Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tieu luan ẢNH HƯỞNG của tôn GIÁO ấn độ đến VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.39 KB, 23 trang )

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM


LỜI MỞ ĐẦU
Con người Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú,
điều đó xuất phát từ Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã tư - trung tâm của
Đông Nam Á nên có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và giao lưu của các luồng tư
tưởng, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo từ các quốc gia khác nhau, nhất là lại kề bên
hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ nên tín ngưỡng, tôn
giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy. Ngoài ra, với địa hình phong
phú, đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng
đồng người sống ở đây nên trong đời sống tinh thần người Việt thường nảy sinh
tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng tự nhiên, đó cũng là cơ hội để
tín ngưỡng và tôn giáo phát triển mạnh. Lịch sử Việt Nam còn là lịch sử chống
ngoại xâm, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng
đồng tôn sùng và để tưởng nhớ những vị ấy, người Việt đã thờ phụng và thần thánh
hóa họ, gắn cho họ những sức mạnh của siêu nhiên. Chính những đặc điểm tự
nhiên, lịch sử và văn hóa ấy đã có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam .
Không biết từ bao giờ , bằng nhiều cách khác nhau tôn giáo Ấn Độ đã du
nhập và có ảnh hưởng nhất định tới các quốc gia trong khu cũng như trên thế giới
(trong đó có Việt Nam ) . Theo dòng chảy của lịch sử tôn giáo Ấn Độ đã mang lại
nhiều giá trị phong phú và đặc sắc cho dân tộc ta. Những ảnh hưởng trực tiếp của
tôn giáo Ấn Độ từ xa xưa vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay , tác động không nhỏ
tới đời sống tâm linh , tín ngưỡng của người dân Việt .

VÀI NÉT CHUNG VỀ ẤN ĐỘ VÀ TÔN GIÁO NƠI ĐÂY


1)



Đất nước Ấn Độ :
Nhắc đến Ấn Độ người ta sẽ nghĩ đến điệu múa quyến rũ của những người
phụ nữ , những kiến trúc mang hơi hướng thần thoại và sự huyền bí . Đất nước
cũng như phong cảnh Ấn Độ với nhiều nét tương phản trải dài từ những rặng núi,
sa mạc tuyết phủ và những bãi biển với hàng cọ xanh cho đến các khu nghĩ mát
vùng núi yên tĩnh, những kỳ quan kiến trúc và những cảnh đẹp kỳ lạ. Đền thờ Taj
Mahal lãng mạn, chợ mua bán lạc đà Rajast ban đêm màu sắc, những pháo đài cổ
và tàn tích đầy ấn tượng, tất cả những nét đẹp đã biến Ấn Độ trở thành xứ sở của
những cảnh đẹp và những thanh âm.
Đến với Ấn Độ, chúng ta không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng các khu thánh
tích nguy nga, cổ kính ở bên vịnh Bengal mà còn được đắm mình trong không gian
yên tĩnh, thần bí của những ngôi làng với các kiến trúc Phật giáo ở Sanchi hay
những hang động tuyệt mỹ nằm sâu dưới lòng đất và trong các thung lũng ở Thành
Phố Aurangabad. Đến hang động Elephata ở Thành Phố Mumbai có nhiều kiến
trúc chạm khắc tinh xảo trong hang đá xuất hiện từ Thế Kỷ thứ 6 đến Thế Kỷ thứ 8.
Ở đây du khách sẽ được chiêm ngưỡn một kiệt tác nổi tiếng Thế giới. Trong hốc đá
đó là tượng thần ba mặt Marhesmurty cao 5m. Du khách có thể đến đây bằng tàu
thủy cao tốc đi từ bến Khải Hoàn Môn .

