Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH bắc GIANG tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.22 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở nước ta có hơn 160.000 người nghiện
ma tuý. Những năm qua, mặc dù cấp uỷ - chính quyền, các cấp, các ngành đã và
đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhưng ở Bắc Giang vẫn còn hơn 5.000
người nghiện ma tuý. Ma tuý và những hệ luỵ của nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển về thể chất, tinh thần; làm suy kiệt giống nòi và nhân cách con
người; là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định về an ninh xã hội. Trong
thực tế, ma tuý và người nghiện ma tuý là nguồn bổ sung, làm gia tăng tội phạm và
các bệnh xã hội, nhất là đại dịch HIV-AIDS ở Bắc Giang nói riêng, Việt Nam nói
chung
Tỉnh Bắc Giang là một trong những địa bàn trọng điểm về công tác phòng
chống kiểm soát ma tuý của cả nước. Có những xã như Ngọc Vân huyện Tân Yên,
một số xã thuộc huyện Hiệp Hòa và khu vực phường Trần Phú, Mỹ Độ thuộc
Thành phố Bắc Giang là những “điểm đen” trong công tác phòng chống ma túy, nơi
mà người người, nhà nhà rủ nhau đi buôn ma túy, chạy theo cám dỗ của việc kinh
doanh siêu lợi nhuận. Theo thống kê, hằng năm số vụ ma tuý bị phát hiện, bắt giữ
trên địa bàn thành phố chiếm từ 20 - 30% tổng số các vụ ma tuý bị phát hiện trên
địa bàn toàn tỉnh. Thành phố Bắc Giang cũng là địa bàn có số đối tượng nghiện hút
cao nhất, với gần 1.300 người nghiện, chiếm 23,5% số người nghiện hút của toàn
tỉnh. Đặc biệt, do nhiều nguyên nhân, 82% số người nghiện trên địa bàn ở độ tuổi
thanh thiếu niên, lực lượng lao động chính và là thế hệ tương lai của đất nước.
Cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng trung ương và địa phương,
Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Bắc Giang là một kênh thông tin quan trọng
để chuyển tải những chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các thông tin
kinh tế, chính trị xã hội đến người dân. Đặc biệt, từ tháng 10/1998, Đài PTTH phối
hợp với Công an tỉnh, Ban Thường trực phòng chống - kiểm soát ma tuý thường


xuyên tuyên truyền công tác phòng chống ma túy trong các chương trình thời sự
hàng ngày và mở chuyên mục “Vì An ninh Tổ quốc” phát trên sóng truyền hình


địa phương. Chuyên mục này phát đều đặn vào các buổi tối thứ 5 hàng tuần, mỗi
chương trình có thời lượng 10 phút, (từ năm 2010 tăng lên 15 phút), phát lại vào
buổi trưa ngày hôm sau trên sóng BGTV.
Từ ngày chương trình ra đời và phát sóng, đây thực sự là một kênh thông tin
quan trọng, tuyên truyền đường lối, chú trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về công tác phòng chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ An
ninh Tổ quốc.
Từ năm 2013 đến nay, trong cơ cấu của chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”,
thời lượng dành cho chủ đề phòng chống ma tuý chiếm từ 40 – 60%. “Vì An ninh
Tổ quốc” đã tập trung tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, kinh nghiệm, mô
hình hay về phòng, chống ma tuý; tác hại của ma tuý; chiến công, thành tích của
các đơn vị chức năng trong trận tuyến đầy cam go này.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, do nhu cầu về đời sống tinh thần của
người dân ngày càng cao, nhất là đối với cư dân thành thi như thành phố Bắc
Giang, việc cung cấp các thông tin đến với người dân đòi hỏi phải luôn mới mẻ, đa
dạng, nhiều chiều và có tính hấp dẫn cao.
Chính vì vậy, nhằm đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông phòng
chống ma tuý; rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống ma tuý của
Đài PTTH tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài khoa
học: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên sóng
Truyền hình Bắc Giang”.
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về nhận thức và hành vi của công chúng (khán giả); hoạt động
tuyên truyền, nội dung tuyên truyền và hiệu quả tiếp nhận của khán giả về phòng,
chống ma tuý qua chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài PTTH Bắc Giang
2


- Thời gian nghiên cứu: Trong 3 năm từ 2013 đến 2015.

