoàng Nhuận Cầm vừa hoàn thành.
1.2 Tổng quan về phản hồi bạn đọc với chiến dịch truyền thông
của báo Tuổi trẻ về sự kiện nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật kí
Đặng Thuỳ Trâm
Chiến dịch truyền thông về sự kiện hai cuốn nhật kí của chiến tranh

của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm tính bắt đầu từ khi giới
thiệu và khởi đăng các trích đoạn nhật kí mãi mãi tuổi 20( đầu tháng 6-2005)
cho đến hết loạt bài về hành trình sang Mỹ cùng gia đình của Thuỳ Trâm và
tìm lại người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu của PV Uyên Ly (cuối tháng 10
năm 2005). Thời gian 3 tháng cho một chiến dịch truyền thông lớn trên 1 tờ


báo là không quá dài nhưng cũng không ngắn. Tuổi trẻ cẩn có những hoạt
động đa dạng, phong phú thì mới hấp dẫn được độc giả theo dõi thường
xuyên suốt cả chiến dịch.
Khảo sát với 237 độc giả Tuổi trẻ, chỉ có 9,7% độc giả không để ý lắm
đến sự kiện này; 66.7% có theo dõi nhưng không liên tục và 23.6% theo dõi
liên tục, không bỏ sót bài nào. Về số lượng, có 73,4% bạn đọc cho rằng số
lượng bài viết trong chiến dịch truyền thông này là vừa phải; 16.9% cho là
quá nhiều và chỉ có 9,7% cho là quá ít. Về chất lượng, 26,2% độc giả đánh
giá các bài viết này rất tốt; 60.7% nhận xét là tốt; 12,7% cho rằng chất lượng
bình thường và chỉ có 0,4% độc giả đánh giá là kém.
Mở đầu bằng việc trích đăng nhật kí của anh tân binh Nguyễn Văn
Thạc và bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ đã dẫn dẫn dắt bạn đọc đi theo 1
tuyến bài rất hấp dẫn, những hoạt động rất có ý nghĩa của chiến dịch truyền
thông về hai cuốn nhật kí này. Sau khi đăng những đoạn trích của nhật kí
Nguyễn Văn Thạc, tuổi trẻ đã dừng ở đó mà không phát triển thêm sự kiện gì.
Bản thân một số người làm báo Tuổi trẻ cũng thừa nhận dường như khi ấy họ
đã bỏ qua cơ hội tổ chức một chiến dịch truyền thông . Tuy nhiên, thông qua
nhiều ý kiến phản hồi, xúc động của bạn đọc, tuổi trẻ đã bắt đầu cảm nhận
được hiệu ứng của cuốn nhật kí chiến tranh đó trong lòng bạn đọc.
Phải đến Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ mới thực sự chủ động tổ
chức thành một chiến dịch truyền thông. Gần như cùng lúc với việc trích đăng
cuốn Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ “tung ra” bài phỏng vấn TS. Vũ Minh
Khương (Đại học Harvard, Mỹ), mang tên cơ hội của Thánh Gióng về khát

vọng tuổi trẻ, sự khát khao cống hiến, sự trăn trở về sức mạnh và tương lai
của đất nước. Những trăn trở, suy nghĩ của TS. Vũ Minh Khương là nhịp cầu
kết nối lý tưởng sống cống hiến của các thế hệ anh Thạc, chị Trâm với khát
vọng của thế hệ trẻ hêm nay.


Đồng thời, Ban biên tập( BBT) cũng quyết định chuẩn bị và sẽ bắt
đầu mờ diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta sau khi đăng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
được một vài kì. Diễn đàn là nơi để bạn đọc, đặc biệt là những bạn đọc trẻ
bày tỏ cảm xúc về hai cuốn nhật kí và chia sẻ suy nghĩ về lí tưởng sống của
thanh niên và những việc làm thiết thực để cống hiến cho tổ quốc. Mặt khác,
biên tập viên Thuý Nga được giao “đặt hàng” một số cây bút, nhân vật để có
thể phát triển thêm nội dung sau khi nhật kí đã kết thúc. Tuổi trẻ cũng cử PV
về Quảng Ngãi để tìm lại những nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến
đấu với chị Trâm.
Tuổi trẻ đã tổ chức chuỗi các tuyến bài, các hoạt động liên tiếp nhau
tạo nên một chiến dịch truyền thông hoàn chỉnh về nhật kí của Nguyễn Văn
thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Không phải hoạt động nào cũng nằm trong kế
hoạch ban đầu của toà soạn, tuy nhiên người đọc vẫn nhận thấy có sự liên kết,
gắn kết giữa các hoạt động trong chiến dịch này. Với chiến dịch truyền thông
này, tập thể PV, BTV báo Tuổi trẻ đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen
của Trung Ương đoàn, thành đoàn TP.HCM, Bộ văn hoá-thông tin và đặc biệt
là Giải A Giải thưởng báo chí toàn quốc năm 2005 của hội nhà báo Việt Nam.
Các bài viết trong chiến dịch truyền thông nay còn được Tuổi trẻ đăng
tải lại trên Tuổi trẻ Online (TTO). Thậm chí, do điều kiện cho phép mà TTO
còn đăng tải những bài viết mà Tuổi trẻ ấn phẩm báo in không đủ đất để đăng.