2) Về tôn giáo ở Ấn Độ :

Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, điều đó thể hiện
rất rõ qua các giá trị vật chất và giá trị tinh thần vượt thời gian còn tồn tại cho đến
ngày nay , chính các giá trị ấy lại ảnh hưởng đến chính cuộc sống của xã hội con
người bây giờ . Bức tranh tôn giáo của Ấn Độ mang nhiều màu sắc về sự hình
thành , phát triển và suy yếu của các tôn giáo lớn của Ấn Độ thời kì đầu . Người ta


vẫn gọi nơi đây là dất nước của tôn giáo , nơi chung sống hòa hợp của hầu hết các

tôn giáo lớn trên thế giới . Bởi có vai trò quan trọng và chi phối sâu sắc xã hội Ấn
Độ đặc biệt là đạo Bàlamôn về sau phát triển thành đạo Hinđu . Ngày nay ở Ấn Độ
có hai dòng tôn giáo chính :
-

Tôn giáo bản địa

: Bàlamôn , đạo Hinđu , Jain , Sikh

-

Tôn giáo ngoại nhập : Hồi , Thiên chúa , Do thái , Bái hỏa giáo
Từ những tôn giáo trên lại phát sinh những giáo phái khác khiến Ấn Độ
thành quê hương của “ hàng trăm đạo, mỗi đạo có hình tượng , giáo chủ và nghi lễ
riêng ” rất phong phú .
Dù là đất nước có nền tôn giáo mang nhiều màu sắc song có lẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến tôn giáo Việt Nam có lẽ là 2 tôn giáo lớn : Ấn Độ giáo ( đạo Bà
la môn ) và Phật giáo .

ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN ĐỘ GIÁO ĐẾN VIỆT NAM
1) Ấn Độ giáo ( đạo Bà la môn ) :

Ân Độ Giáo không những là truyền thống tôn giáo lớn và lâu đời nhất của
Tiểu Lục Địa Ấn Độ mà còn của cả thế giới. Ấn Độ Giáo không phải được khai
sáng bởi một vị giáo chủ độc nhất hya có một hệ thống thống nhất về niềm tin hay
tín điều, mà chỉ là một hiện tượng tôn giáo bắt nguồn và dựa vào các truyền thống
Vệ Đà. Phó Tổng Thống Ấn Độ Sarvepalli Radhakrishnan từng phát biểu rằng Ấn
Độ Giáo không chỉ là niềm tin mà còn là sự hợp nhất của lý trí và trực giác.
Radhakrishnan cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ Giáo không thể được định nghĩa trên



lời lẽ mà phải trải nghiệm. Ấn Độ Giáo có đặc tính cởi mở và bao dung được tất cả
các niềm tin khác nhau. Người ta cũng có thể định nghĩa Ấn Độ Giáo như là một
phương thức sống.
Chứng liệu xưa nhất về tôn giáo tiền sử của Ấn Độ mà sau này là Ấn Độ
Giáo là vào Thời Đại Đồ Đá Mới tức khoảng thời gian của văn minh Harappa từ
5,500 tới 2,600 năm trước công nguyên. Niềm tin và sự thực hành tôn giáo thời đại
cổ xưa (1,500 tới 500 trước công nguyên) được gọi là “tôn giáo Vệ Đà Lịch Sử.”
Ấn Độ Giáo mà ngày nay chúng ta thấy được phát sinh từ các bộ Vệ Đà, mà văn
bản cổ nhất là Rigveda, khoảng 1,700 tới 1,100 năm trước công nguyên.
Chữ Hindu bắt nguồn từ chữ Phạn Sindhu, là tên gọi theo lịch sử địa phương
của con Sông Ấn Hà nằm ở phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và được đề cập đến
trước tiên trong Rig Veda. Chữ Hindu lần đầu tiên được những đội quân xâm lăng
Ả Rập dùng và lưu truyền rộng trong ngôn ngữ Ả Rập như là al-Hind tức là lãnh
thổ của những người sống chung quanh sông Ấn Hà. Chữ Hindu trong ngôn ngữ
vùng Vịnh Ba Tư cũng còn được dùng để chỉ tất cả người dân Ấn Độ. Vào thề kỷ
thứ 13, chữ Hindustan được biết đến rộng rãi như là chữ thay thế cho India, có
nghĩa là “lãnh thổ của Ấn Độ Giáo.” Thuật ngữ Ấn Độ Giáo được giới thiệu trong
tiếng Anh vào thế kỷ thứ 19 để nói đến truyền thống tôn giáo, triết học và văn hóa
bản địa của Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 19, các học giả Max Muller và John Woodroffe
đã thành lập một học viện nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ từ một viễn cảnh của Âu
Châu. Họ mang văn học Vệ Đà, cổ sử và kinh điển, và triết lý tới Âu Châu và Hoa
Kỳ.
Ấn Độ Giáo thường được biết có nhiều hệ phái khác nhau. Theo lịch sử, Ấn
Độ Giáo có 6 trường phái tư tưởng chính, nhưng chỉ có 2 trường phái Vedanta và