3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Trong những năm qua, UBND tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan, đặc biệt
là Công an tỉnh đã có một số đề tài khoa học, các hội thảo, chuyên đề, bài viết về
công tác phòng chống ma tuý ở Bắc Giang, đó là những bài viết, những công trình
nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cấp uỷ, chính quyền các cấp,
lực lượng phòng, chống ma tuý trong việc định hướng, chỉ đạo hoạt động phòng
chống ma tuý ở địa phương nói chung và công tác tuyên truyền phòng, chống ma
tuý ở địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu công tác phòng chống
kiểm soát ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh, mà ít đề cập đến công tác tuyên truyền
phòng, chống ma tuý trên địa bàn, hoặc nếu đề cập thì chưa toàn diện, chưa thực sự
mang tính hệ thống, khoa học vấn đề tuyên truyền phòng chống tội phạm ma tuý.
Do vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan
đến hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống ma tuý, thực trạng, những kinh
nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
rộng hơn là công tác phòng, chống tội phạm ma tuý trên địa bàn thành phố trong
giai đoạn tới.
4 – Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1- Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả công tác tuyên truyền (về nhận thức, hành vi, thái độ của khán
giả) xung quanh nội dung tuyên truyền phòng, chống ma tuý của chương trình “Vì
An ninh Tổ quốc” của Đài PTTH tỉnh Bắc Giang.
4.2 – Khách thể nghiên cứu Là công chúng (khán giả) xem truyền hình ở
tỉnh Bắc Giang.
5 - Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá đúng kết quả công tác tuyên truyền và hiệu quả công tác tuyên
truyền phòng, chống ma tuý của chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” trên địa bàn
3



tỉnh Bắc Giang; nguyên nhân; thiếu sót hạn chế của chương trình này trên sóng Đài
BGTV. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng (về nội dung, hình thức) của chương trình trong thời
gian tới.
6 – Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu:
6.1 – Cơ sở luận
- Với những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên cần có một phương pháp
khoa học, chính xác vì vậy phương pháp luận được lựa chọn là phương pháp luận
triết học biện chứng Mác Lê Nin
6.2 - Tài liệu tham khảo nghiên cứu:
- Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác chỉ
đạo đấu tranh phòng, chống ma tuý; các văn bản pháp luật đã được Quốc hội nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, các chỉ thị của Bộ Công an, của
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công tác đấu
tranh phòng chống và kiểm soát ma tuý; các cuốn sách, tài liệu tham khảo về ma
tuý và công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý đã xuất bản; các báo cáo tổng
kết năm, báo cáo chuyên đề khác về công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý và
chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài PTTH, Công an Bắc Giang và các
ngành chức năng từ 2013 đến 2015; thực tiễn công tác tuyên truyền của chương
trình “Vì An ninh Tổ quốc” …
6.3 - Phương pháp nghiên cứu:
6.3.1 - Phương pháp thu thập thông tin:
Kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Trong đó, phần nghiên cứu định lượng chúng tôi sẽ tiến hành phát mẫu nghiên cứu
cho 300 người được chọn ngẫu nhiên để thu thập và phân tích số liệu. Phương pháp
chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp Anket, phỏng vấn sâu.
6.3.2 - Phương pháp phân tích tài liệu:

4



Thu thp v x lý cỏc ti liu, s liu v kt qu sn cú cỏc nghiờn cu
trc v tuyờn truyn phũng, chng ma tuý qua cỏc phng tin thụng tin i
chỳng.
6.3.3- Phng phỏp chn mu
- Ankột: 235 phiu
Khỏn gi a bn cỏc huyn, thnh ph: TP Bc Giang, huyn Tõn yờn, Hip
Hũa, Lng Giang c tỏc gi chn thu thp thụng tin. Trong phng phỏp ny,
235 khỏn gi c chn ra phng vn theo phng phỏp chn mu chựm (cú s
giỳp ca cụng an cỏc huyn, thnh ph, cụng an khu vc). C mu c miờu t
nh sau:
Gii tớnh
Nam
N
Tng