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHẢN HỒI BẠN ĐỌC
QUA CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG.

Xử lí thông tin bạn đọc là một tương tác qua lại và theo chu trình, giai
đoạn truyền thông. Khi tòa soạn đưa thông tin vấn đề sẽ nhận được phản hồi
bạn đọc và từ những phản hồi đó tòa soạn sẽ có những xử lí tiếp theo cho chu
trình đó để phục vụ lại bạn đọc.
Nghiên cứu phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí chính là tìm
hiểu được sự tương tác, xử lí của cơ quan báo chí đó với những thông tin
phản hồi từ bạn đọc.
Với chiến dịch này, sự tương tác giữa tòa soạn báo Tuổi trẻ và bạn đọc
Tuổi trẻ có sự xen kẽ lẫn nhau nhưng vẫn độc lập vả bổ sung cho nhau tạo
nên thành công cho chiến dịch. Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu theo 3 khía
cạnh sau:
-Thứ 1: Những công việc, cách xử lí thuộc về cơ quan báo chí
-Thứ 2: Những phản hồi đến từ phía bạn đọc
-Thứ 3: Sự tương tác giữa cơ quan báo chí và bạn đọc
2.1 Tòa soạn báo Tuổi trẻ xử lí phản hồi bạn đọc
2.1.1 Tòa soạn đưa ra sự kiện để khởi đầu chiến dịch truyền thông
Đối với mỗi chiến dịch truyền thông, việc khẳng định với công chúng
đâu là “sự kiện quan trọng” là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng bởi có
đánh giá được sức hấp dẫn của sự kiện, lường trước được phản ứng của độc
giả thì mới có thể tổ chức một chiến dịch truyền thông thành công.
Tháng 4-2005, Nhật kí Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
được nhà văn Đặng Vương Hưng và Nxb Thanh niên giới thiệu rộng rãi trong
một cuộc họp báo tại Hà Nội. BBT báo Tuổi trẻ nhận thấy cuốn sách này phù


hợp với đối tượng độc giả chính của tờ báo là giới trẻ nên quyết định “đặt
hàng” tác giả Phạm Xuân Nguyên viết một bài “Điểm sách” và rút ra trang 1.
Đăng trong mục thời sự và suy nghĩ (số ngày 20-5-2005).
Hai tuần sau khi trích đăng nhật kí Mãi mãi tuổi 20, BBT nhận được
bài báo của một nhạc sĩ đang làm việc tại phòng trình bày báo Tuổi trẻ về một

cuốn nhật kí có số phận kì lạ, đó là nhật kí của một nữ bác sĩ Việt Cộng mang
tên Đặng Thuỳ Trâm do một sĩ quan mỹ tìm được và cất giữ suốt 35 năm, đi
nửa vòng trái đất rồi trở về Việt Nam. Sau khi làm xúc động rất nhiều người
Mỹ. Toà soạn quyết định gác bài viết đó lại và quyết tìm bằng được cuốn nhật
ký ấy.
Trước đó, PV Thu Hà (PV Văn hoá-văn nghệ Văn phòng Đại diện
Tuổi trẻ tại Hà Nội) đã tiếp xúc với người thực hiện cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ
Trâm. Nhà văn này đã đưa bản thảo cuốn nhật ký cho chị xem và góp ý. Đọc
xong bản thảo PV Thu Hà đã cảm nhận được sức sống của cuốn nhật ký. Chị
cũng tin tưởng rằng “chắc chắn sẽ là một cuốn sách bán chạy và được bạn đọc
yêu mến”. Chị đề xuất với toà soạn cho đăng một số trích đoạn Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm như đã từng làm với nhật ký của Nguyễn văn Thạc. Ban biên tập
rất mừng vì đã tìm được đúng cuốn nhật ký mà toà soạn đang cất công “săn
lùng” ấy. Cuộc “đàm phán” với công ty Văn hoá nhã Nam (đơn vị giữ bản
quyền phát hành Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm tại Việt Nam) để trích đăng nhật
ký này trên Tuổi trẻ được giao cho PV Thu Hà. Sau một vài khó khăn, cuối
cùng “đàm phán” cũng thành công.
Thị trường sách vào thời điểm giữa năm 2005 có khá nhiều cuốn nhật
ký chiến tranh nhưng Tuổi trẻ đã lựa chọn hai cuốn đó để phát triển thành
chiến dịch truyền thông. Cả hai nhật ký đều mang lại những rung động tinh
tế cho người đọc, nhưng lại ở hai góc độ khác nhau. Nếu như Mãi mãi tuổi
hai mươi là nhật ký của một anh tân binh trong đợt huấn luyện quân với cái