Yoga là phát triển lâu dài. Hiện nay, Ấn Độ Giáo có các trường phái chính như
Vaishnavism, Shaivism, Smartism, và Shaktism.
Các giáo thuyết chủ đạo của Ấn Độ Giáo gồm Dharma (Pháp, nguyên lý đạo

đức và chức phận), Samsàra (Luân hồi, sống, chết và tái sinh), Karma (Nghiệp,
hành động tạo tác và kết quả của hành động tạo tác), Moksha (Giải thoát khỏi luân
hồi), và Yoga (các phương pháp tu tập). Những giáo thuyết này có vẻ trùng hợp với
giáo thuyết của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo, nhưng thực tế có nhiều khác biệt trong
nhận thức và thực hành chúng trong Ấn Độ Giáo so với Phật Giáo và Kỳ Na Giáo.
Ấn Độ Giáo là một hệ thống tư tưởng phức hợp với những niềm tin sai biệt
gồm nhất thần, đa thần, vô thần, phiếm thần, hoài nghi, v.v… và quan điểm về
Thượng Đế của Ấn Độ Giáo thì phức tạp và tùy thuộc vào mỗi cá nhân và truyền
thống hay triết lý đi theo. Đôi khi còn được xem như là nhất thần tức tôn thờ một vị
thần duy nhất nhưng cũng chấp nhận sự hiện hữu của nhiều vị thần khác. Kinh điển
Rig Veda, bộ kinh cổ nhất và triết lý Ân Độ Giáo không hạn chế quan điểm trên
vấn nạn về Thượng Đế và sự sáng tạo vũ trụ, mà đúng hơn là khuyên cá nhân con
người đi tìm và khám phá những câu trả lời về cuộc sống. Hầu hết tín đồ Ấn Độ
Giáo tin rằng thần linh hay linh hồn được gọi là tiểu ngã (atman) là tồn tại vĩnh
viễn. Theo giáo thuyết Ấn Độ Giáo, tiểu ngã là cái bóng mờ của Thần Brahma, vị
thần tối cao. Mục tiêu sau cùng của đời sống là nhận thức được rằng tiểu ngã đồng
nhất với Brahma. Áo Nghĩa Thư nói rằng bất cứ ai trở nên tỉnh giác hoàn toàn về
tiểu ngã như là nội thể của tự ngã thì nhận thức được sự đồng nhất với Brahma, và
do vậy, người đó cũng đạt tới sự giải thoát. Tóm lại, theo Ấn Độ Giáo tiến trình giải
thoát cá nhân chính là tiến trình thể nhập và đồng nhất tiểu ngã (atman) với đại ngã
Brahma.