TP Bc Giang
30
20
48

Hip Hũa
25
30
55

Tõn Yờn
35
35
70


Lng Giang
25
35
60

Tng
115
120
235

-Phng vn sõu: 50 ngi 4 huyn, thnh ph khỏc nhau, bao gm nam, n.
6.3.4- Khung lý thuyt

Môi trờng
kinh tế văn hoá - xã
hội

Đặc điểm
cá nhân
củaChơng
khán giả
trình
Vi ANTQ
- Nội dung
- Hình thức
- Thời gian
- Thời lợng..vv

Nhn thc, thỏi

ca khỏn gi

5

Hành vi của
khán giả


6.3.5- Giải thích khung lý thuyết
Với người xem truyền hình, có rất nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng, tuy
nhiên, trong điều tra này, tác giả chỉ đề cấp đến những yếu tố ảnh hưởng quan trọng
nhất đến nhận thức, hành vi và thái độ sau khi xem các chương trình “Vì An ninh
Tổ quốc”.
- Biến độc lập:
+ Đặc điểm cá nhân: Độ tuổi; giới tính; dân tộc; trình độ văn hóa; nghề
nghiệp; nơi sinh sống; tần xuất xem chương trình truyền hình .
- Biến số phụ thuộc:
+ Mức độ quan tâm, nhận thức của khán giả về tác hại của ma tuý
+ Mức độ quan tâm, mức độ hài lòng của công chúng đến chương
trình truyền hình của BGTV.
+ Mức độ quan tâm, thái độ của khán giả đối với chương trình “Vì An
ninh Tổ quốc”;
+ Mức độ quan tâm, thái độ của khán giả đổi với 6 chuyên mục của
chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”
+ Sự quan tâm, thái độ của khán giả đối với chất lượng (về nội dung,
hình thức; cơ cấu chương trình; thời lượng phát sóng; thời gian phát sóng) của
chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.
+ Hành vi của khán giả sau khi xem các chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”
7. Kết cấu của đề tài


6


- Kết cấu nội dung của đề tài: Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục
tham khảo, nội dung đề tài kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Một số tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác phòng
chống ma tuý ở tỉnh Bắc Giang.
Chương II: Kết quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý của
chuyên mục “Vì An ninh Tổ quốc”.
Chương III: Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma
tuý của chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.
Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình
và hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý trên địa bàn.

7


BẢNG HỎI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ
TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG
(Khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý
qua chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài PTTH tỉnh Bắc Giang, góp phần tìm
ra những giải pháp để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma tuý trên
địa bàn, ông (bà), anh (chị) xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây. Chúng tôi xin đảm
bảo rằng, ý kiến của ông (bà), anh (chị) chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Xin cảm ơn sự hợp tác của ông (bà), anh( chị).
1. Tuổi........
2. Dân tộc………
3. Trình độ học vấn:


Không biết chữ

1

Tiểu học

2

THCS

3

THPT, BTVH (cấp III)

4

Đại học, Cao đẳng

5

4. Nghề nghiệp hiện nay
Nông dân

1

Công nhân

2


Công chức

3

Học sinh – sinh viên

4

Buôn bán, dịch vụ, thương mại

5

Lực lượng vũ trang

6

Nghề khác

7

8


5. Ông (bà), anh (chị) có thường xuyên quan tâm, tìm hiểu về ma tuý và tác hại
của ma tuý không?
Thường xuyên

1

Thỉnh thoảng


2

Không bao giờ

3

6. Vì sao không quan tâm?
Thấy không cần thiết

1

Không có thời gian theo dõi

4

Không quan tâm

5

Ý kiến khác (Ghi cụ thể)....................................................................................
...................................................................................................................................
7. Theo ông (bà), anh (chị) nguyên nhân dẫn đến phạm tội ma tuý là do?
Vì kinh tế khó khăn