nhìn trong trẻo và lãng mạn về cuộc sống, những cảm nhận tinh tế về vùng
đất , con người mà anh đã đi qua thì Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm lại có cái khốc
liệt của chiến tranh, cái nội tâm giằng xé mãnh liệt của một người bác sỹ
trong chiến trường. Hai cuốn nhật ký mang lại cho độc độc giả những cung
bậc cảm xúc khác nhau nhưng lại thống nhất ở niềm tự hào dân tộc, khát vọng
tuổi trẻ nên việc lựa chọn cùng đăng trích đoạn của cả hai cuốn và gộp chung

vào thành một sự kiện để truyền thông là rất hợp lý.
Hơn thế nữa, như đã giới thiệu, cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm lại
có số phận rất kỳ lạ như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại chác chắn sẽ thu
hút sự quan tâm của độc giả.Vì vậy, Tuổi trẻ chọn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
cùng với nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi làm trung tâm cho chiến dịch truyền
thông này.
2.1.2 Xác định và phân tích đối tượng
Đối tượng độc giả chính của báo Tuổi trẻ là thanh niên, đặc biệt là
giới trí thức trẻ. NB Bùi Thanh, Tổng phụ trách chiến dịch truyền thông về
nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm khẳng định: ‘ Đối tượng chính
chiến dịch này nhắm vào là bạn đọc trẻ.”
Toà soạn cũng phân tích rằng sức mạnh tinh thần trong giớ trẻ hiện
nay đang giảm sút và cứ tiếp tục như thế này thì Việt Nam khó có thể vượt lên
để “hoá rồng” như Nhật Bản, Hàn Quốc sau chiến tranh. Nếu giới trẻ chỉ biết
chăm lo cho bản thân, chỉ biết sống cho những toan tính của riêng mình thì sẽ
dẫn đến những “bi kịch” trong xã hội và thực sự là những bi kịch ấy đang
diễn ra. Tuy nhiên, có một ngọn lửa âm ỉ trong lòng những người trẻ tuổi, chỉ
chờ đợi có cơ hội là bùng phát. Chính vì thế báo chí phải ý thức được điều đó
và có trách nhiệm “vực dậy” cái sức mạnh tinh thần đó.
Bên cạnh đó, độc giả trẻ là những người tiếp cận thông tin nhanh,
nhạy cảm với cái mới và sẽ dễ bị tác động bởi những luồng thông tin trong xã


hội. Vì thế, một chiến dịch truyền thông được tổ chức tốt với những hoạt
động thiết thực và hấp dẫn chắc chắn sẽ tác động mạnh dến đối tượng này. Đó
cũng là thuận lợi cho những người tổ chức và thực hiện chiến dịch truyền
thông dành cho giới trẻ.
2.1.3 Xây dựng mục tiêu
“Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng và yêu cầu
cụ thể của các hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định.”

Thành công của một chiến dịch cũng được đánh giá dựa trên mức độ hoàn
thành mục tiêu đề ra.
Trong bản thuyết trình Tác giả -Tác phẩm dự Giải Báo chí Toàn quốc
năm 2005 với tác phẩm Chiến dịch thông tin, tuyên truyền-vận động Mãi mãi
tuổi hai mươi – Tuổi hai mươi của chúng ta, Ban biên tập báo Tuổi trẻ nêu ra
3 mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Giáo dục truyền thống tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh
đã biết, dám đồng hành ước mơ, khát vọng cống hiến của mình cho độc lập tự
do của dân tộc.
Mục tiêu 2: Đồng thời khơi gợi giới trẻ Việt Nam hôm nay cũng biết,
cũng dám dám đồng hành ước mơ, khát vọng cống hiến của mình cho độc lập
tự do của dân tộc.
Mục tiêu 3: Nhắc lại truyền thống, lịch sử nhưng trên tinh thần “ khép
lại quá khứ mở ra tương lai”; không kích động thù hằn mà nhằm mục tiêu hoà
bình – hoà giải – hoà hợp dân tộc trê tinh thần nhân văn Việt Nam – cả trong
thời chiến lẫn thời bình.
2.1.4 Xác định các hoạt động để thực hiện mục tiêu và các chỉ số
đánh giá