Theo các trường phái nhị nguyên trong Ấn Độ Giáo như Dvaita và Bhakti thì
Brahma là đấng tối thượng, và họ lễ bái, như Thần Vishnu, Thần Brahma, Thần
Shiva, hay Thần Shakti, tùy theo trường phái. Ngược lại, các giáo nghĩa vô thần
trong Ấn Độ Giáo như Samkhya và Mimamsa thì cho rằng người ta không thể
chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Samkhya biện minh rằng một Thượng Đế
bất biến không thể là nguồn gốc sinh ra thế giới biến đổi không ngừng. Giáo phái
thuộc Ấn Độ Giáo như Vaishnava thờ Thần Vishnu; còn giáo phái Shaivite thờ

Thần Shiva; và Shakta thờ Thần Shakti.
Về mặt thực nghiệm, Ấn Độ Giáo cho rằng để đạt tới mục đích cứu cánh giải
thoát của cuộc sống người ta phải thực hành các phương pháp tu tập được gọi là
Yoga. Các giáo nghĩa dạy về Yoga gồm có Bhagavad Gita, Kinh Yoga Sutra, Hatha
Yoga Pradipika, Áo Nghĩa Thư. Yoga gồm có:
-

Bhakti Yoga (tình yêu và hiến dâng),

-

Karma Yoga (chánh nghiệp),

-

Raja Yoga (thiền định)

-

Jnana Yoga (trí tuệ).
Các thần cũng được dùng như những phương pháp để xưng tụng và cầu
nguyện giúp tập trung tư tưởng và bày tỏ sự hiến dâng lên Thượng Đế hay thần
linh.

2) Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo đến Việt Nam

Những người Ấn Độ đầu tiên đã theo đường biển mà đến Việt Nam ngay từ
đầu công nguyên . Dấu vết của họ để lại ở cả vùng Óc Eo ( An Giang ) , cả ở ven



biển miền Trung và ở cả Luy Lâu ( Hà Bắc ). Họ mang theo cả Bà la môn giáo lẫn
Phật giáo . Nhưng tình hình đã thay đổi một cách cơ bản kể từ khi người Chăm lập
quốc . Sauk hi lập quốc , người Chăm thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, liên hệ
với Trung Hoa cũng hầu như không có . Thay vào đó, người Ấn Độ đến ngày một
nhiều hơn và khác với Trung Hoa là họ không đem theo chiến tranh , vì vậy nền
văn hóa Ấn Độ được người Chăm vui vẻ đón nhận .
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong
khoảng từ TK VII đến TK XV , khi Chămpa chấm dứt sự tồn tại với tư cách quốc
gia của mình . Trong từng ấy thế kỷ , ảnh hưởng này để lại lớn đến mức nhiều
người chỉ nhìn thấy những yếu tố Ấn Độ trong văn hóa Chăm . Do vậy, nói đến ảnh
hưởng của Ấn Độ ở Việt nam thì trước jeets phải nói đến văn hóa Chăm và khu vực
phía Nam vì chỉ có ở đây , ảnh hưởng đó mới bộc lộ mạnh mẽ và trưc tiếp hơn cả.
Từ Ấn Độ , người Chăm đã tiếp thu nhiều tôn giáo : Phật giáo , Bà la môn
giáo và Hồi giáo . Nhưng ở chính quốc thì từ TK V , Phật giáo bị Bà la môn giáo
tấn công và dần dần đi đến tàn lụi , còn Hồi giáo thì tuy đã có những dấu vết từ TK
X nhưng phải đến cuối TK XV mới có nhiều người Chăm theo . Chính vì vậy mà
nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ trong việc hình thành văn hóa Chăm thì Bà la môn
giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất .
a) Kiến trúc :

Kiến trúc Chăm pa cổ còn lại chủ yếu là đền tháp . Nếu tính cả hai khu kiến
trúc lớn là khu di tích Mỹ Sơn và khu Đồng Dương thì suốt dải đất miền Trung từ
Quảng Nam vào đến Bình thuận có tất cả 19 khu Tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ
hiejenj có niên đại từ TK IX đến XVI . Tháp cổ Chăm pa ảnh hưởng của Ấn Độ
bởi nó mang hình núi Mê ru ( còn gọi là núi Vàng , nằm ở sườn dãy Himalaya) thu


nhỏ. Các vị thần của Ấn Độ giáo ngự ở trung tâm thế giới trên núi Mêru nên đền
thờ ngài ở hạ giới phải thể hiện như núi Vũ trụ Mêru và phải tuân theo bố cục
:hướng tâm , các trục quay ra bốn hướng ,mặt tiền quay về hướng Đông