1

Vì lợi nhuận cao

2


Vì bị lôi kéo, ép buộc

3

Vì không (thiếu) hiểu biết

4

Vì bản thân (hoặc) gia đình có người mắc tệ nạn

5

Nguyên nhân khác

6

8. Theo ông (bà), anh (chị) nguyên nhân dẫn đến nghiện hút ma tuý là vì?

Bị rủ rê, lôi kéo dẫn đến nghiện
Dùng ma tuý để chữa bệnh
Do hoàn cảnh
Do buồn chán đi tìm cảm giác lạ
Nguyên nhân khác

1
2
3
4
5


9. Ông (bà) anh (chị) đánh giá thế nào về tính cấp thiết của công tác tuyên
truyền phòng, chống ma tuý qua các phương tiện thông tin đại chúng ?
Cần thiết
1
Không cần thiết

2

9


10. Gia đình ông (bà), anh (chị) có thường xem các chương trình của Đài
PTTH tỉnh Bắc Giang không?
Xem

1

Không xem

2

Thỉnh thoảng

3

Chưa bao giờ xem

4


11. Theo ông (bà), anh (chị), chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” trên sóng
Đài PTTH Bắc Giang có được mọi người quan tâm?
Quan tâm

1

Không quan tâm

2

Bình thường

3

Khác

4

12. Theo anh (chị) chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” trên sóng Đài PTTH
Bắc Giang có thực sự bổ ích?
Bổ ích

1

Không bổ ích

2

Không quan tâm


3

Ý kiến khác: .............................................................................................................
...................................................................................................................................
13. Trong chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”, theo ông (bà), anh (chị),
chuyên mục nào có ấn tượng hay có sự tác động hơn cả?
Chương trình

Mức độ

1. “Tin tức, sự kiện”
2. “Tấn công tội phạm”
3. “Vượt lên chính mình”
4. “Gương sáng quanh ta”
5. “SOS - Hãy dừng lại!”
6. “Tìm hiểu Luật phòng, chống ma tuý”

10


14. Ông (bà), anh (chị ) đã học hỏi được điều gì từ chương trình “Vì An ninh
Tổ quốc”?
Thấy được tác hại của ma tuý

1

Hiểu biết thêm về Luật phòng, chống ma tuý

2


Không học hỏi được gì

3

15. Theo ông (bà), anh( chị) thời lượng hiện nay của chương trình “Vì An
ninh Tổ quốc” đã hợp lý chưa? Anh chị đề xuất tăng hay giảm thời lượng?
Hợp lý

1

Chưa hợp lý

2

- Quá dài

3

- Quá ngắn

4

Đề xuất của ông (bà), anh (chị)…………………………………………….
16. Theo ông (bà), anh( chị) thời gian phát sóng hiện nay của chương trình
“Vì An ninh Tổ quốc” đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lý, ông (bà), anh (chị) đề
xuất phát sóng vào giờ nào?
Hợp lý

1


Chưa hợp lý

2

Đề xuất của ông (bà), anh (chị)…………………………………………….
17. Theo ông (bà), anh( chị) cần làm gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả
chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” trên sóng Đài PTTH Bắc Giang?
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

11


KẾT LUẬN
Về góc độ lý luận và nhận thức có thể thấy rằng tội phạm ma tuý là một bộ
phận trong tội phạm nói chung và là một hiện tượng xã hội. Vấn đề ma tuý ở tỉnh
Bắc Giang mang tính truyền thống, văn hoá, kinh tế – xã hội và cả tính quốc tế.
Phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là một cuộc chiến lâu dài đã và
đang thu được những kết quả to lớn, đó là một phần đóng góp tích cực của công tác
ruyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng nói chung, trên sóng Truyền
hình tỉnh Bắc Giang nói riêng..
Cấp uỷ, chính quyền, lực lượng chức năng và quần chúng đã đầu tư nhiều
công sức, tài chính để đấu tranh, ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý nhưng thực tế tình
hình vẫn có những diễn biến chưa đáp ứng được thực tiễn và mục tiêu chung là loại
trừ ma tuý khỏi cộng đồng. Bởi đây là công việc khó khăn, lâu dài liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành; đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của gia đình - xã hội, trong đó
các cơ quan bảo vệ pháp luật, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục,

MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... giữ vai trò nòng cốt. Trong trận tuyến đầy
cam go này, cùng với những nỗ lực và lòng quả cảm của lực lượng công an, bộ đội
biên phòng thì một giải pháp lâu dài cho công tác này chính là tạo dựng một phong
trào cách mạng đủ mạnh - đó là trận tuyến toàn dân phòng chống ma tuý. Bởi vì
không ai khác chính nhân dân mới là lực lượng tai mắt trong những nỗ lực chung,
giúp lực lượng công an nói riêng và các ngành chức năng nói chung trong việc loại
bỏ hiểm hoạ của ma tuý ra khỏi cuộc sống văn minh, lành mạnh của xã hội. Để huy
động được toàn dân tham gia phòng chống ma túy, công tác tuyên truyền có một
vai trò vô cùng lớn và Đài PTTH tỉnh Bắc Giang là một kênh tuyên truyền hiệu
quả.
Vẫn biết, cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý thật không dễ dàng gì, tuy
nhiên chúng ta tự tin sẽ thực hiện thắng lợi trong cuộc chiến đó, bởi chúng ta có
Đảng lãnh đạo, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân đồng tâm hiệp lực, quần
12


chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền,
tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và từ thực tiễn công tác tuyên truyền
phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã phân tích thực trạng
tình hình và đánh giá diễn biến của tội phạm ma tuý trên địa bàn đặt trong cái nhìn
tổng thể về công tác phòng, chống kiểm soát ma tuý. Để dễ dàng tiếp cận với
những vấn đề của đề tài đưa ra, chúng tôi đã tổng hợp kết quả, phân tích những
thiếu sót hạn chế, trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên
truyền phòng ngừa, đấu tranh với ma túy đồng thời dự báo diễn biến tình hình của
tội phạm; mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đấu tranh của ta trong thời gian tới
cũng như một số kiến nghị đề xuất, khắc phục mọi sơ hở thiếu sót trong việc thực
hiện đường lối chính sách nhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với bọn tội phạm ma
tuý, tiếp tục tuyên truyền trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đề tài cũng còn có một số hạn chế do chưa có điều kiện tiếp cận

đầy đủ các số liệu; tài liệu tham khảo nói chung và công tác phòng, chống ma tuý
nói riêng không có nhiều; thực tiễn công tác phòng, chống ma tuý luôn đặt ra
những vấn đề mới mà chúng ta chưa theo sát, cũng như nhận thức đầy đủ. Chính vì
vậy, để đề tài thực sự có chất lượng, mang tính khả thi cao khi áp dụng vào thực
tiễn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những chia sẻ kinh
nghiệm của các đơn vị nghiệp vụ, của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học và
cán bộ chiến sĩ, nhất là những người đã và đang có mặt trong trận tuyến sinh tử này.
Xin chân thành cảm ơn!

13


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật phòng, chống ma tuý năm 2000
2. Chỉ thị số 06/CT ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý.
3. Nghị quyết số 06/CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công
tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
4. “Pháp luật về phòng, chống mại dâm – ma tuý”, tác giả Hoàng Hoa Sơn, Phạm
Lan Anh – NXB Thanh niên 2005.
5. “Những giải pháp nâng cao hiệu quả chống ma tuý ở Nghệ An”, tác giả Võ
Trọng Thanh - UBND tỉnh Nghệ An 6/2006.
6. “Tìm hiểu công tác phòng, chống ma tuý” – TS Trần Văn Luyện, NXB Chính trị
quốc gia, NXB Giáo dục 2006.
7. Qui chế số 01/LT ngày 20/8/1998 giữa Đài PTTH tỉnh và Công an tỉnh, Ban
thường trực phòng, chống ma tuý.
8. Báo cáo kết quả công tác hàng năm của Đài PTTH Bắc Giang; báo cáo chuyên
đề hàng năm của Chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.


14


MỤC LỤC
Phần Mở đầu
Chương I: Một số tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác phòng
chống ma tuý ở tỉnh Bắc Giang.
Chương II: Kết quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý của
chuyên mục “Vì An ninh Tổ quốc”.
Chương III: Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma
tuý của chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.
Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình
và hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý trên địa bàn.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

15

Trang



×