Sau khi xây dựng mục tiêu, toà soạn phải xác định các hoạt đọng sẽ tổ
chức để hoàn thành mục tiêu đó. Với chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật
ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, báo Tuổi trẻ có phác
thảo sơ bộ các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch ngay từ đầu. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện , do sự phát triển của sự kiện, đòi hỏi của độc giả và
nhạy bén của toà soạn mà nảy sinh thêm những hoạt động không nằm trong
kế hoạch ban đầu nhưng cũng đều nhằm phục vụ các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu đầu tiên mà tuổi trẻ kì vọng ở chiến dịch truyền thông này
chính là giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng quá khứ, trân trọng sự
hi sinh và cống hiến của thế hệ cha anh, vì độc lập tự do của dân tộc. Chính vì

thé, Tuổi trẻ lựa chọn hoạt động đầu tiên để giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ
Việt Nam hôm nay là trích đăng hai tập nhật kí của Nguyễn Văn Thạc và
Đặng Thuỳ Trâm. Thông qua đó, mục tiêu giáo dục truyền thống cho thế hệ
trẻ thông qua những câu chuyện lịch sử được kể bởi những nhân chứng lịch
sử cũng đồng thời được thực hiện.
Với mục tiêu thứ 2, Tuổi trẻ “tung ra” bài phỏng vấn TS. Vũ Minh
Khương của đại học Harvard (Mỹ) mang tên “Cơ hội của Thánh Gióng” trên
báo ra ngày 19/7/2005. Trong bài trả lời phỏng vấn này, TS.Vũ Minh Khương
đã ví những người trẻ tuổi hôm nay là những “Thánh Gióng”, chỉ chờ có lệnh
vua ban là vụt đứng lên: “Tôi đã cảm nhận thấy một điều lớn hơn, đó là ngọn
lửa sôi sục vươn lên tỏng nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây là
nguồn năng lượng cực lớn của đất nước. Tuy nhiên, họ đang tản mạn, lúng
túng và bị kìm nén. Tôi cho rằng, đó là những đứa trẻ còi cọc chưa biết nói,
biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng. Nhưng nếu vua gọi đến thì đó là những
Thánh Gióng”. [19-7-2005, tr 3].
Tiếp đó, diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta ra đời đúng như kế hoạch của
toà soạn nhằm khơi gợi tinh thần, cống hiên của thế hệ trẻ. Không ai muốn


làm “những đứa trẻ còi cọc chưa biết nói, biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng”
cả, ai cũng muốn trở thành “Thánh Gióng”. Trong đêm hội “Ngọn lửa tuổi
trẻ” báo Tuổi trẻ còn dựng một bức tường “Tuổi 20, tôi ước” để các bạn trẻ có
thể viết lên đó những ước mơ của mình. Ước mơ là những điều sâu kín,
nhưng những người làm báo Tuổi trẻ đã khéo léo động viên những người trẻ
tuổi dám ước mơ và dám nói lên ước mơ của mình trước cộng đồng.
Với mục tiêu thứ 3, báo Tuổi trẻ cũng có các hoạt động, bài viết cụ
thể. Ngay trong kế hoạch, BBT đã phân công BTV Thuý Nga “đặt hàng” các
cây bút, các nhân vật để phát triển thêm tuyến bài sau khi đăng nhật kí. Đáng
chú ý là các bức thư của, anh em Fred và Rob gửi cho gia đình chị Thuỳ Trâm
và báo Tuổi trẻ trích đăng. Những bức thư đó thể hiện sự ngưỡng mộ của

những cựu sĩ quan quân đội mỹ với người bác sĩ ở bên kia chiến tuyến. Với
họ, nhật kí Đặng Thuỳ Trâm chính là “một cây cầu bắc qua dòng sông cay
đắng”.
Một hoạt động lớn, thể hiện bằng tuyến bài rất quan trọng của chiến
dịch này viết về việc cử PV Uyên Ly sang Mỹ tìm gặp người phiên dịch
Nguyễn Trung Hiếu- Thượng sĩ quân đội Sài Gòn năm xưa. Tuổi trẻ xác định
phải tìm bằng được ông Hiếu để viết nốt “cái kết có hậu” cho câu chuyện. Nó
thể hiện tinh thần nhân văn Việt Nam, trân trọng giá trị lịch sử nhưng cũng
khoan dung, chìa tay nắm lấy bàn tay với cả những người từng ở bên kia
chiến tuyến, đặc biệt đấy lại cũng là người Việt Nam.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch hoạt động như vậy, Tuổi trẻ cũng có
chỉ số đánh giá cho một số hoạt động. Đối với diễn đàn “Tuổi 20 của chúng
ta”, Tuổi trẻ có đưa ra các chỉ số : Số lượng thư, email tham gia diễn đàn;
thành phần độc giả tham gia diễn đàn; (theo lứa tuổi và nghề nghiệp); nội
dung tham gia diễn đàn. Với đêm hội “Ngọn lửa tuổi trẻ”: số lượng khán giả
tham gia, số lượng điều ước viết lên tường “Bức tường tuổi 20, tôi ước”, bàn