Về cấu trúc quần thể : các tháp Chăm tập hợp theo hai loại : Loại thứ nhất là
các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu,
Siva. Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các
tháp phụ vây quanh. Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng tk. IX trở về
sau); có những nơi trước đây là quần thể kiến trúc bộ ba về sau khi tu chỉnh được
chuyển thành loại quần thể có một tháp trung tâm.
Như vậy, qua sự phát triển của cấu trúc quần thể tháp, ta thấy quá trình du
nhập Bàlamôn giáo từ Ấn Độ vào Chămpa đã đi qua ba bước:
-

Ở Ấn Độ, Brahma được coi là chúa tể (vì vậy mà gọi là "Bàlamôn")

-

Vào Chămpa (giai đoạn I), cả ba vị thần đều được coi trọng như nhau (tháp bộ ba)

-

Sang giai đoạn II, người Chăm suy tôn Siva thành chúa tể (ngay cả những cụm tháp
bộ ba còn giữ được thì tháp lớn và cao nhất cũng dành thờ Siva)
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này chính là do chất dương tính trong
tính cách bản địa của văn hóa Chăm. Như vậy, thực chất, người Chăm đã biến
Bàlamôn giáo thành Siva giáo.
Về hình dáng : do bắt nguồn từ một loại kiến trúc Bàlamôn giáo Ấn Độ biểu
tượng cho núi Mêru (một dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, gồm nhiều
đỉnh cao thấp khác nhau, các vị thần tuỳ theo đẳng cấp mà ngự trị ở các đỉnh khác
nhau) gọi là sikhara, phần lớn tháp Chăm đều có dạng hình ngọn núi (“sikhara” có
nghĩa là "đỉnh núi nhọn").



Trên các tầng tháp có thể có các tháp con ở góc ứng với các ngọn núi nhỏ.
Tuy kiến trúc hình núi có nguồn gốc từ truyền thuyết ấn Độ, nhưng với người dân
Chăm, chúng lại là biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và,
do vậy, phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm
(núi = dương). Chất dương tính này còn bộc lộ đặc biệt rõ ở những tháp mô phỏng
hình sinh thực khí nam (biến thể của tháp hình núi) mà ta có thể thấy qua lát cắt bổ
đôi. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có thể gặp những kiến trúc phụ có mái
cong hình thuyền - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa của cư dân Đông Nam
Á. Đến đây, kiến trúc đền tháp Chăm mang đậm thêm ảnh hưởng của văn hóa khu
vực.
Như vậy, từ chỗ khởi đầu vay mượn dạng sikhara Ấn Độ, tháp Chăm đã đi
đến chỗ hòa quyện và phối kết trong mình khá nhiều sáng tạo mang dấu ấn ảnh
hưởng của tính cách bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Ta theo hình
thức mà gọi các kiến trúc này là "tháp", nhưng người Chăm thì gọi chúng là kalăn,
có nghĩa là "lăng": Hầu hết chúng đều mang tính chất lăng mộ thờ vua. Ngoài chức
năng này, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Chính vì mang chức
năng lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Chăm rất chật hẹp, nó chỉ có chỗ cho các
pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.
b) Điêu khắc :

Trong các đền tháp Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là SIVA và vật thờ
phổ biến nhất là LINGA. "Linga" có nghĩa là sinh thực khí nam. Bởi lẽ cùng mang
bản chất DƯƠNG TÍNH, sinh thực khí nam và thần Siva được đồng nhất với nhau.
Do vậy, thờ linga cũng tức là thờ thần Siva. Điều này phù hợp với kết luận đã rút ra
ở trên về khuynh hướng suy tôn Siva làm vị thần chúa tể trong quá trình phát triển
của tháp Chăm.