tay chia sẻ trong đêm hội, số lượng tin nhắn gửi đến tham gia chương trình.
Đối với bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, các chỉ số được đưa ra là số tiền quyền
góp được.
2.1.5 Thiết kế thông điệp
Thông điệp mà Tuổi trẻ muốn gửi tới các độc giả thông qua chiến dịch
truyền thông này là: “Tuổi trẻ phải luôn biết hướng tới những điều cao cả,
luôn luôn mơ ước những điều thánh thiện và sẵn sàng hiến dâng vì những ước
mơ ấy, vì đất nước, vì nhân dân. Đó không phải là chuyện của ngày hôm qua,
của thế hệ anh Thạc, chị Trâm mà còn kéo dài mãi đến hôm nay và mai sau.
Tự hào truyền thống hào hùng của thế hệ cha anh, lịch sử dân tộc trên tinh
thần hào hợp, hoà giải dân tộc chứ không kích động hằn thù”.
Thông điệp này được NB Bùi Thanh- người tổng phụ trách chiến dịch

đưa ra và được các PV, BTV trực tiếp thực hiện cụ thể hoá thành các thông
điệp cụ thể tuỳ theo từng hoạt động.
Mỗi hoạt động cụ thể trong chiến dịch đều chuyển tải những thông
điệp cụ thể nhưng tất cả đều bám sát nội dung thông điệp chính. Các trích
đoạn, bài phỏng vấn TS. Nguyễn Minh Khương và diễn đàn “Tuổi 20 của
chúng ta” chính là sự kết nối giữa truyền thống với hiện tại để thấy rằng sự hi
sinh và xống hiến cho tổ quốc “Không phải là chuyện của ngày hôm qua”.
Đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ cũng là dịp để các bạn trẻ thể hiện ước mơ, hoài
bão của mình. Hành trình đi tìm người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu đã thể
hiện tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc. Kể cả cách dùng từ của PV cũng cho
thấy điều này. Trên trang báo không hề xuất hiện chữ “lính Nguỵ” mà được
thay thế bằng cụm từ “người lính ở bên kia chiến tuyến”. Một chi tiết nhỏ đó
cũng thể hiện tinh thần nhân văn, rất thích hợp với thông điệp mà toà soạn
muốn chuyển tải tới độc giả.


Chính sự thống nhất và xuyên suốt của thông điệp chính trên toàn bộ
các hoạt động của chiến dịch đã góp phần tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ,
bởi độc giả hiểu thông điệp một cách nhất quán và đa số độc giả hiểu giống
nhau tạo nên hiệu ứng dây chuyền cho chiến dịch.
2.1.6 Phân công Phóng viên, biên tập viên thực hiện
Việc lựa chọn và phân công PV, BTV thực hiện ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả của một chiến dịch truyền trông. Tuỷ thuộc vào năng lực, sở trường
và điều kiện của từng người mà toà soạn phải có sự phân công hợp lí.
Trong chiến dịch truyền thông về sự kiện Nhật kí Mãi mãi tuổi 20 và
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ đã có sự phân công rõ ràng với từng phóng
viên, biên tập viên thực hiện những hoạt động của chiến dịch như sau: (tư liệu
do báo Tuổi trẻ cung cấp).




Như vậy, các hoạt động trung tâm được thực hiện bao gồm 5 bước
thông tin:
+Biên tập, trích đăng liên tiếp 2 tập nhật kí
+ Mở diễn đàn “Tuổi 20 của chúng ta”
+ Mở đợt vận động xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm
+Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đêm hội Ngọn lửa
tuổi trẻ
+ Cử phóng viên sang Mỹ để cùng gia đình Thuỳ Trâm tìm Thượng sĩ
Nguyễn Trung Hiếu.
2.2 Phản hồi từ phía bạn đọc trong chiến dịch truyền thông
Theo kết quả khảo sát từ 237 phiếu thăm dò độc giả báo Tuổi trẻ về sự
yêu thích đối với các hoạt động trong chiến dịch truyền thông này thì phong
trào gây quỹ ủng hộ bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm được quan tâm nhất với 158
phiếu, tiếp đến là diễn đàn “Tuổi 20 của chúng ta” 100 phiếu, 93 người yêu
thích các bài viết về hành trình sang Mỹ của PV Uyên Ly, 87 bạn đọc thích
các trích đoạn 2 cuốn nhật kí và đêm hội “Ngọn lửa tuổi trẻ” được 46 độc giả
quan tâm