Người Chăm thuộc khu vực nông nghiệp, nghĩa là, từ trước khi Bàlamôn
giáo xâm nhập, đã phải có tục thờ sinh thực khí rồi.

Cho dù xã hội Ấn Độ vốn theo phụ hệ thì xã hội Chăm từ xưa đến nay vẫn là
mẫu hệ. Những ảnh hưởng của Bàlamôn giáo Ấn Độ không thể thay thế được nếp
tôn vinh người phụ nữ - người mẹ - trong truyền thống văn hóa ngàn đời của người
Chăm và cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Ngày nay, ta vẫn gặp khắp nơi những
Pô Ina Nưgar Humu Aram (Mẹ Xứ Rừng) ở Phan Rang, Pô lna Nưgar Humu Cavat
(Mẹ Xứ Chim) ở Bình Thuận, Pô Ina Nưgar Humu Chanok (Mẹ Xứ Chài) ở Bà
Rịa, Pô lna Nưgar Yathan (Mẹ Xứ Lau) ở Nha Trang, Thiên Yana Thánh Mẫu (Mẹ
Trời) hay là Bà Chúa Ngọc ở điện Hòn Chén (Huế), Bà chúa Xứ ở núi Sam (Châu
Đốc, An Giang), v.v. và v.v.
c) Sức mạnh bản địa hóa :

Như vậy, trong ba nguồn gốc của văn hóa Chăm, nguồn ảnh hưởng Ấn Độ có
vẻ nổi bật nhất, nhưng thực chất thì nguồn bản địa và khu vực mới giữ vai trò quan
trọng. Thực tế, có lẽ phần lớn người Chăm bình dân không hề biết đến các triết lí
Bàlamôn giáo cùng các vị thần. Các truyền thuyết Ấn Độ xa lạ. Đó là việc của các
tu sĩ Bàlamôn. Tu sĩ Bàlamôn thì chỉ đạo xây đền, tạc tượng theo những khuôn mẫu
Ấn Độ, còn người nghệ sĩ dân gian thì xây và tạc theo cảm hứng và những khuôn
mẫu truyền thống của nhân dân mình.
Từ chỗ cả ba vị thần Bàlamôn đều được dựng tháp thờ khi đạo này mới du
nhập, dần dần chỉ có một mình Siva được đề cao bởi lẽ tính cách Siva phù hợp hơn
cả với tính cách bản địa của người Chăm. Đạo Bà la môn xa lạ đã được người
Chăm cải biến thành đạo Bà Chăm gần gũi ; đạo Bà Chăm không còn là đạo Bà la
môn giáo Ấn Độ nữa mà chỉ có thể xem như là một biến thể của nó mà thôi .


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VIỆT NAM
1) Phật giáo :

Đạo phật ra đời trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Thế kỷ VI
trước Công nguyên, lúc này Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Sự phân

chia đẳng cấp ngặt nghèo sâu sắc; Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp
cách biệt nhau…. Đẳng cấp Bà La Môn (địa vị cao nhất); đẳng cấp Sát đế lỵ (dòng
họ vua quan, quý tộc); đẳng cấp Vệ Xá (gần những người giầu có, buôn bán thủ
công), đẳng cấp Thứ Đà la (nô lệ). Ngoài ra còn có một tầng lớp người thuộc hàng
cùng khổ dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh rẻ. Trước khi có sự ra đời của đạo
Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức gay gắt được thể hiện trong những
cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội. Cùng thời điểm này Ấn Độ đã và đang
diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhà duy vật và duy tâm, đấu tranh giữa các tôn
giáo, bởi lẽ bên cạnh sự thống trị của đạo Bà La Môn còn có sự hiện diện của Phệ
đà giáo và một số giáo phái khác, đồng thời tư tưởng duy vật thô sơ và tư duy biện
chứng đã xuất hiện.
Hoàn cảnh xã hội và những tư tưởng quan niệm trên đã trực tiếp hoặc gián
tiếp góp phần thúc đẩy sự ra đời của đạo Phật
Bỏ qua những truyền thuyết về Tất Đạt Đa tìm đường cứu khổ cho chúng
sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là do
kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và
thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng
xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia
giành bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng trong
tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật.


Giáo lý của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là sự
giải thoát ra khỏi khổ não ấy. Khổ não là sự luân hồi, thoát khỏi vòng luân hồi thì
khỏi khổ, mà muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết dục vọng trên trần thế.
Khi thoát khỏi vòng luân hồi con người mới lên được cõi Niết bàn, là cõi cực lạc.
Đạo Phật là một tôn giáo, có cùng bản chất như mọi tôn giáo khác, song đạo
Phật còn có một số đặc điểm riêng: đạo Phật không quan niệm về đấng sáng tạo ra
thế giới. Thế giới tự nó vận động, phát triển thông qua luật vô thường nhân quả. Sự
vận động ấy diễn ra trong không gian và thời gian, đạo Phật sơ kỳ ở tiểu thừa mang

nhiều tính duy vật những quan niệm của đạo Phật về thế giới về con người, về vận
động mang hình thức biện chứng. Các giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung
đạo đức, hướng thiện. Đồng thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu
thuẫn, xung đột xã hội.
Với những đặc điểm đó, cùng với giáo lý của mình đạo Phật đã tìm được chỗ
đứng trong lòng xã hội Việt Nam.
2) Ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam :

Có thể nói khi du nhập vào nước ta , Phật giáo có sức ảnh hưởng lớn đến đời
sống , tư tưởng đạo lý cũng như văn hóa của người dân Việt Nam
a) Tư tưởng :

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu
Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo,
nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện
tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không


những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả
những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật
duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt:
thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân
duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư
liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa.
Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư
là Đẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát
sinh trưởng thành và tồn tại.
Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới
có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc

không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả,
cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật
đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống
tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người
ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm
của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng
đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý
này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân,
trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con
người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho
tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự
nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy
ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp
nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa,
tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ,


thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không
than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.
Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có than
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Hoặc:
Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan
Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có
thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá
nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay

đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Y của chính mỗi cá nhân.
Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến với mìn.
Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho
ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.

b) Đạo lý :


Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật
giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này ta
thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442), một nhà văn, nhà
chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và
biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong
lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Bằng cách:
“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân để thay cường bạo”
Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta
không những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.
“Thần vũ chẳng giết hại
Thuận lòng trời ta mở đất hiều sinh”
Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục
ngữ rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”


Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều

thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác
của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân
chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát
triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ
thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối
quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê
hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý
tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo
lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã
thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân,
kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc
đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn
công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục
dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất
hiếu". Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp
sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.
Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng
thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ trụ,
đó là môi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn
có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã
hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư
tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một
bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa
dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.


c) Xã hội :
 Ngôn ngữ :


Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có
nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể
cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được
phát xuất từ Phật Giáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng
thương xót, người ta bảo "tội nghiệp quá". Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên
môn của Phật Giáo. Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ
trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một
hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả
tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo đạo Phật
gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả. Mọi người điều nói tội
nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ
thuyết rất căn bản của Phật :"thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu vào
nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão".Còn
nghiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt
Nam quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng. Sự ảnh
hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào
những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa.
 Quan điểm hiếu lễ :

Là người Việt Nam không thể không hiếu kính cha mẹ , niềm tri ơn và báo
ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên , ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt .
Trong tất cả những ảnh hưởng , lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là ảnh hưởng
của đạo Phật , mà đạo Phật là đạo hiếu .