Biểu đồ: Sự yêu thích của độc giả đối với từng hoạt động trong chiến
dịch truyền thông về sự kiện Nhật kí Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm
trên tuổi trẻ
2.2.1 Phản hồi bạn đọc về việc trích đăng Nhật kí Mãi mãi tuổi 20
và Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm
Theo khảo sát với 237 độc giả Tuổi trẻ thì 205 người cho rằng những
trích đoạn trong mục Hồ sơ của Tuổi trẻ là những đoạn hay nhất, xúc động
nhất của hai cuốn nhật kí, giúp độc giả hiểu tâm hồn, tính cách và tinh thần
anh dũng của hai liệt sĩ.
2.2.2 Phản hồi bạn đọc về Tổ chức diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta

Ngay sau khi phác thảo chiến dịch truyền thông về hai cuốn nhật kí ,
BBT Tuổi trẻ đã xác định sẽ mở một diễn đàn dành cho bạn đọc trao đổi, bày
tỏ suy nghĩ ngay sau khi khởi đăng trích đoạn nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được
một vài kì. Cùng lúc ấy, bài phỏng vấn TS. Vũ Minh Khương được đăng tải
trên chuyên mục “ Trò chuyện đầu tuần, số ra 19/7/2005 có thể được coi là


“gây xôn xao dư luận” vì những luận điểm về “Thánh Gióng thời hiện đại” và
những “cơ hội của Thánh Gióng thời đổi mới”.
Sáng ngày 19/7/2005, BBT quyết định mở diễn đàn Tuổi 20 của
chúng ta thì buổi chiều cùng ngày toà soạn nhận được đông đảo thư của bạn
đọc “đề nghị BBT mở rộng một diễn đàn rộng rãi để chúng tôi chia sẻ”. Mở
diễn đàn lúc này, Tuổi trẻ muốn kết nối những giá trị truyền thống với hiện
đại, bắc cầu lí tưởng của thanh niên thời chiến sang khát vọng của thế hệ thời
bình.
Sau 52 số báo liên tục đăng tải các ý kiến trên diễn đàn Tuổi 20 của
chúng ta, Tuổi trẻ đã tổng kết như sau: (tư liệu do báo Tuổi trẻ cung cấp).


2.2.3 Phản hồi bạn đọc trong cuộc Vận động xây dựng bệnh xá
Đặng Thuỳ Trâm
Vận động xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm không nằm trong kế
hoạch ban đầu của Tuổi trẻ khi thực hiện chiến dịch truyền thông này. Trên số
báo 23/7/2005 , vài ngày sau khi Tuổi trẻ khởi đăng một số trích đoạn trong
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm , trong mục sự kiện và dư luận , độc giả Nguyễn
Văn Sơn viết: “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau tiết kiệm, đóng góp mỗi người
một chút thì sẽ đủ để xây dựng một bệnh viện tại nơi chị Trâm đã chiến đấu
và hy sinh. Tôi nghĩ báo Tuổi trẻ nên đứng ra phát động để độc giả cả nước có
cơ hội đóng góp xây dựng bệnh viện mang tên chị, để nói như anh bạn người
Mỹ Fred: “Bác sĩ Trâm tiếp tục sự nghiệp y tế của mình ngay cả khi chị đã

chết đi, tiếp tục chăm sóc đồng bào mình bằng chính câu chuyện của chị”
(23-7-2005,tr5). Hai ngày sau, toà soạn tiếp tục nhận được thư của nhiều độc
giả bày tỏ mong muốn được đóng góp xây dựng một bệnh xá mang tên người
bác sĩ anh hùng.
Ngay khi nhận được “mệnh lệnh” của bạn đọc, ban biên tập Tuổi trẻ
đã lập tức họp bàn và quyết định giao cho “Ban công tác bạn đọc” và Phó
tổng biên tập Vũ Văn Bình trực tiếp triển khai phát động quỹ xây dựng bệnh
xá Đặng Thuỳ Trâm, Toà soạn gửi đến độc giả một lá thư kêu gọi: “Ban biên
tập báo Tuổi trẻ chính thức phát động đợt vận động xây dựng một công trình
y tế tại Đức Phổ (Quảng Ngãi), một công trình của bạn đọc hướng về một
vùng đất, một con người không thể nào quên. Rất mong bạn đọc báo Tuổi trẻ
cùng chung tay góp sức, biến ước mơ của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm thành sự
thật…” (26-7-2005,tr1)
Ban biên tập định hướng rằng song song với việc đăng danh sách các
nhà hảo tâm hằng ngày, Tuổi trẻ còn chú trọng thông tin một cách cụ thể để
độc giả thấy món tiền ủng hộ đã quý, nhưng tấm lòng của người ủng hộ còn