 Phong tục tập quán :

Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân
tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá
trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam,

những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều. Song ở đây người
viết chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người
Việt.
Như tập tục ăn chay , thờ phật ,phóng sanh và bố thí . Hay qua tập tục cúng
rằm , mùng một và lễ chùa …Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một
là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên
thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt
tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập là ngày
trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bố tát và ngày
sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và
sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn
chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối,
ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng
Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá
cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ. Bên cạnh việc đi chùa sám hối
vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ
Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản)
và rằm tháng bảy (lễ vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, đi viếng chùa cũng tùy thuộc vào mục đích
và quan niệm của mỗi người.


Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi : Đây cũng là sinh
hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Ở những gia đình không theo Đạo
Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư
tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những
tín đồ theo Đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng
sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo.
Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã
được kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có

ít nhiều liên quan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận như coi tập tục đốt vàng
mã , cũng sao giải hạn , xin xăm quẻ bói ….
d) Nghệ thuật :
-

Sân khấu : Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng
loại này thuộc về di sân mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc song song với
những phần đã nêu ra ở trên. Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng
vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương đông
và nếp sống truyền thống của dân tộc.

-

Thứ hai, hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình.

-

Sau cùng là kịch nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây sau
thế chiến thứ hai (1938 - 1945)
Không chỉ trong nghệ thuật sân khấu, diễn xuất người ta mới thấy sự yêu
mến của đông đảo quần chúng đối với Đạo Phật mà chúng ta còn thấy được điều
này qua nghệ thuật tạo hình.

e) Tạo Hình :


-

Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu
kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến

Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo
phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến
trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được xây
dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới
gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng.

-

Về điêu khắc : Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta
sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là
một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh
hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm
như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (28). Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao
3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ tượng
Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng…

-

Về hội họa : Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa
ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là
đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều trang lụa,
tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ
nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm
như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938, "Lễ Chùa" của Nguyễn
Siêu…


KẾT LUẬN
ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA TÔN GIÁO ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM

1) Thuận lợi :

Nhìn lại theo dòng lịch sử tôn giáo Ấn Độ đã có sức ảnh hưởng lớn đến Việt
Nam trong đó đặc biệt là Phật giáo . Nó đem lai nhiều thuận lợi :
Giúp cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn . Sự
kết hợp , giao thoa và phát triển giữa các tôn giáo đã xây dựng nên một nền tín
ngưỡng đặc trưng ở Việt Nam.
Bởi khi đến Việt Nam , tôn giáo Ấn Độ hòa hợp với tín ngưỡng , phong tục
bản địa đã hình thành ra sản phẩm văn hóa đặc trưng. Chúng ta học hỏi và cái biên
cho phù hợp với đời sống , sinh hoạt và tập tục cổ truyền làm phong phú them đời
sống nước nhà . Nhìn những kiến trúc , tác phẩm điêu khắc , chùa … ở nước ta chỉ
có nét tương đồng chứ không phải là sự sao chép dập khuôn với những gì bên Ấn


Độ mặc dù cùng theo đạo Phật . Ta đã không bị thu động khi tiếp thu văn hóa nước
ngoài.
Nhờ sự ành hưởng này mà đời sống tinh thần của người dân được nâng cao ,
giúp họ có chỗ dựa , niềm tin để có thể yên tâm sản xuất và lao động phát triển kinh
tế . Không những thế nó còn giúp con người sống hướng thiện , có quy chuẩn đạo
đức hơn , giúp đối nhân xử thế một cách hài hòa và đúng mực . Càng đề cao và tạo
dựng tốt các mối quan hệ trong xã hội cũng như trong gia đình ….
2) Chưa thuận lợi :

Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà tôn giáo đã và đang có ảnh
hưởng trong các mặt của xã hội song cũng chính vì điều này mà những thế lực thù
địch nước lại lợi dụng tôn giáo như quân bài trong tay để chia rẽ , kích động nhân
dân chống phá nhà nước ; gây nảy sinh những mê tín dị đoan , ảnh hưởng không tốt
đến đời sống cũng như việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta .




×