quý hơn rất nhiều. Thau vì thông báo: ông A đóng góp số tiền X, bà B đóng
góp số tiền Y thì Tuổi trẻ đưa ra những tin vắn, trong đó còn có những suy
nghĩ, những tình cảm của độc giả được gửi kèm theo số tiền ủng hộ.
Ví dụ:
+ “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đóng góp.Khi nào bệnh xá được
khởi công…tạp chí Vạn Xuân sẽ kêu gọi bà con Việt kiều đóng góp dụng cụ y
tế hoặc thuốc tây…” (10-8-2005,tr5).
+ “Ngày 4-9, ông Nam Hồng đã gọi điện nhờ phóng viên Tuổi trẻ đến
nhà nhận giúp ông 200.000 đồng góp vào công trình bệnh xá Đặng Thuỳ
Trâm. Mặc dù tuổi cao, bị liệt và rất khó đi lại nhưng ông Hồng đã bỏ công
sưu tầm đầy đủ các tin, bài liên quan đến liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đăng trên
báo Tuổi trẻ.” (6-9-2005,tr5).

+“Bệnh viện Chợ Rẫy mong muốn được cùng báo Tuổi trẻ đồng hành
trong việc duy trì hoạt động của bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm” (26-8-2005,tr5).
Còn rất nhiều thông tin tương tự như thế được đăng tải liên tục trên
trang “Bạn đọc và tuổi trẻ”.
Ngoài ra, Tuổi trẻ còn đưa tin về nhiều bác sỹ, bệnh viện đóng góp
trang thiết bị y tế cho bệnh xá, những bác sỹ trẻ muốn góp sức mình làm việc
ở bệnh xá, cá kiến trúc sư tình nguyện thiết kế miễn phí cho bệnh xá…
Những thông tin như vậy có sức lay động hơn rất nhiều so với những con số
tiền ủng hộ khô khan. Đó cũng là một kỹ thuật thực hiện của những người
làm báo Tuổi trẻ. Chính những thông tin về sự đóng góp nhiệt tình bằng cả
tấm lòng của các cá nhân, tổ chức đó đã tác động đến nhiều bạn đọc khác,
thúc giục họ đóng góp một phần vào quỹ.
Không chỉ dừng lại ở hình thức quyên góp truyền thống, Tuổi trẻ còn
phối hợp với một số công ty viễn thông, truyền thông để vận động quyên góp


qua tin nhắn để tạo thuận lợi cho bạn đọc ở xa có thể dễ dàng quyên góp cho
bện xá Đặng Thuỳ Trâm.
Ví dụ:
Chị Võ Kim Hoa (NhaTrang) gửi 214 tin nhắn ủng hộ cho biết “muốn
đóng góp vào quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm từ lâu nhưng chưa có
cách nào tiện để gửi tiền, nên sau khi đọc báo thấy Tuổi trẻ tổ chức chương
trình nhắn tin rất tiện dụng này thì chị thực hiện ngay (9-9-2005,tr5)
Bên cạnh đó, trong đêm hội “Ngọn lửa tuổi trẻ” phối hợp với VTV tổ
chức, báo Tuổi trẻ còn đưa ra hình thức mời độc giả nhắn tin hoặc gọi điện
đến số 19001790 với mức phí một, hai nghìn đồng. Sau khi trừ đi cước viễn
thông tối thiểu, số tiền còn lai sẽ được chuyển vào quỹ xây dựng bệnh xá
Đặng Thuỳ Trâm. Như vậy không chỉ những bạn đọc trực tiếp tham gia đêm
hội mà cả những người ở xa, không chỉ độc giả báo Tuổi trẻ mà cả khán giả
truyền hình, không chỉ người có điện thoại di động mà chỉ cần có điện thoại

cố định cũng có thể tham gia đóng góp cho bệnh xá.
Có thể nhận thấy, Tuổi trẻ đã cố gắng tạo điều kiện tối đa cho độc giả
tham gia đóng góp và mở rộng đối tượng để có thể huy động được nguồn lực
tối đa từ công chúng. Tính đến tháng 3-2006, khi khởi công công trình bệnh
xá Đặng Thuỳ Trâm, bạn đọc báo Tuổi trẻ đã quyên góp được 4.160.500.420
đồng.
Song song với việc vận động bạn đọc quyên góp cho quỹ, Tuổi trẻ còn
lập kế hoạch xây dựng bệnh xá. Nếu xây dựng bệnh xá giữa rừng tại nơi chị
Trâm đã làm việc năm xưa thì rất có ý nghĩa tưởng niệm, nhưng hạn chế về ý
nghĩa thực tế bởi ví bệnh xá nằm ở vùng heo hút, khó khăn cho bệnh nhân
đến khám chữa bệnh. Phó Tổng Biên tập Vũ Văn Bình đã vào Đức Phổ,
Quảng Ngãi gặp bí thư huyện uỷ Đức Phổ để bàn bạc cụ thể và cuối cùng
quyết định xây dựng bệnh xá tại nơi giao giữa ba xã của huyện Đức Phổ để


tạo thuận lợi cho bà con. Việc thiết kế bệnh xá được công ty tư vấn xây dựng
Yoco thực hiện miễn phí. Bệnh xá được xây dựng thành hình bàn tay cách
điệu như hình dáng bàn tay mềm mại của người thầy thuốc. Ngoài khu khám
chữa bệnh còn có vườn rộng để an dưỡng và phòng truyền thống trưng bày
các kỷ vật về liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm.
Thông qua việc vận động gây quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ
Trâm, có thể thấy được tấm lòng và trách nhiệm của Tuổi trẻ cũng như
phương pháp tổ chức công việc rất chu đáo của toà soạn. không chỉ dừng lại ở
việc thông tin các con số đóng góp, mà Tuổi trẻ còn tập trung vào tấm lòng
của các đơn vị, cá nhân. Không chỉ dừng lại ở việc quyên góp mà Tuổi trẻ còn
phối hợp với các đơn vị chuyên môn để triển khai kế hoạch xây dựng bệnh xá
một cách hợp lý nhất. Ngày 25-3-2006, bệnh xá được chính thức khởi công
tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.
2.2.4 Bạn đọc ủng hộ Tuổi trẻ phối hợp với Đài truyền hình Việt
Nam tổ chức đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ

“Ngọn lửa Tuổi trẻ” là chưng trình giao lưu, ca nhạc nằm trong chuỗi
các hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập báo Tuổi trẻ. Khi sự kiện nhật ký
Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm được đẩy lên thành chiến dịch truyền
thông thì toà soạn quyết định đưa chương trình này vào chiến dịch. Đây là
hoạt động gắn kết trang báo với cuộc sống. BTV Lưu Đình Triều, người phụ
trách đêm hội “Ngọn lửa Tuổi trẻ” chia sẻ: “ Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến
sự kết nối giữa ngọn lửa niềm tin và lý tưởng của tuổi trẻ từ những thanh niên
thời anh Thạc, chị Trâm đến những bạn trẻ hôm nay.”
Năm 2004, Tuổi trẻ đã phối hợp cùng VTV tổ chức thành công Đêm
trắng trong chiến dịch ‘Ký tên vì công lý –Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”.
Vì vậy, Tuổi trẻ quyết định tiếp tục phối hợp với VTV tổ chức chương trình
“Ngọn lửa Tuổi trẻ”. Cùng thời điểm BTV Lưu Đình Triều ra Hà Nội gặp ông


Trần Đăng Tuấn (Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) để đặt vấn
đề phối hợp thực hiện chương trình “Ngọn lửa Tuổi trẻ”, BTV Tạ Bích Loan
cũng đang chuẩn bị làm một chương trình “Người đương thời” về Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm. Như vậy, đã có sự gặp nhau ở ý tưởng của Tuổi trẻ và VTV
về một chương trình giao lưu, ca nhạc.
Ban đầu, kịch bản “Người đương thời” chỉ chú trọng đến câu chuyện
của liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm nhưng những người làm báo Tuổi trẻ lại muốn
mở rộng hơn, không chỉ nói về chị Trâm mà nói về cả một thế hệ của chị. Từ
đó kết nối thế hệ trẻ hiện tại đã và đang làm gì cho đất nước. Vì thế, các PV,
BTV của Tuổi trẻ, BTV Tạ Bích Loan và nhóm người làm “Người đương
thời” cùng đạo diễn Lê Quý Dương (tổng đạo diễn chương trình) đã bàn bạc
rất nhiều để thống nhất kịch bản.
“Chương trình gồm ba cụm chủ đề: chủ đề 1 tái hiện chân dung “Thế
hệ Việt Nam trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt”; chủ đề 2 mang
tên “Cuộc gặp gỡ sau 30 năm” khi đất nước hướng về những quyển nhật ký
của các liệt sỹ; chủ để cuối cùng “Hiệu ứng xã hội và thế hệ trẻ Việt Nam

ngày nay” khơi gợi tinh thần Phù Đổng, nghị lực và sức mạnh Việt Nam trong
thời bình, quyết tâm xây dựng Tổ quốc, thoát nghèo và lạc hậu.” (23-8-2005,
tr10)
Sân khấu của chương trình được cách điệu từ hình tượng ngọn lửa,
được phủ bởi 5.000 bông hồng trắng và 10.000 ngon nến, bút và giấy báo tạo
nên sự thanh khiết, lung linh huyền ảo cho đêm hội. bên cạnh những nhạc
phẩm chọn lọc về tình yêu đất nước và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ,
phần chính của chương trình là giao lưu với gia đình liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm,
những bệnh nhân, những người đồng đội đãtừng sống và chiến đấu với chị
Trâm tại Đức Phổ năm xưa. Khép lại chương trình là phần giao lưu với những
bạn trẻ thành đạt ngày hôm nay.


×